Đề tài Biện pháp quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Với phương châm giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, Đảng ta đã xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có kỹ năng, có thái độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay. Muốn thực hiện được điều đó, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Ban chấp hành TW 2, khóa 8 đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục- đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Vì vậy ta có thể khẳng định việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc làm cực kỳ quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trường tiểu học Kiến Thiết – Yên Sơn – Tuyên Quang là một trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường được thàng lập theo Quyết định số 1387/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (chia tách Trường PTCS Kiến Thiết, thành lập Trường tiểu học và Trường THCS Kiến Thiết). Trường đóng trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế xã hội (KTXH) đặc biệt khó khăn (xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II: 2006-2011), xã có 11 dân tộc cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 85%. Đời sống nhân dân trong xã còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Đội ngũ giáo viên còn thiếu theo qui định của Bộ GDĐT và không đồng bộ về cơ cấu (thừa giáo viên dạy văn hoá, thiếu giáo viên dạy các môn năng khiếu), trình độ chuyên môn đào tạo tuy đã đạt chuẩn (100% giáo viên có trình độ THSP) xong chất lượng không đồng đều, có 60% giáo viên được đào tạo từ hệ 9+3 tháng và 9+1 năm sau đó đi học bồi dưỡng trung học sư phạm. Một số ít giáo viên nhận thức về vai trò và trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở trên, với quá trình học tập, nghiên cứu và tiếp thu ý kiến các thầy cô giáo tại khoá học bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Tuyên Quang năm 2008, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Biện pháp quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”.

doc30 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3817 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Với phương châm giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, Đảng ta đã xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có kỹ năng, có thái độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay. Muốn thực hiện được điều đó, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Ban chấp hành TW 2, khóa 8 đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục- đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Vì vậy ta có thể khẳng định việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một việc làm cực kỳ quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trường tiểu học Kiến Thiết – Yên Sơn – Tuyên Quang là một trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường được thàng lập theo Quyết định số 1387/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (chia tách Trường PTCS Kiến Thiết, thành lập Trường tiểu học và Trường THCS Kiến Thiết). Trường đóng trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế xã hội (KTXH) đặc biệt khó khăn (xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II: 2006-2011), xã có 11 dân tộc cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 85%. Đời sống nhân dân trong xã còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Đội ngũ giáo viên còn thiếu theo qui định của Bộ GDĐT và không đồng bộ về cơ cấu (thừa giáo viên dạy văn hoá, thiếu giáo viên dạy các môn năng khiếu), trình độ chuyên môn đào tạo tuy đã đạt chuẩn (100% giáo viên có trình độ THSP) xong chất lượng không đồng đều, có 60% giáo viên được đào tạo từ hệ 9+3 tháng và 9+1 năm sau đó đi học bồi dưỡng trung học sư phạm. Một số ít giáo viên nhận thức về vai trò và trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở trên, với quá trình học tập, nghiên cứu và tiếp thu ý kiến các thầy cô giáo tại khoá học bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Tuyên Quang năm 2008, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Biện pháp quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có lòng nhân ái và lý tưởng nghề nghiệp ở trường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học. 3.2. Phân tích thực trạng việc quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 4. Đối tượng nghiên cứu. Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1 Nghiên cứu các tài liệu của Đảng về giáo dục - đào tạo, các văn bản của Bộ GDĐT và các ban ngành có liên quan đến công tác GDĐT. 5.2 Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các kinh nghiệm thực tiễn về một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong quá trình học khoá bồi dưỡng CBQL giáo dục do Học viện quản lý giáo dục tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang năm 2008. 