Nghèo đói và những vấn đề của nghèo đói không phải là vấn đề mới trong đời sống xã hội loài người; nhưng nó cũng chưa bao giờ là vấn đề cũ. Cuộc chiến chống đói nghèo là một cuộc chiến dai dẳng mà cho đến nay loài người vẫn chưa xóa bỏ được đói nghèo, kể cả những quốc gia, những vùng đất giàu có nhất thì đó nghèo vẫn tồn tại như một tất yếu xã hội. Thậm chí càng những nơi kinh tế phát triển, đời sống của con người càng cao thì bức tranh tương phản giàu nghèo càng đậm nét.
Nước ta hiện nay đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiều biến động lớn cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước. Các đô thị được mở rộng và xây mới đang tạo ra một lực lượng lớn dân cư thành thị với mức sống cao, hiện đại và những nét đặc thù riêng về văn hóa. Nhưng bên cạnh đó còn có một lực lượng không nhỏ những người dân nghèo đô thị là những người nghèo đang phải sống trong những điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn trong các đô thị lớn. Họ phải sống trong các khu ổ chuột, nhà cửa xuống cấp trầm trọng và điều kiện vệ sinh kém mà khó có điều kiện cải thiện nơi ăn chốn ở.
Theo quan niệm xưa của người Việt thì “an cư rồi mới lạc nghiệp”, có nghĩa là con người phải có nơi ăn chốn ở ổn định thì mới có thể lập nghiệp tốt được và nhà ở có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi người. Tuy nhiên những người nghèo đô thị hiện nay đang phải sống trong những ngôi nhà hết sức tạm bợ hoặc đã xuống cấp trầm trọng với hàng loạt các vấn đề như ô nhiễm, đường sá đi lại khó khăn hoặc mất an toàn xã hội Không những thế điều kiện sống nói chung và vấn đề nhà ở nói riêng cũng tác động phần nào đến sức khỏe của những người nghèo sống ở đô thị.
Nhận thấy rõ những khó khăn của người nghèo sống ở đô thị trong vấn đề về nhà ở, chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ như xây nhà chung cư cho người có thu nhập thấp, cho người nghèo vay vốn mua nhà, hỗ trợ người nghèo cải thiện nhà ở, xây nhà tình thương nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà các dự án này vẫn chưa mang lại hiệu quả như ý muốn, tức là người nghèo vẫn đang phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ ẩn chứa nhiều nguy cơ sập đổ, cháy nổ, những vấn đề môi trường, an toàn xã hội không đảm bảo, nhất là các vấn đề về sức khỏe
Vậy thực tế thực trạng nhà ở của người nghèo đô thị hiện nay như thế nào? Điều kiện ngôi nhà có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của họ? Đây là câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu “Ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị”. Qua nghiên cứu chúng tôi mong muốn thu được những kiến thức thực tế về vấn đề nhà ở của người nghèo đô thị và ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe của họ. Đồng thời qua đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan chức năng trong vấn đề giải quyết vấn đề cho người nghèo
57 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3133 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của vấn đề nhà ở đến sức khỏe người nghèo đô thị (nghiên cứu cụ thế tại HN), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị
(Địa bàn nghiên cứu: Quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Phần 1: Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói và những vấn đề của nghèo đói không phải là vấn đề mới trong đời sống xã hội loài người; nhưng nó cũng chưa bao giờ là vấn đề cũ. Cuộc chiến chống đói nghèo là một cuộc chiến dai dẳng mà cho đến nay loài người vẫn chưa xóa bỏ được đói nghèo, kể cả những quốc gia, những vùng đất giàu có nhất thì đó nghèo vẫn tồn tại như một tất yếu xã hội. Thậm chí càng những nơi kinh tế phát triển, đời sống của con người càng cao thì bức tranh tương phản giàu nghèo càng đậm nét.
Nước ta hiện nay đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiều biến động lớn cả về kinh tế và đời sống xã hội. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang kéo theo quá trình đô thị hóa mạnh mẽ diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước. Các đô thị được mở rộng và xây mới đang tạo ra một lực lượng lớn dân cư thành thị với mức sống cao, hiện đại và những nét đặc thù riêng về văn hóa. Nhưng bên cạnh đó còn có một lực lượng không nhỏ những người dân nghèo đô thị là những người nghèo đang phải sống trong những điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn trong các đô thị lớn. Họ phải sống trong các khu ổ chuột, nhà cửa xuống cấp trầm trọng và điều kiện vệ sinh kém mà khó có điều kiện cải thiện nơi ăn chốn ở.
