Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới là những hoạt động đầu tư kinh doanh có lịch sử hàng trăm năm thăng trầm. ở Việt Nam, mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng hoạt động kinh tế này có tốc độ phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước làm quen với hoạt động đầu tư này như một công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình. Thêm vào đó, sự hoàn thiện cơ sở pháp lý: Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư, Luật Cạnh Tranh. thực sự là một cú hích mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực mở rộng kinh doanh của khu vực tư nhân, tạo nguồn cung và cầu "hàng hoá- công ty" dồi dào cho hoạt động tài chính, đầu tư. Môi trường kinh tế ngày càng phát triển, chính trị và xã hội ổn định là nền tảng vững chắc góp phần cho hoạt dộng đầu tư M&A.
Tuy nhiên, thị trường M&A còn quá non trẻ, chưa đầy 10 năm, các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) còn bỡ ngỡ với hoạt động này. Tình hình hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài đầy kinh nghiệm, nguồn vốn dồi dào, kiến thức đầy đủ nhân cơ hội này sẽ tràn vào gây lũng đoạn thị trường. Xét trên một khía cạnh khác, nếu các doanh nghiệp không tiến hành hoạt động M&A hoặc tiến hành không đúng sẽ gây tổn thất cho bản thân cũng như toàn bộ xã hội. Từ lí do trên em đã chọn đề tài “Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam " cho đề án môn học của mình.
54 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
mục lục i
DANH MụC CáC CHữ CáI VIếT TắT v
DANH MụC BảNG Số LIệU vi
LờI Mở ĐầU 1
Chương I: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp 2
I . Lý THUYếT Về ĐầU TƯ PHáT TRIểN DOANH NGHIệP 2
1. Bản chất của đầu tư phát triển 2
1.1 Khái niệm đầu tư phát triển 2
1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển. 3
1.2.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. 3
1.2.2 Thời kỳ đầu tư kéo dài 3
1.2.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 3
1.2.4 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển 3
1.2.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 4
1.3 Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển 4
1.4 Vồn và nguồn vốn đầu tư phát triển 5
2. Phân loại đầu tư phát triển 5
3. Vai trò của đầu tư phát triển doanh nghiệp thông qua M&A 6
3.1 Trên góc độ vĩ mô 6
3.1.1 Tạo thêm một kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài 6
3.1.2 Làm giá đỡ cho doanh nghiệp nhanh chóng xâm nhập vào thị trường với chi phí và rủi ro thấp 6
3.2 Trên góc độ vi mô 7
3.2.1 Giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị đồng vận 7
3.2.2 Mở rộng khả năng tham gia thị trường, giành được vị thế mạnh hơn 7
3.2.3 Lấp đầy khoảng trống và nâng cao năng lực tổ chức sản xuất 7
3.2.4 Tận dụng tốt cơ hội trong thời kỳ suy thoái- mục tiêu định giá dưới giá trị 8
II. Lý THUYếT Về MUA LạI Và SáP NHậP (M&A) DOANH NGHIệP 8
1. Khái niệm về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp 8
1.1. Định nghĩa 8
1.2. Phân biệt hợp nhất, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 9
1.3. Giá trị đồng vận trong M&A 11
2. Phân loại M&A 12
2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các DN mua bán và sáp nhập 12
2.1.1. Sáp nhập ngang 12
2.1.2. Sáp nhập dọc 13
2.1.3. Sáp nhập mở rộng thị trường 13
2.1.4. Sáp nhập mở rộng sản phẩm 13
2.1.5. Sáp nhập tổ hợp 14
2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính 14
2.2.1. Sáp nhập mua 14
2.2.2. Sáp nhập hợp nhất 14
3. Các phương thức M&A 14
3.1. Phương thức chào thầu 14
3.2. Phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn 15
3.3. Phương thức thương lượng giữa các ban quản trị 15
3.4. Phương thức thu gom cổ phiếu 16
3.5. Phương thức mua lại tài sản công ty 16
4. Các bước cơ bản trong chiến lược M&A 17
4.1. Xác định chiến lược phát triển mở rộng và xem xét tổng quan trước khi hợp nhất. 17
4.2. Tìm kiếm và kiểm tra các doanh nghiệp mục tiêu 17
4.3 Điều tra và định giá các doanh nghiệp mục tiêu 17
4.3.1 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mục tiêu 18
