Thu hoạch đúng thời hạn chiếm vịtrí quan trọng trong việc kiểm soát sựnứt gãy hạt gạo. Tỉlệ
thu hồi gạo nguyên giảm sẽlàm giảm giá trịvà thu nhập của nông hộ. Các thí nghiệm trên đồng
được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian thu hoạch xung quanh thời điểm chín
sinh lý của hạt đến độnứt gãy và tỉlệthu hồi gạo nguyên của 7 giống gạo phổbiến (OM1490,
OM2718, OM2517, OM4498, AG24, IR50404 và Jasmine) tại 3 địa điểm khác nhau trong 2 năm
canh tác (2006-2008) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quảcho thấy thời gian thu hoạch và
giống gạo rất ảnh hưởng đến độnứt gãy gạo. Xu hướng chung là tỉlệhạt nứt tăng khi thời gian
thu hoạch trễhạn so với ngày chín sinh lý dựtính. Tỉlệthu hồi gạo nguyên cũng theo xu hướng
trên khi thu hoạch trễ. Tỉlệthu hồi gạo nguyên giảm trung bình 11.3% và lên đến 50% nếu bị
thu hoạch trễtừ4-6 ngày. Xu hướng này nhưnhau đối với cảmùa khô và mùa mưa. Tỉlệgạo
gãy giữa các giống gạo chênh lệch nhiều (0.9 đến 60.5%) vào ngày thứ6 sau ngày chín sinh lý
cho thấy có thểlựa chọn giống gạo phù hợp đểcanh tác nhằm giảm thiểu mức độgãy hạt do thu
hoạch trễhạn gây ra.
76 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến sự nứt gãy gạo và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tại đồng bằng sông Cứu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục 1
Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến sự nứt gãy gạo và tỉ lệ thu
hồi gạo nguyên tại ĐBSCL
Tháng 04- 2010
TÓM TẮT
Thu hoạch đúng thời hạn chiếm vị trí quan trọng trong việc kiểm soát sự nứt gãy hạt gạo. Tỉ lệ
thu hồi gạo nguyên giảm sẽ làm giảm giá trị và thu nhập của nông hộ. Các thí nghiệm trên đồng
được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của thời gian thu hoạch xung quanh thời điểm chín
sinh lý của hạt đến độ nứt gãy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của 7 giống gạo phổ biến (OM1490,
OM2718, OM2517, OM4498, AG24, IR50404 và Jasmine) tại 3 địa điểm khác nhau trong 2 năm
canh tác (2006-2008) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả cho thấy thời gian thu hoạch và
giống gạo rất ảnh hưởng đến độ nứt gãy gạo. Xu hướng chung là tỉ lệ hạt nứt tăng khi thời gian
thu hoạch trễ hạn so với ngày chín sinh lý dự tính. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cũng theo xu hướng
trên khi thu hoạch trễ. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm trung bình 11.3% và lên đến 50% nếu bị
thu hoạch trễ từ 4-6 ngày. Xu hướng này như nhau đối với cả mùa khô và mùa mưa. Tỉ lệ gạo
gãy giữa các giống gạo chênh lệch nhiều (0.9 đến 60.5%) vào ngày thứ 6 sau ngày chín sinh lý
cho thấy có thể lựa chọn giống gạo phù hợp để canh tác nhằm giảm thiểu mức độ gãy hạt do thu
hoạch trễ hạn gây ra.
GIỚI THIỆU
Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên được định nghĩa là phần trăm gạo nguyên (nhân gạo có chiều dài hạt ít
nhất là ¾ chiều dài ban đầu) so với số lượng lúa đem đi xay xát. Đây là chỉ tiêu chất lượng chủ
yếu do tấm thường chỉ còn một nửa giá trị thương phẩm so với gạo nguyên. Thời gian thu hoạch
được xem là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến năng suất xay xát gạo. Thu hoạch gạo tại thời điểm
chín sinh lý của hạt giúp đạt được tỉ lệ thu hồi gạo nguyên tối đa (Kester và ctv. 1963, Bal và
Oiha 1975). Nếu thời gian thu hoạch bị trễ hạn sẽ gây ra tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm (Bal và
Oiha 1975, Ntanos và ctv. 1996, Berrio và ctv. 1989) và thu hoạch quá trễ dẫn đến tổn thất to lớn
lượng gạo nguyên thu hồi. Nghiên cứu của Berrio và ctv. (1989) trên 16 giống gạo cho thấy tỉ lệ
gạo nguyên bị giảm 18% khi thu hoạch trễ 2 tuần. Tuy nhiên, thu hoạch trễ hạn không ảnh hưởng
đến các giá trị cảm quan của gạo (Champagne và ctv. 2005, Chae và Jun 2002).
