Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định: "Ngôn ngữ là công cụ của tư duy".
Ngôn ngữ của con người phát triển chứng tỏ tư duy phát triển. Để giúp học sinh
có tư duy phát triển thì hiện nay trong nhà trường Tiểu học môn Tiếng Việt càng
được coi trọng cả về nội dung và phương pháp giảng dạy. Để học sinh có được
các kĩ năng trên thông qua các giờ Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn thì chưa đủ
mà học sinh cần được bồi dưỡng về năng lực cảm thụ văn trong các giờ tập đọc
và trong các buổi ngoại khoá. Bởi học sinh có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu được
ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ.và mới thấy được nét đẹp của
thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú.
22 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 10161 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THAN UYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 XÃ MƯỜNG THAN
TỔ KHỐI 5
--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ
VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 5
Họ và tên người thực hiện: Lê Thanh Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Năm thực hiện: 2012 - 2013
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định: "Ngôn ngữ là công cụ của tư duy".
Ngôn ngữ của con người phát triển chứng tỏ tư duy phát triển. Để giúp học sinh
có tư duy phát triển thì hiện nay trong nhà trường Tiểu học môn Tiếng Việt càng
được coi trọng cả về nội dung và phương pháp giảng dạy. Để học sinh có được
các kĩ năng trên thông qua các giờ Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn thì chưa đủ
mà học sinh cần được bồi dưỡng về năng lực cảm thụ văn trong các giờ tập đọc
và trong các buổi ngoại khoá. Bởi học sinh có cảm thụ văn tốt thì mới hiểu được
ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ...và mới thấy được nét đẹp của
thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú.
Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi
dưỡng tình yêu tiếng Việt hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa cho học sinh dưới sự dẫn dắt của thầy, cô. Những bài thơ, bài văn hay
trong sách giáo khoa sẽ đem đến biết bao điều kỳ thú, hấp dẫn. Tuy nhiên muốn
trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt mỗi em cần phải tự giác
phấn đấu và rèn luyện về nhiều mặt.
Thực tế trong những năm gần đây đề thi học snh gỏi các cấp môn Tiếng
Việt ở bậc Tiểu học đều có bài tập về cảm thụ văn học. Tôi thấy khả năng cảm
thụ văn học của các em còn nhiều hạn chế. Các em chưa có kĩ năng cảm thụ tốt
các bài văn, bài thơ, (hoặc đoạn văn, đoạn thơ). Việc cảm nhận những giá trị nổi
bật của tác giả trong các bài tập đọc còn ít, chưa sâu. Dẫn đến kĩ năng viết tập
làm văn chưa hay, chưa sinh động, gợi cảm, đặc biệt là văn miêu tả. Chính vì
vậy tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ văn
cho học sinh lớp 5. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về "Bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5" để các đồng chí đồng
nghiệp tham khảo.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: 12 học sinh giỏi lớp 5 trường Tiểu học số 1 xã
Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Đối tượng nghiên cứu: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh giỏi lớp 5.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2011- 2012 và 2012- 2013.
III. Mục đích nghiên cứu
* Đối với giáo viên: Phát hiện khả năng, năng khiếu học văn của học sinh
từ đó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những khái niệm đơn giản
khi cảm thụ văn học.
* Đối với học sinh:
2
+ Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ.
+ Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học.
+ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Học sinh có hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ.
- Có những kiến thức cơ bản, những khái niệm đơn giản khi cảm thụ văn học.
- Có kỹ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
- Bổ trợ cho dạy tập làm văn có hiệu quả.
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đưa ra định hướng về công tác
giáo dục là: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục thực
hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá... "
- Thực hiện "Giáo dục cho mọi người" và "Cả nước trở thành một xã hội
học tập".
- Tại Hội nghị lần thứ VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
vẫn tiếp tục khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu".
- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, của bậc
Tiểu học và của Phòng giáo dục và đào tạo Than Uyên.
- Dựa vào các tài liệu tham khảo về bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
cho học sinh như: Để học tốt Tiếng Việt, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
Tiếng Việt... Tôi thấy cần Giúp học sinh hiểu “cảm thụ văn học là gì? ”: Cảm
thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế
nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ
phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ hoặc câu văn, câu thơ).
- Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài
thơ,... ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần
gũi, "thâm nhập" với những gì đã đọc.
- Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say
mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế
cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho
cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.
