Để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng như huy động được vốn đầu tư nước ngoài, cần có TTCK. Thông qua TTCK, Nhà nước, các doanh nghiệp có thể phát hành các chứng khoán để huy động vốn cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Các cá nhân thông qua TTCK mà chuyển các khoản thặng dư tài chính của mình vào các mục đích đầu tư, hoặc bán các chứng khoán có được để tìm thanh khoản.
Thế nhưng, để một TTCK hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải hội đủ các yếu tố nhất định như: khối lượng lớn các công ty niêm yết, các NĐT cá nhân, tổ chức, cùng với nó là việc mua bán, phát hành một khối lượng lớn các loại chứng khoán mỗi ngày. Lúc này yêu cầu cấp thiết cần được đặt ra là phải có một tổ chức trung gian giữa người mua và người bán đủ uy tín và có chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo tính công bằng, liên tục và trật tự của thị trường. Đây chính là lý do cho việc ra đời của các CTCK. Nhờ có các CTCK, hoạt động mua bán chứng khoán của NĐT mới được đảm bảo an toàn, các nhà phát hành tiết kiệm được chi phí trong việc phát hành chứng khoán cũng như hoạt động liên quan tới chứng khoán đã phát hành sau này. Thông qua các CTCK, cơ quan quản lý cũng có thể theo dõi, quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường.
Năm 2008 vừa qua, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ như một “vết dầu loang khắp thế giới”. Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ sụp đổ, bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa. Tín dụng toàn cầu co rút lại. Các tập đoàn sản xuất kinh doanh gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, do TTCK Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống TTCK thế giới nên ảnh hưởng tương đối nhỏ. Lo ngại là phần lớn NĐT nước ngoài sẽ rút vốn về khi nguồn vốn của họ bị co lại. Khi đó, một lượng không nhỏ USD sẽ ra khỏi Việt Nam. Dù vốn của các NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam không nhiều, chỉ khoảng 20% tổng vốn, nhưng nếu họ rút ồ ạt thì sẽ ảnh hưởng ngay đến TTCK Việt Nam. CTCK sẽ là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng.
Chính vì vậy, đề tài “CTCK và vai trò của CTCK đối với TTCK Việt Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng hiện nay.
31 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 6986 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty chứng khoán và vai trò của công ty chứng khoán đối với thị trường chứng khoán Việt Nam- hvnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện Ngân hàng
Chủ đề 3
Mục lục
Mục lục 2
Danh mục các từ viết tắt 4
Danh mục các bảng, biểu 4
Lời mở đầu 5
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 7
Chương 1: Những vấn đề chung về công ty chứng khoán 7
Khái niệm và mô hình hoạt động của công ty chứng khoán 7
Khái niệm công ty chứng khoán 7
Khái niệm 7
Hình thức pháp lý của công ty chứng khoán 7
Điều kiện thành lập công ty chứng khoán 8
Điều kiện về cơ sở vật chất 8
Điều kiện về vốn 8
Điều kiện về nhân sự 8
Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán 9
Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán 9
Mô hình ngân hàng đa năng 9
Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán 10
Cơ cấu tổ chức 10
Những nét đặc trưng trong cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán 11
Giao dịch chứng khoán niêm yết và giao dịch chứng khoán chưa niêm yết 11
Giao dịch chứng khoán niêm yết 11
Giao dịch chứng khoán chưa niêm yết 12
Chương 2: Vai trò của công ty chứng khoán 14
Vai trò làm cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán 14
Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường 14
Vai trò cung cấp các dịch vụ cho thị trường chứng khoán 15
Chương 3: Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán 16
Nguyên tắc đạo đức 16
Nguyên tắc tài chính 16
Vốn 16
Cơ cấu vốn: Nợ và Có 16
Quản lí vốn và hạn mức kinh doanh 17
Chế độ báo cáo 17
Chương 4: Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán 18
Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 18
Khái niệm 18
Quy trình của nghiệp vụ môi giới chứng khoán 18
