Đề tài Chiến lược kinh doanh gỗ - Tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Mặt hàng gỗ có quy mô buôn bán lớn thứ ba trên thị trường thế giới, chỉ sau dầu lửa và than đá. Sản phẩm gỗ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có khoảng 12.000 dạng sản phẩm gỗ được trao đổi buôn bán trên thị trường thế giới. Nhu cầu về mặt hàng gỗ ngày càng tăng mạnh do phát triển của thương mại đồ nội thất trên thế giới và nhu cầu xây dựng tăng nhanh. Sự phát triển của thị trường gỗ thế giới đang mở ra những cơ hội và cả những khó khăn, thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ VN. Có một cái nhìn tổng quan về thị trường gỗ thế giới, đánh giá những tác động và tìm các giải pháp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ VN trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Theo nghiên cứu của CSIL - một công ty tư vấn và nghiên cứu độc lập tại Milan, Ý, trị giá của lượng đồ gỗ thế giới năm 2005 đạt khoảng 267 tỷ USD. Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (xếp theo thứ tự sản lượng đồ gỗ), gồm Mỹ, Ý, Đức, Nhật, Anh, Canada và Pháp chiếm khoảng 58% tổng giá trị đồ gỗ nhập khẩu của toàn thế giới. Nhóm các nước đang phát triển chiếm 42%, trong đó riêng Trung Quốc chiếm 14%. Những nước sản xuất đồ gỗ lớn nhất thế giới, gồm: Mỹ trị giá 57,4 tỷ USD, Trung Quốc 37,9 tỷ USD, Ý 23,7 tỷ USD, Đức 18,9 tỷ USD, Nhật 12,4 tỷ USD, Canada 11,7 tỷ USD, Anh 10,1 tỷ USD và Pháp 9,2 tỷ USD. Trao đổi thương mại về đồ gỗ diễn ra chủ yếu ở 60 quốc gia. Tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ trên thế giới năm 2005 là 83,9 tỷ USD. Chỉ tính riêng 5 nước có kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất là Mỹ, Đức, Anh, Pháp và Nhật chiếm tới 52,49% tổng kim ngạch toàn cầu, phần các quốc gia còn lại chỉ chiếm 47,51%. Trong đó, Mỹ là nước nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, chiếm 25,81% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ trên thế giới, với 23,8 tỷ USD. Sau Mỹ là Đức 8,3 tỷ USD, Anh 6,7 tỷ USD, Pháp 5,9 tỷ USD và Nhật 3,7 tỷ USD. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 13,5 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng kim ngạch thế giới. Nước đứng vị trí tiếp theo là Ý với kim ngạch xuất khẩu 10,1 tỷ USD, Đức 6,5 tỷ USD, Ba Lan 5,3 tỷ USD, Canada 4,4 tỷ USD. Năm 2006 khoảng 57% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ thế giới là từ các nước phát triển. Tuy nhiên, thị phần của các nước này hiện đã giảm 20%. Trong khi đó, với lợi thế so sánh của mình, thị phần của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ba Lan, Malaysia, Indonesia và Mexico cũng đang tăng lên.

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3847 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh gỗ - Tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. Tổng quan: 2 I.1. Tổng quan về thị trường gỗ thế giới: 2 I.2. Các đạo luật (rào cản kỹ thuật) tác động đến ngành gỗ thế giới: 5 I.2.1. Đạo luật FLEGT: 5 I.2.2. Đạo luật Lacey: 6 I.2.3. Các vấn đề chung về thuế quan. 6 I.2.4. Những vấn đề chung Hải quan. 7 I.2.5. Luật thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá. 8 I.2.6. Các quy định về chứng chỉ rừng. 8 I.2.7. Các quy định về trách nhiệm xã hội. 9 I.2.8. Các quy định riêng đối với một số sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. 10 II.Tồng quan về thị trường Mỹ. 11 II.1. Tình hình kinh tế xã hội Mỹ. 11 II.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ. 13 II.2.1. Đặc điểm tiêu dùng Hoa Kỳ. 14 II.2.2. Đặc điểm nhập khẩu gỗ của thị trường Hoa Kỳ. 15 II.2.3. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. 16 II.2.3.1. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường thế giới. 16 II.2.3.2. Tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 20 II.2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. 20 II.2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. 21 II.2.3.2.