Trong quá trình nghiên cứu có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Các em đi học chuyên cần, có nề nếp học tập tốt, có kĩ năng đọc diễn
3
cảm khá tốt trong phân môn Tập đọc.
- Giáo viên đã chú ý việc bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ trong khi dạy phân
môn Tập đọc.
* Khó khăn:
- sự quan tâm của gia đình chưa nhiều. Các em chưa kiên trì trong học tập.
- Một số ít giáo viên giảng dạy chưa coi trọng việc hướng dẫn học sinh
cảm thụ nội dung và nghệ thuật qua các bài tập đọc. Mà chỉ chú ý về rèn kĩ năng
đọc cho học sinh. Cho nên chưa phát triển được năng lực cảm thụ bài văn, bài
thơ, đoạn văn, đoạn thơ hay câu văn, câu thơ cho học sinh. Từ đó kĩ năng viết
các bài văn miêu tả chưa hay, cảm xúc còn hạn chế trong cách dùng từ đặt câu,
diễn ý sử dụng các nghệ thuật để câu văn sinh động, gợi cảm.
II. Thực trạng của vấn đề
Trong những năm gần đây đề thi học sinh giỏi các cấp môn Tiếng Việt
đều có một bài tập về cảm thụ văn học mà tôi thấy thực tế các em học sinh có
khả năng cảm thụ văn học tốt rất ít, và hầu hết các em chưa hiểu từ "cảm thụ văn
học", "hình ảnh đẹp", ... cho nên bài viết của các em còn dàn trải, vụng về,
không cô đọng, chưa biết bám sát vào nội dung và các giá trị nghệ thuật chứa
trong mỗi văn bản nghệ thuật đó.
- Các em chưa thấy được mỗi bài văn, bài thơ là một văn bản nghệ thuật,
dù dài hay ngắn thì nó cũng chứa lượng thông tin nhất định về ngôn từ, hình
ảnh, sự kiện, tình cảm, ... cho nên những thông tin đó tác động vào tâm hồn ngây
thơ hiếu động của các em bị hạn chế.
- Bên cạnh đó còn có một số ít giáo viên giảng dạy chưa coi trọng việc
hướng dẫn học sinh cảm thụ nội dung và nghệ thuật qua các bài tập đọc. Cho
nên chưa phát triển được năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ
hay câu văn, câu thơ cho học sinh.
- Trong các tiết tập đọc có thể học sinh phát hiện được các biện pháp nghệ
thuật xong chưa hiểu được tác dụng của tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đó
có tác dụng gì?
- Giáo viên dạy chưa tạo điều kiện để học sinh cảm thụ văn học tốt thông
qua các giờ dạy tập đọc.
- Dẫn đến các tiết viết bài tập làm văn của học sinh chưa vận dụng được
khả năng cảm thụ văn học làm cho các bài văn miêu tả chưa hay, chưa sinh
động, khả năng bộc lộ cảm xúc của học sinh còn hạn chế. Chính vì vậy tôi thấy
trong các nhà trường Tiểu học việc "Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho
học sinh giỏi lớp 5" là vấn đề cấp bách.
- Trước những thực trạng về việc dạy và học cảm thụ văn học cho học
sinh như vậy tôi thấy mình cần phải đầu tư thời gian nghiên cứu về nội dung và
phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt, đặc biệt là phương pháp bồi dưỡng cảm
thụ văn học cho học sinh, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao khả năng
4
cảm thụ văn học các em bị hạn chế như vậy, để từ đó đề ra được một số biện
pháp khắc phục, vận dụng vào thực tế quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nói riêng và kĩ năng viết văn
miêu tả nói chung. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm khi vận dụng dạy bồi
dưỡng cho học sinh về lĩnh vực "cảm thụ văn học".
Sau khi nghiên cứu về các tài liệu bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho
học sinh. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra kĩ về kĩ năng cảm thụ
văn học của học sinh như sau:
Tôi đưa ra dạng bài tập: Tìm hình ảnh đẹp và nêu cách hiểu của mình về
hình ảnh đó.
Bài tập:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
(Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển)
Theo em hình ảnh nào làm nên cái hay của đoạn thơ trên ? Vì sao ?