Mức độ rủi ro 20
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán 20
Khái niệm 20
Một số phương thức bảo lãnh 20
Điều kiện để được bảo lãnh phát hành 20
Một số khâu quan trọng trong quy trình bảo lãnh 20
Mức độ rủi ro 22
Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 22
Khái niệm 22
Mục đích 22
Yêu cầu cảu hoạt động tự doanh 23
Quy trình nghiệp vụ tự doanh 23
Mức độ rủi ro 23
Tư vấn đầu tư chứng khoán 23
Khái niệm 23
Phân loại 24
Công việc tư vấn 24
Phần 2: THỊ PHẦN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY 25
Thị phần môi giới chứng khoán 26
Thị phần bảo lãnh phát hành chứng khoán 28
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 29
Giải pháp từ phía Nhà nước 29
Giải pháp từ phía các công ty chứng khoán 29
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 30
Danh mục các từ viết tắt
CTCK: Công ty chứng khoán
TTCK: Thị trường chứng khoán
NHTM: Ngân hàng thương mại
CTCP: Công ty cổ phẩn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
NĐT: Nhà đầu tư
BLPH: Bảo lãnh phát hành
UBCK: Ủy ban chứng khoán
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTLK: Trung tâm lưu kí
Danh mục các bảng, biểu
Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức của một CTCK
Bảng 1. Cơ cấu tài sản của một số CTCK năm 2007
Bảng 2. Cơ cấu tài sản của các công ty đến năm 2009
Bảng 3. 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ cao nhất tại HOSE năm 2009
Bảng 4. Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tại HOSE năm 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng như huy động được vốn đầu tư nước ngoài, cần có TTCK. Thông qua TTCK, Nhà nước, các doanh nghiệp có thể phát hành các chứng khoán để huy động vốn cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Các cá nhân thông qua TTCK mà chuyển các khoản thặng dư tài chính của mình vào các mục đích đầu tư, hoặc bán các chứng khoán có được để tìm thanh khoản.
Thế nhưng, để một TTCK hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải hội đủ các yếu tố nhất định như: khối lượng lớn các công ty niêm yết, các NĐT cá nhân, tổ chức, cùng với nó là việc mua bán, phát hành một khối lượng lớn các loại chứng khoán mỗi ngày. Lúc này yêu cầu cấp thiết cần được đặt ra là phải có một tổ chức trung gian giữa người mua và người bán đủ uy tín và có chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo tính công bằng, liên tục và trật tự của thị trường. Đây chính là lý do cho việc ra đời của các CTCK. Nhờ có các CTCK, hoạt động mua bán chứng khoán của NĐT mới được đảm bảo an toàn, các nhà phát hành tiết kiệm được chi phí trong việc phát hành chứng khoán cũng như hoạt động liên quan tới chứng khoán đã phát hành sau này. Thông qua các CTCK, cơ quan quản lý cũng có thể theo dõi, quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường.
Năm 2008 vừa qua, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ như một “vết dầu loang khắp thế giới”. Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ sụp đổ, bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa. Tín dụng toàn cầu co rút lại. Các tập đoàn sản xuất kinh doanh gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, do TTCK Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống TTCK thế giới nên ảnh hưởng tương đối nhỏ. Lo ngại là phần lớn NĐT nước ngoài sẽ rút vốn về khi nguồn vốn của họ bị co lại. Khi đó, một lượng không nhỏ USD sẽ ra khỏi Việt Nam. Dù vốn của các NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam không nhiều, chỉ khoảng 20% tổng vốn, nhưng nếu họ rút ồ ạt thì sẽ ảnh hưởng ngay đến TTCK Việt Nam. CTCK sẽ là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng.
Chính vì vậy, đề tài “CTCK và vai trò của CTCK đối với TTCK Việt Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về CTCK để hiểu rõ hơn vai trò của CTCK cũng như các nghiệp vụ chủ yếu của CTCK và mức độ rủi ro của các nghiệp vụ đó.
Thứ hai, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng thị phần của các CTCK Việt Nam hiện nay đặc biệt là thị phần môi giới và thị phần BLPH để thấy rõ hơn các CTCK ở nước ta vẫn còn “non trẻ”.