Theo quan niệm xưa của người Việt thì “an cư rồi mới lạc nghiệp”, có nghĩa là con người phải có nơi ăn chốn ở ổn định thì mới có thể lập nghiệp tốt được và nhà ở có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của mỗi người. Tuy nhiên những người nghèo đô thị hiện nay đang phải sống trong những ngôi nhà hết sức tạm bợ hoặc đã xuống cấp trầm trọng với hàng loạt các vấn đề như ô nhiễm, đường sá đi lại khó khăn hoặc mất an toàn xã hội… Không những thế điều kiện sống nói chung và vấn đề nhà ở nói riêng cũng tác động phần nào đến sức khỏe của những người nghèo sống ở đô thị.
Nhận thấy rõ những khó khăn của người nghèo sống ở đô thị trong vấn đề về nhà ở, chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ như xây nhà chung cư cho người có thu nhập thấp, cho người nghèo vay vốn mua nhà, hỗ trợ người nghèo cải thiện nhà ở, xây nhà tình thương…nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà các dự án này vẫn chưa mang lại hiệu quả như ý muốn, tức là người nghèo vẫn đang phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ ẩn chứa nhiều nguy cơ sập đổ, cháy nổ, những vấn đề môi trường, an toàn xã hội không đảm bảo, nhất là các vấn đề về sức khỏe…
Vậy thực tế thực trạng nhà ở của người nghèo đô thị hiện nay như thế nào? Điều kiện ngôi nhà có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của họ? Đây là câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu “Ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị”. Qua nghiên cứu chúng tôi mong muốn thu được những kiến thức thực tế về vấn đề nhà ở của người nghèo đô thị và ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe của họ. Đồng thời qua đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan chức năng trong vấn đề giải quyết vấn đề cho người nghèo.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những lý thuyết xã hội học và phương pháp nghiên cứu xã hội học mà người nghiên cứu có cơ hội vận dụng và kiểm chứng những kiến thức khoa học vào thực tế xã hội để có thể hiểu sâu sắc hơn về những lý thuyết xã hội học đã được đọc.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này được tiến hành ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Đây là quận giáp ngoại thành là huyện Từ Liêm, Thị xã Hà Đông của tỉnh Hà Tây, là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội nên tập trung rất nhiều những người dân di cư tự do vào thành phố và Quận cũng mới thành lập được mấy chục năm gần đây. Do vậy, Quận Thanh Xuân là nơi tập trung rất nhiều vấn đề xã hội như những vấn đề về nhập cư, vấn đề về đói nghèo, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc,…đặc biệt có nhiều địa bàn phường là điểm nóng tệ nạn xã hội của thành phố. Đặc biệt, đây cũng là quận tập trung khá nhiều hộ nghèo và điều kiện sống của họ có nhiều vấn đề đáng lưu ý. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn nghiên cứu thực trạng về nhà ở của người nghèo và ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị. Khi tiến hành nghiên cứu trên địa bàn này chúng tôi mong muốn thu được những thông tin bổ ích, ý nghĩa về thực trạng nhà ở của nhóm người nghèo đô thị và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người của người dân nghèo. Từ đó có những khuyến nghị với các cơ quan chức năng về các biện pháp để giải quyết hiệu quả vấn đề nhà ở cho người nghèo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng vấn đề nhà ở của người nghèo đô thị hiện nay, cụ thể là họ đang sống trong những ngôi nhà như thế nào, điều kiện vệ sinh, môi trường có đảm bảo không, diện tích có đáp ứng được những sinh hoạt hàng ngày của gia đình không?
- Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe của người nghèo ở quận Thanh Xuân ( Khu Triều Khúc và Thanh Xuan Bắc)
- Cũng từ nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đưa ra được những khuyến nghị với các cơ quan chức năng để có những biện pháp hữu hiệu để giúp người nghèo có được ngôi nhà như mong muốn và có một sức khỏe tốt.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo đô thị
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Tập trung chủ yếu vào hai địa điểm là; Khu Triều Khúc và Thanh Xuân Bắc
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu này được tiến hành thu nhập dữ liệu thực tế từ ngày 17/9 đến 24/12 năm 2010
4.3. Khách thể nghiên cứu
Những người nghèo của Quận Thanh Xuân
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp quan sát.