* Kết quả như sau:
Tổng
số HS
Số HS tìm đúng
được hình ảnh
Số HS hiểu đúng về
hình ảnh đó
Số HS không đạt được
yêu cầu của bài
T.số
Tỉ lệ
T.số
Tỉ lệ
T. số
Tỉ lệ
12
3
25%
4
33,3%
5
41,7%
41,7% học sinh không hiểu thế nào là hình ảnh đẹp, các em chỉ lung tung
như là: cơn bão qua, bầu trời xanh.
25% học sinh đưa ra được hình ảnh " Nắng mới" trong câu " Mẹ về như
nắng mới, Sáng ấm cả gian nhà" nhưng không hiểu được cái hay.
Nhìn vào số liệu khảo sát về khả năng cảm thụ văn học của học sinh tôi
thực sự lo lắng.Vì tôi thấy các em còn rất bỡ ngỡ kiểu bài này, chưa hiểu một số
khái niệm về: Các biện pháp nghệ thuật, hình ảnh đẹp, từ đắt, ... Do đó các em
không hứng thú, suy nghĩ còn nông cạn dẫn đến bài viết còn tản mản sai lệch
hẳn ý nghĩa của bài. Các em chỉ quen với việc trả lời câu hỏi có tính gợi mở mà
chưa quen với những câu hỏi có tính khái quát.
* Nguyên nhân:
5
Qua tìm hiểu học sinh và trao đổi với một số giáo viên trong trường tôi
thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
+ Học sinh:
- Do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi các em, thích tư duy trực quan mà
không thích tư duy trừu tượng.
- Xu thế học sinh ngại học Tiếng Việt, học văn.
- Trong lớp các em chưa chú ý nghe giảng, hiểu bài chưa kĩ, kết quả học
Tiếng Việt chưa cao.
- Các em chưa được làm quen với bài tập cảm thụ văn học.
- Chưa biết cách trình bày một đoạn cảm thụ văn
+ Giáo viên: - Một số ít giáo viên giảng phân môn Tập đọc chưa coi
trọng phần cảm thụ văn học. Đặc biệt trong các giờ tập đọc giáo viên chỉ chú ý
nhiều đến kĩ năng đọc mà phần cảm thụ văn học còn hạn chế hoặc có nhưng
chưa sâu. Dẫn đến năng lực cảm thụ văn của các em còn có nhiều hạn chế.
- Trong các tiết tập làm văn chưa hướng cho học sinh vận dụng các biện
pháp nghệ thuật, cách dùng từ, diễn đạt ý vào văn miêu tả.
+ Gia đình: Một số gia đình chưa quan tâm tạo điều kiện và đầu tư cho
việc học của con em mình như: Chuẩn bị các tài liệu sách tham khảo ...
III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
Trước những thực trạng và nguyên nhân như vậy tôi thấy mình cần phải
đầu tư thời gian nghiên cứu đưa ra được một số biện pháp khắc phục, vận dụng
vào thực tế quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học, cảm thụ văn cho
học sinh lớp 5 trong nhà trường. Tôi đã rút ra được một số biện pháp khi vận
dụng dạy bồi dưỡng cho học sinh về lĩnh vực "cảm thụ văn học". như sau:
1. Giúp học sinh cảm thụ văn học qua việc khai thác các biện pháp
nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ:
- Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn
học tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng
của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.
- Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc
Tiểu học là: ( So sánh, nhân hóa, điệp từ và đảo ngữ.)
- Để cảm thụ các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp
nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Học sinh cần thực hiện tốt các yêu câu sau đây.
- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ và
đảo ngữ..., (thông qua phân môn Luyện từ và câu.)
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. (thông
qua môn tập đọc).
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật.
6
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của
bài văn, bài thơ.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc
ở chương trình bậc Tiểu học.
1.1 Biện pháp nghệ thuật so sánh:
- Trước hết tôi cho các em hiểu thế nào là nghệ thuật so sánh rồi hướng
cho các em tìm nêu những câu văn hoặc thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh.
- So sánh là đối chiếu hai đối tượng khác nhau nhưng có chung đặc điểm
nào đó để làm nổi bật đối tượng đem so sánh.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành
Đối tượng đem so sánh Từ quan hệ Đối tượng chuẩn để so sánh
Ví dụ : “ Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”
+ Học sinh xác định được :
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là : Nghệ thuật so sánh
Hình ảnh so sánh : Quê hương (là) chùm khế ngọt
+ Học sinh cảm nhận được:
Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với làng quê, gắn bó với
con người Việt Nam. Đặc biệt là gắn liền với những kĩ niệm của thời thơ ấu mỗi
người. Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương trong tâm trí của người Việt nam
luôn gần gũi, thanh bình và không bao giờ quên được.
