Đề cương ôn tập Đầu tư

Về tính chất: là quan hệ đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, các nhà đầu tư chung vốn kinh doanh nhưng không thành lập bất kỳ tổ chức kinh tế mới nào, mọi quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các bên được thực hiện thông qua thỏa thuận của các bên, các chủ thể tham gia quan hệ đầu tư chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng mà không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư chung vốn thành lập doanh nghiệp. Về chủ thể của hợp đồng: Hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư, do đó đương nhiên chủ thể trong các hợp đồng này chính là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng chủ thể trong từng hợp đồng cũng không giới hạn, chủ thể của hợp đồng có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy vào từng quy mô của dự án cũng như nhu cầu, khả năng và mong muốn của các nhà đầu tư. - Mục đích của các bên tham gia hợp đồng: nhằm thực hiện hợp tác kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, thông qua hoạt động mà không thành lập pháp nhân. - Về nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh: Cũng như các quan hệ đầu tư khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phải cùng góp vốn, cùng phân chia kết quả kinh doanh theo theo thỏa thuận trong hợp đồng, theo nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” tương ứng với các hợp đồng thương mại khác, Ở các hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ tùy thuộc sự thỏa thuận của các bên về thời điểm giao hàng, thời điểm cung ứng, thời điểm chuyển giao giấy tờ mà hoàn toàn có thể xác định lợi nhuận hay rủi ro về bên nào. Luật đầu tư ko quy định về ndung của HĐ BCC, Điều 55 NĐ 108 quy định chỉ dành riêng cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn đối với dự án đầu tư trong nước ko bắt buộc phải tuân theo. - Hình thức của hợp đồng: Luật đầu tư không quy định rõ ràng bắt buộc phải bằng văn bản. Tuy nhiên theo quy định từ điều 45-48 LĐT thì HĐ BBC phải bằng văn bản trong trường hợp dự án đầu tư bằng HĐ BBC phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư. Còn HĐ BBC ko phải làm thủ tục đăng đăng ký đầu tư thì có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể

doc9 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4745 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH Khái niêm, đặc điểm: Kn: khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005. Đặc điểm: - Về tính chất: là quan hệ đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, các nhà đầu tư chung vốn kinh doanh nhưng không thành lập bất kỳ tổ chức kinh tế mới nào, mọi quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các bên được thực hiện thông qua thỏa thuận của các bên, các chủ thể tham gia quan hệ đầu tư chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng mà không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư chung vốn thành lập doanh nghiệp. Về chủ thể của hợp đồng: Hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư, do đó đương nhiên chủ thể trong các hợp đồng này chính là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng chủ thể trong từng hợp đồng cũng không giới hạn, chủ thể của hợp đồng có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy vào từng quy mô của dự án cũng như nhu cầu, khả năng và mong muốn của các nhà đầu tư. - Mục đích của các bên tham gia hợp đồng: nhằm thực hiện hợp tác kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, thông qua hoạt động mà không thành lập pháp nhân. - Về nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh: Cũng như các quan hệ đầu tư khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phải cùng góp vốn, cùng phân chia kết quả kinh doanh theo theo thỏa thuận trong hợp đồng, theo nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” tương ứng với các hợp đồng thương mại khác, Ở các hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ tùy thuộc sự thỏa thuận của các bên về thời điểm giao hàng, thời điểm cung ứng, thời điểm chuyển giao giấy tờ mà hoàn toàn có thể xác định lợi nhuận hay rủi ro về bên nào. Luật đầu tư ko quy định về ndung của HĐ BCC, Điều 55 NĐ 108 quy định chỉ dành riêng cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn đối với dự án đầu tư trong nước ko bắt buộc phải tuân theo. - Hình thức của hợp đồng: Luật đầu tư không quy định rõ ràng bắt buộc phải bằng văn bản. Tuy nhiên theo quy định từ điều 45-48 LĐT thì HĐ BBC phải bằng văn bản trong trường hợp dự án đầu tư bằng HĐ BBC phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư. Còn HĐ BBC ko phải làm thủ tục đăng đăng ký đầu tư thì có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể * Vai trò của HĐ BCC: - Ko phải thành lập PN mới, các bên ko phải tiến hành thủ tục thành lập DN nên nhanh chóng tiến hành hoạt động kinh doanh đặc biệt với dự án có vốn đầu tư nc ngoài. - Giúp các nhà đầu khắc phục đc điểm yếu của mình và sdung đc hầu hết các lợi thế trong kdoanh. - Khi ký HĐ BCC các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hđộng * Ưu nhược điểm của HĐ BCC: Đối với nước tiếp nhận: -Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cnghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièu hành dự án -Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời Đối với nước đầu tư: -Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tại vào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. -Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại. Nội dung của HĐ hợp tác kinh doanh (BCC) 1.Tên, địa chỉ người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia HĐ hợp tác KD; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án. 2.Mục tiêu và phạm vi kinh doanh, 3.Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện HĐ. 4.Tiến độ thực hiện dự án. 5. Thời hạn HĐ: phù hợp với thời hạn đầu tư. + Dự án đầu tư trong nước không có thời hạn tối đa. + Dự án nước ngoài: thời hạn HĐ của dự án là k quá 50 năm.trường hợp cần thiết chính phủ quyết định thời hạn dài hơn nhưng k quá 70 năm. 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh.thường: - Cam kết về công việc tối thiểu phải thực hiện: ND công việc, tiến độ thực hiện. - Thời hạn HĐ. -Nghĩa vụ góp vốn đầu tư. -Phân chia rủi ro. -Các quyền và nghĩa vụ khác. 7. Các nguyên tắc tài chính 8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng. 9. Trách nhiệm do vi phạm HĐ, phương thức giải quyết tranh chấp. - Tranh chấp giữa các bên hợp doanh (hoặc có 1 bên là hợp doanh) là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua: Tòa án VN, Trọng tài VN, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập (trọng tài vụ việc) -Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lí nhà nước VN liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Vn được giải quyết thông qua trọng tài hoặc TA VN, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong ĐƯQT mà Vn là thành viên. II. Thủ tục đầu tư theo HĐ hợp tác kinh doanh. (điều 45-46 LĐT) Có 3 nhóm. Dự án đầu tư (bao gồm cả dự án đầu tư theo HĐ BCC) không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư, phải đáp ứng 3 điều kiện: -Là dự án đầu tư trong nước. -Vốn dưới 15 tỉ đồng -Không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện. 2. Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư: - Quy mô từ 15-300 tỉ (đối với đầu tư trong nước): các bên hợp doanh đều là nhà đầu tư trong nước. - Quy mô dưới 300 tỉ (với đầu tư nước ngoài): ít nhất 1 bên hợp doanh là tổ chức cá nhân nước ngoài mang vốn vào VN đẻ đầu tư. - Không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Nhà đầu tư phải đăng kí nội dung: +Tư cách pháp lí của nhà đầu tư + Mục tiêu quy mô địa điểm thực hiện dự án đầu tư. +Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án +Nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ MT +Kiến nghị ưu đãi đầu tư Nếu có vốn đầu tư nước ngoài trong dự án phải bổ sung báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư và hợp động hợp tác kinh doanh (đối với dự án đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh) 3.Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư: -Có quy mô đầu tư từ 300 tỉ đồng VN trở lên và k thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện. -Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện HỢP ĐỒNG BOT, BTO, BT 1, Khái niệm. 1.1, Hợp đồng BOT. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT lần đầu tiên được quy định trong Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1992, theo đó nhà đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng với một cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về xây dựng, khai thác, kinh doanh, công trình hạ tầng. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật đầu tư năm 2005 đã đưa ra những quy định hoàn thiện về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT Hợp đồng BOT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. VD: Tối 22/4/2010, tại Hà Nội, năm hợp đồng liên quan đến dự án BOT nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 với tổng mức đầu tư trên 2,1 tỷ USD đã được ký kết giữa chủ đầu tư là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện lực Mông Dương AES-TKV và các đối tác Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, dự án BOT Mông Dương 2 là dự án BOT nguồn điện đầu tiên được ký kết chính thức kể từ năm 2001. Việc ký kết chính thức này sẽ tạo sự khơi thông và thuận lợi cho việc ký kết và triển khai các dự án BOT khác về nguồn điện có yếu tố nước ngoài tham gia. * Đặc điểm: - Chủ thể: + cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Nhà đầu tư: 1 hoặc nhiều nhà đầu tư. - Đối tượng của HĐ đầu tư: Các công trình kết cấu hạ tầng. - ND của HĐ: các quyền và nghĩa vụ liên quan đến 3 hành vi chính: Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. * Ưu nhược điểm của BOT, BT, BTO Đối với nước chủ nhà: -Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án co9ư sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế. -Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình. Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư. Đối với đầu tư nước ngoài: -Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, hông bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát. -Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức. 1.2, Hợp đồng BTO : Là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. * Đặc điểm: - Chủ thể: + cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Nhà đầu tư: 1 hoặc nhiều nhà đầu tư. - Đối tượng của HĐ đầu tư: Các công trình kết cấu hạ tầng. - ND: Gồm 3 hành vi giống BOT nhưng có đặc điểm là chuyển giao xong mới kinh doanh. 1.3, Hợp đồng BT Là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, CHính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT. VD: Sáng 18/6/ 2009, tại Hội trường UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội), lễ ký kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đoạn qua địa bàn Thủ đô đã diễn ra giữa đại diện Thành phố Hà Nội và nhà đầu tư - liên danh Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng Việt Nam và Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam (Coma - Cotana). 2. Sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT. giống nhau - Thứ nhất. chủ thể của hợp đồng BOT, BTO, BT đều gồm một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và một bên là nhà đầu tư; - Thứ hai, đối tượng của hợp đồng BOT, BTO, BT là các công trình kết cấu hạ tầng; - Thứ ba, cả ba phương thức đầu tư này đều có sự chuyển giao công trình kết cấu hạ tầng từ nhà đầu tư sang cho Nhà nước Việt Nam. Khác nhau: 2.1, Khác nhau về: Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu công trình. Hình thức BOT thì nhà đầu tư được xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định, sau khi hết thời hạn thì nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Hình thức BTO lại đòi hỏi nhà đầu tư xây dựng xong thì phải chuyển giao ngay công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, và Chính phủ Việt Nam sẽ giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong thời hạn nhất định để nhà đầu tư thu hồi vốn và lợi nhuận. Hình thức BT thì sau khi xậy dựng xong, nhà đầu tư chuyền giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng. 2.2, Khác nhau về tính bồi hoàn của dự án đầu tư. BOT, BTO nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ chính công trình mà họ thực hiện, Nhà nước không phải bồi hoàn chi phí cho nhà đầu tư. BT thì Nhà nước có thể bồi hoàn cho nhà đầu tư toàn bộ hoặc một phần giá trị theo sự thỏa thuận trong hợp đồng. Quy định này của Luật Đầu tư 2005 thực sự là một điểm mới hợp lý, bởi theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư theo hợp đồng BT sau khi thực hiện xong hợp đồng Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn. Nhưng trường hợp nhà đầu tư không chấp nhận thực hiện dự án mới hoặc việc thực hiện dự án mới không đảm bảo sẽ mang lại lợi nhuận mà nhà đầu tư đáng được hưởng, thì lợi ích của nhà đầu tư sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, điều này đã được các nhà làm luật nước ta dự trù trước và quy định cụ thể trong luật. 2.3 Khác nhau về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong hợp đồng: Nếu như trong Hợp đồng BOT và BTO đều có đủ cả quyền và nghĩa vụ liên quan đến ba hành vi Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao công trình. Thì trong hợp đồng BT chỉ có hai quyền và nghĩa vụ chính là Xây dựng và chuyển giao công trình cho Nhà nước. 2.4 Khác nhau về ưu đãi của nhà nước dành cho nhà đầu tư trong hợp đồng: Theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ - CP Doanh nghiệp BT được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình BT theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp BT được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với diện tích được sử dụng để xây dựng công trình BT trong thời gian xây dựng công trình Trong khi đó cũng theo Nghị định này doanh nghiệp BOT và doanh nghiệp BTO ngoài việc được hưởng được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình BT theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án; doanh nghiệp BOT và BTO còn được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế TNDN. 3. BOT phương thức hợp đồng thường được các nhà đầu tư lựa chọn trên thực tế. Tùy từng hòa cạnh cụ thể mà Nhà nước và Nhà đầu tư chọn lựa hình thức hợp đồng phù hợp. Nhưng trên thực tế thì hình thức hợp đồng BOT thường được các nhà đầu tư chú trọng hơn bởi ưu điểm của hình thức so với hai hình thức còn lại là sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong khâu kinh doanh khai thác công trình xây dựng để thu hồi vốn và lợi nhuận. Đối với các nhà đầu tư việc chủ động trong khâu kinh doanh khai thác công trình mà không chịu sự quản lý của Nhà nước là một lợi thế rất lớn. Với ưu đãi này nhà đầu tư có thể thu được khoản lợi nhuận có thể lớn hơn và nhanh hơn so với các phương thức còn lại. Hơn nữa, trước chính sách pháp luật hay có sự thay đổi như chính sách pháp luật Việt Nam niềm tin của nhà đầu tư đối với các cam kết bảo hộ từ phía Nhà nước chưa đủ mạnh, do đó để đảm bảo “cầm dao đằng chuôi” trên thực tế các nhà đầu tư chủ yếu lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến năm 2008 cả nước có hơn 70 dự án chủ yếu xây dựng các công trình hạ tầng được thực