Tiến hành quan sát điều kiện nhà ở cũng như điều kiện sinh sống của hộ gia đình.
5.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Do nhiều điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau mà nhóm nghiên cứu chỉ có điều kiện quan sát được ở một địa bàn nhỏ là Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Cụ thể là ở khu Triều Khúc và Thanh Xuân Bắc. nên nhóm nghiên cứu đã tiến hành đọc và tham khảo nhiều những nghiên cứu, những đề tài cùng chủ đề về nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp; từ đó có sự đối chiếu, so sánh kết quả của mình thu được từ nghiên cứu thực tế trên địa bàn với các nghiên cứu trước đó đồng thời học hỏi, tham khảo những kết quả mà các nhà nghiên cứu đã tìm ra. Trong các tài liệu đó đặc biệt phải kể đến các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Duy Luân về nhà ở trong dân cư.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.
5.4. Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Nhóm dùng chọn đối tượng để quan sát là Chọn mẫu thuận tiện
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Điều kiện môi trường và điều kiện nhà ở ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân là nguyên nhân chính.
- Điều kiện nhà ở của người nghèo đô thị còn rất nhiều khó khăn.
7. Khung lý thuyết.
Điều kiện Kinh Tế - Xã Hội
Điều kiện nhà ở người nghèo đô thị
Thực trạng nhà ở
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Vị trí
Ngôi nhà
Diện tích loại nhà
Hình thức sở hữu
Vật chất
Tinh thần
Khuyến nghị
Phần II: Nội dung chính
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Phương pháp luận chung
- Phương pháp luận CNDVBC:
Đói nghèo và các vấn đề đói nghèo không phải tồn tại độc lập, riêng biệt với các yếu tố xã hội khác mà nó nằm trong mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau với các yếu tố xã hội khác. Vấn đề nhà ở của người nghèo đô thị cũng vậy, nó có liên quan mật thiết với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố, đô thị đó.
Do vậy, để nghiên cứu vấn đề nhà ở của người nghèo đô thị, chúng ta phải đặt vấn đề này trong các mối liên hệ: Như yếu tố nào tác động quyết định đến vấn đề nhà ở của người nghèo trong các yếu tố: Kinh tế, chính sách xã hội, nguồn vốn… và ngược lại vấn đề nhà ở không đảm bảo của người nghèo sẽ tác động trở lại như thế nào đối với xã hội: Như gây ô nhiễm môi trường xung quanh, làm mất cảnh quan đô thị, có nguy cơ sụp đổ, cháy nổ cao gây nguy hiểm cho khu vực xunh quanh…Có đặt vấn đề nhà ở của người nghèo trong mối quan hệ qua lại đó chúng ta mới thấy hết được các chiều cạnh của vấn đề, từ đó mới đưa ra được hướng giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả.
- Phương pháp luận CNDVLS
Nghèo đói nói chung và vấn đề nhà ở của người nghèo không phải tự nhiên sinh ra và không thể tự nhiên mất đi, đây là một vấn đề mang tính lịch sử. Ở những thời kì lịch sử khác nhau nghèo đói và các vấn đề của nó luôn tồn tại nhưng với mức độ và tính chất hoàn toàn khác nhau. Một khái niệm về nghèo đói không thể áp dụng cho tất cả mọi thời kỳ lịch sử, mà ở mỗi thời kì người ta phải xây dựng khái niệm nghèo đối với những tiêu chuẩn khác nhau phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời kỳ đó.
Để nghiên cứu vấn đề nhà ở của người nghèo hiện nay, tức trong điều kiện nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đời sống kinh tế - xã hội đang có nhiều biến động, nghèo đói tồn tại như một tất yếu của thời kỳ này, do vậy cần phải có những biện pháp quản lý, giải quyết hết sức linh hoạt mới có thể giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ được đói nghèo. Mà trước hết là phải từng bước giải quyết từng khía cạnh của nghèo đói
2. Lý thuyết xã hội học.
* Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý.