- Trong nghệ thuật so sánh tác giả thường sử dụng những từ nào để làm
nổi bật đối tượng cần so sánh. (Từ quan hệ: là, như, ... )
- Sau đó tôi cho các em làm bài tập thực hành.
* Bài tập: Hãy chỉ ra cái đúng, cái hay của sự so sánh trong mỗi câu thơ sau:
1. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh)
2. Bà như quả ngọt chín rồi
càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
a. Học sinh làm bài
7
- Giáo viên đọc và chép đề bài lên bảng.
- Bài yêu cầu ta chỉ ra cái gì?
- Câu 1 tác giả so sánh cái gì với cái gì?
- So sánh như vậy đúng ở chỗ nào?
- So sánh như vậy hay ở chỗ nào?
- Ở câu 2 tác giả so sánh bà với gì?
- So sánh ấy đúng ở chỗ nào?
- So sánh như vậy hay ở chỗ nào?
- Học sinh đọc kĩ đề bài.
- Chỉ ra cái đúng, cái hay của việc so sánh.
- Trẻ em- búp trên cành.
- Trẻ em và búp non đều đang lớn, đang
phát triển.
- Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh
(búp trên cành) rất đẹp và ý nghĩa, giúp ta
liên tưởng đến trẻ em chan chứa hy vọng.
- Bà - quả ngọt chín
- Bà và quả ngọt đều có lâu rồi, già rồi.
- Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so Sánh (quả
ngọt chín rồi) giúp ta liên tưởng đến hình ảnh
bà rất đáng quý có ích cho cuộc sống.
b. Học sinh làm bài:
Trong cách so sánh trên rất đúng. Vì ở câu a "Trẻ em" và "búp trên cành"
đều còn bé mới có. Vì "bà" và " quả ngọt chín" đều đã có từ lâu. Hay vì "búp
trên cành" rất đẹp và đang phát triển, rất đẹp, thơ ngây. Đúng vì ở câu b "bà" và
"quả ngọt chín rồi" đều đã có lâu. Hay vì quả ngọt rất quý cho đời, giúp ta liên
tưởng bà rất kính trọng.
c. Giáo viên sửa chữa, uốn nắn cho học sinh:
Ví dụ: Bằng nghệ thuật so sánh giúp ta hiểu kĩ và hiểu sâu hơn đối tượng
đem so sánh. Đối tượng đem so sánh ở hai câu trên là hoàn toàn đúng và hay.
Đúng vì "trẻ em" và "búp trên cành" đều là những sự vật còn non nớt, đang phát
triển. "Bà" và "quả ngọt chín rồi" đều là những sự vật phát triển đến độ già dặn,
có giá trị cao. Hay vì hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh "búp trên cành" là
hình ảnh rất đẹp, còn non nớt, đang phát triển, đáng được nâng niu, giúp ta liên
tưởng đẹp tới "trẻ em" đầy sức sống, chứa chan hy vọng. Hình ảnh đưa ra làm
chuẩn so sánh "quả ngọt chín rồi" rất đáng quý, có giá trị cho cuộc sống, giúp ta
liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về "bà" có tấm lòng thơm thảo, đáng quý, đáng
trân trọng.
- Từ đó giáo dục các em khi vận dụng viết văn miêu tả làm cho câu văn
hay và thêm sinh động.
* Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen
thuộc, gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh
động hơn.
1.2. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa:
- Giúp các em hiểu nghệ thuật nhân hóa là gì? biết tìm những câu văn, thơ
có sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Từ đó hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ
8
nhân hóa trong văn, thơ.
Nghệ thuật nhân hoá là biến những sự vật, hiện tượng vô tri, vô giác có
những thuộc tính, dấu hiệu con người.
Ví dụ : Cho đoạn thơ :
“ Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa.”
( Rừng mơ- Trần Lê Văn.)
Hãy nêu những cảm nhận của em về vẽ đẹp của rừng mơ Hương Sơn
được gợi tả trong đoạn thơ trên.
+ Học sinh xác định được :
Nghệ thuật được sử dụng : Nghệ thuật nhân hóa
Hình ảnh nhân hóa : ôm lấy núi.
