Ngày nay, đầu tư luôn là một vấn đề quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng không năm ngoài xu thế này. Hoạt động đầu tư phát triển ở Việt Nam đang từng bước phát huy những hiệu quả to lớn: tạo đà tăng trưởng, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống dân cư, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Với những dự án đầu tư phát triển có giá trị thực hiện lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu về an toàn lao động được đặt lên hàng đầu thì nhất thiết phải tiến hành đấu thầu để giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng và tạo ra hiệu quả đầu tư. Cho đến nay, đấu thầu đã khẳng định được những ưu điểm và trở thành một hoạt động phổ biến mang tính chuyên nghiệp cao ở hầu hết các nước trên thế giới.
Trong nền kinh tế nước ta, ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm, cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của các ngành công nghiệp khác như: ngành điện, giấy, xi măng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam là một tập đoàn của Nhà nước, có quyết định thành lập ngày 28/12/2005 trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam . Các dự án TKV thực hiện đều là các dự án có vốn đầu tư lớn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Do vậy tiến hành đấu thầu là nhu cầu tất yếu để đảm bảo chất lượng công trình cũng như thời gian hoàn thành dự án, đồng thời góp phần tiết kiệm cho NSNN. Đề đảm bảo mục tiêu là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì hoạt động đấu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch và công khai. Với mục đích tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được và hạn chế những tồn tại của công tác tổ chức đấu thầu tại TKV, tôi lựa chọn đề tài: “Công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam . Thực trạng và giải pháp.”
Trong khuôn khổ đề tài, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về Đấu thầu, cùng việc nghiên cứu công tác tổ chức đấu thầu tại TKV, tôi muốn đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính chủ quan về thực trạng tổ chức đấu thầu tại TKV, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài được trình bày trong hai chương:
Chương I: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam .
Chương II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam .
76 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tổ chức đấu thầu tại tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, đầu tư luôn là một vấn đề quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng không năm ngoài xu thế này. Hoạt động đầu tư phát triển ở Việt Nam đang từng bước phát huy những hiệu quả to lớn: tạo đà tăng trưởng, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống dân cư, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Với những dự án đầu tư phát triển có giá trị thực hiện lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu về an toàn lao động được đặt lên hàng đầu thì nhất thiết phải tiến hành đấu thầu để giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng và tạo ra hiệu quả đầu tư. Cho đến nay, đấu thầu đã khẳng định được những ưu điểm và trở thành một hoạt động phổ biến mang tính chuyên nghiệp cao ở hầu hết các nước trên thế giới.
Trong nền kinh tế nước ta, ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm, cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của các ngành công nghiệp khác như: ngành điện, giấy, xi măng… Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam là một tập đoàn của Nhà nước, có quyết định thành lập ngày 28/12/2005 trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam . Các dự án TKV thực hiện đều là các dự án có vốn đầu tư lớn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Do vậy tiến hành đấu thầu là nhu cầu tất yếu để đảm bảo chất lượng công trình cũng như thời gian hoàn thành dự án, đồng thời góp phần tiết kiệm cho NSNN. Đề đảm bảo mục tiêu là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì hoạt động đấu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch và công khai. Với mục đích tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được và hạn chế những tồn tại của công tác tổ chức đấu thầu tại TKV, tôi lựa chọn đề tài: “Công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam . Thực trạng và giải pháp.”
Trong khuôn khổ đề tài, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về Đấu thầu, cùng việc nghiên cứu công tác tổ chức đấu thầu tại TKV, tôi muốn đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính chủ quan về thực trạng tổ chức đấu thầu tại TKV, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài được trình bày trong hai chương:
Chương I: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam .
Chương II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam .
Mặc dù đã được tham khảo nhiều tài liệu cũng như sự hướng dẫn nhưng cũng không tránh được những sai sót trong các vấn đề đưa ra. Em rất mong có sự đóng góp của thầy cô để đề tài nghiên cứu được chính xác và có tính khoa học cao hơn.
Chương 1: Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
1.1 Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thông tin chung
Tên tiếng Việt: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam National Coal - Mineral Industry Group
Trụ sở: 226 Đường Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (04) 35180141 - 35180400 - 35180460
Fax: (04) 38510724
Website:
Quá trình hình thành phát triển
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (trước đây là Tổng công ty Than việt Nam ) được thành lập ngày 10/10/1994 theo quyết định số 563/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Tập đoàn đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”, lựa chọn chiến lược “phát triển kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than” và phương châm “cùng phát triển với bạn hàng”.
Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2005 đã có quyết định thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam . Theo đó, tập đoàn này sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở Tập đoàn than Việt Nam và Tổng công ty khoáng sản Việt Nam . Từ mục tiêu chiến lược đã đề ra, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã thay đổi hẳn về cơ chế quản lý, về mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, về cơ chế quản lý tài chính, tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ trong khai thác than, đầu tư cải tạo hoàn thiện dây chuyền công nghệ trong khai thác than, sàng tuyển, bến rót tiêu thụ.
Trên nền sản xuất than, TKV đã mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực sẵn có được tạo ra từ than để đầu tư các ngành nghề khác như phát triển mạnh mẽ ngành cơ khí mỏ theo hướng hiện đại hóa cơ khí sửa chữa, phát triển cơ khí chế tạo, lắp ráp, sản xuất xe tải, đóng tàu thủy; xây dựng các nhà máy nhiệt điện; tích cực đầu tư nâng cao sản lượng khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, xi măng, vật liệu xây dựng; công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường được chú trọng; thương mại dịch vụ và các ngành nghề khác đều được đầu tư phát triển.
Trong suốt chặng đường 14 năm hoạt động, công nhân, cán bộ TKV đã nỗ lực, chủ động, sáng tạo, đã khẳng định sức mạnh của mình bằng tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó, phấn đấu vươn lên, liên tiếp hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2003 đã khai thác và tiêu thụ 18 triệu tấn than, là đơn vị kinh tế đầu tiên của cả nước đã hoàn thành và vượt kế hoạch trước 2 năm trong mục tiêu kế hoạch 5 năm (2001 – 2005) mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra (Từ 14-16 triệu tấn).
Năm 2006, TKV đã sản xuất và tiêu thụ 37 triệu tấn than, vượt mục tiêu quy hoạch đến năm 2010 (là 23 – 24 triệu tấn) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
14 năm, một hành trình đầy gian nan thử thách, song trong mỗi bước đi của mình, Ngành Than – Khoáng sản Việt Nam luôn luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương. Sự quan tâm đó chính là nguồn cổ vũ lớn lao, tiếp thêm sức mạnh để công nhân, cán bộ ngành Than – Khoáng sản Việt Nam vững bước đi lên, lao động sáng tạo. Trong khó khăn, phẩm chất và sức sống của thợ mỏ đã được các thế hệ cán bộ, công nhân thợ mỏ kế tiếp giữ gìn và phát huy, lập nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng Tập đoàn phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, vị thế ngày càng được nâng cao.
1.1.2 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
- Công nghiệp than: thăm dò, khai thác, chế biến, cung ứng trong nước và xuất nhập khẩu.
- Công nghiệp Khoáng sản - luyện kim: thăm dò, khai thác, chế biến, luyện kim các khoáng sản rắn: bauxit (alumin - nhôm); quặng sắt (sản xuất phôi thép); đồng, chì, kẽm, thiếc, titan, măng gan, đá quý, vàng và các khoáng sản khác.
- Công nghiệp điện: xây dựng, vận hành các nhà máy điện (chủ yếu là các nhà máy điện than).
- Công nghiệp hoá chất mỏ: sản xuất, cung ứng, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng: xi măng, kính xây dựng, đá và các loại vật liệu khác.
- Chế tạo máy: chế tạo máy mỏ; sản xuất lắp ráp xe tải (đến 40 tấn trọng tải); đóng tàu thuỷ.
- Đầu tư - xây dựng - kinh doanh bất động sản.
- Dịch vụ: địa chất, đo đạc; cảng biển, hàng hải, vận tải; thương mại, du lịch; khoa học công nghệ; đào tạo; y tế.