5.3 Khảo sát thực tế, điều tra, so sánh, thống kê chất lượng đội ngũ giáo viên trong 3 năm học 2004 - 2005; 2005 - 2006; 2006 - 2007 của trường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Cơ sở lý luận. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường, là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng hiệu quả cho nhà trường. Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm của Đảng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghị quyết TW 2 khoá 8 đã nêu “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” . Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. “Tiểu học là nền, lớp 1 là móng”. Móng chắc, nền vững là cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng ngôi nhà học vấn phổ thông. Đội ngũ giáo viên tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học. Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh: những hiểu biết, kỹ năng và thói quen tốt đẹp của mỗi con người đã được hình thành từ bậc học này. Các thầy cô giáo mẫu mực và tâm huyết với nghề đã để lại dấu ấn trong mỗi học sinh của mình từ nét chữ, lời nói, ứng xử trong giao tiếp ... “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp trung học cơ sở” (Điều 27, khoản 2 Luật Giáo dục 2005). Toàn xã hội, ngành giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh đều đặt niềm tin, niềm hy vọng vào các thầy cô giáo tiểu học trong việc dạy dỗ con em mình để hình thành những nét nhân cách quan trọng đầu tiên cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học là việc làm hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển của mỗi nhà trường. Do đó người cán bộ quản lý nhà trường phải coi đây là công việc đầu tiên, giữ vai trò quyết định đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Cơ sở pháp lý. Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” đã nêu rõ mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu về của thời kỳ đổi mới. Đây là văn bản vô cùng quan trọng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, cụ thể: “Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước, là điều kiện để pháp huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Luật Giáo dục 2005 đã nêu: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Điều 15, Chương I (Luật giáo dục 2005) qui định “Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”, khoản 4, điều 72, chương IV (Luật Giáo dục 2005) quy định nhiệm vụ của nhà giáo: “Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. Điều 17, (Điều lệ trường tiểu học 2007) cũng đã qui định về quyền của hiệu trưởng “Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại giáo viên; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định”. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 Quyết định về việc ban hành Quy định “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học” . Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 20/6/2007 Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khóa (XIV) “Về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến 2010”. Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 28/4/2006 của BCH Đảng bộ huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang “Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ huyện Yên Sơn”. Như vậy công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học nói chung và Trường tiểu học Kiến Thiết – Yên Sơn – Tuyên Quang nói riêng thuộc về cán bộ quản lý nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên”. Cho nên người người hiệu trưởng phải coi đây là một nhiệm vụ quan trọng quyết định chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh. 1.3. Cơ sở thực tiễn. Đội ngũ giáo viên tiểu học của nước ta tăng nhanh về số lượng và có số lượng lượng lớn nhất so với các bậc học. Trình độ ban đầu và năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều, mấy chục năm qua giáo viên tiểu học được đào tạo ở trình độ thấp, gồm nhiều hệ đào tạo như 5+3, 7+1, 7+2, 9+3 tháng, 9+1 … Do yêu cầu bức thiết của sự phát triển quy mô giáo dục tiểu học và công tác phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ, đặc biệt là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo … Hội nghị TW 2 khóa 8 của Đảng đã chỉ ra những yếu kém của giáo dục nước ta hiện nay trong đó có sự yếu kém của đội ngũ giáo viên “giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về qui mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH-HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra yêu cầu hiện đại hoá, chuẩn hoá với ngành giáo dục nói chung, với việc xây dựng đội ngũ nói riêng. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học không chỉ là đào tạo và đào tạo lại mà là quá trình phấn đấu để khắc phục sự không đồng đều của đội ngũ về mọi mặt, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 21/7/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo “Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm trong năm học 2007-2008” đã nêu: Đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý, thường xuyên rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 20/6/2007 Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khóa (XIV) “Về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến 2010” đã xác định: Đến năm 2010, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường đều có trình độ trung cấp lý luận chính trị, được đào tạo về nghiệp vụ quản lý giáo dục và quản lý tài chính; 20% giáo viên có trình độ Cao đẳng và Đại học… Trường Tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đóng trên địa bàn xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Trường có 11 phân hiệu điểm trường, điểm xa nhất cách trung tâm 20 km (chủ yếu là đường liên thôn và đường dân sinh), năm học 2007-2008, trường có 30 lớp với 425 học sinh và 41 cán bộ giáo viên. Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn và tạm bợ, điểm Trung tâm còn dùng chung cơ sở vật chất với Trường THCS Kiến Thiết. Điều kiện sống của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giáo viên cắm bản, thiếu nhà công vụ, thiếu điện thắp sáng và các phương tiện nghe nhìn ... Đội ngũ giáo viên hiện tại đã đạt chuẩn và trên chuẩn, các thầy cô giáo luôn yên tâm công tác, tâm huyết với nghề, dạy học với tinh thần và trách nhiệm cao. Tuy nhiên chất lượng giáo viên không đồng đều. Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, chậm đổi mới phương pháp dạy học (do yếu tố đầu vào của giáo viên 60% đào tạo từ sơ cấp). Trường còn thiếu cán bộ quản lý (theo tiêu chuẩn trường Hạng 1, thiếu 1 phó hiệu trưởng) và thiếu giáo viên dạy chuyên các môn năng khiếu... Tất cả những khó khăn bấp cập trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường trực tiếp là hiệu trưởng phải hết sức quan tâm, đặt nó vào vị trí trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KIẾN THIẾT – YÊN SƠN – TUYÊN QUANG 2.1. Đặc điểm tình hình chung. 2.1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội tại địa phương. Xã Kiến Thiết là xã vùng cao điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Xã có 965 hộ với 4.611 nhân khẩu, trong đó hộ nghèo là 630/965 hộ = 65%. Địa bàn xã rộng với 17 thôn bản và 11 dân tộc cùnh sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 82% dân số. Đời sống nhân dân còn nghèo, đất nông nghiệp ít, chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi nhỏ, đường xá đi lại khó khăn giữa các thôn bản. Xã đã hoàn thành phổ cập giáo tiểu học – chống mù chữ năm 1995, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2002 và phổ cấp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2004. Một số đồng bào dân tộc thiểu sốổtình độ văn hoá thấp, dân trí chậm phát triển, hủ tục còn lạc hậu như cho con lấy vợ, lấy chồng còn ở tuổi vị thành niên. Đồng bào dân tộc H’.Mông còn thành lập và hoạt động các nhóm đạo tin lành... Tuy nhiên xã luôn giữ vững ổn định về chính trị an ninh quốc phòng, không có hiện tượng điểm nóng về chính trị, nhân dân lao động cần cù, tệ nạn xã hội được đẩy lùi. 2.1.2. Đặc điểm của Trường tiểu học Kiến Thiết - Yên Sơn - Tuyên Quang năm học 2007 - 2008. Trường tiểu học Kiến Thiết – Yên Sơn – Tuyên Quang được thành lập tháng 5/2004, trường đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn. Trường có 11 điểm trường nằm rải rác tại 17 thôn bản. + Trường có 30 lớp với 425 học sinh, được phân bố tại 11 điểm trường, có điểm cách Trung tâm 20 km, trong đó có 06 lớp ghép với 57 học sinh. Học sinh trong trường gồm 11 dân tộc, trong đó học sinh dân tộc H’Mông là 164/425 = 38,5%. + Về các tổ chức trong nhà trường: - Chi bộ: có 17 đảng viên (chính thức 16, dự bị 01; nam 4, nữ 13). Ban chi uỷ 03 đồng chí (Bí thư chi bộ là Hiệu trưởng) - Công đoàn: có 41 đoàn viên, nam 8, nữ 33. Ban chấp hành 5 đồng chí. - Đội thiếu niên: Liên đội có 14 chi đội và 16 sao nhi đồng. Ban chỉ huy Liên đội có 5 em. + Về cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có 41 đồng chí, trong đó: - Ban giám hiệu: 02 - Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 37 ( Giáo viên dạy văn hoá: 35; Ngoại ngữ: 01; Mỹ thuật: 01). - Tổng phụ trách Đội: 01 - Cán bộ kế toán: 01 - Trình độ chuyên môn: 41/41 đạt trình độ chuẩn. Trong đó: Đại học tiểu học 01; Cao đẳng 07; Trung cấp 33 (01 giáo viên đang học Cao đẳng tiểu học) Từ những đặc điểm của nhà trường cho thấy những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Kiến