Đề tài Đặc điểm mới trong xây dựng lực lượng dự bị động viên hiện nay

Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là một trong những nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang. Kế thừa lịch sử dựng nước, giữ nước từ mấy ngàn năm của dân tộc. Ngày nay, Đảng, Nhà nước, quân đội ta rất quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng dự bịđộng viên. Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên trong thời chiến giữ vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Nhưng đối với đất nước trong thời bình, xây dựng lực lượng dự bịđộng viên mang nhiều đặc điểm mới. Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên không chỉở lĩnh vực quốc phòng mà trong điều kiện hiện nay xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là xây dựng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề: kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hoá, xã hội.Đồng thời sử dụng thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, phát huy trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng dự bịđộng viên được xây dựng tốt sẽ làm nòng cốt trong xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, trong thực hiện chiến lược quốc phòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân. Bài viết này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sựđánh giá, nhận xét của các thầy giáo, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm mới trong xây dựng lực lượng dự bị động viên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI NÓI ĐẦU Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là một trong những nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang. Kế thừa lịch sử dựng nước, giữ nước từ mấy ngàn năm của dân tộc. Ngày nay, Đảng, Nhà nước, quân đội ta rất quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng dự bịđộng viên. Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên trong thời chiến giữ vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Nhưng đối với đất nước trong thời bình, xây dựng lực lượng dự bịđộng viên mang nhiều đặc điểm mới. Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên không chỉở lĩnh vực quốc phòng mà trong điều kiện hiện nay xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là xây dựng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề: kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hoá, xã hội...Đồng thời sử dụng thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, phát huy trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng dự bịđộng viên được xây dựng tốt sẽ làm nòng cốt trong xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, trong thực hiện chiến lược quốc phòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân. Bài viết này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sựđánh giá, nhận xét của các thầy giáo, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn. B. NỘIDUNG I) CƠSỞLÝLUẬN 1) Khái niệm Lực lượng dự bịđộng viên gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội nhằm duy trì tiềm lực quân sự, là yếu tố góp phần quyết định sự thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Quân nhân dự bị gồm sỹ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị. Phương tiện kỹ thuật gồm: phương tiện vận tải, làm đường, xếp dỡ, thông tin liên lạc, y tế và một số phương tiện khác. Danh mục phương tiện kỹ thuật do Chính phủ qui định (Pháp lệnh về dự bịđộng viên năm 1996). Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật trong kế hoạch biên chế cho lực lượng thường trực của quân đội, thông qua các đơn vị dự bịđộng viên. 2) Vị trí Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên giữ vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất, góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vàđảm bảo nguồn nhân lực bổ sung, mở rộng lực lượng quân đội khi chuyển đất nước sang trạng thái chiến tranh. Điều đó thể hiện sự quán triệt quan điểm về kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp kinh tế – quốc phòng, quốc phòng – kinh tế. Đối với đất nước trong thời bình chỉ cần duy trì một lực lượng quân đội thường trực với số lượng, qui mô thích hợp, nhưng khi xảy ra chiến tranh yêu cầu quân đội cần có số quân đảm bảo để tiến hành thực hiện nhiệm vụ. Lực lượng quân nhân do giảm biên chế và hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ hàng năm theo kế hoạch ngày càng nhiều vàđược tổ chức đăng ký, quản lý, huấn luyện bảo đảm giữ vững, không ngừng nâng cao chất lượng, khả năng huy động nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của chiến tranh. Trong thời chiến, quân đội cần có lực lượng để kịp thời bổ sung đủ số quân (vì do giảm biên chế trong thời bình hoặc do tổn thất trong chiến tranh) và thành lập các đơn vị mới, lực lượng quân nhân dự bị là nguồn bổ sung nhanh nhất, kịp thời nhất cho nhu cầu tăng biên chế của quân đội. Lực lượng dự bịđộng viên là lực lượng lao động sản xuất ra của cải vật chất để xây dựng đất nước. Trong thời bình, lực lượng dự bịđộng viên ởđịa phương là lực lượng trẻ tuổi, có trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, có sức khoẻ, với số lượng ngày càng đông đảo, họ tham gia học tập, công tác, lao động sản xuất và tham gia các hoạt động khác, sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống xã hội và góp phần tích luỹ, dự trữ tiềm lực chuẩn bị cho chiến tranh. 3) Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bịđộng viên Về quan điểm: Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên bảo đảm số lượng đông, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm. Lực lượng dự bịđộng viên được huy động theo yêu cầu, nhiệm vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu đóđược xác định trong kế hoạch động viên quân đội của Nhà nước. Qui mô huy động phụ thuộc yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn chiến tranh, do đó công tác xây dựng lực lượng dự bịđộng viên phải được tiến hành rất tích cực trong thời bình. Xu hướng chung các nước trên thế giới ngày nay là giảm quân thường trực, tích cực xây dựng lực lượng dự bịđộng viên, coi đó là biện pháp tích cực nhất trong phòng thủ quốc gia. Ở nước ta, tổ chức xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là một vấn đề quan trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia, đặc biệt là khi phải đối phó với chiến tranh qui mô lớn. Do đó, ngay từ thời bình, phải xây dựng lực lượng dự bị hùng hậu mới có khả năng huy động lực lượng cho thời chiến. Khó khăn phức tạp của công tác xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là quân nhân dự bị và các phương tiện kỹ thuật ở phân tán, luôn biến động, phụ thuộc vào nghề nghiệp, họ chỉ tập trung định kỳđể dự huấn luyện hàng năm. Sự giữ vững ý chí chiến đấu, ý thức tổ chức kỷ luật và huấn luyện nâng cao trình độ kỹ chiến thuật trong môi trường xã hội cũng như trong hoàn cảnh riêng biệt của mỗi người không đơn giản, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, trong khi kẻ thù luôn tìm cách chống phá ta bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên là phải xây dựng lực lượng dự bị mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sỹ; huấn luyện quân sự phải được tiến hành nghiêm túc theo chương trình qui định của Bộ Quốc phòng, đảm bảo lực lượng dự bịđộng viên không bị lạc hậu so với trình độ chiến đấu của các đơn vị thường trực. Đồng thời phải có qui chế tổ chức quản lý lực lượng dự bịđộng viên chặt chẽở các cấp, nhất là cấp cơ sở. Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên phải có bước đi vững chắc, cách làm hiệu quả thiết thực, bảo đảm toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các đơn vịđộng viên trước có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng bổ sung cho các đơn vị, lực lượng thường trực làm nhiệm vụ khẩn cấp. Hơn nữa phải có các biện pháp tâp trung chỉđạo thực hiện tạo nguồn, quản lý nguồn, tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị. Về nguyên tắc: Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chếđộ. Bắt nguồn từ sự lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt của Đảng từ trung ương đến cơ sở, được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật của các cơ quan lập pháp, bằng sựđiều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, sự hiệp đồng thực hiện giữa đơn vị quân đội, cơ quan quân sự với các cơ quan trong hệ thống chính quyền, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội và sự chăm lo xây dựng của toàn xã hội. Thực hành nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là chấp hành nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh về dự bịđộng viên, các văn bản pháp quy của Nhà nước. Vận hành cơ chếĐảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện trên cơ sở huy động toàn dân cùng thực hiện. Chính quyền các cấp là cơ quan trực tiếp điều hành và tổ chức thực hiện, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷĐảng từ trung ương đến cơ sở. Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp ởđịa phương, Bộ, ngành. Đây là một nội dung quan trọng, khẳng định tính nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang. Sự chỉđạo của Đảng trong xây dựng lực lượng dự bịđộng viên được thể hiện trên tất cả các khâu, các bước, từ chuẩn bịđến thực hành động viên lực lượng. II) ĐẶCĐIỂMMỚITRONGXÂYDỰNGLỰCLƯỢNGDỰBỊĐỘNGVIÊNHIỆNNAY 1, Xây dựng lực lượng dự bịđộng viên trên mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực Lực lượng dự bịđộng viên đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Trong thời chiến xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là nhiệm vụ cơ bản nhất, góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vàđảm bảo nguồn nhân lực bổ sung, mở rộng lực lượng quân đội khi đất nước chuyển sang trạng thái chiến tranh. Nhưng đối với đất nước trong thời bình, xây dựng lực lượng dự bịđộng viên không chỉ nhằm bảo vệ Tổ quốc mà còn nhằm xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Điều đó thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế – quốc phòng, quốc phòng – kinh tế. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN được mở rộng vàđan xen chặt chẽ với nhau trên tất cả các lĩnh vực, hoạt động của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội... Bởi vậy, lực lượng dự bịđộng viên cũng được mở rộng, không chỉđơn thuần là nhiệm vụ của quân nhân dự bị (sỹ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị) mà là nhiệm vụ, công việc hàng ngày của toàn dân. Đây là một lực lượng đông đảo, có trình độ chuyên môn được đào tạo trên nhiều lĩnh vực. Họ tham gia học tập, công tác, lao động sản xuất và tham gia các hoạt động khác, sản xuất ra của cải vật chất để xây dựng đất nước. Trong tình hình hiện nay, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào vừa bảo vệđược Tổ quốc, vừa phải đảm bảo được lợi ích quốc gia dân tộc khi nước ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước theo định hướng XHCN, đồng thời giữ vững ổn định, hoà bình trong nước, tạo môi trường thuận lợi cho các nước khác hợp tác kinh tế với nước ta. Đứng trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự trên thế giới rất phức tạp để trả lời câu hỏi lớn này đòi hỏi sự tỉnh táo, nỗ lực, quyết tâm rất cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của tất cả các cấp, các ngành. Chúng ta phải chăm lo xây dựng lực lượng dự bịđộng viên trên mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Cụ thể là: Về chính trị: + Kiện toàn các tổ chức thuộc hệ thống chính trịở cơ sở, địa phương. Đó là việc không ngừng nâng cao chất lượng Đảng viên và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý xã hội của chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng. + Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải cóđạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. + Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tệ nạn quan liêu, cửa quyền... Về kinh tế: + Coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh, giúp họ cập nhật hoá kiến thức, kỹ năng chuyên môn về khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý, ngoại ngữ... + Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. + Rèn luyện năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công nhân... Việc rèn luyện, bồi dưỡng này phải một mặt tăng cường việc học tập thấm nhuần đường lối, quan điểm chủ trương của Đảng, luật pháp Nhà nước, nâng cao bản lĩnh và trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; mặt khác cũng rất quan trọng là phải thông qua thực tiễn sản xuất kinh doanh, cọ sát với thị trường trong và ngoài nước. Khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. + Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, tranh thủứng dụng ngay những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hoá ngay trong những ngành, những khâu, những lĩnh vực cóđiều kiện phát triển nhảy vọt. Về quốc phòng: Hiện nay, bên cạnh việc phát triển kinh tế – xã hội là nhiệm vụ trung tâm thì vẫn phải đề cao cảnh giác, chủđộng đối phó với những thế lực thùđịch trong