Gạo bị nứt gãy trên đồng ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Đây là một tác động
tiềm ẩn vì hạt gạo có thể đã bị nứt khi hàm ẩm bị thay đổi do ngày nắng đêm ẩm ướt. Thời gian
thu hoạch ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt nứt gãy và tất yếu ảnh hưởng đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Khi
thu hoạch gạo quá sớm có thể dẫn đến số lượng hạt chưa chín nhiều. Các hạt chưa chín thường
mỏng và bị khuyết tật do đó dễ bị gãy vỡ trong quá trình xay xát sau đó (Swamy và Bhattacharya
1980). Ngược lại, thu hoạch hạt trễ hạn làm cho hạt quá khô và dễ bị nứt gãy. Các điều tra
nghiên cứu của Chau và Kunze (1982) cho biết các vết nứt có thể phát triển ở những nhân gạo có
ẩm độ thấp (13% hay 14% cơ sở ướt) trước khi thu hoạch do sự thay đổi đột ngột độ ẩm tương
đối không khí. Hơn nữa, các thao tác thu hoạch không đúng như không suốt lúa ngay mà để qua
đêm trên đồng làm tăng khả năng hút ẩm do hàm ẩm và độ chín của khối hạt không đồng đều
(Kunze và Prasad 1978).
58
Tỉ lệ gạo nguyên giảm do nứt gạo là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm giảm thu nhập
và lượng lương thực của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), vựa lúa lớn nhất của
cả nước. Hạt gạo bị gãy hay bị nứt tế vi có thể xảy ra ngay trên đồng do thời điểm thu hoạch
không thích hợp, thao tác thu hoạch chưa đúng, cũng như do tác động của các điều kiện sấy sau
thu hoạch và thao tác xay xát chưa phù hợp. Nông hộ ở ĐBSCL canh tác lúa trong cả hai mùa
mưa và khô. Điều kiện khí hậu tại thời điểm thu hoạch vì thế là khác nhau giữa hai mùa, sự khác
nhau này có thể làm hạt gạo bị nứt và gãy trong quá trình xay xát. Tuy nhiên, hiện nay chưa có
số liệu thực nghiệm về tác động của thời điểm thu hoạch đến sự nứt gãy của gạo và tỉ lệ thu hồi
gạo nguyên trên các giống gạo được canh tác tại các mùa khác nhau ở ĐBSCL. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm mục đích thu thập số liệu một cách có hệ thống tỉ lệ gạo nứt gãy và tỉ lệ thu
hồi gạo nguyên với các thí nghiệm trên đồng trong 4 mùa thu hoạch liên tiếp từ năm 2006 đến
năm 2008. Yếu tố chính trong thí nghiệm là thời điểm thu hoạch trước và sau ngày chín sinh lý.
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch trên nhiều giống
gạo đến mức độ nứt gãy hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở các mùa vụ khác nhau. Nghiên cứu này
sẽ giúp xác định thời điểm thu hoạch tối ưu cho một số giống gạo trồng tại ĐBSCL.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lấy mẫu gạo
Thí nghiệm được thực hiện tại ba địa điểm khác nhau là Trung tâm Giống tỉnh An Giang, Hợp
tác xã Tân Phát A (tỉnh Kiên Giang) và Hợp tác xã Tân Thới 1 (TP. Cần Thơ) trong 4 mùa vụ
liên tiếp trong 2 năm (2006-2008). Chọn 7 giống gạo trồng phổ biến tại các Hợp tác xã và Trung
tâm Giống cho các thí nghiệm trên đồng như trình bày ở Bảng 1. Ngày lúa chín của từng giống
gạo được xác định dựa trên khuyến cáo của các Trung tâm khuyến nông địa phương là từ 86-98
ngày (Bảng 1). Ngày chín sinh lý trong nghiên cứu này được định nghĩa là ngày thu hoạch lúa kể
từ ngày sạ lúa (DAS-days after sowing). Ngày chín sinh lý này được ước tính dựa trên kinh
nghiệm của nông hộ và các thông tin sẵn có từ các cơ quan khuyến nông.