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm đồ gỗ trên thị trường Mỹ. 22 II.2.3.2.3.1. Trung Quốc. 22 II.2.3.2.3.2.Thái Lan, Malaysia, Indonesia. 23 III. Phân tích SWOT của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa. 24 III.1. Điểm mạnh. 24 III.2. Điểm yếu. 25 III.3. Cơ hội. 27 III.4. Thách thức. 28 IV. Chiến lược xuất khẩu gỗ sang thị tường Hoa Kỳ. 29 IV.1 Các giải pháp đảm bảo sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước bền vững, hạn chế nhập siêu. 29 IV.2 Các giải pháp thị trường. 30 Tổng quan: I.1. Tổng quan về thị trường gỗ thế giới: Mặt hàng gỗ có quy mô buôn bán lớn thứ ba trên thị trường thế giới, chỉ sau dầu lửa và than đá. Sản phẩm gỗ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có khoảng 12.000 dạng sản phẩm gỗ được trao đổi buôn bán trên thị trường thế giới. Nhu cầu về mặt hàng gỗ ngày càng tăng mạnh do phát triển của thương mại đồ nội thất trên thế giới và nhu cầu xây dựng tăng nhanh. Sự phát triển của thị trường gỗ thế giới đang mở ra những cơ hội và cả những khó khăn, thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ VN. Có một cái nhìn tổng quan về thị trường gỗ thế giới, đánh giá những tác động và tìm các giải pháp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ VN trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Theo nghiên cứu của CSIL - một công ty tư vấn và nghiên cứu độc lập tại Milan, Ý, trị giá của lượng đồ gỗ thế giới năm 2005 đạt khoảng 267 tỷ USD. Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (xếp theo thứ tự sản lượng đồ gỗ), gồm Mỹ, Ý, Đức, Nhật, Anh, Canada và Pháp chiếm khoảng 58% tổng giá trị đồ gỗ nhập khẩu của toàn thế giới. Nhóm các nước đang phát triển chiếm 42%, trong đó riêng Trung Quốc chiếm 14%. Những nước sản xuất đồ gỗ lớn nhất thế giới, gồm: Mỹ trị giá 57,4 tỷ USD, Trung Quốc 37,9 tỷ USD, Ý 23,7 tỷ USD, Đức 18,9 tỷ USD, Nhật 12,4 tỷ USD, Canada 11,7 tỷ USD, Anh 10,1 tỷ USD và Pháp 9,2 tỷ USD. Trao đổi thương mại về đồ gỗ diễn ra chủ yếu ở 60 quốc gia. Tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ trên thế giới năm 2005 là 83,9 tỷ USD. Chỉ tính riêng 5 nước có kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất là Mỹ, Đức, Anh, Pháp và Nhật chiếm tới 52,49% tổng kim ngạch toàn cầu, phần các quốc gia còn lại chỉ chiếm 47,51%. Trong đó, Mỹ là nước nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, chiếm 25,81% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ trên thế giới, với 23,8 tỷ USD. Sau Mỹ là Đức 8,3 tỷ USD, Anh 6,7 tỷ USD, Pháp 5,9 tỷ USD và Nhật 3,7 tỷ USD. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 13,5 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng kim ngạch thế giới. Nước đứng vị trí tiếp theo là Ý với kim ngạch xuất khẩu 10,1 tỷ USD, Đức 6,5 tỷ USD, Ba Lan 5,3 tỷ USD, Canada 4,4 tỷ USD. Năm 2006 khoảng 57% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ thế giới là từ các nước phát triển. Tuy nhiên, thị phần của các nước này hiện đã giảm 20%. Trong khi đó, với lợi thế so sánh của mình, thị phần của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ba Lan, Malaysia, Indonesia và Mexico cũng đang tăng lên. Theo CSIL Milano’s World Furniture Outlook 2006/2007, kết quả mở cửa thị trường đồ gỗ trong những năm gần đây đã thúc đẩy thương mại quốc tế về đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả sản xuất. Một tỷ lệ đáng kể thương mại đồ gỗ quốc tế được thực hiện trong phạm vi các khu vực, gồm:  Khu vực EU, Na Uy và Thụy Sỹ, có khoảng 64% ngoại thương đồ gỗ diễn ra giữa các quốc gia trong khu vực.  Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), gồm: Mỹ, Canada và Mexico, có hơn 36% ngoại thương đồ gỗ diễn ra giữa 3 nước này.  Khu vực châu Á và một số nước Thái Bình Dương, khoảng 1/3 tổng ngoại thương đồ gỗ diễn ra trong nội khu vực.  