và ngoài nước mưu toan phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Bởi vậy, xây dựng lực lượng dự bịđộng viên trên lĩnh vực quốc phòng trong giai đoạn hiện nay vẫn là nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. + Thường xuyên giáo dục mọi công dân nhận thức được vị trí, nhiệm vụ, quan điểm, nguyên tắc trong xây dựng lực lượng dự bịđộng viên, xác định đó là yêu cầu thiết thực nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân đối với lực lượng dự bịđộng viên. + Vận hành tốt cơ chếĐảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện, yếu tố quyết định tạo ra sức mạnh của lực lượng dự bịđộng viên đáp ứng với yêu cầu khi có lệnh huy động, tổng động viên lực lượng. + Củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng cơ quan vàđội ngũ làm công tác xây dựng lực lượng dự bịđộng viên. Lực lượng này được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụđáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụđược giao, có lập trường tư tưởng vững vàng để làm tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy và là người trực tiếp triền khai xây dựng lực lượng dự bịđộng viên. + Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chếđộđãi ngộđối với lực lượng dự bịđộng viên. + Đối với phương tiện kỹ thuật phải quản lý thường xuyên cả về số lượng, chất lượng, tình trạng kỹ thuật của từng phương tiện; nghiên cứu, phân loại, sắp xếp theo kế hoạch động viên và luôn theo dõi thay đổi của chúng, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp chếđộ, thủ tục đăng ký và quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội do Chính phủ quy định. Về văn hoá: + Giáo dục toàn dân, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam coi trọng giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, duy trìđạo đức nhân nghĩa, thuần phong mỹ tục, lòng tự hào, truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước. + Phát huy ý chí tự lực, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm, thông minh trong chiến đấu; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống; tình nghĩa thuỷ chung với người thân, bạn bè. + Thế hệ trẻ phải biết kế thừa, phát huy có chọn lọc những truyền thống văn hóa tốt đẹp phù hợp với giai đoạn hiện nay, kiên quyết phê phán, loại bỏ những tập tục lạc hậu, cổ hủ; đủ bản lĩnh để mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt đẹp, tiến bộ của văn hoá nhân loại, tỉnh táo chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hoáđộc hại. - Về giáo dục: + Hệ thống giáo dục của chúng ta ( cả gia đình, nhà trường và xã hội) cần phải xây dựng, vun đắp cho mọi con em mình cóđủ kiến thức kinh tế, khoa học – kỹ thuật và một nền tảng truyền thống đạo lý dân tộc, đạo đức vững chắc để trong mọi hoàn cảnh các em sẽ tự thích ứng và sống được, còn những em nào là nhân tài thực sự sẽ tự biết cách vươn lên. + Ngành giáo dục và các cấp uỷĐảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành đoàn thể cần quan tâm nhiều hơn đến việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những nhân tài thực sự. + Coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho đối tượng giáo viên. + Xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật giáo dục bảo đảm về chất lượng và số lượng, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển nhân cách của mọi thành viên. Về y tế: + Xây dựng đội ngũ y, bác sỹ vừa có tài, vừa cóđức. + Nâng cấp các cơ sở y tế, y tế dự phòng... Về xã hội: + Giáo dục tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Qua đó loại trừđược sự lợi dụng, lôi kéo của bọn phản cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng lực lượng dự bịđộng viên trên mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực là nhiệm vụ của tất cả mọi người dân Việt Nam. Lực lượng dự bịđộng viên sẽ là những cán bộ, tri thức trẻ, có trình độ chuyên môn chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, có sức khoẻ tham gia học tập, công tác, lao động... để xây dựng phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 2, Sử dụng lực lượng dự bịđộng viên mọi lúc, mọi nơi Trong thời đại mới chúng ta cần phải tích cực xây dựng lực lượng dự bịđộng viên đông đảo và có chất lượng, bố trí sắp xếp họ vào đúng lĩnh vực, chuyên môn được đào tạo. Từđó tạo điều kiện để họ phát huy được năng lực, sở trường của mình tại nơi làm việc, công