Phong tục tập quán là một bộ phận quan trọng trong vốn văn hóa truyền thống, nó không chỉ là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mà còn ẩn chứa những quan niệm sâu xa về triết học, nhân sinh, cội nguồn Phong tục tập quán và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Có thể thấy phong tục tập quán là một trong những yếu tố hình thành nên pháp luật và có tác động nhất định đến việc thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Và bằng các biện pháp điều chỉnh, pháp luật còn tác động trở lại phong tục tập quán. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu một khía cạnh trong mối quan hệ kể trên, đó là sự ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay.
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 16773 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 MÔN
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Câu hỏi: Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
I. Đặt vấn đề:
Phong tục tập quán là một bộ phận quan trọng trong vốn văn hóa truyền thống, nó không chỉ là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mà còn ẩn chứa những quan niệm sâu xa về triết học, nhân sinh, cội nguồn… Phong tục tập quán và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Có thể thấy phong tục tập quán là một trong những yếu tố hình thành nên pháp luật và có tác động nhất định đến việc thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Và bằng các biện pháp điều chỉnh, pháp luật còn tác động trở lại phong tục tập quán. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu một khía cạnh trong mối quan hệ kể trên, đó là sự ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc thực hiện pháp luật Việt Nam hiện nay.
II. Định nghĩa phong tục tập quán và thực hiện pháp luật
1. Định nghĩa phong tục tập quán:
Phong tục tập quán là những quy tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng của toàn thể dân chúng qua nhiều thế hệ trong một cộng đồng tự quản.
2. Định nghĩa thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật là quá trình các tổ chức, cá nhân và các chủ thể pháp luật khác khi gặp phải tình huống thực tế mà quy phạm quy phạm pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở nhận thức của mình chuyển hóa một cách sáng tạo quy tắc xử sự chung mà nhà nước đã quy định vào tình huống cụ thể đó thông qua hành vi thực tế hợp pháp của mình.
III. Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay
Đối với một nước có nền văn hóa lâu đời như Việt Nam thì phong tục tập quán có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện pháp luật thể hiện qua hai mặt tích cực và tiêu cực.
A. Ảnh hưởng tích cực:
1. Phong tục tập quán là một nguồn của pháp luật
Nó được thừa nhận gián tiếp thông qua nguyên tắc chung và áp dụng tập quán tại điều 3 của bộ luật Dân sự năm 2005: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật, không được trái với những nguyên tắc trong bộ luật này”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII (tháng 6/1993) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu hương ước, lệ ước, quy ước mới ở các cơ sở phù hợp với luật pháp Việt Nam; nhờ đó, việc tuyên truyền pháp luật của nhà nước, việc tiếp cận và thực hiện pháp luật của người dân sẽ dễ dàng hơn.
2. Những thuần phong mỹ tục góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội tích cực, tạo tính tự giác thực hiện pháp luật.
Phong tục tập quán có chức năng điều chỉnh hành vi. Sự điều chỉnh hành vi được thực hiện bằng cách thông qua dư luận xã hội: ca ngợi, khuyến khích cái thiện, cái tốt; lên án, phê phán cái ác, cái xấu. Dân tộc ta có câu ca: "Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Quả thật, cái "bia miệng" (dư luận xã hội) hàng ngàn năm vẫn lưu truyền, nó lâu bền hơn cả sắt đá, nó trở thành công cụ lợi hại trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức. Khi có ý thức, hành vi tốt con người sẽ thực hiện pháp luật một cách tích cực, lành mạnh; đảm bảo ý chí nhà nước; quyền và nghĩa vụ bản thân; tạo nên một xã hội công bằng văn minh.
Ví dụ: Luật pháp Việt Nam cũng quy định con cái có quyền và nghĩa vụ chăm sóc ông bà, cha mẹ (khoản 2, điều 36, luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Điều luật này của nhà nước xuất phát từ đạo lý làm người, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta và cũng nhờ truyền thống tốt đẹp đó mà việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc ông bà, cha mẹ của mỗi công dân sẽ bằng tình cảm, phẩm chất đạo đức vốn có từ lâu đời, dẫn tới việc thực hiện pháp luật sẽ đạt hiệu quả cao.
3. Phong tục tập quán có tính răn dạy nghiêm khắc, những tập tục ăn sâu, bén rẽ trong ý thức mỗi người, kiềm chế mọi người không được làm trái với những điều mà phong tục tập quán cấm kị. Một số trường hợp như thế của phong tục tập quán đã góp phần củng cố hình thức tuân thủ pháp luật.
Ví dụ: phong tục của người dân Việt Nam là cấm kết hôn với những người có cùng trực hệ , những người có liên quan dòng họ trong phạm vi năm đời. Chính nhờ có tập tục như thế nên người dân dễ dàng tiếp thu và tuân thủ luật pháp của nhà nước: cấm kết hôn những người cùng dòng họ trong phạm vi ba đời ( khoản 3, điều 10, luật Hôn nhân gia đình năm 2000).
4. Việc sử dụng phong tục tập quán góp phần khắc phục tình trạng thiếu pháp luật và khắc phục những lỗ hổng của pháp luật thành văn, góp phần vào việc thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh và kịp thời.