1.1.3 Mô hình tổ chức TKV (công ty mẹ - công ty con)
Cơ quan quản lý, điều hành của Tập đoàn bao gồm:
(1) Hội đồng quản trị do Kỹ sư Đoàn Văn Kiển làm Chủ tịch;
(2) Ban Kiểm soát
(3) Bộ máy điều hành do Tiến sỹ Trần Xuân Hòa làm Tổng giám đốc;
- Công ty mẹ có 19 đơn vị trực thuộc (Phụ lục I)
- Các công ty con: Tập đoàn có 60 công ty con bao gồm: 23 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty nhà nước do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 22 công ty cổ phần do Tập đoàn sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 5 đơn vị sự nghiệp (Phụ lục II)
- Các công ty liên kết của công ty mẹ (Phụ lục III)
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức Tập đoàn TKV
1.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng, ban trực thuộc TKV (công ty mẹ)
A. Các ban quản lý tổng hợp
1. Văn phòng
2. Ban thư ký - tổng hợp
3. Ban tổ chức cán bộ
4. Ban kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu tư vấn cho HĐQT và TGĐ trong các hoạt động chủ trì xây dựng kế hoạch, tính toán sửa đổi bổ sung các định mức tổng hợp, soạn thảo hợp đồng, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng, phân tích các hoạt động SXKD, đề xuất các biện pháp giảm chi phí.
a. Phòng kế hoạch và hợp đồng kinh doanh
b. Phòng kiểm soát chi phí và quản lý giá
5. Ban kế toán thống kê tài chính có nhiệm vụ tham mưu tư vấn cho HĐQT và TGĐ trong các công tác kế toán, hạch toán; tổ chức các hoạt động thu xếp các khoản vay, thanh toán các khoản nợ, tiền mua bán, dịch vụ mua ngoài, kiểm kê đánh giá thanh lý tài sản và các nghiệp vụ khác liên quan..
a. Phòng kế toán tổng hợp
b. Phòng thống kê
c. Phòng tài chính và thanh toán
d. Phòng thu xếp vốn và chứng khoán
6. Ban lao động - tiền lương
7. Ban khoa học công nghệ và chiến lược phát triển
8. Ban tài nguyên
9. Ban môi trường
10. Ban hợp tác quốc tế tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, hoạt động thu hút đầu tư.. và các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác hợp tác phát triển kinh doanh quốc tế
11. Ban Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư, quản lý tổng hợp công tác đầu tư xây dựng: quy hoạch, đơn giá, dự toán, quyết toán; hướng dẫn các thủ tục, để xuất dự án, cơ chế đầu tư..
a. Phòng quản lý đầu tư xây dựng
b. Phòng quản lý đấu thầu
12. Ban an toàn
13. Ban thanh tra bảo vệ
14. Ban kiểm toán nội bộ tổ chức kiểm toán nội bộ tại các cơ quan quản lý, điều hành tập đoàn, các đơn vị trực thuộc tập đoàn và các công ty con do tập đoàn năm 100% vốn điều lệ
15. Ban pháp chế
16. Ban truyền thông và thi đua, văn hoá, thể thao
B. Các ban thuộc khối kinh doanh
17. Ban xây dựng mỏ than
18. Ban phát triển vùng than Đông bắc Bắc Bộ
19. Ban kỹ thuật - công nghệ mỏ
20. Ban cơ điện vận tải mỏ
21. Ban điều độ sản xuất than
22. Ban khoáng sản và hoá chất
23. Ban nhôm
24. Ban cơ khí
25. Ban điện lực
26. Ban hạ tầng và bất động sản
27. Ban thị trường than nội địa
28. Ban xuất nhập khẩu
29. Ban kinh doanh tổng hợp
C. Các văn phòng đại diện ở nước ngoài
30. Văn phòng đại diện Vinacomin tại Lào
31. Văn phòng đại diện Vinacomin tại Campuchia
1.2 Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại TKV
1.2.1 Đặc điểm các dự án, các gói thầu TKV tiến hành đấu thầu
Thứ nhất, các dự án TKV thực hiện đều là các dự án có quy mô vốn lớn, yêu cầu kĩ thuật cao. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh hiện nay của TKV rất đa dạng, tuy nhiên xuất phát trên cơ sở là Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam do vậy ngành kinh doanh chính của TKV vẫn là công nghiệp than và công nghiệp khoáng sản. Sản lượng và chất lượng khai thác chính là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển Tập đoàn. Do đó các dự án chính của TKV chủ yếu là các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác, chế biến, xây dựng hầm lò… Chỉ xét riêng ngành công nghiệp than hiện nay ở nước ta, sản lượng khai thác đang có xu hướng tăng chậm do than là nguồn tài nguyên không thể phục hồi, hiện nay TKV có chủ trương xây dựng các nhà máy khai thác chế biến, nâng cấp, mua mới các loại máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao sản lượng khai thác đồng thời giảm tối đa tổn thất khoáng sản. Với những yêu cầu đặt ra, các dự án của TKV thực hiện đều là những dự án có quy mô lớn, yêu cầu về kỹ thuật cao. Năm 2008, số lượng các gói thầu xây lắp và EPC chiếm khoảng 26% tổng số các gói thầu TKV thực hiện (chiếm 34,9% tổng giá trị các gói thầu).
