Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với tư cách là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh cả về mặt lượng và chất toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp trước khi họ đưa ra các quyết định sản xuất-kinh doanh. Doanh nghiệp là người sản xuất, cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cho thị trường, họ phải bỏ vốn ra để tiến hành sản xuất – kinh doanh. Họ đều mong muốn chi phí cho các đầu vào thật thấp và bán được các hàng hoá-dịch vụ của mình với giá cao để sau khi trừ đi chi phí, số tiền lãi thu được không chỉ đủ để sản xuất mà giản đơn, mà còn có tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ để mở rộng và phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường. Lợi nhuận là căn cứ, là tín hiệu báo cho các doanh nghiệp biết mình phải sản xuất loại hàng hoá-dịch vụ nào, với số lượng bao nhiêu, sản xuất vào thời điểm nào, bán ra ở đâu, với giá cả là bao nhiêu.
Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy, phạm trù lợi nhuận đã được các nhà kinh tế từ trước đến nay quan tâm nghiên cưú để làm rõ các vấn đề về nguồn gốc, bản chất và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế. Họ đã đứng trên các lập trường quan điểm khác nhau để nghiên cứu về lợi nhuận. Các kết luận của họ đưa ra không hoàn toàn giống nhau, song nó cũng đã phần nào thể hiện được các vấn đề cơ bản của lợi nhuận. Trong số đó, phải kể đến Karl Mark, người đầu tiên đã nghiên cứu một cách khoa học và sâu sắc phạm trù lợi nhuận. Cho đến ngày nay, phạm trù lợi nhuận vẫn tiếp tục được các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu làm cho hệ thống lý luận về lợi nhuận ngày càng hoàn thiện hơn. Với mỗi chúng ta, đặc biệt là với các sinh viên, các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà sản xuất kinh doanh việc nghiên cứu về phạm trù lợi nhuận là cần thiết giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn ,tạo điều kiện phát huy các tác động tích cực và hạn chế các mặt trái của lợi nhuận
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bản chất và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Bản chất và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
Lời mở đầu
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với tư cách là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh cả về mặt lượng và chất toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp trước khi họ đưa ra các quyết định sản xuất-kinh doanh. Doanh nghiệp là người sản xuất, cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cho thị trường, họ phải bỏ vốn ra để tiến hành sản xuất – kinh doanh. Họ đều mong muốn chi phí cho các đầu vào thật thấp và bán được các hàng hoá-dịch vụ của mình với giá cao để sau khi trừ đi chi phí, số tiền lãi thu được không chỉ đủ để sản xuất mà giản đơn, mà còn có tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ để mở rộng và phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường. Lợi nhuận là căn cứ, là tín hiệu báo cho các doanh nghiệp biết mình phải sản xuất loại hàng hoá-dịch vụ nào, với số lượng bao nhiêu, sản xuất vào thời điểm nào, bán ra ở đâu, với giá cả là bao nhiêu...
Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy, phạm trù lợi nhuận đã được các nhà kinh tế từ trước đến nay quan tâm nghiên cưú để làm rõ các vấn đề về nguồn gốc, bản chất và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế. Họ đã đứng trên các lập trường quan điểm khác nhau để nghiên cứu về lợi nhuận. Các kết luận của họ đưa ra không hoàn toàn giống nhau, song nó cũng đã phần nào thể hiện được các vấn đề cơ bản của lợi nhuận. Trong số đó, phải kể đến Karl Mark, người đầu tiên đã nghiên cứu một cách khoa học và sâu sắc phạm trù lợi nhuận. Cho đến ngày nay, phạm trù lợi nhuận vẫn tiếp tục được các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu làm cho hệ thống lý luận về lợi nhuận ngày càng hoàn thiện hơn. Với mỗi chúng ta, đặc biệt là với các sinh viên, các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà sản xuất kinh doanh việc nghiên cứu về phạm trù lợi nhuận là cần thiết giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn ,tạo điều kiện phát huy các tác động tích cực và hạn chế các mặt trái của lợi nhuận .
Hiện nay Việt Nam ta đang sống trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội một trong những vấn đề quan trọng cần phải làm đó là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước để phát triển nền kinh tế đất nước .Vai trò của nhà nước là rất quan trọng , nhà nước sẽ là người điều tiết các hoạt động kinh tế phát huy sức mạnh tích cực của cơ chế thị trường đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó.