tác, học tập, góp phần xây dựng đất nước bảo vệ Tổ quốc. Vậy, khi nào chúng ta sẽ sử dụng lực lượng dự bịđộng viên đó? Khác với thời chiến xây dựng lực lượng dự bịđộng viên là xây dựng con người và trang bị khi cần thì huy động. Hiện nay, lực lượng dự bịđộng viên không những có mặt trên mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực mà còn được sử dụng thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần những con người có năng lực trình độ, có phẩm chất, trí tuệ biết nắm bắt và phát hiện cái mới. Họ sẽ sử dụng những kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ trên lĩnh vực mà họđược đào tạo từđó sử dụng linh hoạt, sáng tạo mọi lúc, mọi nơi. Về kinh tế, lực lượng dự bịđộng viên liên tục thu được nhiều thành tựu góp phần làm rạng rỡ tên tuổi Việt Nam trên thương trường quốc tế, đưa kinh tế nước ta từng bước chủđộng hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Trên mặt trận y tế, lực lượng dự bịđộng viên luôn góp phần chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền cùng với những trang thiết bị và thuốc chữa bệnh đầy đủ hiện đại. Trên mặt trận quốc phòng, ngay trong thời bình, các địa phương trên cả nước vẫn phối hợp với các Bộ, ngành, các đơn vị quân đội tập trung vào đăng ký, sắp xếp, quản lý nguồn động viên, huấn luyện, diễn tập động viên gắn với từng vùng lãnh thổ cụ thể. Tóm lại, dù trên mặt trận kinh tế, chính trị hay văn hoá, xã hội, y tế...lực lượng dự bịđộng viên luôn phát huy được cao nhất tài năng, trí tuệđể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế nếu biết kết hợp đan xen tất cả các lĩnh vực, hoạt động của đời sống sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp. Điều đó có nghĩa là bên cạnh việc trau dồi những kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ trên lĩnh vực họđược đào tạo thì lực lượng này cần phải biết bổ sung, củng cố thêm kiến thức, chuyên môn trên lĩnh vực khác. Điều đó sẽ giúp họ tăng khả năng xử tríđúng đắn các tình huống một cách nhanh nhạy, kịp thời, phát huy một cách tốt nhất trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xin đơn cử một ví dụ về thành công đãđạt được của bệnh viện trung ương quân đội 108. Trong những năm qua, bệnh viện luôn làđơn vị cóđội ngũ y, bác sỹ giỏi, nhiệt tình, luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ khám, chữa bệnh. Nhưng nhận thức được công tác huấn luyện là nhiệm vụ chính trị quan trọng, bệnh viện 108 đã xác định những mục tiêu, yêu cầu, nội dung huấn luyện quân sự sát với nhiệm vụđiều trị. “Trọng tâm nhằm củng cố kiến thức quân sự cơ bản, rèn luyện ý chí chiến đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chỉ huy cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của bệnh viện. Bệnh viện đã thực hiện và tham gia các cuộc diễn tập chiến đấu, cấp cứu thảm họa, huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bắn súng bộ binh, hành quân dã ngoại, làm công tác dân vận tại vùng sâu, vùng xa. Qua huấn luyện quân sự nâng cao năng lực tổ chức tham mưu, cán bộ có khả năng xử trí tốt các tình huống, thực hiện tốt việc cứu chữa thương bệnh binh phục vụ tác chiến, chiến dịch và các trạng thái khác khi có tình huống. Kết quả huấn luyện hàng năm đạt từ Khá trởlên. Bệnh viện là một đơn vị chuyên môn điển hình trong công tác huấn luyện”. (Báo Quân Đội nhân dân số 16322 Thứ 2/2/10/2006). Qua đó có thể thấy đội ngũ cán bộở Bệnh viện không những giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn hoàn thành tốt công tác huấn luyện hàng năm. Dùở trong thời bình nhưng họ vẫn đề cao tinh thần cảnh giác huấn luyện quân sự sát với nhiệm vụđiều trị. III) THỰCTRẠNGVÀGIẢIPHÁP 1, Thực trạng - Nhận thức về vai trò của lực lượng dự bịđộng viên của toàn thể nhân dân, các cấp, các ngành trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa thật sựđầy đủ và sâu sắc. Ví dụ như lực lượng dự bịđộng viên trong lĩnh vực giáo dục của chúng ta. Đây có thể nói là một lực lượng đông đảo, một đội ngũ trẻ có tri thức nếu được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng, chăm lo, tạo điều kiện tốt để phát triển thì chắc chắn trong tương lai lực lượng này sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng “ những hạn chế, khiếm khuyết trong giáo dục đào tạo, trong đánh giá, đề bạt, bố trí cán bộ trong nhiều năm qua ở nhiều cấp, nhiều n
Luận văn liên quan