Thương mại trong phạm vi khu vực chiếm hơn 50% tổng giá trị thương mại đồ gỗ thế giới. Do vậy, chỉ một nửa lượng thương mại đồ gỗ thế giới được coi là “toàn cầu” theo nghĩa vượt ra ngoài khu vực. Các nước tham gia thương mại đồ gỗ chính được chia thành 3 nhóm:  Nhóm các nhà sản xuất quy mô lớn phục vụ tiêu dùng nội địa, với mức thu nhập bình quân đầu người cao, chi phí lao động cao và với một cán cân thương mại âm, gồm: Mỹ, Đức, Nhật, Pháp và Anh. Các nước này tiêu thụ khoảng 56% lượng đồ gỗ thế giới.  Các nhà sản xuất lớn phục vụ cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Bất kể mức thu nhập cao và chi phí lao động cao, những nước này có một số lợi thế so sánh nhất định: Canada và các nước vùng Scandinavia có nguồn tài nguyên rừng dồi dào, Ý có được hiệu quả cao từ mô hình tổ chức sản xuất thành các quận với nhiều công ty nhỏ. Tỷ lệ xuất khẩu/sản xuất của những nước này là khoảng 50%, trong đó: Canada xuất khẩu 42% sản lượng (chủ yếu sang thị trường Mỹ), Ý 44% và các nước vùng Scandinavia là 66%.  Các nhà sản xuất lớn hướng về chiến lược xuất khẩu, nhờ vào chi phí lao động thấp, gồm các nước thuộc châu Á: Trung Quốc, Indonesia và Malaysia, một số các thành viên mới của EU: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovenia và Mỹ Latinh: Mexico, Brazil. Tất cả các nước này đều có thặng dư thương mại đồ gỗ và có xu hướng xuất khẩu cao, như: Ba Lan, Indonesia và Malaysia xuất khẩu trên 3/4 sản lượng, Trung Quốc 39% và đang tăng mức độ mở cửa đối với thị trường quốc tế về xuất khẩu so với sản xuất.     Về thị trường gỗ nguyên liệu, 5 nước sản xuất gỗ hàng đầu thế giới trong những năm gần đây là Brazil, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan. Trong đó, Brazil là nước sản xuất gỗ lớn nhất thế giới với sản lượng gỗ năm 2005 đạt trên 133,27 triệu m3, đứng hàng thứ 2 là Malaysia với sản lượng 33,41 triệu m3, tiếp theo là Indonesia và Thái Lan. Malaysia, Indonesia, Brazil, Palua New Guinea và Gabon là những nước xuất khau gỗ lớn nhất thế giới. Năm 2005, Malaysia, nước xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới với sản lượng 6.014 m3, tiếp sau là Brazil, Palua New Guinea và Gabon. Các quốc gia nhập gỗ lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Phần Lan và Anh. Trung Quốc hiện đã trở thành nước nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất thế giới. Theo các báo cáo môi trường gần đây, nhu cầu sản phẩm gỗ giá rẻ đang khiến tình trạng khai thác rừng trái phép gia tăng; trong đó, Trung Quốc được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tàn phá của các khu rừng nhiệt đới tại châu Phi và châu Á.  Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới - WB, sản xuất đồ gỗ sẽ tăng trưởng 20% mỗi năm. Ấn Độ, Nga, Brazil là những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Các loại sản phẩm đồ gỗ hiện nay tại Ấn Độ bao gồm cả đồ gỗ dùng trong gia đình và đồ gỗ văn phòng. Theo VIFORES - Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN, hiện thị phần đồ gỗ xuất khẩu của VN trên thị trường đồ gỗ thế giới đạt khoảng 0,78%, vượt qua Philipines (chỉ đạt 0,54%). VN trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực Đông Nam Á (sau Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan), được đánh giá là một trong những đối thủ mới nổi đầy tiềm năng, nhờ lợi thế chi phí sản xuất thấp, nhân lực dồi dào. VN hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ, trong đó có 300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thu hút 170.000 lao động với nhiều nghệ nhân có tay nghề cao. Phần lớn số các doanh nghiệp tập trung ở 3 cụm trọng điểm, gồm: cụm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gồm TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương; cụm các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; cụm Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong đó, cụm TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trở thành một khu liên hợp chế biến đồ gỗ cao cấp, lớn nhất nước.  