Đề tài Biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục đối với ngành học mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Trong những năm qua, quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội, chưa thực sự chi phối sự chỉ đạo tổ chức thực tiễn của nhiều cán bộ quản lý và cấp quản lý, kể cả đầu tư cho giáo dục và tạo cơ chế cho tổ chức và hoạt động giáo dục. Trong quản lý về giáo dục chưa tạo ra được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý, cách làm, cách thực hiện chủ trương đường lối của Đảng bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của mọi người dân, mọi lực lượng xã hội; tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước làm cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực sự là của dân, do dân và vì dân. Trong xu thế hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với giáo dục. Giáo dục đang đứng trước những thời cơ phát triển cực kỳ thuận lợi, nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ VIII đã khẳng định: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”. Mục đích cuối cùng của quá trình xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là nâng cao thêm mức hưởng thụ về giáo dục của nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần và vật chất của từng người dân. Trẻ em hôm nay sẽ là chủ nhân đất nước ngày mai, vì thế cần phải bắt đầu từ việc chăm sóc, giáo dục trẻ em tuổi mầm non và trách nhiệm này không chỉ thuộc về các nhà mầm non, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 đã khẳng định rõ ở điều 12 về “Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” . Theo tinh thần của Luật giáo dục, công tác quản lý chỉ đạo, phát triển giáo dục mầm non cần phải gắn với công tác vận động xã hội mới đem lại hiệu quả cao. Phát triển giáo dục luôn đi liền với xã hội hoá giáo dục. Đối với giáo dục mầm non, xã hội hoá để phát triển luôn là quy luật tồn tại và phát triển. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xã hội hoá giáo dục mầm non là một trong những nhân tố hàng đầu để thực hiện phát triển giáo dục mầm non có chất lượng, phục vụ cho mục tiêu hình thành nhân cách trẻ em, tạo điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục ở các bậc học khác. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ : “Chăm lo phát triển mầm non”, thực hiện “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non là một quy luật và khâu then chốt để thực hiện “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 là: “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình.” Song hiện nay, xã hội hoá giáo dục mầm non trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó, bởi vì trong xã hội còn tồn tại nhiều nhận thức chưa thật tinh tế, toàn diện. Có quan điểm cho rằng xã hội hoá giáo dục mầm non chỉ đơn thuần là sự đa dạng hoá các hình thức tham gia của nhân dân và xã hội mà ít chú trọng tới nâng mức hưởng thụ từ giáo dục của người dân. Vì vậy, có nơi công tác xã hội hoá giáo dục mầm non chỉ đơn thuần về mặt huy động tài chính, huy động cơ sở vật chất, Nhà nước khoán cho dân, ít quan tâm đến sức dân. Trái lại có nơi lại thụ động trông chờ vào sự bao cấp chủ yếu của Nhà nước. Tình hình này cũng có ở Hà Nội. Vấn đề đặt ra là phải lámau sắc hơn về lý luận và thực tiễn ở từng địa bàn dân cư để tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục mầm non. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục đối với ngành học mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.

doc94 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục đối với ngành học mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan