Đề tài Biện pháp quản lý nhằm xây dựng tập thể sư phạm trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu trở thành một tập thể sư phạm vững mạnh

Lao động của người thầy giáo, của tập thể sư phạm là một hoạt động mang tính khoa học, nghệ thuật, lao động sáng tạo nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị, mỗi học sinh thành đạt, trưởng thành, mỗi nhân tài của đất nước đều có sự đóng góp của giáo dục. Khi nói đến giáo dục, ta nói ngay đến một tập thể sư phạm nhà trường trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Nghị quyết Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong nhiều năm qua, việc tổng kết rút kinh nghiệm giáo dục đã đem lại hiệu quả cho công tác giảng dạy, giáo dục góp phần nâng cao công tác dạy học cho giáo viên và chất lượng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ chỉ đạo. Trong công tác quản lý, chỉ đạo trong một nhà trường phổ thông, việc xây dựng một tậo thể sư phạm vững mạnh là yếu tố cơ bản trong tình hình xã hội hiện nay. Giáo dục được coi là vấn đề then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước. Sự nghiệp giáo dục có phát triển mạnh, có hiệu quả hay không, phần lớn là dựa vào đội ngũ các nhà giáo. Đây là khâu đột phá trong công tác giáo dục, tạo điều kiện đưa nền giáo dục nước ta tiến thêm một bước theo kịp các yêu cầu phát triển kinh tế, sớm tiếp cận được với trình độ học vấn của các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Với cương vị là người làm công tác quản lý nhà trường, tôi có nhiều băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ mong muốn đáp ứng nhu cầu cấp bách của công tác Giáo dục - Đào tạo hiện nay thì đội ngũ giáo viên nhà trường phải là một tập thể sư phạm có số lượng đầy đủ, cân đối, có chất lượng tay nghề cao, có tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao. Trong nhiều năm qua tuy đã có nhiều cố gắng, có những thành công nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định chưa khắc phục được. Xuất phát từ những lý do trên, tôi suy nghĩ và mạnh dạn đề xuất đề tài: “ Biện pháp quản lý nhằm xây dựng tập thể sư phạm trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu trở thành một tập thể sư phạm vững mạnh”.

doc40 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp quản lý nhằm xây dựng tập thể sư phạm trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu trở thành một tập thể sư phạm vững mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THUẬN CHÂU TRƯỜNG THCS É TÒNG Tác giả : Trần Thành Trung 2010 - 2011 PHÒNG GD & ĐT THUẬN CHÂU TRƯỜNG THCS É TÒNG Tác giả : Trần Thành Trung 2010 - 2011 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUẬN CHÂU TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ É TÒNG Lêi c¶m ¬n §Ò tµi: “ BiÖn ph¸p qu¶n lý vµ x©y dùng tËp thÓ s­ ph¹m tr­êng THCS Ð Tßng – ThuËn ch©u - S¬n La” ®Õn nay ®· ®­îc hoµn thµnh. Cã ®­îc kÕt qu¶ nµy, tr­íc hÕt cho phÐp t«i ®­îc bµy tá lßng c¶m ¬n ®Õn tËp thÓ Ban gi¸m hiÖu tr­êng THCS Ð Tßng ®· cung cÊp sè liÖu vµ gióp ®ì t«I trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu. T«i xin ®­îc ch©n thµnh c¶m ¬n tíi c¸c b¹n ®ång nghiÖp, c¸c ®ång chÝ c¸n bé vµ nh©n d©n c¸c d©n téc trong x· Ð Tßng ®· cã sù phèi kÕt hîp chÆt chÏ víi nhµ tr­êng trong viÖc huy ®éng con em tíi tr­êng. §Æc biÖt cã ®­îc sù thµnh c«ng nµy lµ nhê sù lç lùc phÊn ®Êu v× mét tËp thÓ s­ ph¹m v÷ng m¹nh cña tËp thÓ 23 thÇy c« gi¸o vµ 270 em häc sinh tr­êng THCS Ð Tßng huyÖn ThuËn Ch©u ®· tËn t×nh ñng hé vµ gióp ®ì t«i, ®ãng gãp ý kiÕn ®Ó t«i hoµn thµnh ®Ò tµi nµy. Trong thêi gian thùc hiÖn ®Ó tµi, mÆc dï b¶n th©n ®· cã nhiÒu cè g¾ng song ®Ò tµi còng kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt. T«I rÊt mong nhËn ®­îc nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp, chØ dÉn bæ xung cña c¸c ®ång chÝ, c¸c b¹n ®ång nghiÖp ®Ó ®Ò tµi cña t«i ®­îc hoµn thiÖn vµ mang l¹i hiÖu qu¶ cao h¬n. Xin tr©n träng c¶m ¬n! T¸c gi¶ TrÇn Thµnh Trung MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn................................................................. 3 Mục lục:..................................................................... 4 Mở đầu: Những vấn đề chung....................................... 5 I. Lý do chọn đề tài:.................................................... 5 II. Mục đích nghiên cứu đề tài...................................... 6 III. Đối tượng nghiên cứu:............................................ 