Thứ hai, các dự án của TKV có nguồn vốn chủ yếu từ phía NSNN và vốn vay thương mại do vậy việc sử dụng vốn có hiệu quả là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển.
Thứ ba, với đặc điểm là các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác, chế biến, xây dựng hầm lò… do vậy các dự án của TKV thường có thời gian đầu tư kéo dài, vốn nằm khê đọng trong suốt thời gian đầu tư, kéo theo rủi ro cao. Do đó tiến hành đấu thầu những gói thầu quan trọng sẽ giúp giảm bớt chi phí và nâng cao kết quả đầu tư xây dựng.
Ngoài việc khai thác được sản lượng cao nhất với chất lượng tốt nhất thì một yếu tố quan trọng khác được TKV quán triệt đó là đảm bảo an toàn cho người lao động, nâng cao khả năng phát hiện và phòng ngừa các hiểm hoạ mỏ, như nổ khí, bục nước của đám mỏ do vậy gói thầu mua sắm các thiết bị đảm bảo an toàn trong khai thác cũng chiếm số lượng không nhỏ trong các gói thầu TKV thực hiện hàng năm.
Dưới đây là một số dự án quan trọng của TKV trong giai đoạn 2005 – 2010:
- Đang triển khai xây dựng Tổ hợp bauxit - nhôm Tân Rai Lâm Đồng công suất 600.000 tấn alumin/năm, tổng vốn đầu tư 493 triệu USD; Nhà máy alumin Nhân Cơ - Đắk Nông 300.000 tấn alumin/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD; đang chuẩn bị dự án để tiến tới thành lập 2 công ty liên doanh khai thác bauxit, sản xuất alumin tại tỉnh Đắk Nông hợp tác với Tập đoàn CHALCO Trung Quốc với công suất giai đoạn 1 là 1,9 triệu tấn alumin/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 triệu USD.
- Xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện than: Cẩm Phả (2x340 MW); Sơn Động 220 MW; Nông Sơn 30 MW; Mạo Khê 220 MW; hợp tác với Công ty AES Mỹ xây dựng Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1.200MW; tham gia cổ phần nhiệt điện Hải Phòng và nhiệt điện Quảng Ninh. Hiện nay TKV đã có 02 nhà máy nhiệt điện là Công ty nhiệt điện Na Dương và Cao Ngạn công suất mỗi năm mỗi nhà máy 110 MW đang vận hành thương mại.
- Xây dựng Nhà máy kính nổi tại Khu kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam công suất 700 tấn thuỷ tinh lỏng/ngày; Nhà máy xi măng Quán Triều-Thái Nguyên 600.000 tấn/năm, mở rộng Nhà máy xi măng La Hiên (Thái Nguyên) 600.000 tấn/năm.
- Đưa vào vận hành Nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên công suất 10.000 tấn/năm, Nhà máy luyện đồng Lào Cai 10.000 tấn/năm; chuẩn bị xây dựng các dự án: Tổ hợp khai thác và chế biến quặng Crômít Thanh Hoá, Khu Công nghiệp gang thép Cao Bằng, Khu Công nghiệp gang thép Lào Cai.
- Các dự án thăm dò toàn bộ bauxit khu vực Tây Nguyên; Dự án tổ hợp đồng Sơn Quyền- Lào Cai; Nhà máy liên doanh sản xuất Oxit titan Bình Thuận công suất 5.000 tấn TiO2 /năm.
1.2.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu TKV sử dụng
1.2.2.1 Hình thức lựa chon nhà thầu
TKV hiện nay sử dụng tất cả các hình thức đấu thầu được quy định trong Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005 .
Đấu thầu rộng rãi: đây là hình thức lựa chọn nhà thầu mang tính cạnh tranh cao nhất, không giới hạn đối tượng tham gia dự thầu, bao gồm đấu thầu rộng rãi trong nước và đấu thầu rộng rãi quốc tế.
Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: hình thức này cũng là một dạng của đấu thầu rộng rãi tuy nhiên hoạt động đấu thầu được tiến hành đơn giản hơn.
Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu tiến hành lập danh sách ngắn chỉ gồm tên những nhà thầu nhất định có đủ điều kiện tham gia dự thầu sau đó mới tiến hành đấu thầu.
Chỉ định thầu: bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu cụ thể có đủ điều kiện về năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu để thực hiện gói thầu.
Mua sắm trực tiếp: hình thức này được sử dụng khi bên mời thầu muốn thực hiện một công việc có nội dung giống gói thầu đã được tiến hành đấu thầu và hợp đồng thực hiện trước đó không quá 6 tháng.
Tự thực hiện: khi bên mời thầu hoặc chủ đầu tư có khả năng sử dụng lao động và máy móc thiết bị sẵn có để thực hiện công việc.
Việc áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà thầu nói trên, TKV tuân thủ quy định tại các điều từ điều 18 đến điều 24 Luật đấu thầu số 61/2005/QH11.
1.2.2.2 Phương thức đấu thầu
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ
Áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Theo đó, nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ.
Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ
Áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Phương thức này nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật đạt yêu cầu sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ hai giai đoạn
a) Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
b) Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
1.2.3 Quy trình tổ chức đấu thầu tại TKV
Việc thông nhất quy trình đấu thầu giúp cho các đơn vị thành viên, các công ty con của TKV tiến hành đấu thầu nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Với mô hình tổ chức phân theo 2 cấp Tâp đoàn và cấp đơn vị (bao gồm các đơn vị trực thuộc công ty mẹ và các công ty con), các hoạt động trong quá trình tổ chức đấu thầu tại TKV cũng có sự phân cấp. Theo đó, ở cấp Tập đoàn mà cụ thể là ban Đầu tư – Tập đoàn tiến hành thẩm định các văn bản, tài liệu có liên quan, thuộc thẩm quyền sau đó trình Tổng giám đốc (hoặc Chủ tịch HĐQT) phê duyệt tùy thuộc đặc điểm của dự án. Còn lại tất cả các công việc khác trong quá trình tổ chức đấu thầu, từ khâu chuẩn bị đến thực hiện đều thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc công ty mẹ (hoặc các công ty con) làm chủ đầu tư.
Dưới đây là sơ đồ quy trình chung cho các gói thầu TKV tiến hành đấu thầu. Tùy từng hình thức đấu thầu có những quy định riêng rõ hơn tuân theo quy định của Pháp luật về đấu thầu.
Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức đấu thầu tại TKV
Quy trình tổ chức đấu thầu tại TKV được tóm tắt như sau:
Bước 1: Kế hoạch đấu thầu do phòng Đầu tư của các đơn vị thành viên, các công ty con soạn thảo sau đó được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Bước 2: Sau khi kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, phòng Đầu tư của các đơn vị thành viên hoặc công ty con tiến hành công tác chuẩn bị đấu thầu: thành lập tổ chuyên gia, tiến hành sơ tuyển (hoặc lập danh sách ngắn), soạn thảo HSMT và các tiêu chí đánh giá HSDT. Sau đó cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định và phê duyệt danh sách tổ chuyên gia, danh sách nhà thầu trúng tuyển, danh sách ngắn đối với gói thầu đấu thầu hạn chế, HSMT.
Bước 3: Phòng Đầu tư của các đơn vị thành viên hoặc công ty con phát hành HSMT, tiếp nhận và quản lý HSDT, mở thầu theo đúng quy định của pháp luật về Đấu thầu.
Bước 4: Tổ chuyên gia tiến hành chấm thầu theo các phương diện (đánh giá sơ bộ HSDT, đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, đánh giá kĩ thuật, đánh giá tài chính thương mại của HSDT). Kết quả đấu thầu được tiến hành thẩm định và phê duyệt theo quy định.
Bước 5: Sau khi kết quả đấu thầu được phê duyệt, đơn vị thành viên hoặc các công ty con tiến hành gửi thông báo đến các nhà thầu tên nhà thầu trúng thầu. Tiếp đó tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
Quy trình trên được áp dụng cho tất cả các gói thầu bao gồm các dự án do Tập đoàn (công ty mẹ), các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn TKV, các công ty con quyết định đầu tư và các dự án được Thủ tướng chính phủ hoặc các Bộ ngành ủy quyền phê duy