Chính sự phân tầng xã hội đó buộc mỗi tầng lớp có những sự lựa chọn, cách cư xử hoàn toàn khác nhau trong cuộc sống. Theo lý thuyết lựa chọn hợp lý thì mỗi cá nhân có xu hướng thực hiện những công việc có chi phí thấp nhất. Trong quá trình hoạt động, mỗi cá nhân sẽ tự đúc kết được kinh nghiệm cho mình trong những hoạt động sau. Về vấn đề lựa chon nhà ở của người nghèo cũng vậy, người nghèo luôn có xu hướng lựa chọn những ngôi nhà trong ngõ nhỏ, ngõ sâu với diện tích khiêm tốn, loại hình nhà thường là nhà cấp bốn, căn hộ chung cư thậm chí là những ngôi nhà tạm bợ xuống cấp trầm trọng. Sự lựa chọn đó phụ thuộc vào khả năng kinh tế của họ. Như vậy không thể nói là họ có quyền lựa chọn mà đúng hơn đúng hơn đó là sự thích nghi với hoàn cảnh để tồn tại.
Sự lựa chọn nhà ở của người nghèo phụ thuộc vào rất nhiều vào các điều kiện khách quan và chủ quan, dựa trên những cơ sở những tính toán thực tế về các nguồn lực chi trả cho ngôi nhà: Gồm có nguồn lực tự có và nguồn lực bên ngoài. Nguồn lực tự có của người nghèo thường rất hạn chế , vì thực tế họ không đảm bảo đủ ăn hàng ngày thì làm sao có khoản tiết kiệm dành cho cải thiện hoặc xây mới nhà ở; họ phải trông chờ vào các nguồn lực từ bên ngoài là chủ yếu, đó có thể là gia đình, bạn bè, ngân hàng và các tổ chức giúp đỡ .
2. Hệ khái niệm công cụ
2.1. Khái niệm “người nghèo đô thị”
Để hiểu khái niệm nghèo đô thị, trước hết phải tìm hiểu xem đô thị là gì? Đô thị được xác định dựa trên những chuẩn mực về dân số như mật độ dân số cao, hoặc như sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, cơ cấu kinh tế chủ yếu là các ngành công nghiệp và dịch vụ. Mỗi quốc gia có những định nghĩa, tiêu chuẩn khác nhau về đô thị, điều đó là do đô thị được định hình theo những nhân tố chính trị, văn hóa và lịch sử. Ở các đô thị do mức sống cao, dân cư đông đúc, các dịch vụ đô thị rất đa dạng và phát triển, sự cạnh tranh về cơ hội làm việc, cơ hội kiếm tiền, cải thiện đời sống là rất mạnh mẽ, thậm chí khắc nghiệt. Có một bộ phận người do nắm giữ các thế mạnh về tài sản, tài năng hoặc quyền lực trở thành tầng lớp giàu có; còn ngược lại những người không có những điều đó trở thành nhóm yếu thế, là nhóm người nghèo. Các đô thị thường có hai bộ mặt: Một đó là bộ mặt phát triển, tráng lệ của những khu thương mại sầm uất, những khu nhà cao tầng hoành tráng, nhưng bên cạnh đó đô thị nào cũng có một số khu sập sệ, “khu ổ chuột” tập trung chủ yếu người nghèo, những người bệnh tật, người nhập cư, tội phạm. Đó cũng là nơi tập trung của những người nghèo đô thị.
Vậy nghèo đô thị là gì? Thành phố là nơi tập trung dân số đông nhất nhưng tự thân thành phố gây nên sự nghèo khổ cũng như không tập trung sự nghèo khổ.
Cái nghèo về căn bản, cần được hiểu như là một vấn đề xã hội, nghĩa là cái nghèo đói của các cộng đồng, gia đình và cá nhân. Như vậy cần luôn nhấn mạnh rằng nghèo đói mang tính chất động, phản ánh vị trí thay đổi hoặc có thể thay đổi giữa cộng đồng, gia đình và cá nhân. Người nghèo không phải là yếu tố không thay đổi.
Các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách đã nỗ lực định nghĩa nghèo đói theo quan điểm định lượng. Và vẫn còn tồn tại sự tranh cãi về giá trị tương đối của việc tập trung vào nghèo tuyệt đối (ví dụ dựa trên lượng calori tối thiểu tiếp thu hoặc tổng chi phí cần thiết để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người). Ngược lại, cũng có một luồng phân tích nhấn mạnh cách đánh giá tương quan về nghèo đói giữa các nhóm xã hội hoặc môi trường pháp lý. Đây là cách tiếp cận thường được dùng để nghiên cứu nghèo đói đô thị, bởi môi trường đô thị rất khác nông thôn về cả mặt kinh tế và văn hóa xã hội.