6 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................. 6 VI. Giả thuyết khoa học................................................ 7 VII. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu............................... 7 VIII. Phương pháp nghiên cứu........................................ 7 Chương I: I. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài................................ 8 II. Một số khái niệm có liên quản về quản lý nhà trường.. 8 III. Lý luận về xây dựng tập thể sư phạm........................ 10 IV. Tiêu chuẩn xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh....... 10 V. Vai trò, vị trí của giáo viên đối với việc xây dựng TTSP 10 Chương II. I. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội ở xã É Tòng 11 II. Thực trạng của tập thể nhà trường THCS É Tòng ...... 13 III. Thực trạng về các biện pháp QL TTSP của BGH trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu............................... 21 Chương III. Biện pháp XD TTSP trường THCS É Tòng .......... 24 I. Những căn cứ để đề ra các bện pháp............................. 24 II. Cơ sở của việc dề ra các biện pháp............................... 24 III. Các biện pháp............................................................ 24 IV. Kết quả việc thực hiện các biện pháp........................... 33 V. Khảo sát khả thi, cấp thiết của các biện pháp................. 34 Kết luận và khuyến nghị........................................................... 35 I. Kết luận chung............................................................. 35 II. Khuyến nghị................................................................ 37 Tài liệu tham khảo........................................................... 39 PHẦN I: MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Lao động của người thầy giáo, của tập thể sư phạm là một hoạt động mang tính khoa học, nghệ thuật, lao động sáng tạo nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị, mỗi học sinh thành đạt, trưởng thành, mỗi nhân tài của đất nước đều có sự đóng góp của giáo dục. Khi nói đến giáo dục, ta nói ngay đến một tập thể sư phạm nhà trường trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Nghị quyết Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong nhiều năm qua, việc tổng kết rút kinh nghiệm giáo dục đã đem lại hiệu quả cho công tác giảng dạy, giáo dục góp phần nâng cao công tác dạy học cho giáo viên và chất lượng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ chỉ đạo. Trong công tác quản lý, chỉ đạo trong một nhà trường phổ thông, việc xây dựng một tậo thể sư phạm vững mạnh là yếu tố cơ bản trong tình hình xã hội hiện nay. Giáo dục được coi là vấn đề then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước. Sự nghiệp giáo dục có phát triển mạnh, có hiệu quả hay không, phần lớn là dựa vào đội ngũ các nhà giáo. Đây là khâu đột phá trong công tác giáo dục, tạo điều kiện đưa nền giáo dục nước ta tiến thêm một bước theo kịp các yêu cầu phát triển kinh tế, sớm tiếp cận được với trình độ học vấn của các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Với cương vị là người làm công tác quản lý nhà trường, tôi có nhiều băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ mong muốn đáp ứng nhu cầu cấp bách của công tác Giáo dục - Đào tạo hiện nay thì đội ngũ giáo viên nhà trường phải là một tập thể sư phạm có số lượng đầy đủ, cân đối, có chất lượng tay nghề cao, có tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao. Trong nhiều năm qua tuy đã có nhiều cố gắng, có những thành công nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định chưa khắc phục được... Xuất phát từ những lý do trên, tôi suy nghĩ và mạnh dạn đề xuất đề tài: “ Biện pháp quản lý nhằm xây dựng tập thể sư phạm trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu trở thành một tập thể sư phạm vững mạnh”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng tập thể sư phạm của trường Trung học cơ sở É Tòng huyện Thuận Châu , tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng tập thể sư phạm ở nhà trường Trung học cơ sở É Tòng huyện Thuận Châu . III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Các biện pháp của Ban giám hiệu ( Hiệu trưởng ) về xây dựng tập thể sư phạm trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về tập thể sư phạm. 2. Nghiên cứu thực trạng về các biện pháp quản lý, xây dựng. tập thể sư phạm của trường Trung học cơ sở É Tòng huyện Thuận Châu , phân tích những nguyên nhân của thực trạng đó. 3. Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi về công tác xây dựng và phát triển tập thể sư phạm nhà trường Trung học cơ sở É Tòng huyện Thuận Châu VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Bằng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi cho rằng việc quản lý và xây dựng tập thể sư phạm của trường Trung học cơ sở É Tòng đã có những kết quả và hạn chế nhất định. Nếu Ban giám hiệu có những biện pháp quản lý tốt, phù hợp với thực tế thì việc xây dựng tập thể sư phạm nhà trường Trung học cơ sở É Tòng huyện Thuận Châu sẽ được nâng lên. Đề tài có thể áp dụng cho một số trường THCS trong huyện Thuận Châu có điều kiện tương tự như trường É Tòng huyện Thuận Châu VI. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đội ngũ giáo viên của trường THCS É Tòng huyện Thuận Châu VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp lý luận: Nghiên cứu những văn bản, nghị quyết, văn kiện của Đảng, văn bản liên quan đến xây dựng tập thể sư phạm. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: - Phương pháp điều tra; - Phương pháp thống kê, tổng hợp - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết: Tập thể sư phạm là một tập hợp của nhiềm người cùng có chung một hoạt động và nhằm đạt được một mục đích nhất định đó là làm tốt công tác giáo dục mà Đảng và Nhà nước giao cho. Sắp xếp và bố trí sử dụng lực lượng giáo dục phải đảm bảo hợp lý, tối ưu các nguồn nhân lực, các phương tiện, vật chất, phương pháp, cách tổ chức để đạt được mục tiêu chung và cân đối đều khắp nhà trường. Trong những năm học trước đã có những công trình nghiên cứu của đơn vị trường bạn đã đề cập đến vấn đề này, nhưng đối với trường THCS É Tòng – Thuận Châu thì chưa được đưa vào áp dụng, chưa được coi trọng. Nhưng trong năm học vừa qua, để đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia, thu hút mục tiêu giáo dục chung thì chúng tôi thấy việc xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh cũng như một nhu cầu cần thiết và hết sức cấp bách, song thực tế ở trường THCS É Tòng – Thuận Châu tuy đã có những biện pháp nhưng chưa chặt chẽ, còn non nớt, đôi khi hiệu trưởng chưa thật sự chú ý đến vấn đề này, đặc biệt là cơ sở lý luận. II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG. 2.1. Quản lý là gì? Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và các điều kiện cho sự phát triển của đại lượng đến môi trường đã xác định. 2.2. Quản lý giáo dục: Hiểu theo nghĩa rộng, quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu giáo dục hiện nay. Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lý ( có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống ) mang tính tổ chức, sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quy trình này vận hành với việc hình thành những mục đích dự kiến. 2.2. Quản lý nhà trường: Quản lý giáo dục dựa trên cơ sở quản lý nhà trường vì nhà trường là thực thể trung tâm của bất kỳ sự biến đổi nào của hệ thống giáo dục, nhà trường tự chủ giải quyết những vấn đề sư phạm - kinh tế - xã hội với sự tham gia tích cực, có trách nhiệm và tính tự quản của mỗi giáo viên, hoàn thiện hệ thống thông tin trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh. Quản lý nhà trường là tác động của chủ thể quản lý ( Hiệu trưởng ) lên quá trình quản lý bên trong và bên ngoài nhà trường như đội ngũ giáo viên, học sinh, quá trình dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, quản lý hành chính, quản lý về công tác xã hội hóa giáo dục, huy động cộng đồng... III. LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM. 2.1. Tập thể là gì? Tập thể là tập hợp nhiều người có chung chí hướng, cùng chung một hoạt động là dạy học đáp ứng mục đích nhất định. 2.2. Tập thể sư phạm ( tập thể giáo viên ) Là tập thể nhiều người cùng làm công tác và nhiệm vụ giáo dục với hoạt động là dạy học đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo dục - Đào tạo đề ra. 2.3. Giáo viên. Là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác. Giáo viên THCS là người làm nhiệm vụ giảng dạy trong nhà trường THCS. 2.4. Xây dựng tập thể sư phạm. Là tạo lên cho nó có một sức mạnh mới mẻ khác với những việc đã làm trước, tạo đà cho nhà trường hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao. IV. TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM VỮNG MẠNH 1. Tập thể phải có đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và vững vàng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong thời kỳ đổi mới. 2. Đoàn kết, thống nhất trong mọi chương trình hành động. 3. Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. V. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM. Trong tập thể sư phạm, vai trò của đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, họ là lực lượng cốt yếu của nhà trường. Việc xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục - Đào tạo được coi là mũi nhọn (Quốc sách hàng đầu ) trong đó lực lượng giáo viên là quyết định. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG THCS É TÒNG – THUẬN CHÂU I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - Xà HỘI Ở XÃ É TÒNG – THUẬN CHÂU . 1. 1. Thuận lợi. Xã É Tòng là một xã vùng ba , có địa bàn hành chính khá rộng và dài, với diện tích tự nhiên là 4180 ha và địa hình khá phức tạp gồm 19 bản với 2 dân tộc anh em chung sống ( Thái, H Mông) . Tổng số gần 462 hộ với hon 2654 nhân khẩu. Mặt bằng dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn. Tuy nhiên do làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên phong trào giáo dục của xã từng bước phát triển, xã được công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về PCGD THCS từ năm 2007. Là một xã vùng ba cách xa trung tâm huyện , đặc biệt từ khi có ánh sáng nghị quyết TW 4 khoá VII, nghị quyết TƯ 2 khoá VIII về phát triển GD , nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nghị quyết Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII, nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XIX, xã luôn được đón nhận sự quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp GD của các cấp lãnh đạo, Bộ, Sở, Ngành, Huyện, các cơ quan chức năng, Hội phụ huynh học sinh, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với sự nghiệp Giáo dục của cấp uỷ chính quyền xã, của khối các trường học trong xã nên sự nghiệp Giáo dục THCS của xã đã có những nét khởi sắc mới. Nhân dân các dân tộc trong toàn xã ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về quyền lợi học tập của con em nói riêng và vai trò của Giáo dục và Đào tạo nói chung. Từ đó xác định nghĩa vụ trách nhiệm của bản thân, cộng đồng với Giáo dục và Đào tạo. Mạng lưới trường lớp của xã ngày càng được củng cố mở rộng và đẩy mạnh hơn cả về quy mô và chất lượng đào tạo do đó đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng đông hơn, tốt hơn của con em nhân dân các dân tộc trong xã. Cơ sở vật chất các trường học của xã cũng được các dự án quan tâm đầu tư nên ngày càng đảm bảo đúng quy cách . Đội ngũ giáo viên được ngành quan tâm bổ xung ngày càng đầy đủ có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình giảng dạy và mẫu mực với HS. Đội ngũ quản lý các trường học đều có thâm niên quản lý và đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và quản lý. Phong trào hoạt động bề nổi của các trường khá sôi nổi đồng bộ gây hứng thú và hỗ trợ kết quả học tập cho HS. 1.2. Khó khăn. Do địa bàn xã vừa rộng vừa dài, địa bàn phức tạp với đường xá đi lại khó khăn. Do đó việc huy động các em trong độ tuổi bỏ học ra lớp còn nhiều khó khăn Học sinh chủ yếu là con em các dân tộc, vì thế việc đầu tư cho con em đi học gặp không ít khó khăn, các em nhà ở xa vì thế quá một nửa số học sinh về ở bán trú… đã gây không ít khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. II. THỰC TRẠNG CỦA TẬP THỂ SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG THCS É TÒNG – THUẬN CHÂU. 2.1. Đặc điểm tình hìnhTình hình của trường THCS É Tòng . Trường THCS É Tòng được thành lập khoảng từ năm 1965 với tên là trường Tiểu học É Tòng đến năm 2002 đổi thành trường PTCS É Tòng , nhưng đến năm học 2005 - 2006 trường mới được tách và trường được mang tên trường THCS É Tòng . Năm học 2010 - 2011 toàn trường có 23 cán bộ giáo viên trong đó ban giám hiệu 2 đồng chí, giáo viên trực tiếp đứng lớp 19 đồng chí, tổng số lớp 10 lớp với 270 học sinh. Độ tuổi của giáo viên từ 24 đến 35, trường có chi bộ riêng và có 6 đảng viên ( 2 dự bị ). Về cơ sở vật chất: Toàn trường có 14 phòng học đủ để học 1 ca, có đủ chỗ ngồi cho học sinh ngồi học, quang cảnh trường thoáng mát, đủ diện tích sân bãi cho học sinh vui chơi (7200m2), xung