Bảng 1. Các giống lúa và ngày chín sinh lý (CSL) được lựa chọn trong nghiên cứu này.
Giống lúa Mùa vụ Ngày CSL khuyến Ngày CSL thí
cáo† nghiệm††
OM1490 Mưa 92
87-92
Khô 92
OM2718 Mưa 92
90-95
Khô 92
OM2517 Mưa 90
85-90
Khô 86
OM4498 Mưa 90
90-95
Khô 91
Jasmine Mưa 95-105 98
AG 24 Mưa 90-95 90
IR50404 Mưa 90-95 92
† Ngày chín sinh lý khuyến cáo (ngày sau sạ) của Trung tâm khuyến nông địa phương cung cấp.
†† Ngày chín sinh lý (ngày sau sạ) lựa chọn cho thí nghiệm.
59
Thiết kế thí nghiệm
Mỗi thí nghiệm gồm có 7 nghiêm thức tương ứng với thời điểm thu hoạch trước và sau ngày lúa
chín dự tính cho mỗi giống gạo trong 7 giống được chọn. Các giống gạo này được trồng tại các
đồng lúa khác nhau trong 3 địa điểm thực hiện thí nghiệm. Thí nghiệm gồm có 7 nghiệm thức, 6
ngày trước và 6 ngày sau ngày thu hoạch. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ RCBD
(Random Complete Block Design), gồm có 5 khối, số khối tương ứng với số lần lặp lại của một
nghiệm thức (Bảng 2).
Bảng 2. Các nghiệm thức (ngày thu hoạch) so với ngày chín sinh lý (CSL). 0, +2, +4, +6 và -2, -4, -6 là ngày
thu hoạch trước và sau ngày CSL dự tính. A, B, C, D, và E là khối lặp lại
Khối A B C D E
Nghiệm
thức
1 (-6) -6A -6B -6C -6D -6E
2 (-4) -4A -4B -4C -4D -4E
3 (-2) -2A -2B -2C -2D -2E
4 (0) 0A 0B 0C 0D 0E
5 (+2) +2A +2B +2C +2D +2E
6 (+4) +4A +4B +4C +4D +4E
7 (+6) +6A +6B +6C +6D +6E
Qui trình thí nghiệm
Lựa chọn một số ruộng lúa của nông hộ và phân lô thí nghiệm trước thời gian thu hoạch. Lúa thí
nghiệm trong mùa mưa được gieo vào tháng 3-4 và thu hoạch vào tháng 6-7 (năm 2006 một số
giống gạo được gieo vào mùa mưa trễ và thu hoạch vào tháng 9). Đối với lúa thí nghiệm trong
mùa khô được gieo vào tháng 11-12 và thu hoạch tháng 3-4. Hình 1 minh họa sơ đồ bố trí thí
nghiệm thời điểm thu hoạch cho mỗi giống gạo. Thu hoạch lúa trong 35 lô có kích thước 1 m x 2
m (tổng diện tích thu hoạch là 70 m2) tại 7 ngày thu hoạch tương ứng với các nghiêm thức 6
ngày trước và 6 ngày sau ngày chín sinh lý với 5 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức (Hình 1). Lúa
được gặt bằng liềm và suốt bằng tay. Gặt lúa vào buổi sáng sớm để tránh ánh nắng gắt nhằm
giảm khả năng gây nứt hạt do sự thay đổi đột ngột phân bố ẩm bên trong hạt trong điều kiện đêm
ẩm, ngày khô. Sau khi gặt, chuyển lúa vào bóng râm để suốt bằng tay, làm sạch và tách bỏ rơm,
hạt lép, tạp chất.
Mẫu lúa được chuyển đến nơi sấy sau khi đo ẩm độ. Mẫu được sấy nhẹ ở 35 oC bằng máy sấy
khay của Đại học Nông Lâm TP.HCM đến ẩm độ 14 % cơ sở ướt. Mẫu sấy được làm sạch một
lần nữa để loại bỏ các hạt lép, đo ẩm độ bằng máy Kett (Kett Co. Ltd., Japan), bao gói và chuyển
về phòng thí nghiệm để xác định tỉ lệ nứt gãy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên.