Hiện nay, người nghèo ở đô thị nước ta được tính bằng thu nhập đầu người/ tháng, một người ở đô thị có thu nhập trung bình quân dưới 350.000đ/ tháng thì được xem là người nghèo. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu cũng đã lựa chọn các đối tượng là người nghèo theo tiêu chuẩn này và xác định phỏng vấn.
Tuy nhiên sự nhấn mạnh về thu nhập và mức sống cũng có thể tạo nên cái nhìn phiến diện về nghèo đói. Chúng ta cũng phải có cái nhìn đa dạng về đói nghèo, nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa những người nghèo. Sự khác biệt này nảy sinh từ những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và cách thức mà người nghèo đối phó với cái nghèo. Hiểu được sự đa dạng của nghèo đói giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng nghèo đô thị và có những biện pháp phù hợp để giúp người nghèo thoát nghèo.
2.2. Khái niệm “nhà ở” và “nhu cầu nhà ở”
- “Nhà ở” (Theo từ điển Tiếng Việt) là “công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở. Đây là chỗ riêng thường cùng gia đình”. Nhà ở trong nghiên cứu này được tìm hiểu về khía cạnh về diện tích, loại hình nhà ở, hình thức sở hữu và cac vấn đề về môi trường trong nhà và xung quanh nhà. Nhà ở là nơi cu trú của một hộ gia đình, tại đó các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của hộ diễn ra như ăn uống, ngủ nghỉ…Nhà ở trong đề tài chia làm bốn loại hình nhà chính để khảo sát, đó là: Nhà tranh, nhà tạm tức là những ngôi nhà tạm bợ được xây dựng bằng rất nhiều những vật liệu khác nhau lắp ráp vào, có cả phủ bạt, dán giấy, báo hoặc trần lợp pro xi măng…; nhà cấp bốn hay nhà bán kiên cố, nhà xây thường nhỏ, lợp mái ngói, thường chỉ có một đến hai gian; nhà tầng, là nhà xây trên nền đất, được người dân xây lên cao hai ba tầng trở lên, loại hình nhà này còn được gọi là nhà kiên cố; căn hộ chung cư là các căn hộ trong các khu trung cư hoặc các khu tập thể cao tầng.
- “Nhu cầu về nhà ở” chính là những mong muốn, sự hướng đến ngôi nhà với các đặc điểm về diện tích, loại hình, vị trí nhà ở cụ thể tùy thuộc vào khả năng chi trả cho dịch vụ nhà ở của hộ gia đình đó.
Nhà ở đô thị cũng là một loại hình dịch vụ và hiện nay nó đang được cung cấp ngày càng nhiều, tác phong của nhà dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp hóa. Nhưng cho đến nay người nghèo ở đô thị vẫn chưa có điều kiện tiếp cận hoặc tiếp cận không đầy đủ với loại hình dịch vụ này.
3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Nhà ở nói chung và vấn đề nà ở cho người nghèo hiện nay đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Thời gian gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, sự bùng nổ dân số đô thị ngày càng tăng đã và đang tạo nên những cơn sốt đất, sốt nhà ở đô thị mà phải kể đến là giá nhà đất ở Hà Nội. Giá nhà đất tăng cao, đất ở Hà Nội thuộc dạng đắt nhất trên thế giới khiến cho người bình dân khó có cơ hội có được ngôi nhà chắc chắn, ổn định chứ chưa nói đến những người nghèo, khả năng họ có được ngôi nhà mong muốn ngày càng trở nên xa vời,, khó thực hiện.
Ở Hà Nội cũng như các thành phố khác trong nước đều đã có những chính sách, dự án, kế hoạch đã, đang hoặc đang thực hiện nhằm xây nhà cho người nghèo, thu nhập thấp. Những khu chung cư, khu tái định cư và những dự án nhà cao tầng cho người thu nhập thấp đã được xây dựng và đang được bán. Nhưng trên thực tế thì rất ít thậm chí không có người nghèo ở trong khu chug cư đó. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này như những người đầu cơ nhà đất đã mua những căn nhà đó và bán lại với giá quá cao khiến cho người nghèo không thể mua nổi hoặc trong quá trình xét duyệt đối tượng mua nhà có sự chiếu cố quan hệ, tiêu cực khiến cho những căn hộ đó không thực sự đến tay người nghèo.