4.3.2. Định giá doanh nghiệp mục tiêu 18
4.3.3 Định giá thương hiệu 20
4.4 Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng M&A 20
4.4.1 Thư bày tỏ nguyện vọng ( Letter of Intent - LOI) 20
4.4.2 Hợp đồng M&A 20
4.5.Thống nhất sau sáp nhập 21
III: TìNH HìNH QUốC Tế Về HOạT ĐộNG mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp 21
1.Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới 21
1.1. Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới trong một vài năm gần đây (2005 - 2008) 21
1.2. Nguyên nhân sự bùng nổ đầu tư thông qua M&A trên thế giới trong vài năm gần đây (năm 2005 – 2009) 24
CHƯƠNG II: THựC TRạNG ĐầU TƯ PHáT TRIểN DOANH NGHIệP THÔNG QUA THị TRƯờNG M&A TạI VIệT NAM 25
I KHáI QUáT CHUNG THị TRƯờNG M&A VIệT NAM 25
1. Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam 25
2. Nguồn vốn đầu tư thông qua thị trường M&A Việt Nam 26
2.1 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 26
2.2 Ngồn vốn đầu tư trong nước 27
3. Thực trạng các lĩnh vực diễn ra đầu tư phát triển thông qua M&A 27
4. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam 28
5. Môi trường pháp lý về hoạt động M&A tại Việt Nam 30
6. Thực trạng về môi trường dịch vụ liên quan ở Việt Nam tới thị trường M&A. 31
II. THựC TRạNG Về ĐầU TƯ PHáT TRIểN DOANH NGHIệP THÔNG QUA THị TRƯờNG M&A ở VIệT NAM. 32
1. Thực trạng tiến hành các hoạt động đầu tư thông qua M&A ở Việt Nam 32
1.1 Các phương thức chủ yếu 32
1.2 Nhân sự cho hoạt động M&A 33
1.3 Quy trình tiến hành 33
1.4 Việc sử dụng các dịch vụ tư vấn 34
2. Hạn chế và nguyên nhân 35
CHƯƠNG III: GIảI PHáP TậN DụNG CƠ HộI Và TạO RA GIá TRị ĐồNG VậN CHO HOạT ĐộNG ĐầU TƯ THÔNG QUA THị TRƯờNG M&A 38
I. Xu hướng thị trường M&A Việt Nam 38
II. Các giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển thông qua thi trường M&A ở Việt Nam 38
A / NHóM GIảI PHáP Vĩ MÔ 38
1. ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội 38
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiểm soát, kích thích các hoạt động M&A 39
3. Tăng cường tổ chức các hội thảo giao lưu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mua và bán gặp gỡ và thông qua quy trình thống nhất. 40
B / NHóM GIảI PHáP DàNH CHO CáC DOANH NGHIệP 40
1. Cần sử dụng M&A như một chiến lược đầu tư đúng đắn, và tích cực chủ động tìm kiếm cơ hội với đối tác. 40
2. Nâng cao chất lượng định giá doanh nghiệp 41
3. Tập hợp nguồn nhân lực cao cấp cho hoạt động M&A 42
4. Tăng tính minh bạch hóa thông tin. 43
KếT LUậN 44
TàI LIệU THAM KHảO 45
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
M&A ( merger and acquisition ) : mua lại và sáp nhập
DN : doanh nghiệp
QTDN : quản trị doanh nghiệp
DD ( due diligence ) : định giá chi tiết và chuyên sâu
DCF ( discounted cash flow) phương pháp chiết khấu dòng tiền
CEO : Giám đốc điều hành
LCT : Luật cạnh tranh
LĐT : Luật đầu tư
CĐKT : Cân đối kế toán
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1. Tổng giá trị các thương vụ M&A trên thế giới 2005-2009
Bảng 2. Sự tăng giảm của các thương vụ trên thế giới và Việt Nam 2007-2008
Bảng 3 : Một số thương vụ tiêu biểu 2007
Bảng 4: Một số giao dịch trong ngành tài chính
LỜI MỞ ĐẦU
Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới là những hoạt động đầu tư kinh doanh có lịch sử hàng trăm năm thăng trầm. ở Việt Nam, mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng hoạt động kinh tế này có tốc độ phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước làm quen với hoạt động đầu tư này như một công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình. Thêm vào đó, sự hoàn thiện cơ sở pháp lý: Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư, Luật Cạnh Tranh... thực sự là một cú hích mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực mở rộng kinh doanh của khu vực tư nhân, tạo nguồn cung và cầu "hàng hoá- công ty" dồi dào cho hoạt động tài chính, đầu tư. Môi trường kinh tế ngày càng phát triển, chính trị và xã hội ổn định là nền tảng vững chắc góp phần cho hoạt dộng đầu tư M&A.