Hình 1. Minh họa bố trí thí nghiệm ngày thu hoạch cho mỗi giống gạo.
Mỗi lô có chiều dài 2 m và chiều rộng 1 m và đường biên quanh khu vực thu hoạch là 1.5 m.
60
2 m
1.5 m 1.5
1A 3B 4C 5D 7E
1 m 2A 1B 3C 6D 4E
3A 5B 1C 7D 6E
4A 2B 6C 3D 5E
5A 6B 7C 1D 2E
6A 7B 2C 4D 3E
1 m
7A 4B 3C 2D 1E
Phân tích và đo đạc
Xác định độ nứt trước khi xay xát (độ nứt hạt tự nhiên trên đồng).
Đây là chỉ tiêu phản ánh nhiều nhất khả năng ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến độ nứt hạt.
Lấy 3 mẫu nhỏ (150 g) từ mẫu của khối, đảm bảo độ lặp lại của mỗi khối. Mỗi mẫu được bóc vỏ
bằng tay để tránh nứt gãy trong quá trình thực hiện. Sau đó, đếm số vết nứt trên hạt (50 hạt) dưới
kính soi phóng đại và tính tỉ lệ nứt.
Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên
Cân chính xác 180 g lúa và đem xay, lấy 100 g trong số đó cho vào máy xát trắng trong 60 giây.
Gạo sau khi được xát trắng được phân loại bằng máy phân loại để tách gạo nguyên, cám và tấm
ra khỏi nhau. Sau khi xay, các sản phẩm phụ như lúa sót, trấu được tách khỏi gạo lức và tỉ lệ của
chúng được tính và ghi nhận dựa trên tổng khối lượng lúa đưa vào. Gạo nguyên là các hạt bảo
đảm được ít nhất 75% chiều dài ban đầu sau khi xay xát.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý ANOVA (phân tích phương sai) bằng phần mềm thống kê Statgraphics® 3.0
(StatPoint, Inc.).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tỉ lệ nứt gãy hạt gạo
Tỉ lệ nứt hạt tự nhiên trước xay của 7 giống gạo trong 4 mùa thu hoạch liên tục, mùa mưa 2006,
mùa khô và mưa 2007 và mùa khô 2008 được trình bày trong Bảng 3. Tỉ lệ nứt gãy gạo tự nhiên
khác biệt đáng kể giữa các ngày thu hoạch đối với từng giống gạo (P<0.05). Thu hoạch lúa sớm
hạn (trước ngày chín sinh lý) thì tỉ lệ hạt nứt ít hơn. Xu hướng chung là tỉ lệ hạt nứt gãy tăng
tương ứng với thời gian thu hoạch trễ hạn so với ngày chín sinh lý (ngày 0). Ví dụ, đối với tất cả
giống gạo, tỉ lệ nứt gãy hạt đạt đỉnh điểm tại ngày thứ 6 sau ngày chín sinh lý là ngày thu hoạch
trễ nhất trong thí nghiệm này (Bảng 3). Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thu hoạch lúa
61
đúng thời điểm trong giai đoạn chín sinh lý của hạt. Kết quả của nghiên cứu này trên các giống
gạo Việt Nam phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy tác động xấu của tập quán thu
hoạch trễ hạn đến chất lượng gạo về mặt tỉ lệ hạt nứt gãy (Ntanos và ctv 1996, Berrio và ctv
1989). Khi hạt bị phơi quá khô trên đồng (hay trên gié lúa) có thể dẫn đến số lượng hạt nứt gãy
tăng.
Bảng 3. Tỉ lệ nứt gãy hạt của bảy giống gạo trước và sau ngày CSL trong hai năm canh tác.