Thiết như sau: 2.1.2.1. Thuận lợi: - Trong công tác quản lý, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Yên Sơn, sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Phòng Giáo dục - đào tạo Yên Sơn và Sở GDĐT tỉnh Tuyên Quang. - Nội bộ nhà trường đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhiều năm liền Chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh (từ 2004 đến 2007). - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đều hoạt động có hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực trong công tác quản lý bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường. - Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác. - Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh được giữ vững và từng bước được nâng lên. - Sách giáo khoa, vở viết và thiết bị dạy học đều được Nhà nước trang bị đủ từ lớp 1 đến lớp 5 (Chương trình 135). 2.1.2.2. Khó khăn: - Kinh tế của nhân dân trong xã chậm phát triển, trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về công tác giáo dục - đào tạo và công tác xã hội hoá giáo dục của nhân dân còn hạn chế. - Cơ cấu Ban giám hiệu còn thiếu theo tiêu chuẩn trường hạng 1: Hiện nay mới có 01 Hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng, (còn thiếu 01 phó hiệu trưởng). Trường có 11 phân hiệu điểm trường, có điểm trường cách xa Trung tâm từ 18 đến 20 km, giao thông đi lại không thuận lợi (chủ yếu đi bằng đường dân sinh, đường liên thôn, nhiều thôn bản chưa có điện quốc gia và chưa có điện thoại) nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. - Cơ cấu giáo viên không đồng đều, chưa có giáo viên dạy chuyên trách môn Âm nhạc, Thể dục. 100% số giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, song năng lực công tác thực tế chưa đồng bộ (60% giáo viên được đào tạo từ sơ cấp sư phạm hệ 9+3 tháng và 9+1 năm, sau đó được đào tạo để nâng chuẩn), do đó nhận thức về kiến thức cơ bản và tư duy về đổi mới phương pháp dạy học còn rất hạn chế ; một số giáo viên tăng cường (từ vùng thuận lợi đến) tâm lý chưa thật yên tâm công tác; một số giáo viên lớn tuổi (diện tinh giản biên chế đến 2011) có thể hiện sức ì trong công tác, chậm đổi mới, chưa thực sự chú tâm tới công việc. - Cơ sở vật chất của nhà trường tuy tạm đủ phòng học 2 ca, song chủ yếu là phòng học tạm, bàn ghế cũ không đúng quy cách. Điểm trung tâm (trụ sở nhà trường) còn sử dụng chung với trường THCS Kiến Thiết (do mới chia tách nên chưa có cơ sở vật chất riêng), thiếu phòng học, phòng chức năng, nhà công vụ, phòng thư viện – thí nghiệm ... nên chưa ứng được yêu cầu của việc dạy và học. Do thiếu phòng học, trường phải học 2 ca nên rất khó khăn trong việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Chất lượng học sinh đầu vào rất thấp, thể hiện qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm của khối lớp 1. Tổng số Nhận biết về chữ cái và chữ số Khả năng nói Tiếng Việt Đạt yêu cầu Chưa đạt YC Thành thạo Chưa thạo 95 57 38 43 42 Chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, đi học mẫu giáo không đều, ở gia đình ít giao tiếp bằng Tiếng Việt. 2.2. Thực trạng công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 2.2.1. Thực trạng quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Từ khi thành lập tháng 5/2004, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và trực tiếp là Phòng GD ĐT Yên Sơn, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, sự thống nhất của chính quyền - đoàn thể và các tổ chuyên môn trong nhà trường. Hàng năm chi bộ nhà trường đều đạt "Trong sạch – vững mạnh", nhà trường đạt "Khá", Công đoàn "Vững mạnh xuất sắc", Liên đội "Mạnh cấp huyện". Có giáo viên đạt "Giáo viên giỏi cấp huyện" năm 2004-2005 ; 2005-2006, "Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến" năm 2006-2007. Có học sinh đạt giải cấp huyện. Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị ; triển khai đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp và các văn bản của nhà nước, của ngành về công tác giáo dục. Đặc biệt quán triệt thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ; Chỉ thị số 33 /CT-TTg của Thủ Tướng chính phủ về "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" ; cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung : "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp" trong năm học 2007-2008. Phối hợp với Công đoàn nhà trường xây dựng và phát động các phong trào thi đua trong đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, tạo động lực thúc đẩy mỗi cá nhân cố gắng vươn lên trong công việc, mà trọng tâm là phong trào "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo". Động viên khuyến khích, khen thưởng những cá nhân, t
Luận văn liên quan