Tuy nhiên, thị trường M&A còn quá non trẻ, chưa đầy 10 năm, các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) còn bỡ ngỡ với hoạt động này. Tình hình hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài đầy kinh nghiệm, nguồn vốn dồi dào, kiến thức đầy đủ nhân cơ hội này sẽ tràn vào gây lũng đoạn thị trường. Xét trên một khía cạnh khác, nếu các doanh nghiệp không tiến hành hoạt động M&A hoặc tiến hành không đúng sẽ gây tổn thất cho bản thân cũng như toàn bộ xã hội. Từ lí do trên em đã chọn đề tài “Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam " cho đề án môn học của mình.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Th.s Phan Thi Thu Hiền đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU
MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP
I . LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1. Bản chất của đầu tư phát triển
1.1 Khái niệm đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất ( nhà xưởng thiết bị...) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kỹ năng...), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm và vì mục tiêu phát triển.
- Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp là nguồn vốn, theo nghĩa rộng nguồn lực bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên.
- Đối tượng của đầu tư phát triển : tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
- Kết quả của đầut tư phát triển : Sự tăng thêm về tài sản vật chất ( nhà xưởng, thiết bị, ...), tài sản trí tuệ ( trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,...) và tài sản vô hình ( phát minh sáng chế, bản quyền ...). Kết quả đạt được của đầu tư phát triển làm tăng năng lực sản xuất xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xẫ hội thu được với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
- Mục đích của đầu tư phát triển : Vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích của quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn lực.
- Đầu tư phát triển về bản chất là khác với đầu tư tài chính. Đầu tư phát triển không trực tiếp làm gia tăng tài sản thực cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng giá trị tài chính.
1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển.
1.2.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn.
- Vốn đầu tư thường nằm khê đọng lâu dài trong suốt quá trình đầu tư, do đó đòi hỏi phải có các biện pháp huy đọng và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư.
- Lao động đáp ứng cho các dự án là rất lớn, trong đó lực lượng lao động có chất xám thường thiếu. Vấn đề lao động hậu dự án cũng cần phải được lưu ý.
1.2.2 Thời kỳ đầu tư kéo dài
- Thời kỳ đầu tư tính từ khi thi công cho tới khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều dự án kéo dài hàng chục năm do vậy lượng vốn khê đọng càng lãng phí, hơn thế nữa dự án đầu tư kéo dài thường do việc thiếu vốn và dải vốn không khoa học.
1.2.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài
- Thời gian vận hành kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho tới khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Do đó cần lưu ý một số nội dung sau
+ Xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp vĩ và vi mô nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm.
+ Quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa cá thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn tránh hao mòn.
+ Chú ý tới độ trễ của thời gian trong đầu tư. Theo đó tính toán chính xác được thời gian mà kết quả đầu tư phát huy tác dụng.
1.2.4 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi mà nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của cá nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.
- Do đó đòi hỏi đầu tư phải có phù hợp với quy hoạch, kinh tế địa phương và các nguồn nguyên nhiên liệu trong khu vực
- Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý.
1.2.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao
- Do quy mô vốn đầu tư thường lớn, thời gian đầu tư kéo dài và vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư thường kéo dài. Các rủi ro này có thể xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan : do quá trình sản xuất, quản lý.. hoặc do các nguyên nhân khách quan : do tình hình kinh tế chính trị xã hội, lạm phát...
- Cần áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hợp lý nhằm tối đa lợi ích đầu tư:
+ Nhận diện rủi ro đầu tư, từ đó tìm giải pháp khắc phục
+ Đánh giá mức độ rủi ro nhằm tìm ra các giải pháp phòng và chống
+ Xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro nhằm hạn chế tác hại tới mức thấp nhất
1.3 Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển
Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng
Đầu tư phát triển bao gồm các nội dung : đầu tư phát triển sản xuất,phát triển cơ sở hạ tầng- kỹ thuật chung của nền kinh tế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung của nền kinh tế, đầu tư phát triển văn hóa giáo dục y tế và dịch vụ xã hội khác
Căn cứ vào khái niệm
- Đầu tư xây dựng cơ bản : Nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động chính như là : mua sắm máy móc thiết bị, xây lắp. Hoạt động này đòi hỏi vốn lớn và tỷ trọng cao
- Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ : bổ sung nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thương mại thường có tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực này lớn hơn so với doanh nghiệp sản xuất
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực : Bao gồm các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường đảm bào điều kiện lao động.
- Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ : Hoạt động đầu tư này có vốn lớn và độ rủi ro cao, do vậy tỉ trọng này ở Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên nó là chìa khóa để tiến sang các ngành mới và các loại sản phẩm mới cũng như thị trường mới.
- Đầu tư cho hoạt động Marketing : Đầu tư quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu...Đầu tư này cần có một tỷ trọng hợp lý.
1.4 Vồn và nguồn vốn đầu tư phát triển
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản : là những chi phí đề đầu tư xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân.
- Vốn lưu động bổ sung : bao gồm những khoảng đầu tư dùng mua sắm nguyên nhiên vật liệu thuê mướn lao động, làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ của xã hội.
- Vốn đầu tư phát triển khác : là tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội, trình độ dân trí của xã hội. Các khoản đầu tư chính : chi cho quá trình thăm dò, khảo sát thiết kế, quy hoạch ngành, quy hoạc lãnh thổ. Chi cho các chương trình quốc gia, giáo dục đào tạo, môi trường ý tế...
Người ta có thể phân loại nguồn vốn theo phạm vi quốc gia
+ Nguồn vốn trong nước: Nguồn vốn đầu tư trong nước được hình thành từ phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế(vốn nhà nước và vốn dân doanh).
+ Nguồn vốn nước ngoài:
- Nguồn tài trợ phát triển chính thức ODF
- Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế
2. Phân loại đầu tư phát triển
- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư có: Đầu tư vào tài sản hữu hình, Đầu tư vào tài sản vô hình.
- Theo phân cấp quản lý có: Đầu tư dự án nhóm A, Đầu tư dự án nhóm B, Đầu tư dự án nhóm C.
- Theo lĩnh vực hoạt động của kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: Đầu tư thương mại, Đầu tư sản xuất.
- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư: Đầu tư ngắn hạn, Đầu tư dài hạn.
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: Đầu tư gián tiếp, Đầu tư trực tiếp.
- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước, Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài
3. Vai trò của đầu tư phát triển doanh nghiệp thông qua M&A
3.1 Trên góc độ vĩ mô
3.1.1 Tạo thêm một kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài
Đầu tư thông qua M&A có thể là một kênh thu hút vốn mới đối với nhiệu quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Ngày nay, khi các hoạt động thương mại và đầu tư diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn trên phạm vi quốc tế, thì đầu tư thông qua hình thức M&A rộ lên như một phương thức đầu tư nhanh chóng và hiệu quả. Tuy vậy sức hấp dẫn lớn nhất của loại hình đầu tư này vẫn là giá trị đồng vận mà nó tạo ra. Giá trị đồng vận tạo ra động lực mạnh mẽ để các tập đoàn đa quốc gia tiến hành đầu tư nhằm thu được lợi nhuận kinh tế nhờ quy mô. Các vướng mắc về thủ tục đầu tư, rào cản thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật và đặc biệt là áp lực của chi phí sử dụng vốn theo thời gian là những nhân tố mạnh mẽ nhất đẩy các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư thông qua M&A. So với chi phí và thời gian mà các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức truyền thống thì rõ ràng M&A có lợi hơn cho cả người mua và người bán. Do đó M&A có thể mở ra một con đường mới nhằm thu hút công nghệ và kỹ năng để hỗ trợ các công ty đó phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động
3.1.2 Làm giá đỡ cho doanh nghiệp nhanh chóng xâm nhập vào thị trường với chi phí và rủi ro thấp
Các nhà đầu tư luôn phải đối mặt với một vấn đề đó là khi nào các dự án đầu tư phát huy hiệu quả của mình. Bởi vì thời gian đợi để dự án phát huy hiệu quả càng lâu thì chi phí vốn phải trả càng lớn. Chính vì thế mà các doanh nghiệp đang cố gắng đưa ra các danh mục đầu tư hiệu quả nhất với chi phí vốn thấp nhất mà lại tạo ra giá trị nhiều nhất. M&A trực tiếp đem lại cho các nhà đầu tư cơ sở để tiến hành sản xuất kinh doanh luôn do đó nhanh chóng khắc phục được tình trạng khê đọng vốn đầu tư, giảm thời gian đợi vô ích. Các doanh nghiệp không tốn chi phí để thành lập, xây dựng cơ sở và thị phần ban đầu. Mà ngược lại tiếp cận các nguồn lực sẵn có với chi phí thấp, thậm chí còn tận dụng được những nguồn nhân lực chất lượng cao. Các doanh nghiệp còn có thể tương trợ lẫn nhau theo thế mạnh của mình. Vì thế sử dụng M&A khôn khéo không chỉ là một vũ khí tấn công giúp xâm nhập hiệu quả mà còn là một phương tiện phòng thủ, cũng cố thị trường vững chắc.