Trong quá trình này phạm trù lợi nhuận cần phải được nghiên cứu vận dụng sao cho hợp lý để cho việc phát triển kinh tế phải đi đôi với việc ổn định và thực hiện công bằng xã hội.
Phần nội dung
I. Nguồn gốc và bản chất lợi nhuận
1. Quan điểm lợi nhuận của các trường phái trước và sau Mark
Phạm trù lợi nhuận đã xuất hiện từ lâu và được hầu hết các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu. Trong số họ, có nhiều người ủng hộ sự có mặt của lợi nhuận như là một tất yếu, coi lợi nhuận là tốt đẹp ; nhưng cũng có nhiều người không thừa nhận lợi nhuận, coi nó là xấu xa, là nguyên nhân của những tệ nạn xã hội. Trong lịch sử, chỉ có Karl Mark là người thành công nhất trong nghiên cứu về phạm trù lợi nhuận. Trước Mark, các nhà kinh tế học mới chỉ dừng lại ở chỗ lý thuyết về tiến công chứ chưa đưa ra được những luận chứng về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.
Những nhà trọng thương, trên quan điểm đánh giá cao vai trò của tiền tệ và thương nghiệp, cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông tạo ra, nó là kết quả của việc bán nhiều mua ít, mua rẻ bán đắt mà có.
Các nhà trọng nông ở Pháp, tiêu biểu là A.R.J.Turgot, trên cơ sở lý thuyết sản phẩm thuần tuý đã đưa ra lý thuyết tiền lương và lợi nhuận. Theo Turgot, tiền lương của công nhân là thu nhập theo lao động, còn sản phẩm thuần tuý là thu nhập của nhà tư bản và được gọi là lợi nhuận. Lợi nhuận là thu nhập không lao động của nhà tư bản do công nhân lao động tạo ra.
A.Smith(1723-1790), nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng với lý thuyết “Bàn tay vô hình”, dựa trên lý thuyết giá trị lao động đã cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của người lao động ; Lợi nhuận và địa tô có chung một nguồn gốc là lao động không được trả công của người lao động. Ông cũng đã chỉ ra được một hình thức của lợi nhuận, đó là lợi tức; Theo ông, lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận mà nhà tư bản hoạt động bằng tiền đi vay trả cho chủ nó để được quyền sở hữu tư bản. A.Smith cũng đã nhìn thấy xu hướng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận và xu hướng tỷ suất lợi nhuận giảm sút do khối lượng tư bản đầu tư tăng lên.
Sau A.Smith, nhà kinh tế học D.Ricardo (1772-1823) cũng đã đưa ra được những tư tưởng cơ bản về lợi nhuận. Theo ông, lợi nhuận là số tiền còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân. Ông cũng đã giải thích xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận bằng sự vận động biến đổi thu nhập giữa 3 cấp : địa chủ- công nhân và nhà tư bản. Theo ông, chỉ địa chủ là người có lợi, người công nhân không được lợi nhưng cũng không bị hại, chỉ có nhà tư bản là bị hại vì tỷ suất lợi nhuận giảm xuống.
Những lý thuyết về lợi nhuận nêu trên cho thấy hầu hết các nhà kinh tế học ở giai đoạn này đều chưa thành công trong nghiên cứu về lợi nhuận, và hầu hết họ đều thừa nhận sự tồn tại của lợi nhuận. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đã dẫn đến những thay đổi đáng kể về mặt kinh tế – xã hội, nhiều mâu thuẫn trong xã hội tư bản nảy sinh và ngày càng gay gắt. Từ đó đã xuất hiện trường phái kinh tế chính trị tiểu tư sản, rồi chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tư tưởng chúng của hai trường phái này là phê phán lợi nhuận, coi lợi nhuận là một cái gì đó không đúng đắn, là bất công, là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và các tệ nạn của xã hội tư bản (Robert Owen), và “quyền sở hữu, đó là của ăn cắp” (Proudhon)
Sang thế kỷ 20, phạm trù lợi nhuận được các nhà kinh tế học tiếp tục nghiên cứu. Họ đã đưa ra những cách giải thích khác nhau về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận, song tựu chung lại, tất cả họ đều nhằm biện hộ cho lợi nhuận, đều nhằm khẳng định sự tồn tại đương nhiên hợp lý của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Họ cho rằng “lợi nhuận là tiền công trả cho năng lực điều hành và tổ chức sản xuất của nhà tư bản, cho việc họ chịu mạo hiểm khi bỏ vốn ra đầu tư” (Marshall), hay “lợi nhuận đó là kết quả của mọi sự cách tân”(J.Schompeter)
Như vậy, sau gần 200 năm ngày ra đời của khoa học kinh tế, các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất được với nhau về cách chứng minh nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận và sự chiếm hữu lợi nhuận. Tuy nhiên, những đóng góp của họ cho hệ thống lý luận kinh tế cũng thật quý báu, đặc biệt là sự đóng góp của Karl Mark.