Cuối cùng, đó là đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của CTCK Việt Nam trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về CTCK và vai trò của nó đối với TTCK Việt Nam.
Cấu trúc nội dung nghiên cứu
Đề tài được trình bày thành 3 phần, trong đó:
Phần 1: Tổng quan về CTCK
Phần 2: Thị phần của các CTCK ở Việt Nam hiện nay
Phần 3: Một số giải pháp nhằm phát triển các CTCK ở Việt Nam
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Chương 1: Những vấn đề chung về công ty chứng khoán
1. Khái niệm và mô hình hoạt động của công ty chứng khoán
1.1 Khái niệm công ty chứng khoán
1.1.1 Khái niệm
CTCK là một tổ chức tài chính trung gian ở TTCK, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. CTCK có thể tham gia quá trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung gian.
1.1.2 Hình thức pháp lý của công ty chứng khoán
Các CTCK có nhiều loại hình tổ chức như công ty hợp danh, công ty TNHH, CTCP, doanh nghiệp góp vốn, doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp liên doanh. Nhưng nhìn chung, có ba loại hình tổ chức CTCK cơ bản: công ty hợp danh, công ty TNHH và CTCP.
Công ty hợp danh
Khả năng huy động vốn góp của công ty hợp danh không lớn, nó chỉ giới hạn trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp.
Công ty TNHH
Về phương diện huy động vốn, nó đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty hợp danh. Đồng thời vấn đề tuyển đội ngũ quản lí cũng năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.
Nhờ những ưu thế đó, hiện nay rất nhiều CTCK hoạt động dưới hình thức công ty TNHH.
Công ty Cổ phần
CTCP là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu là các cổ đông. Đại hội cổ đông có quyền bầu ra hội đồng quản trị. Hội đồng này sẽ định ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác để điều hành công ty.
Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện món nợ của công ty, mà thể hiện quyền lợi của chủ sở hữu đối với các tài sản của công ty.
CTCP có ưu điểm:
Nó tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời.
Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được giới hạn ở mức nhất định. Nếu công ty thua lỗ, phá sản, cổ đông chỉ chịu thiệt hại ở mức vốn đã đóng góp.
Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu.
Ngoài ra, đối với CTCK, nếu tổ chức theo hình thức CTCP và được niêm yết tại sở giao dịch thì coi như họ đã được quảng cáo miễn phí.
Hình thức tổ chức quản lí, chế độ báo cáo và thông tin tốt hơn hai loại hình hợp danh và trách nhiệm hữu hạn.
Do những ưu điểm này, ngày nay chủ yếu các CTCK tồn tại dưới hình thức CTCP thậm chí một số nước (như Hàn Quốc) còn bắt buộc các CTCK phải là CTCP.
Ở Việt Nam các CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc CTCP theo quy định của Luật doanh nghiệp. Một số CTCK lớn tồn taị dưới các hình thức trên ở Việt Nam như:
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
CTCP Chứng khoán Bảo Việt.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
CTCP Chứng khoán Mê Kong.
1.1.3 Điều kiện thành lập công ty chứng khoán
1.1.3.1 Điều kiện về cơ sở vật chất:
Theo Luật Chứng Khoán năm 2006, Điều kiện mở CTCK bao gồm: Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ BLPH chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.
1.1.3.2 Điều kiện về vốn:
CTCK phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn pháp định được qui định cụ thể cho từng loại nghiệp vụ. Một công ty càng tham gia vào nhiều loại hoạt động nghiệp vụ thì yêu cầu về vốn càng nhiều. Mức vốn qui định cho hoạt động môi giới, tư vấn thường không nhiều. Trong khi đó, nghiệp vụ tự doanh hay BLPH đòi hỏi mức vốn pháp định tương đối cao.
Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007: Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam là:
Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
BLPH chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
1.1.3.3 Điều kiện về nhân sự
Những người quản lí hay nhân viên của CTCK phải có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và độ tín nhiệm. Thông thường, các nhân viên của CTCK phải có giấy phép hành nghề. Muốn có giấy phép hành nghề, ngoài việc đáp ứng một số qui định như tuổi tác, trình độ học vấn, lí lịch tốt phải trải qua những kì thi kiến thức chuyên môn chứng khoán. Những người nắm giữ các chức năng quản lí trong CTCK phải có giấy phép đại diện. Yêu cầu để được cấp giấy phép đại diện cao hơn so với giấy phép hành nghề về các mặt học vấn kinh nghiệm công tác.
Điều 62 Luật Chứng Khoán 2006 quy định: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
UBCK vừa công bố Quyết định số 126/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi bổ sung một số điều của “Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK”. Theo đó, cá nhân là cổ đông sáng lập chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác; cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh khả năng góp vốn bằng tiền, chứng khoán hoặc các tài sản khác. Điều kiện đối với pháp nhân khắt khe hơn, với yêu cầu có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm. CTCK thành lập theo hình thức CTCP hoặc công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên phải có tối thiểu 2 cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức, trong đó phải có ít nhất một tổ chức là NHTM, công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu phải đạt 65% vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là NHTM, công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm tối thiểu phải đạt 30% vốn điều lệ của CTCK.
Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán
Vì CTCK là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của nó có nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mỗi nước đều có một mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán riêng, phù hợp với đặc điểm của hệ thống tài chính và tuỳ thuộc vào sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ta có thể khái quát lên hai mô hình cơ bản hiện nay là: mô hình CTCK ngân hàng hay mô hình ngân hàng đa năng (bao gồm: Ngân hàng đa năng toàn phần, Ngân hàng đa năng một phần) và công ty chuyên doanh chứng khoán.
1.2.1 Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán
Hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các CTCK độc lập chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhiệm,các ngân hàng không được tham gia vào kinh doanh chứng khoán.Mô hình này áp dụng nhiều ở các nước như Canada,Mỹ…
Ưu điểm của mô hình này là hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho TTCK phát triển chuyên môn hóa cao hơn.
Tuy nhiên, mô hình này có một số hạn chế như: san bằng rủi ro thấp, các nước áp dụng giảm dần đối với NHTM trong chứng khoán.
1.2.2 Mô hình ngân hàng đa năng
Trong mô hình Ngân hàng đa năng toàn phần, một ngân hàng có thể tham gia tất cả các hoạt động kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm mà không cần thông qua những pháp nhân riêng biệt. Khác với mô hình trên, trong mô hình ngân hàng đa năng một phần, một ngân hàng muốn tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán phải thông qua công ty con là pháp nhân riêng biệt.
Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán; khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng.Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là BLPH cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, theo mô hình này, nếu có biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính.
Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay.
Tại Việt Nam, do quy mô các NHTM nói chung là rất nhỏ bé, và đặc biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt động của các NHTM Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng thương mại ngắn hạn, trong hoạt động của TTCK thuộc lĩnh vực vốn dài hạn. Khả năng khắc phục những điểm yếu này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định 144/CP về chứng khoán và TTCK quy định các NHTM muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một CTCK chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
2.1 Cơ cấu tổ chức
/
Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức của một công ty chứng khoán
Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ mà công ty đó thực hiện và quy mô hoạt động kinh doanh của nó. Tuy nhiên, phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động tư doanh với hoạt động môi giới và quản lý danh mục đầu tư.
2.2 Những nét đặc trưng trong cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán
Do CTCK là một hình thức định chế đặc biệt, có hoạt động nghiệp vụ đặc thù nên về mặt tổ chức nó có nhiều điểm khác biệt so với các công ty thông thường. Các CTCK ở các nước khác nhau, thậm chí trong cùng một quốc gia cũng có tổ chức rất khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất công việc của mỗi công ty và mức độ phát triển của thị trường. Tuy vậy, chúng vẫn có một số đặc trưng cơ bản:
Trình độ chuyên môn hoá và phân cấp quản lí.
CTCK có trình độ chuyên môn hoá rất cao ở từng phòng ban, bộ phận, đơn vị kinh doanh nhỏ.
Do chuyên môn hoá cao nên các bộ phận có quyền tự quyết.
Một số bộ phận trong công ty có thể không phụ thuộc lẫn nhau (chẳng hạn bộ phận môi giới và tự doanh hay BLPH...)
Nhân tố con người
Trong CTCK, quan hệ với khác hàng giữ vai trò rất quan trọng, đòi hỏi nhân tố con người phải luôn được quan tâm, chú trọng.
Khác với các công ty sản xuất, ở CTCK việc thăng tiến cất nhắc lên vị trí cao hơn nhiều khi không quan trọng. Các chức vụ quản lí hay giám đốc của công ty nhiều khi có thể nhận được ít thù lao hơn so với một số nhân viên cấp dưới.
Ảnh hưởng của thị trường tài chính.
Thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản phẩm, dịch vụ, khả năng thu lợi nhuận của CTCK. TTCK càng phát triển thì công cụ tài chính càng đa dạng, hàng hoá dịch vụ phong phú, qua đó CTCK có thể mở rộng hoạt động thu nhiều lợi nhuận.
Với các trình độ phát triển khác nhau của thị trường, các CTCK phải có cơ cấu tổ chức đặc thù để đáp ứng những nhu cầu riêng. Thị trường càng phát triển thì cơ cấu tổ chức của CTCK càng phức tạp (chẳng hạn Mỹ, Nhật...). Trong khi đó, TTCK mới hình thành thì cơ cấu tổ chức của CTCK giản đơn hơn nhiều (như Việt Nam...).
3. Giao dịch chứng khoán niêm yết và giao dịch chứng khoán chưa niêm yết
3.1 Giao dịch chứng khoán niêm yết
Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua bán tại TTGDCK. Khi giao dịch chứng khoán niêm yết, phải tuân thủ theo một số điều kiện sau:
Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại Sở Giao dịch, TTGDCK theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thoả thuận;
Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian;
Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với CTCK thành viên là thành viên của TTGDCK trên nguyên tắc thoả thuận về giá.
Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán:
Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo 5 bước:
Bước 1: NĐT đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một CTCK
Bước 2: CTCK chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.
Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho CTCK.
Bước 4: CTCK thông báo kết quả giao dịch cho NĐT.
Bước 5: NĐT nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại CTCK sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T +3.
3.2 Giao dịch chứng khoán chưa niêm yết
Nguyên tắc chung
Chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở/TTGDCK sẽ được đăng ký và lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLK) và giao dịch tại các CTCK (CTCK). Kết quả giao dịch sẽ được tổng hợp qua TTGDCK Hà Nội để thực hiện thanh toán bù trừ tại TTLK. Căn cứ trên kết quả giao dịch và thanh toán bù trừ, CTCK sẽ hạch toán tăng/giảm số lượng chứng khoán trên tài khoản của NĐT liên quan.
Điều kiện giao dịch
Chứng khoán đăng ký giao dịch bao gồm cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết và trái phiếu chuyển đổi của các công ty đại chúng. Tuy nhiên, những chứng khoán này phải đáp ứng đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, là chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc bị hủy niêm yết tại TTGDCK Hà Nội/Sở GDCK TP. HCM.
Thứ hai, chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tại TTLK.
Thứ ba, được một CTCK là thành viên bảo trợ (CTCK thành viên cam kết với công ty đại chúng thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch chứng khoán và bảo đảm hỗ trợ tổ chức đăng ký giao dịch trong việc thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định).
Một số quy định về giao dịch
Đơn vị giao dịch: Không quy định.
Đơn vị yết giá: 100 đồng (đối với cổ phiếu) và 1 đồng (đối với trái phiếu).
Mệnh giá giao dịch: 10.000 đồng (đối với cổ phiếu); 100.000 đồng (đối với trái phiếu).
Biên độ dao động giá: +/-20%.
Giá tham chiếu: TTGDCK Hà Nội tính toán và công bố giá tham chiếu theo phương thức bình quân gia quyền.
Phương thức giao dịch: Thỏa thuận thông thường (các bên tự thỏa thuận với nhau về điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của CTCK nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận các giao dịch này); thỏa thuận điện tử (đại diện giao dịch của C