Giống Mùa vụ Tỉ lệ hạt nứt gãy (%) trước và sau ngày CSL
gạo -6 -4 -2 0 +2 +4 +6
OM1490 Mưa‘06 0.80a 3.20a 9.60bc 4.80ab 10.80bc 15.20c 23.60d
Khô ‘07 1.87a 0.53a 2.27a 2.80a 5.60a 14.40b 22.40c
Mưa ‘07 2.00a 2.13a 2.27a 1.07a 1.33a 2.13a 2.40a
0M2718 Mưa ‘06 0.40a 0.40a 1.20a 2.80a 10.80b 4.00a 5.20ab
Khô ‘07 2.40a 0.67a 6.27b 2.00a 3.20a 7.20b 8.53b
OM2517 Khô ‘07 1.47a 2.00a 3.60a 5.73a 16.00b 33.60c 60.53d
Mưa ‘07 3.47a 10.27b 15.73bc 18.67c 12.13b 12.67b 20.27c
Khô ‘08 0.67a 1.73a 3.33a 8.13b 9.33b 14.13c 25.73d
OM4498 Khô ‘07 3.73a 1.07a 1.47a 1.47a 1.07a 2.93a 9.33b
Mưa ‘07 2.53a 3.73ab 3.87ab 4.67ab 8.93b 10.40c 8.13ab
AG24 Mưa‘06† 1.33a 0.13a 1.60a 0.53a 1.33a 5.47b 5.47b
Khô ‘08 6.50a 18.17bc 16.44bc 17.67ab 21.47bc 32.40c 53.07d
IR50404 Mưa ‘07 1.47b 1.60b 1.07b 0.67a 0.93ab 0.4a 1.33b
Khô ‘08 0.80a 1.47a 2.80a 1.07a 1.73a 1.60a 12.27b
Jasmine Mưa‘06† 4.00a 3.90a 5.18ab 5.14ab 6.00ab 8.66c 7.60bc
Số liệu là giá trị trung bình của năm lần lặp lại. Các chữ giống nhau trong cùng một hàng biểu thị
các giá trị khác biệt không đáng kể (P>0.05).
†thu hoạch trong ‘mùa mưa trễ’ vào tháng chín 2006.
Tỉ lệ hạt nứt gãy tăng do thu hoạch trễ cũng phụ thuộc vào giống gạo. Giống gạo OM2517 và
AG24 có số lượng hạt nứt gãy cao sau ngày chín sinh lý lần lượt là 16.00 – 60.53% và 21.47 –
53.07% trong mùa khô 2007 và mùa khô 2008. Ngược lại, tỉ lệ hạt nứt gãy của các giống
IR50404, OM2718, và OM4498 thấp hơn trong cả hai mùa mưa và khô (lần lượt khoảng 0.4 –
12.27%, 3.20-10.80% và 1.07-10.40%) sau ngày chín sinh lý. Kết quả này chứng tỏ tỉ lệ hạt nứt
gãy tùy thuộc vào giống gạo và do đó lựa chọn giống gạo phù hợp để canh tác là một bước quan
trọng để làm giảm tỉ lệ hạt nứt gãy.
Theo dự đoán hạt gạo nứt gãy trên cánh đồng sẽ phụ thuộc vào mùa vụ vì điều kiện thời tiết khác
biệt như nhiệt độ thay đổi đột ngột giữa ngày và đêm, cường độ bức xạ mặt trời, số giờ chiếu
sáng và số lần mưa. Trong mùa mưa, hạt gạo có thể bị nứt trong giai đoạn chín trễ do hiện tượng
hồi ẩm. Trong mùa khô, hạt có thể bị quá khô tại giai đoạn chín trễ nếu không được thu hoạch
đúng thời điểm chín. Tuy nhiên, kết quả tại Bảng 3 trong 4 mùa vụ liên tiếp (mưa 2006, mưa và
62
khô 2007, và khô 2008) cho thấy mùa vụ không ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ nứt gãy hạt vì trong cả
mùa mưa và khô đều có chiều hướng tỉ lệ hạt nứt gãy tương tự nhau.
Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên
Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên theo thời gian của 7 giống gạo được trình bày trong Bảng 4. Nhìn
chung, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giảm khi thu hoạch trễ. Thu hoạch trễ 4-6 ngày có thể làm giảm tỉ
lệ thu hồi gạo nguyên đến 50% so với tỉ lệ này tại thời điểm hạt chín sinh lý. Tỉ lệ thu hồi gạo
nguyên có xu hướng nghịch với tỉ lệ hạt nứt gãy chứng tỏ rằng hạt nứt hiện diện trong hạt lức
ban đầu làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên.
Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến kết quả chung được trình bày trong Bảng 5. Lưu ý rằng
tỉ lệ thu hồi gạo nguyên bị ảnh hưởng bởi hệ thống xay xát thí nghiệm do đó tỉ lệ thu hồi gạo
nguyên là một hàm số của hiệu suất xay xát. Vì vậy, số liệu tỉ lệ thu hồi gạo nguyên trình bày
trong Bảng 5 mang tính tương đối với tỉ lệ thu hồi tại ngày chín sinh lý (ngày 0) được gán giá trị
100%. Ngoài ra, do số lượng thí nghiệm hạn chế, các giá trị được trình bày theo khoảng khảo sát
đối với từng giống gạo.
Bảng 4. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của bảy giống gạo biến thiên theo thời gian thu hoạch
khác nhau (sau ngày CSL dự tính).
Giống Mùa vụ Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên (%) trước và sau ngày CSL
gạo -6 -4 -2 0 +2 +4 +6
OM1490 Mưa ‘06 51.06cd 52.30d 50.73cd 48.08c 42.23b 36.51a 34.53a
Khô ‘07 63.13bc 66.21c 66.93c 67.90c 64.57bc 60.25ab 56.35a
Mưa ‘07 50.03a 45.10a 52.15a 45.56a 49.81a 49.26a 49.01a
0M2718 Mưa ‘06 45.41c 51.47d 43.54bc 43.91bc 38.76ab 36.83a 40.72abc
Khô ‘07 67.93b 67.01b 66.40b 67.48b 66.22b 63.81a 62.41a
OM2517 Khô ‘07 64.58d 41.09b 45.19b 56.68c 53.18c 43.74b 28.63a
Mưa ‘07 48.01c 44.16bc 37.88a 42.19ab 44.47bc 49.24c 44.34bc
Khô ‘08 65.68c 65.36c 64.67c 59.84c 60.55b 55.29a 52.90a
OM4498 Khô ‘07 43.80a 54.35bc 54.02bc 58.33d 56.95cd 53.78bc 52.55b
Mưa ’07 36.64a 37.77a 35.83a 39.35ab 37.87ab 42.42b 35.35a
AG24 Mưa ‘06† 40.35b 42.35bc 40.76b 43.50bcd 46.99d 35.90a 35.35a
Khô ‘08 61.66c 55.42bc 52.38b 42.62a 43.55a 36.48a 37.94a
Mưa ‘07 58.08c 56.94b 57.79c 53.27a 56.54bc 55.67abc 54.55ab
IR50404 Khô ‘08 64.28de 61.75cd 64.57e 60.28c 57.40b 56.99b 51.68a
Jasmine Mưa‘06† 41.59a 54.65c 51.82bc 55.36c 54.59bc 48.15b 49.46bc
Số liệu là giá trị trung bình của năm lần lặp lại. Các chữ giống nhau trong cùng một hàng biểu thị
các giá trị khác biệt không đáng kể (P>0.05).
†thu hoạch trong ‘mùa mưa trễ’ vào tháng chín 2006.
63
Nói chung, thời điểm thu hoạch tối ưu trình bày trong Bảng 5 tương tự thời điểm chín sinh lý
trong Bảng 1 đối với tất cả các giống gạo được khảo sát. Thời điểm thu hoạch đề nghị cho giống
OM 1490 (94 ngày) và OM 2517 (94 ngày) trong mùa mưa dài hơn ngày chín sinh lý khuyến cáo
của trung tâm khuyến nông địa phương là 2-4 ngày. Từ các kết quả trên, có thể kết luận rằng (1)
ngay cả khi lúa được thu hoạch đúng thời điểm, tỉ lệ nứt gãy vẫn khác nhau tùy vào giống gạo và
do đó cơ hội can thiệp ở đây là đề nghị nông hộ canh tác các giống gạo có độ nứt gãy thấp như
OM 2718 và các nhà khoa học phát triển các giống gạo như vậy, (2) tỉ lệ hạt nứt gãy tại thời
điểm thu hoạch tối ưu ít nhưng thu hoạch trễ hạn 6 ngày sẽ dẫn đến tỉ lệ nứt gãy cao và cơ hội
can thiệp là đảm bảo lúa được thu hoạch đúng thời điểm, và (3) tỉ lệ nứt gãy gạo tại từng thời
điểm thu hoạch của các giống gạo là khác nhau, một số giống dễ bị ảnh hưởng hơn các giống
khác như giống OM 2517, vậy cơ hội can thiệp là bảo đảm các giống này được thu hoạch nhanh.