hiện bằng phương thức BOT. Năm 2009, trong tổng số vốn mà Bộ GTVT huy động được để đầu tư vào các công trình hạ tầng thì có đến 1/3 là vốn từ BOT. Trong khi đó chỉ có một vài dự án BT thực hiện và chưa có dự án BTO nào được thực hiện. * So sánh HĐ BCC và HĐ liên doanh Giống: + Là cơ sở pháp lí hình thành nên quan hệ đầu tư. + Chủ thể đều bao gồm 2 bên hoặc nhiều bên và đều bao gồm các đối tượng là nhà đầu tư theo quy định của PL VN + ND của HĐ đều chứa đựng thỏa thuận làm hình thành quyền, nghĩa vụ trong HĐ đầu tư Khác: HĐ hợp tác kinh doanh  HĐ liên doanh   -Là hình thức đầu tư độc lập.  k là hình thức đầu tư độc lập chỉ là Vb bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư   Không thành lập pháp nhân. Chỉ là sự hợp tác giữa các nhà đầu tư nhằm chia lợi nhuận.  Là cơ sở quan trọng cho việc thành lập DN liên doanh. Điều lệ HĐ của Dn liên doanh phải được xây dựng trên những ND thỏa thuận của HĐ.Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư cùng với điều lệ hoạt động của DN liên doanh, HĐ Ldoanh và VB có hiệu lực pl trong suốt quá trình thực hiên dự án.   Chủ thê của HĐ: nhà đầu tư có thể là trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.  Chủ thể của HĐ có ít nhất là nhà đầu tư nước ngoài   * PHÂN BIỆT THỦ TỤC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP:  ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP  ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP   Khái niệm  Là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng các nguồn lực vốn đầu tư  Là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư k trực tiếp tgia quản lý hđộng đầu tư   Thẩm quyền của nhà đầu tư  trực tiếp nắm quyền quản lý. kiểm soát và điều hành hđộng kdoanh.  Ko trực tiếp nắm quyền quản lý. kiểm soát và điều hành hđộng kdoanh.   Mqh giữa quyền quản lý và quyền sở hữu.  Không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của nhà đầu tư đối với đầu tư  Người đầu tư vốn và người quản lý, sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau và có thẩm quyền chi phối khác nhau đối với nguồn lực đầu tư   Ví dụ  Hợp tác kinh doah, thành lập các loại hình doanh nghiệp,  Đầu tư tài chính, nhượng quyền, nhượng quyền theo hợp đồng, cho th vay, cho thuê…   * PHÂN BIỆT CÁC LOẠI KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT:  Khu chế xuất  Khu công nghiệp   Khái niệm  Là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.  là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.   Giống nhau  - Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và ko có dân cư sinh sống. Đc thành lập theo quy định của CP và hđộng theo quy chế pháp lý riêng. Là khu vực tập trung các DN sản xuất, DN phục vụ sản xuất   Mục đích thành lập  Đế thu hút vốn đầu tư nước ngoài  Thu hút vốn đầu tư từ cả trong và ngoài nước   Mục tiêu thị trường  Chủ yếu xuất khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh phục vụ cho xuất khẩu, hướng tới các mục tiêu khai thác thị trường khu vực và quốc tế  Tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước hoặc nước ngoài nhằm khai thác cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài   Ranh giới địa lý  Biên giới hải quan, thuế quan của 1 nước  Là sự xác định mốc giới phân biệt với các lãnh thổ khác bằng hệ thống hàng rào   Cơ cấu, tổ chức  Gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu  Gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp   Chức năng hoạt động  Là sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho hàng xuất khẩu  Sản xuất các hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng CN   Quy chế pháp lý  Việc trao đổi hàng hóa giữa các DN chế xuất với các DN ở nc ngoài hoặc với DN chế xuất khác thể hiện rõ t/c TM tự do Việc trao đổi giữa khu chế xuất với các vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia đc coi như quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải nộp thuế, thực hiện chế độ hải quan theo PL hiện hành.     KHU CN  KHU KINH TẾ   Khái niệm  là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.  là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.   Không gian thành lập  Có sự giải phóng mặt bằng, thiết kế và xây dựng mới theo quy hoạch  Đc XD trên cơ sở một diện tích đất tự nhiên, đã tồn tại các điều kiện nhất định về địa lý, dân cư   Lĩnh vực đầu tư  Là sản xuất CN và phục vụ cho sản xuất CN, trong KCN ko có các hđộng sn nông lâm ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại hình sx này  Phạm vi đầu tư của KTT rộng hơn. KKT đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có mục tiêu trọng tâm phù hợp với từng khu kinh tế thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau   Vấn đề dân cư  Nhằm MĐ bảo vệ MT và sức khỏe của cộng đồng nên nhiều QG trg đó có VN qđịnh ko đc phép XD các khu dân cư trg các khu CN đc thành lâp theo quy hoạch  Là một mô hình đặc biệt với quy mô lớn và có ranh giới địa lý XĐ nhưng lại ko tách biệt với khu dân cư    Khu CN  Khu chế xuất  Kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHIP.doc
  • docChương I.doc
  • docTL Đtư.doc
  • docVẤN ĐỀ 6.doc
  • docVđ 7.doc
Luận văn liên quan