3.2 Trên góc độ vi mô
3.2.1 Giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị đồng vận
Giá trị đồng vận có thể chia thành 3 dạng:
1. Doanh thu: Bằng việc kết hợp hai công ty, chúng ta sẽ thực hiện được doanh thu cao hơn là nếu hai công ty đó hoạt động một cách riêng rẽ.
2. Chi phí: Bằng việc kết hợp hai công ty, chúng ta sẽ thực hiện giảm chi phí xuống thấp hơn là nếu hai công ty hoạt động riêng rẽ.
3. Chi phí vốn: bằng việc kết hợp hai công ty, chúng ta sẽ tiến hành hạo thấp được tổng chi phí vốn
Đa phần, nguồn giá trị đồng vận lớn nhất là ở chỗ giảm thấp chi phí. Rất nhiều vụ sáp nhập đã dẫn tới việc phải cắt giảm giảm chi phí. Việc tiết kiệm chi phí thường do việc bỏ bớt đi những dịch vụ không cần thiết, ví dụ như ở phần nhân sự, kế toán, công nghệ thông tin, v.v..
3.2.2 Mở rộng khả năng tham gia thị trường, giành được vị thế mạnh hơn
Việc hợp nhất một công ty nước ngoài có thể tạo khả năng cho một công ty gia nhập nhanh chóng vào những thị trường đang nổi lên trên toàn cầu. Hay giành lấy lợi thế cơ hội tương lại có thể được khai quật khi hai công ty kết hợp lại với nhau. Ví dụ, một công ty truyền thông có thể tăng cường vị thế trong tương lai nếu nó sở hữu một công ty dịch vụ có dải băng tần rộng. Các công ty cần tự củng cố vị thế để giành ưu thế đối với những khuynh hướng nổi lên trên thị trường
3.2.3 Lấp đầy khoảng trống và nâng cao năng lực tổ chức sản xuất
Một công ty có thể có những điểm yếu lớn (như là khả năng phân phối kém) trong khi các công ty khác có một số thế mạnh đáng kể. Bằng việc phối kết hợp hai công ty mỗi công ty sẽ bù đắp những lỗ hổng chiến lược mà nó là thiết yếu cho sự tồn tại trong dài hạn. Nguồn nhân lực và chất xám theo yêu cầu có thể giúp cải thiện tư duy đổi mới và sự phát triển trong công ty.
3.2.4 Tận dụng tốt cơ hội trong thời kỳ suy thoái- mục tiêu định giá dưới giá trị
Đối với các doanh nghiệp thành công, họ nhìn thấy những cơ hội tuyệt vời mà thời kỳ suy thoái tạo ra. Tất nhiên những cơ hội này không tự nó biến thành lợi nhuận mà phải trải qua những chiến lược khắt khe và cân não, thậm chí cả những thủ đoạn cần thiết. Cơ hội lợi nhuận cao bao giờ cũng đi kèm với những rủi ro lớn. Các công ty mạnh tìm kiếm các công ty mục tiêu và công ty mục tiêu có thể bị định giá thấp và vì vậy, nó sẽ tạo ra một cơ hội đầu tư tốt. Một số thương vụ sáp nhập đã được thực hiện vì lý do tài chính chứ không phải lý do chiến lược. Ví dụ, Kohlberg Kravis & Roberts đã hợp nhất các công ty hoạt động kém hiệu quả và thay thế đội ngũ quản lý với hy vọng làm tăng lên những giá trị đã bị ép xuống.
II. LÝ THUYẾT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP (M&A) DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp
1.1. Định nghĩa
Trong quản trị doanh nghiệp (QTDN) có hai điểm quan trọng đó là quyền sở hữu và người quản lý thì quyền sở hữu vẫn mang trọng tâm hơn. Mặc dù xu hướng quản trị hiện đại tách biệt quyền sở hữu và người quản lý nhưng thực chất quyền sở hữu có ý nghĩa quyết định trong việc bầu Hội đồng quản trị và qua đó lựa chọn người quản lý đồng thời quyết địn