Bảng 5. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch trước và sau ngày CSL theo mùa vụ (4-6 ngày
trước và 4-6 ngày sau ngày CSL dự tính) đến tỉ lệ hạt nứt gãy (trước xát) và tỉ lệ thu hồi
gạo nguyên. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên được biểu diễn theo giá trị tương đối so với ngày
CSL.
Mùa vụ Giống Tỉ lệ hạt nứt gãy % Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Ngày thu
gạo tương đối % hoạch tối
Trước chín Sau chín Trước chín Sau chín ưu
Mưa OM1490 0.8-9.6 1.1-23.6 101-109 72-88 94
OM2718 0.4-1.2 4.0-10.8 103-117 84-93 92
OM2517 3.5-15.7 12.1-20.3 90-114 105-117 94
OM4498 2.5-3.9 8.1-10.4 91-93 96-108 94
AG24 0.3-1.5 1.1-4.1 93-97 83-108 94
IR50404 1.1-1.5 0.4-1.3 103-105 99-106 90
Jasmine 4.0-4.5 6.0-7.7 75-99 87-99 98
Khô OM1490 0.5-2.3 5.6-22.4 93-99 83-95 92
OM2718 0.7-6.3 3.2-8.5 98-101 92-98 92
OM2517 0.7-3.6 9.3-60.5 77-106 51-97 86
OM4498 1.1-3.7 1.1-9.3 75-93 90-98 91
AG24 6.5-16.4 21.5-53.1 133-145 86-102 88
IR50404 0.8-2.8 1.7-12.3 105-107 86-95 88
KẾT LUẬN
Thu hoạch gạo sớm hạn vài ngày (trước ngày chín sinh lý) tốt hơn thu hoạch trễ hạn từ 4 đến 6
ngày vì thu hoạch trễ hạn làm cho hạt gạo dễ bị nứt gãy. Do đó, thời điểm thu hoạch càng kéo
dài thì tổn thất càng trầm trọng ngay cả trong trường hợp thu hoạch bằng tay như nghiên cứu
này. Mức độ ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến tỉ lệ nứt gãy hạt cũng phụ thuộc vào giống
gạo.
64
LỜI CẢM ƠN
Các tác giả chân thành cảm ơn Chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp và Nông Thôn
(CARD) đã tài trợ cho nghiên cứu này. CARD là một dự án do Chính phủ Úc tài trợ cho Việt
Nam để tăng cường nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng cách áp dụng nghiên cứu, kỹ
thuật, kỹ năng và quản lý cho các nông hộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bal, S., & Oiha, T. P., 1975. Determination of biological maturity and effect of harvesting and
drying conditions on milling quality of paddy. Journal Agricultural Engineering
Resource, 20, 353-361.
Berrio, L. E., & Cuevas-Perez, F. E., 1989. Cultivar differences in milling yields under delayed
harvesting of rice. Crop Science, 24, 1510-1512.
Calderwood, D. L., Bollich, C. N., & Scott, J. E., 1980. Field drying of rough rice: Effect on
grain yield, milling quality energy saved. Agronomy Journal, 72, 644-653.
Chae, J. C., & Jun, D. K., 2002. Effect of harvesting date on yield and quality of rice. Korean J.
Crop Sci., 47(3), 254-258.
Champagne, E. T., Bett-Garbet, K. L., Thompson, J., Mutters, R., Grimm, C. C., & McClung, A.
M., 2005. Effects of Drain and Harvest Dates on Rice Sensory and Physicochemical
Properties. Cereal Chemistry, 82(4), 369-274.
Chau, N. N., & Kunze, O. R., 1982. Moisture content variation among harvested rice grains.
Transactions of the ASAE, 25(4), 1037-1040.
Kester, E. B., Lukens, H. C., Ferrel, R. E. M., A., & FIinfrock, D. C., 1963. Influences of
maturity on properties of western rice. Cereal Chemistry, 40, 323-326.
Kunze, O. R., & Prasad, S., 1978. Grain fissuring potentials in harvesting and drying of rice.
Transactions of the ASAE, 21(2), 361-366.
Ntanos, D., Philippou, N., & Hadjisavva-Zinoviadi, S., 1996. Effect of rice harvest on milling
yield and grain breakage. CIHEAM-Opti