Hiện sản phẩm đồ gỗ VN đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung vào 3 thị trường trọng điểm là: EU chiếm gần 28%, Nhật 24% và Mỹ 20%. Thị trường Mỹ tuy mới được khai phá, song đang đứng đầu về mức độ tăng trưởng nhập khẩu đồ gỗ VN trong những năm gần đây. Ngoài các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp VN đang đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nội thất như bàn, ghế, giường, tủ … sang các thị trường Canada, Nga và một số nước Đông Âu, Trung Đông. Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đã trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Theo VIFORES, xuất khẩu đồ gỗ sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới, do các thị trường tiềm năng như Nhật, Pháp, Đức và Mỹ đang ưa chuộng các mặt hàng đồ gỗ nột thất của VN. I.2. Các đạo luật (rào cản kỹ thuật) tác động đến ngành gỗ thế giới: Mỹ là một hợp chủng quốc gồm 50 bang, mỗi bang có một luật điều chỉnh riêng. Hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp, không chỉ gồm luật liên bang, luật của 50 bang mà còn chịu sự điều chỉnh của vô số án lệ trọng tài thương mại. Vì vậy, một doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ cần phải nghiên cứu rất nhiều nội dung luật, ở cấp liên bang cũng như từng bang cụ thể. Vì vậy để mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cần nghiên cứu một số vấn đề sau đây: I.2.1. Đạo luật FLEGT: Ủy ban châu Âu (EC) vừa có kế hoạch hành động về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại gỗ (FLEGT) nhằm mục đích chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp, thông qua cải cách quản trị rừng, hoàn thiện tính minh bạch và trao đổi thông tin, xây dựng năng lực. Một trong những nhân tố chính của kế hoạch này là hệ thống cấp phép đối với gỗ hợp pháp, theo đó hàng loạt các hiệp định hợp tác tình nguyện (VPAs) giữa Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia sản xuất gỗ chủ yếu, trong đó có Việt Nam sẽ được ký kết. Nội dung chủ yếu của kế hoạch hành động FLEGT nhằm ngăn chặn việc khai thác gỗ trái phép và thương mại quốc tế các sản phẩm gỗ được sản xuất từ nguồn bất hợp pháp; đẩy mạnh cải cách hành chính khu vực lâm nghiệp và hỗ trợ tăng cường năng lực tại các quốc gia sản xuất gỗ; giảm tiêu thụ tại châu Âu những sản phẩm gỗ được sản xuất từ gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp. Đạo luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 01/2012. I.2.2. Đạo luật Lacey: Ngày 01/04/2010 đạo luật Lacey cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ và sản phẩm từ gỗ vào Hoa Kỳ, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác gỗ, cách thức khai thác…, tức là phải có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới. Đạo luật Lacey cũng đòi hỏi chứng nhận quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm CoC (chain of custody) để nhà chức trách Mỹ có thể dễ dàng kiểm tra toàn bộ quy trình, từ khai thác gỗ ở một nước, vận chuyển qua các cửa khẩu, cảng biển nào trước khi đến nhà máy chế biến gỗ tại các nước. Đặc điểm chung của cả FLEGT và Lacey đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình của sản phẩm lâm sản, tất cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm, một cách minh bạch, rõ ràng để nhà chức trách Mỹ và EU có thể truy xét nguồn gốc nguyên liệu. I.2.3. Các vấn đề chung về thuế quan. Hệ thống thuế quan của Mỹ là Biểu thuế quan hài hoà của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Harmorized Tariff Schedule – HTS). Được chính thức thông qua ngày 01/01/1989, hệ thống này được xây dựng dựa trên Hệ thống mô tả hàng hoá và Mã số Hài hoà của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Brúc-xen. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đồ gỗ nội thất có những đặc điểm như sau: + Thuế đánh theo tỷ lệ trên giá trị (tức là mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu). + Hải quan Mỹ chia đồ gỗ thành 6 nhóm mặt hàng chính 9401-9406. + Mức thuế suất của Mỹ đối với mặt hàng gỗ biến động từ 0% đến gần 13%. Mặc dù Việt Nam đã cho Mỹ hưởng MFN kể từ sau khi ký Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA). Theo đó, thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam giảm mạnh, trung bình từ 50- 55% xuống còn 0 - 3%. Tuy nhiên, do bị Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường nên quy chế MFN dành cho Việt Nam vẫn phải xem xét và cấp lại. Đến ngày 9/12/2006, thượng viện Mỹ thông qua Dự luật thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Cùng với tư cách thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam (cụ thể là các doanh nghiệp xuất khẩu) đã được hưởng đầy đủ những ưu đãi về thuế trên thị trường Mỹ. I.2.4. Những vấn đề chung Hải quan. Việc nhập khẩu hàng gỗ và nội thất phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như được xác định trong các bộ luật của các quy định liên bang (các văn bản nhập khẩu -19 CFR 141; điều tra Hải quan -19 CFR 151 và thuế Hải quan 19 CFR -159). Tính giá hải quan: Mỹ chấp nhận dùng hiệp định thương mại của WTO về tính giá hải quan làm cơ sở cho Luật tính giá hải quan của Mỹ, quy trình xác định giá trị của hàng nhập khẩu để áp dụng thuế tỷ lệ trên giá trị. Luật hiện tại của Mỹ coi “giá trị giao dịch” là cơ sở để xác định giá trị hàng nhập khẩu. Nếu quy định tính giá hải quan này không được sử dụng, luật quy định phương pháp thứ hai sẽ được sử dụng. Theo thứ tự như sau: 1) giá trị giao dịch của hàng hoá giống hoặc tương tự, 2) giá trị suy diễn, 3) giá trị tính toán. Các quy định về xuất xứ hàng hoá: + Luật thuế quan năm 1930, Luật cạnh tranh năm 1988 quy định mọi hàng hoá có xuất xứ nước ngoài (hoặc vỏ đựng) “sẽ phải ghi rõ ở một chỗ rõ ràng, thường xuyên, theo đúng bản chất của hàng hoá (vỏ đựng) để người tiêu dùng ở Mỹ thấy rõ tên hàng bằng tiếng Anh và nước xuất xứ hàng hoá đó”. + Các luật trên cũng quy định về mức phạt do vi phạm quy định ghi nơi xuất xứ: hàng nhập khẩu không ghi rõ ràng xuất xứ sẽ bị phạt 10% trị giá. Hàng hoá/ hàng trong bao bì không ghi rõ xuất xứ sẽ bị giữ tại Hải quan cho đến khi nhà nhập khẩu tái xuất/ tiêu huỷ/ marking lại dưới sự giám sát của Hải quan. Mức phạt tối đa: 100.000 USD đối với lần đầu cố tình vi phạm thay đổi hoặc xoá marking xuất xứ và 250.000 USD cho lần sau. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về đóng gói, ký mã hiệu và dán nhãn mác đối với hàng gỗ nội thất nhập khẩu nói riêng và hàng hoá nhập khẩu nói chung. I.2.5. Luật thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá. Đây là hai điều luật quan trọng mà các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nên chú trọng. Hiện nay, Việt Nam rất thiệt thòi khi bị điều tra chống bán phá giá, nhưng các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hiện có các mã hàng nằm trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá đó là đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc… Vì thế các doanh nghiệp càng phải nghiên cứu kỹ các luật này để có phương án ứng phó kịp thời khi kiện phá giá xảy ra. I.2.6. Các quy định về chứng chỉ rừng. Xu hướng có đòi hỏi ngày càng cao từ phía người nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được chứng thực (veeified). Theo nghiên cứu, mỗi nhà nhập khẩu chính lại có yêu cầu riêng. Nhìn chung, đó là việc các doanh nghiệp xuất khẩu phải sản xuất thân thiện với môi trường, và đặc biệt tham gia chương trình phát triển bền vững diện tích rừng với các chứng chỉ rừng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, việc có chứng nhận về sản phẩm rừng tạo một công cụ để thâm nhập thị trường, chiến lược lâu dài đối với tiếp thị và quản lý chất lượng, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra còn có các lợi ích: thể hiện sự cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, giải quyết được vấn đề về hệ thống cung cấp với đối tác, tăng sự trung thành của khách hàng, tăng lợi nhuận. Các chứng chỉ rừng phổ biến: + Chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council – Hội đồng quản lý rừng quốc tế): ý nghĩa thể hiện gỗ được khai thác từ rừng trồng, rừng không có nguy cơ bị diệt chủng, có sự đa dạng sinh học, chức năng phòng hộ. + Chứng chỉ quản lý rừng (FMC- Forest Management Certification): yêu cầu hoạt động trong một khu vực rừng nhất định phải tuân thủ một loạt các quy định liên quan đến môi trường, trách nhiệm xã hội và tính kinh tế. + Chain of Custody Certification (Chứng chỉ coi sóc đồng loạt): yêu cầu một tổ chức chứng minh sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng được thẩm định: những sản phẩm này có nhãn FSC. I.2.7. Các quy định về trách nhiệm xã hội. Hoa Kỳ có yêu cầu để bảo vệ người lao động, bảo đảm an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu thể hiện việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động dựa trên chứng chỉ SA 8000. Các quy định về an toàn lao động: + Lực lượng lao động: Người lao động tự nguyện làm việc và nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. + Không phân biệt đối xử: Người lao động có quyền làm việc, tự do chọn nghề, thực tập và nâng cao năng lực công tác. Không phân biệt giới, dân tộc, giai cấp, tôn giáo. + Cấm lao động trẻ em dưới 15 tuổi + Lao động trẻ (từ 15 – 18 tuổi) : cho phép với điều kiện hạn chế. Ví dụ: không được làm việc ca đêm, không giao các công việc đặc biệt nguy hại đến sức khoẻ, không giao việc nặng. + Đảm bảo giờ công: 8giờ/ ngày, 48giờ/tuần, 300 giờ làm thêm/ năm… + Phải đảm bảo các quy định về an toàn lao động: cốt lõi là phải tuân thủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. I.2.8. Các quy định riêng đối với một số sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Việc nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào Hoa Kỳ tương đối dễ, không cần xin giấy phép nhập khẩu hay một loại giấy tờ đặc biệt nào. Tuy nhiên, cũng có một số quy định khá chặt chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt, và đồ nội thất chiếu sáng. Sản phẩm nội thất dành cho trẻ em.: Loại sản phẩm này phải tuân thủ theo các quy định của Luật an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng (CPSA) của uỷ ban an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng. Ví dụ: các loại giường cũi cho trẻ có quy định rất chặt chẽ liên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi, kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại, và phải có hướng dẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép. Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữ tròng vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này liên quan đến; (1) việc bán hàng, (2) phân phối, (3) kết quả kiểm tra sản phẩm theo quy định của luật CPSA. Quy định nhãn mác về các loại cũi trẻ em tương đối khắt khe. Hộp carton đóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên và địa chỉ kinh doanh của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và hoặc bán hàng, số kiểu, số kho, số catolog hoặc số sản phẩm để phân biệt với những sản phẩm cùng cấu trúc, thành phần và kích cỡ. Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao bao nhiêu, dài, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiều cao ít nhất là 1/4inch và phải rõ ràng, dễ đọc và tương phản với nền chữ. Sản phẩm nội thất có sử dụng nguyên liệu dệt: đồ nội thất có thành phần dệt không bị hạn chế bởi hạn ngạch dệt may và các quy định của các hiệp định đa sợi (MFA). Tuy nhiên, những sản phẩm nội thất đó phải được dán nhãn theo các quy định của luật nhận dạng sản phẩm sợi dệt (TFPIA) được giám sát bởi Uỷ ban thương mại liên bang (FTC). Theo đó, sản phẩm phải được đóng dấu, dán nhãn hoặc ghi mác với những thông tin: (1) tên và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theo thứ tự giảm dần, phần trăm của các loại sợi theo quy định được ghi là “các loại sợi khác” (bao gồm các loại sợi có khối lượng bằng hoặc dưới 5%) được ghi ở cuối; (2) tên nhà sản xuất hoặc tên hay số chứng minh