Ví dụ: Năm 1997, tại Kiên Giang, có hai người phụ nữ đến ủy ban nhân dân đòi đăng kí kết hôn. Tại thời điểm này, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về kết hôn giữa những người đồng giới, điều này gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật. Tuy nhiên, việc kết hôn của hai người phụ nữ này đã đi lại với thuần phong mỹ tục dân tộc nên ủy ban nhân dân đã từ chối công nhận kết hôn cho hai người phụ nữ đó. Sau đó, nhà nước đã điều chỉnh và quy định cấm kết hôn giữa những người đông giới tại khoản 5 điều 10 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Như vậy, tại thời điểm chưa có quy định của pháp luật, thì phong tục tập quán trở thành công cụ hỗ trợ cho những cơ quan có thẩm quyền thi hành pháp luật một cách tích cực.
5. Phong tục, tập quán có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tố tụng và đưa ra đường lối giải quyết các tranh chấp. Trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình mang tính tộc người và khu vực, phong tục, tập quán giúp các cơ quan và những người tiến hành tố tụng hoạt động có hiệu quả trong công tác điều tra, xác minh chứng cứ, hoà giải, xét xử, thi hành án… Từ đó, giúp cơ quan xét xử xác định rõ bản chất của mối quan hệ có tranh chấp, áp dụng pháp luật phù hợp với mối quan hệ có tranh chấp. Cũng qua phong tục tập quán, người thẩm phán có thể hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các đương sự và giải quyết thấu tình đạt lý, được sự đồng ý của cộng đồng dân cư nơi xảy ra tranh chấp nói riêng và của xã hội nói chung.
Như vậy, phong tục tập quán phù hợp đã góp phần làm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa trên lòng tin, sự tuân thủ sẵn có của người dân với tập tục.
B. Ảnh hưởng tiêu cực
Phong tục tập quán tồn tại bất thành văn, thường chỉ được hiểu một cách ước lệ, nó có tính mản mạn, địa phương, khó đảm bảo có thể thực hiện thống nhất trong phạm vi rộng. Mỗi vùng, mỗi miền lại có những phong tục tập quán khác nhau mà pháp luật đòi hỏi sự thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ. Do đó nếu phụ thuộc vào phong tục tập quán sẽ phần nào gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật.
Những hủ tục lạc hậu làm cản trở việc thực hiện pháp luật:
- Một số phong tục tập quán nông thôn đang bộc lộ những nhược điểm nhất định như tục cướp vợ, cưỡng hôn, tảo hôn hiện nay còn tồn tại ở một số dân tộc ít người miền núi làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình: Kết hôn tự nguyện bình đẳng, nam phải đủ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên.
- Tư tưởng trọng nam khinh nữ thời phong kiến đã ăn sâu, bén rễ vào suy nghĩ, tiềm thức của người Việt. Mặc dù đã được khắc phục rất nhiều kể từ khi đất nước giành độc lập nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại, tác động trực tiếp đến việc thực hiện bình đẳng giới nói riêng và việc thực hiện pháp luật nói chung. Phần lớn phụ nữ nước ta đảm nhận hầu hết các công việc trong gia đình như quét dọn, nấu ăn. Do đó, việc đóng góp của họ trong kinh tế gia đình không nhiều, dẫn đến người phụ nữ hầu như không có quyền về tài sản nhưng gánh vác nhiều nghĩa vụ trong gia đình. Mặt khác, mặc dù pháp luật Dân sự Việt Nam hiện nay đã quy định về quyền bình đẳng nam nữ trên lĩnh vực tài sản, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của phong tục tập quán truyền thống của người Việt, phụ nữ hầu như không có quyền sở hữu tài sản, mọi tài sản thuộc về người chồng.
- Vào ngày lễ Tết, một số phong tục tập quán như việc tổ chức lễ hội, đình đám, giỗ chạp, ma chay nhiều nơi còn cồng kềnh tốn kém và lãng phí, những hủ tục lạc hậu, lỗi thời còn tồn tại. Tại một số làng xã, chính quyền và người dân đứng ra tổ chức lễ hội ồn ào, kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt, bán và thu phí sai nguyên tắc hành chính, sự chỉ đạo thiếu sát sao, để một số người lợi dụng lễ hội để hành nghề bói toán, mê tín dị đoan. Ngoài ra, phong tục đốt pháo trái với ý chí của Nhà nước đã được Nhà nước nghiêm cấm nhưng vẫn xảy ra tình trạng sản xuất và tiêu thụ trái phép. Quy định đó của pháp luật không được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế, cản trở việc thực hiện pháp luật. Đặc biệt là việc phong tục tập quán đã ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của người dân. Tục lệ hái lộc đầu xuân như hái cành, ngắt cây ngoài đường đã phá hoại tài sản công cộng vẫn và đang tồn tại.
Những trường hợp trên gây khó khăn cho việc thực hiện đúng đắn pháp luật. Đồng thời đó là những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường kỉ cương, phép nước nên nhà nước cần phải có biện pháp xử lí nghiêm minh, thích đáng.
IV. Kết luận:
Để phát huy hơn nữa những thế mạnh của phong tục tập quán đối với việc thực hiện pháp luật thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa phong tục tập quán và pháp luật trong quản lí xã hội. Cụ thể là củng cố, nâng cao hơn nữa vai trò vị thế của pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật phải có tính tối cao so với tập tục, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời bổ sung, hỗ trợ đối với những khiếm khuyết của pháp luật. Phong tục tập quán phải là cầu nối đưa pháp luật vào đời sống xã hội.