quanh trường trồng nhiều cây bóng mát. Nhìn chung với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất như trên cũng chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu dạy và học, tuy nhiên nhà trường vẫn cần phải khắc phục để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập của mình. 2.2. Thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong việc xây dựng tập thể sư phạm. 2.2.1. Thuận lợi. - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của UBND huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo, của đảng ủy chính quyền địa phương. - Đội ngũ giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao - Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. - Đội ngũ giáo viên luôn có ý thức phấn đấu, rèn luyện, học tập để nâng cao tay nghề. - Đa số các em ngoan, có ý thức trong học tập. 2.2.2. Khó khăn. - Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường. - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh chưa có . - Hiệu quả giáo dục chưa đồng đều. - Trang thiết bị dạy học còn thiếu. 2.3 Thực trạng của việc xây dựng tập thể sư phạm của trường THCS É Tòng . Trong nhiều năm học trước đây, do còn là trường liên cấp nên việc quản lý chuyên môn của nhà trường chưa được đảm bảo và chưa được quan tâm đúng mức, công tác giảng dạy chưa phát huy hết khả năng của giáo viên, tinh thần đoàn kết nội bộ chưa cao điều đó có biểu hiện gây bè phái trong từng cấp học. Công tác cộng đồng chưa phát huy hết được tác dụng, công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhiều khi chưa đồng nhất, không theo một guồng quay nhất định... Từ khi tách trường đến nay 8/2005 trường đã hoạt động có hiệu quả và có tiến bộ hơn, chất lượng giảng dạy được nâng lên một bước, uy tín của Ban gián hiệu được bộc lộ qua lòng tin của của tập thể sư phạm, năm học 2009 - 2010 nhà trường đạt trường tiên tiến xuất sắc . Thực hiện các hoạt động và công tác khác đã được ổn định và đi vào nề nếp, có chất lượng như quản lý công tác chuyên môn, dạy - học, công tác thi đua dạy tốt học tốt, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, công tác đoàn, đội.. Từ những thực trạng nói trên, với cương vị là người lãnh đạo nhà trường ( Hiệu trưởng ) tôi thấy việc xây dựng tập thể sư phạm là rất cần thiết nhưng thực hiện vấn đề gì và làm như thế nào đòi hỏi sự tìm tòi, suy nghĩ của người Hiệu trưởng, người lãnh đạo, người quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, đặc biệt là công tác quản lý phải đặt ra những yêu cầu mới cao hơn, người lãnh đạo có quyền ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý đồng thời là đại biểu cho lợi ích tập thể lao động mà họ lãnh đạo, bao gồm 2 loại cán bộ lãnh đạo trực tiếp và lãnh đạo chức năng, tổng thể người cán bộ quản lý giáo dục hiện nay phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Có phẩm chất chính trị tốt. - Có hiểu biết pháp luật, thông hiểu chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Vững vàng về chuyên môn. - Có năng lực tổ chức quản lý. - Có phẩm chất đạo đức tốt, có tác phong làm việc khoa học. Đảng sớm nhận thấy vai trò quyết định của công tác cán bộ trong thời kì đổi mới. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: “.. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trước hết là cán bộ lãnh đạo vững vàng và quản lý ở các cấp về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân, có cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức có tài...” Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng nhà trường, tôi đánh giá kết quả đó qua một số biểu điều tra từng vấn đề: phẩm chất, năng lực, trình độ đào tạo, hiệu quả giáo dục cụ thể như sau: Bảng 1: Hệ thống cơ cấu, giới tính, độ tuổi của đội ngũ cán bộ giáo viên trường THCS É Tòng – Thuận Châu. NĂM HỌC TỔNG SỐ DÂN TỘC GIỚI TÍNH ĐỘ TUỔI Nam Nữ 20- 25 26 - 30 31 - 40 41 - 50 2010 - 2011 23 7 14 9 1 18 4 0 Nhận xét: - Qua phân tích trong tổng số giáo viên ít biến động qua các năm học, phần đa là giáo viên nam. - Tỷ lệ cán bộ giáo viên là người dân tộc chiếm: 30,43% - Tuổi đời trẻ nhiều, đa số từ 25 - 35 tuổi chiếm: 99% Với số liệu phân tích trên, số giáo viên nữ ít, ( chiếm 39% ) điều đó không ảnh hưởng đến hoạt động bề nổi của nhà trường. Điều quan trong ở đây là rèn cho đội ngũ cán bộ giáo viên có sức khỏe, có ý thức trách nhiệm cao, có lòng nhiệt tình, có tâm huyết cao trong công việc... Bảng 2.