+ Cảm nhận được :
Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bó
gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên. Hoa mơ nở
trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều đông nhè nhẹ (gờn gợn) đưa
hương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi.
Có thể nói, đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranh mang vẽ đẹp của đất trời hòa
quyện trong rừng mơ Hương Sơn.
- Sau đó tôi cho các em vận dụng làm bài tập:
Bài tập:
Bài 1: Cho đoạn thơ sau:
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
(Nguyễn Xuân Sanh)
Biện pháp nhân hoá được tác giả biểu hiện qua từ nào? Nêu rõ cái hay
của biện pháp đó?
a. Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng
- Đề yêu cầu làm gì?
- Học sinh đọc kĩ đề bài
- Chỉ rõ từ dùng để nhân hoá và nêu rõ
cái hay của nó.
9
- Trong đoạn thơ trên hình ảnh nào
được nhân hoá?
- Nhân hoá đó được thể hiện qua từ nào?
- Nhân hoá đó có tác dụng gì?
- Nắng, gió.
- Đưa, ghé, xem
- Cho thấy nắng, gió rất hồn nhiên, tinh
nghịch như trẻ thơ, thích học bài
b. Học sinh làm bài:
Đoạn thơ trên: Nắng gió được nhân hoá qua các từ: Đưa, ghé, xem. Tác
dụng giúp ta thấy nắng, gió rất hồn nhiên, tinh nghịch, gần gũi với tuổi thơ.
c. Giáo viên sửa chữa uốn nắn cho học sinh:
- Chỉ ra được các từ nhân hoá dùng để chỉ về cái gì?
- Nêu được tác dụng nổi bật của những động từ ấy, nó có phù hợp với tuổi
học trò hay không?
Ví dụ: Đoạn thơ trên ta thấy nắng và gió được nhân cách hoá như những
trẻ thơ vậy, bằng các từ chỉ hoạt động: "đưa, ghé, xem" bằng biện pháp nhân hoá
đó giúp cho đoạn thơ thêm hay thêm sinh động, giúp cho người đọc thấy được
nắng, gió rất hồn nhiên tinh nghịch như trẻ thơ vậy, muốn hoà cùng các bạn học
tập, cùng các bạn vui chơi. Chính vì vậy đoạn thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc, đặc biệt với trẻ thơ
Bài 2: Trong đoạn thơ dưới đây sự vật nào được nhân hoá? Nhân hoá theo
cách nào? Tác dụng ra sao?
Những chị Lúa phất phơ bím tóc
Những cậu Tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn Cò trắng
Khiêng nắng qua sông
Cô Gió chăn Mây trên đồng
Bác Mặt Trời đạp xe qua đỉnh núi
( Trần Đăng Khoa)
a. Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng
- Bài yêu cầu ta làm gì?
- Đoạn thơ có những sự vật nào được
nhân hoá?
- Nhân hoá bằng cách nào?
- Học sinh đọc lại đề bài
- Chỉ ra được sự vật được nhân
hoá,cách nhân hoá, tác dụng
- Lúa, Tre, Cò, Gió, Mặt Trời.
- Dùng các danh từ chung chỉ người để
gọi tên sự vật, dùng các động từ chỉ hoạt
10
- Nhân hoá có tác dụng gì?
động của người để nói về sự vật.
- Miêu tả thiên nhiên sinh động, hấp dẫn.
b. Học sinh tự làm bài:
Đoạn thơ trên: Lúa, Tre, Cò, Gió, Mặt Trời được nhân cách hoá. Tác giả
đã gọi tên chúng như con người và có hoạt động như con người, nhờ vậy mà
đoạn thơ sinh động, hấp dẫn.
c. Giáo viên sửa chữa uốn nắn cho học sinh:
Qua cách diễn đạt sinh động đó ta thấy tác giả có tình cảm như thế nào với
những sự vật quanh ta, tác giả có yêu quê hương đất nước không?
Ví dụ: Trong đoạn thơ trên có nhiều sự vật được nhân hoá như: Lúa, Tre,
đàn Cò Gió, Mặt Trời. Bằng cách gọi tên thân mật các sự vật đó như: Chị, cậu,
cô, bác và dùng những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con người như: Bá vai, thì
thầm, học, khiêng, chăn, đạp xe để nói về sự vật. Chính vì nhờ nhân cách hoá
mà tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên rất sinh động, hấp dẫn một cách mới mẻ
và đẹp đẽ