2.Lý luận lợi nhuận của Mark
Karl Mark (1818 - 1883) là một nhà tư tưởng vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới. Dựa trên lý luận giá trị thặng dư, Karl Mark là người đầu tiên đã nghiên cứu một cách khoa học và phân tích sâu sắc về nguồn gốc, bản chất lợi nhuận cùng các hình thức biểu hiện của lợi nhuận. Mark đã chỉ ra rằng lợi nhuận doanh nghiệp, địa tô của địa chủ, lợi tức của nhà tư bản cho vay... đều là các hình thức chuyển hoá của bộ phận giá trị thặng dư do lao động của người công nhân tạo ra. Như vậy, để tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận ta tìm hiểu nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư.
2.1.Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
a.Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của nó.
Ta đã biết, mọi tư bản lúc đầu đều được biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, đó là khi tiền tệ ấy được sử dụng để bó lột sức lao động của người khác.
Tiền với tư cách là tiền và tiền với tư cách là tư bản lúc đầu chỉ khác nhau về hình thức lưu thông. Nếu tiền được dùng để mua bán hàng hoá thì nó là phương tiện giản đơn của lưu thông hàng hoá và vận động theo công thức Hàng-Tiền-Hàng (H-T-H)(1), tức là sự chuyển hoá từ hàng hoá thành tiền tệ, rồi từ tiền tệ thành hàng hoá. Còn tiền đó với tư cách là tư bản thì nó sẽ vận động thoe công thức Tiền-Hàng-Tiền (H-T-H)(2), tức là sự chuyển hoá từ tiền tệ thành hàng hoá, rồi từ hàng hoá lại chuyển thành tiền tệ. Công thức (2) nàyđược gọi là công thức lưu thông hàng hoá của tư bản và mọi thứ tiền vận động theo công thức thứ (2) đều chuyển hoá thành tư bản.
So sánh hai công thức, hai sự vận động này ta thấy chúng có những điểm chung và những điểm khác biệt. Sự giống nhau được thể hiện ở chỗ cả hai sự vận động này đều do hai giai đoạn mua và bán hợp thành; đều có hai nhân tố vật chất đối lập nhau là hàng hoá (H) và tiền tệ (T), và đều có hai người quan hệ với nhau là người mua và người bán. Tuy nhiên, sự giống nhau này chỉ là giống nhau về mặt hình thức mà ta có thể nhìn nhận trực tiếp được từ hai công thức còn về mặt bản chất thì hai sự vận động này khác nhau hoàn toàn. Điều này được thể hiện ở trình tự của các giai đoạn, ở điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình; và đặc biệt là sự khác nhau về mục đích và giới hạn của sự vận động. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn (công thức (1)) là giá trị sử dụng; vì vậy sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai khi những người trao đổi đã có được cái mà anh ta cần đến. Trái lại, sự vận động của tư bản (công thức (2)) không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nưa giá trị tăng thêm. Tức là số tiền thu về phải lớn hơn số tiền đã ứng ra, nếu không sự vận động sẽ trở thành vô nghĩa. Do đó, công thức vận động đầy đủ của tư bản phải là T-H-T ’, trong đó T ’= T + DT. Số giá trị tăng thêm (DT) này được gọi là giá trị thặng dư. Cùng với sự xuất hiện của DT, số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản. Mục đích của sự lưu thông T-H-T ’ là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư , cho nên sự vận động T-H-T ’ là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Công thức T-H-T ’ được gọi là công thức chung của tư bản, vì mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, cho dù là tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, hay tư bản cho vay. Một vấn đề đặt ra ở đây là sự xuất hiện của DT; ta thấy rằng số tiền T bỏ vào lưu thông khi trở về tay nhà tư bản lại tăng thêm một lượng là DT. Tại sao lại như vậy ? Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển đều cho rằng đó là do bản chất của lưu thông tạo ra, lưu thông đã làm tăng thêm giá trị, đã tạo ra giá trị thặng dư. Nhưng thực chất không phải như vậy, ta hãy xem xét trong lĩnh vực lưu thông:
Nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ diễn ra sự thay đổi hình thái của giá trị, hai bên trao đổi chỉ được lợi về mặt giá trị sử dụng, còn tổng số giá trị cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trước, trong và sau khi trao đổi đều không thay đổi gì.
Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, nếu hàng hoá được bán cao hơn giá trị thì cái mà người bán hàng được lợi khi là người bán cũng chính là cái anh ta mất đi khi là người mua; còn khi hàng hoá được bán thấp hơn giá trị thì những gì mà người mua hàng hoá được lợi với tư cách là người mua cũng chính là cái mà người ấy sẽ mất khi là người bán.
Bây giờ,ta giả định có một lớp người chuyên mua được hàng hóa với giá rẻ và bán được hàng hoá đó với giá đắt, thì điều này cũng chỉ giải thích được sự làm giàu của các thương nhân cá biệt chứ không thể giải thích được sự làm giàu của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Giai cấp các nhà tư bản không thể tự làm giàu được trên lưng của chính mình .
Như vậy, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị thặng dư . Lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư . Nhưng nếu nhà tư bản có tiền mà lại đứng ngoài lưu thông, không tiếp xúc gì với lưu thông thì cũng không thể làm cho tiền của mình lới lên được .
Những phân tích trên đây cho thấy rằng, sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản phải được tiến hành trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông .Đây chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản .
b. Hàng hoá sức lao động . Quá trình sản xuất giá trị thặng dư .
Những phân tích trên đây cho thấy , sự biến đổi giá trị của số tiền cần được chuyển hoá thành tư bản không thể xảy ra từ chính số tiền ấy , sự biến đổi ấy chỉ có thể xảy ra từ hàng hoá mua vào. Như thế có nghĩa rằng hàng hoá được mua vào ấy phải là một loại hàng hoá đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Hàng hoá đó chính là sức lao động. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người. Người lao động trong điều kiện được tự do về thân thể và bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản, phải đi làm thuê cho nhà tư bản. hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất sức lao động quyết định nó chính bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho bản thân người công nhân và gia đình anh ta, cộng thêm những chi phí đào tạo công nhân. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng chỉ được thể hiện ra khi tiêu dụng. Tiêu dụng hàng hoá - sức lao động tức là bắt người công nhân làm việc. Trong quá trình người công nhân làm việc , anh ta cho nhà tư bản một lượng giá trị lớn hơn giá trị sức lao động của anh ta, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Nhà tư bản đã nhìn thấy rõ điều này trước khi quyết định mua sức lao động của người công nhân trong một ngày thì việc sử dụng sức lao động trong ngày hôm đó hoàn toàn do nhà tư bản quyết định. Ngày lao động của người công nhân được chia làm hai phần là thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Trong thời gian lao động cần thiết, người công nhân tạo ra một lượng giá trị bằng giá trị sức lao động của mình, tức là bằng tiền công mà nhà tư bản trả cho anh ta. Còn trong thời gian lao động thặng dư, người công nhân tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Như vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
“Sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là việc sản xuất ra giá trị kéo dài quá một điểm nào đó. Nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả tiền lại được thay thế bằng một vật ngang giá mới thì chỉ có sản xuất giá trị giản đơn thôi. Khi quá trình lao động vượt quá điểm đó thì có sản xuất giá trị thặng dư” ( Tư bản – Quyển I – Tập 1 – Karl Mark
)
Nhà tư bản có thể tiến hành sản xuất giá trị thặng dư bằng hai cách: sản xuất gia trị thăng dư tuyệt đối bằng cách kéo dài ngày lao động của người công nhân trong kinh doanh thời gian lao động cần thiết không đổi, sản xuất giá trị thặng dư tương đối, bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi.
2.2.Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận.
Để sản xuất ra hàng hoá, xã hội phải hao phí một lượng lao động xã hội nhất định. Chi phí thực tế để tạo thành giá trị của hàng hoá là : gt =c+v+m, trong đó c là giá trị của tư liệu sản xuất, v+m là giá trị mới do lao động tạo ra. Đối với nhà tư bản, ông ta không tính theo hao phí lao động xã hội, ông ta chỉ xét xem chi phí hết bao nhiêu tư bản. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) được xác định bằng công thức k=c+v khi đó giá trị của hàng hoá là :
gt =k+m
Sự hình thành phạm trù chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã che dấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, nó làm cho người ta lầm tưởng rằng toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư chứ không phải là lao động của công nhân làm thuê.
Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn có một khoản chênh lệch, nên sau khi bán xong hàng hoá, nhà tư bản không chỉ bù đắp đủ toàn bộ chi phí mà còn thu được motọ khoản tiền lời ngang bằng với m. Khoản tiền lời này được gọi là lợi nhuận ( ký hiệu là P ). Với sự xuất hiện của P, giá trị hàng hoá được tính bởi công thức gt =k+P
So sánh giữa m và P ta thấy :
+Về mặt lượng : nếu bán hàng hoá đúng giá trị thì m=P; m và P đều có nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê.
+Về mặt chất: m phản ánh đúng nguồn gốc của nó sinh ra từ v, còn P được che đậy bằng nguồn gốc k, nó được xem như con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.
Sự hình thành phạm trù chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và phạm trù lợi nhuận đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Toàn bộ nghiên cứu trên đây đưa ta đến kết luận về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận:
Lợi nhuận là một hình thức biến tướng của giá trị thặng dư do sức lao động không công của công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt; Lợi nhuận P không chỉ che dấu nguồn gốc thực sự của nó mà còn che dấu cả thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
2.3.Các hình thức biểu hiện của lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận (P’) là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước. Nó phản ánh mức lãi của việc đầu tư
m
P’= 100%
c + v
Tỷ suất lợi nhuận bình quân ( P’) : Là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư trong xã hội tư bản và tổng tư bản xã hội đã đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
m
P’= 100%
( c + v )
Lợi nhuận bình quân ( P ): Là lợi nhuận mà một tư bản có một lượng nhất định thu được căn cứ vào P’
P = P’ * k
Với k là toàn bộ tư bản ứng trước
Lợi nhuận thương nghiệp : Là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp.
Lợi nhuận ngân hàng : Là khoản chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi, sau khi cộng thêm các khoản thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ và trừ đi các khoản chi phí về nghiệp vụ ngân hàng.
Lợi nhuận ngân hàng ngang bằng với lợi nhuận bình quân.
Lợi tức : Là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào số tiền mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay sử dụng.
Lợi nhuận siêu ngạch : là phần lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản nhập được nhờ chi phí sản xuất của anh ta thấp hơn chi phí sản xuất xã hội.
II.Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
1.Khái lược về nền kinh tế thị trường
Khái niệm : Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ; ở đó, việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai được quyết định thông qua thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá - dịch vụ trên thị trường. Thái độ, cách cư xử của từng thành viên tham gia vào thị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường hay “Bàn tay vô hình” ( A.Smith )
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Đến lượt nó, cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nhân tố cơ bản của cơ chế thị trường là cung- cầu, giá cả thị trường. Về bản chất, cơ chế thị trường là cơ chế giá cả tự do.
2. Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường được điều tiết bởi các quy luật kinh tế vốn có của nó, còn lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vận động của nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận điều tiết hành vi của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong quá trình hoạt động của họ,. Doanh nghiệp là người sản xuất, kinh doanh hàng hoá - dịch vụ trên thị trường, họ luôn phỉa tính toán làm sao để có thể đem lại cho mình mức lợi nhuận lớn nhất , để không chỉ có sản xuất giản đơn mà còn có tái sản xuất mở rộng, không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao địa vị của mình trên thị trường.
Lợi nhuận buộc nhà sản xuất phải tìm mọi cách để tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Nhà sản xuất khi bán hàng hoá trên thị trường họ phải căn cứ vào chi phí sản xuất để quyết định giá cả hàng hoá. Nếu giảm đ