Trong khi đó, người nghèo hiện nay đang phải sống trong điều kiện nhà ở hết sức báo động. Qua quan sát thực tế cho thấy hầu hết những căn nhà cho người nghèo đều đã xuống cấp nghiêm trọng, rất ô nhiễm và chật chội. Điều kiện sinh sống của họ hêt sức khó khăn. Mọi sinh hoạt của hộ trong căn hộ đó đều rất bất tiện, đặc biệt có những gia đình đông đúc, có từ bảy đến tám người. Sự chật chội, bất tiện đã kéo theo một hệ lụy là những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình có điều kiện nhà ở khó khăn này. Chính vì vậy họ mong muốn được cải thiện điều kiện nhà ở. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế eo hẹp, họ không có khả năng tự chi trả cho việc cải thiện nhà ở, và mong muốn có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Từ thực tế đó, đã có nhiều đề án, đề tài nghiên cứu về nhà ở và những ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến người nghèo, người có thu nhập thấp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này trong đời sống xã hội.
Việc nghiên cứu nhà ở đô thị và nhà ở cho người nghèo ở đô thị đã cho thấy những kết quả rất cụ thể trong thực tế về thực trạng nhà ở của người nghèo đô thị hiện nay. Qua hàng loạt những nghiên cứu của Tác giả Trịnh Duy Luân về nhà ở đô thị và nhà ở cho người nghèo ở đô thị đã cho thấy những kết quả rất cụ thể trong thực tế về thực trạng nhà ở của người nghèo đô thị hiện nay. Các nghiên cứu của tác giả đã cho thấy sự phân tầng về nhà ở trong các nhóm dân cư. Sự phân tầng này được xác định dựa trên sự phân tầng về mức sống. Những người giầu ngày càng có nhiều cơ hội để được sống trong các ngôi nhà rộng rãi, sạch đẹp, tiện nghi, thuận tiện và sang trọng hơn trong khi người nghèo lại thế chân họ về sống trong những ngôi nhà cũ nát. Đó là một “quá trình lọc”, nó diễn ra thường xuyên trong một xã hội thị trường và phản ánh sự cơ động về nhà ở của một thành phố. Quá trình chọn lọc này vẫn thường xuyên xảy ra nhưng không đồng nghĩa với người nghèo sẽ có cơ hội sống trong những căn nhà đẹp đẽ, tiện nghi mà đến khi được trao đến tay người nghèo thì những ngôi nhà đó cũng đã cũ nát và xuống cấp trầm trọng.
Cũng nói về vấn đề nhà ở, trong tập bài giảng “Tăng cường năng lực quản lý đô thị”, TP.HCM. .. (Trịnh Duy Luân Nxb Khoa học xã hội. UNDP, 1997), đã giải thích nguyên nhân của việc ngại chuyển nhà của người nghèo. Theo ông, người nghèo có xu hướng gắn bó với ngôi nhà hiện tại, không muốn di chuyển đến nơi khác mặc dù nơi khác có khả năng phát triển hơn. Bởi tâm lý chung của người Việt Nam là ngại thay đổi, vì khi chuyển cư đến nơi khác người dân thường mất đi mối quan hệ làng xóm gắn bó lâu dài trước kia, phải từ bỏ những thói quen cũ để tạo lập thói quen mới và nó tốn nhiều thời gian và bất tiện. Vì vậy, dù điều kiện nhà ở hiện tại của họ có khó khăn nhưng người nghèo vẫn không muốn chuyển cư đến nơi khác.
Ngoài ra, trong báo cáo số 1, tập 12 trong Nghiên cứu y học TPHCM 2008 đã nêu ra những ảnh hưởng của điều kiện sống (trong đó có vấn đề nhà ở) đến sức khỏe của người nghèo. Qua nghiên cứu cho thấy, việc ở trong điều kiện nhà ở chật chội, thiếu nhà WC, cùng với những yếu tố nảy sinh do điều kiện nhà ở khó khăn (mưa dột, nóng bức, ẩm ướt…) đều có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người sinh sống.
Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu thường tập trung mô tả thực trạng nhà ở, hoặc chỉ nói qua, coi vấn đề ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến người dân là một khía cạnh nhỏ trong nghiên cứu của họ. Vì thế, chưa thấy có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này cả.
Trong khi đó, nhà ở luôn là vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội do chi phí cho nhà ở thường lớn nên những chính sách xã hội trong lĩnh vực này cũng khó có thể thực hiện và mang lại hiệ