Đề tài Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trên địa bàn Phường Thịnh Đán – Thành Phố Thái Nguyên

Môi trường đang trở thành một vấn đề nan giải mà xã hội quan tâm hiện nay. Để giải quyết những vấn đề đó cần có những công trình nghiên cứu về xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm khi thải ra môi trường góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Dân số đã tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu vực đô thị, các thành phố lớn. Sự gia tăng dân số đã kéo theo việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, lượng rác thải, khói bụi và tiếng ồn ngày càng tăng. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Thành phố Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua lịch sử 48 năm hình thành và phát triển, bằng những cố gắng nỗ lực của mình cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước Thành phố đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Ngày 1/9/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1645/QĐ-TTg công nhận thành phố (TP) Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên là nơi đông dân cư và tập trung nhiều trường đại học. Theo điều tra dân số 01/04/2009 dân số Thành phố Thái Nguyên là hơn 290 nghìn người, dân cư phân bố với mật độ khá cao 1.260 người/km². Tốc độ gia tăng hàng năm là 0,7 %/năm. Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt là sự tập trung đông dân cư ở các khu trung tâm gây ra sự quá tải cho môi trường. Những vấn đề vấn đề đang tập trung sự quan tâm chú ý của nhân dân có thể kể tới đó là sự ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, các khu nhà ở, nhà trọ sinh viên, do rác thải từ các hoạt động sinh hoạt và thương mại dịch vụ, tiếng ồn và khói bụi do các hoạt động giao thông, các cơ sở sản xuất . Phường Thịnh Đán là một trong 26 đơn vị hành chính của Thành Phố Thái Nguyên, có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế do nằm gần Trung tâm Thành Phố. Phường diện tích tự nhiên là 616.18 ha, chiếm 3.48% diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, đây cũng là một khu vực tập trung khá đông dân cư và sinh viên của Trường Cao Đẳng Y tế, Cao Đẳng Sư phạm. Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường của phường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau. Ngoài nguyên nhân khách quan (như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên), nguyên nhân chủ quan là sự gia tăng của các hoạt động kinh tế-xã hội, dân cư, thiếu quy hoạch không gian lãnh thổ và thiếu quan tâm trong công tác quản lý môi trường của các cơ quan quản lý cấp cơ sở. Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Đây cũng là lý do dể chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trên địa bàn Phường Thịnh Đán – Thành Phố Thái Nguyên”

doc47 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4096 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trên địa bàn Phường Thịnh Đán – Thành Phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường đang trở thành một vấn đề nan giải mà xã hội quan tâm hiện nay. Để giải quyết những vấn đề đó cần có những công trình nghiên cứu về xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm khi thải ra môi trường góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Dân số đã tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu vực đô thị, các thành phố lớn. Sự gia tăng dân số đã kéo theo việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, lượng rác thải, khói bụi và tiếng ồn ngày càng tăng. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Thành phố Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua lịch sử 48 năm hình thành và phát triển, bằng những cố gắng nỗ lực của mình cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước Thành phố đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Ngày 1/9/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1645/QĐ-TTg công nhận thành phố (TP) Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên là nơi đông dân cư và tập trung nhiều trường đại học. Theo điều tra dân số 01/04/2009 dân số Thành phố Thái Nguyên là hơn 290 nghìn người, dân cư phân bố với mật độ khá cao 1.260 người/km². Tốc độ gia tăng hàng năm là 0,7 %/năm. Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt là sự tập trung đông dân cư ở các khu trung tâm gây ra sự quá tải cho môi trường. Những vấn đề vấn đề đang tập trung sự quan tâm chú ý của nhân dân có thể kể tới đó là sự ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, các khu nhà ở, nhà trọ sinh viên, do rác thải từ các hoạt động sinh hoạt và thương mại dịch vụ, tiếng ồn và khói bụi do các hoạt động giao thông, các cơ sở sản xuất….. Phường Thịnh Đán là một trong 26 đơn vị hành chính của Thành Phố Thái Nguyên, có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế do nằm gần Trung tâm Thành Phố. Phường diện tích tự nhiên là 616.18 ha, chiếm 3.48% diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, đây cũng là một khu vực tập trung khá đông dân cư và sinh viên của Trường Cao Đẳng Y tế, Cao Đẳng Sư phạm. Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường của phường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau. Ngoài nguyên nhân khách quan (như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên), nguyên nhân chủ quan là sự gia tăng của các hoạt động kinh tế-xã hội, dân cư, thiếu quy hoạch không gian lãnh thổ và thiếu quan tâm trong công tác quản lý môi trường của các cơ quan quản lý cấp cơ sở. Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Đây cũng là lý do dể chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trên địa bàn Phường Thịnh Đán – Thành Phố Thái Nguyên” 1.2. Mục đích của đề tài - Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường nông thôn tại tổ phường Thịnh Đán, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Thông qua nghiên cứu chuyên đề, nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường. - Đề xuất biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. + Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu Ý nghĩa thực tiễn: + Đánh giá được chất lượng môi trường trên địa bàn phường Thịnh Đán, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận làm cơ sở cho các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường + Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làm cơ sở lý thuyết cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và nghiên cứu. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý - Luật BVMT Việt Nam - Ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 - Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y Tế số 08/2005/QĐ – BYT ngày 11/03/2005 về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu. - Nghị định số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Thông tư của Bộ Y Tế số 15/2006/TT – BYT ngày 30/11/2006 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống, nhà tiêu và hộ gia đình. - Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5944-1995) Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5502:2003 nước cấp sinh hoạt – yêu cầu chất lượng. 2.2. Cơ sở lý luận Các khái niệm liên quan - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. - Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. - Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm. - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. - Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác. - Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững. - Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. - Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. - Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. - Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 2.3.1.1 Ô nhiễm không khí: Nguồn gây ra ô nhiễm bao gồm hai loại chính là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Đối với nguồn nhân tạo, chúng rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải và nông nghiệp…. *Do sản xuất công nghiệp : phát sinh chủ yếu từ các ống khói nhà máy, đặc biệt với các nhà máy chưa có bộ phận xử lý chất thải sau quá trình sản xuất. Tùy từng loại hình công nghiệp có thể thải ra bụi, khí, và hơi. Lượng thải và mức độ độc hại rất khác nhau, tùy thuộc vào quy mô công nghiệp cong nghệ áp dụng, nguyên liệu sử dụng và phương pháp đốt cụ thể. *Do giao thông vận tải Nguồn gây ra ô nhiễm do giao thông vận tải sinh ra gần 2/3 khí CO2 và 1/3 khí CO cùng với khí NO. Đặc điểm nổi bật của các nguồn này là tuy nguồn gây ô nhiễm tính theo đơn vị phương tiện giao thông vận tải có quy mô nhỏ nhưng lại tập trung suốt dọc tuyến đường giao thông nên tác hại rất lớn, nguồn gây ô nhiễm thấp, di động, khả năng khuyếch tán phụ thuộc các chất ô nhiễm phụ thuộc chủ yếu vào địa hình và kiến trúc các phố hai bên đường. Tại Hà Nội, các nhà khoa học cho rằng hoạt động giao thông vận tải là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn. *Do hoạt động sản xuất nông nghiệp: Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu do đốt rừng làm rẫy, làm cho khí CO2 tăng lên, khí CH4 tạo ra do sựu phân hủy chất hưu cơ từ các trang trại chăn nuôi hoặc từ các đống rác xử lý không đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất nông nghiệp còn gây ra bởi các hoạt động phun thuốc bảo vệ thực vật bằng bình phun, vòi phun, máy bay. Phân gia súc phân hủy, phân bón gây mùi hôi thối tạo điều kiện cho các loại sinh vật truyền bệnh phát triển như ruồi, nhặng… *Ô nhiễm không khí trong nhà : đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến con người, nguồn gây ô nhiễm trong sinh hoạt chủ yếu là lò sưởi và bếp đun sử dụng các nhiên liệu như than, củi dầu lửa, khí đốt….Nguồn gây ô nhiễm này tuy nhỏ nhưng thường gây ô nhiễm cục bộ trong một không gian nhỏ nên có thể để lại hậu quả lớn và lâu dài. Bên cạnh đó nguồn gây ô nhiễm trong nhà còn có thể kẻ tới các khí sinh ra từ các nguồn thải sinh hoạt, khói thuốc lá, các hợp chất hữu cơ bay hơi có nguồn gốc từ các loại sơn và các vật liệu xây dựng. Đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, diện tích sinh hoạt nhỏ hẹp mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người lại càng lớn. 2.3.1.2 Ô nhiễm đất: Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất là nông dược và phân hóa học chúng tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ. Thứ hai là việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang gây ô nhiễm đất nghiêm trọng, làm vỡ kết cấu đất, xói mòn đất… Ô nhiễm đất do nông dược và phân hóa học.Ô nhiễm đất sảy ra chủ yếu ở nông thôn. Trước hết là do sự bành trướng của kĩ thuật canh tác hiện đại. Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn trong khi đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm vì dân số tăng và cũng vì sự phát triển thành phố, kỹ nghệ và những sử dụng phi nông nghiệp. Người ta cần phải thâm canh hơn, dẫn tới việc làm xáo trộn dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp. Phân hóa học chắc chắn đã gia tăng năng suất, nhưng việc sử dụng lặp lại, với liều rất cao gây ra sự ô nhiễm đất do các tạp chất lẫn vào. Hơn nữa, Ntrat và photphat rải một cách dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm các mực thủy cấp. Cũng thế, nông dược và vô cơ hay hưu cơ cũng có thể làm ô nhiễm đất và sinh khối. Thâm canh không ngừng của nông nghiệp, sử dụng ngày càng nhiều các chất nhân tạo như phân hóa học và nông dược… làm cho đất ô nhiễm tuy chậm nhưng chắc, không hoàn lại(irreversible), đất sẽ kém phi nhiêu di. 2.3.1.3Ô nhiễm nước: *Nguồn nước mặt Do nhiều lý do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Trong khi đó, dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt. Quá trình đô thị hoá, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Gần 5 triệu người chết hàng năm ở các nước đang phát triển có liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch. Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bệnh sinh ra từ chất thải của con người (vi khuẩn và vi rút), kim loại nặng và hoá chất từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Uống nước đã bị ô nhiễm hoặc ăn thức ăn chế biến bằng nước nhiễm độc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá bắt từ nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể nguy hiểm vì chúng có thể mang mầm bệnh và tích luỹ các chất độc hại như kim loại nặng và các chất hữu cơ bền thông qua quá trình tích luỹ sinh học. Ngoài ra, con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cây trồng được tưới bằng nước ô nhiễm hoặc do đất bị nhiễm bẩn bởi các dòng sông ô nhiễm dâng lên. *Nước ngầm Nước ngầm là nguồn nước nằm ở dưới bề mặt lớp đất sỏi và trong những tầng địa chất thấm qua được. Nước ngầm là một nguồn rất quan trọng của nước sạch, chiếm 97% lượng nước ngọt trên Trái đất. Khoảng 2 tỉ người, cả ở thành phố và nông thôn đang phụ thuộc vào lượng nước này cho những nhu cầu sống hằng ngày. Nhưng nguồn nước này giờ đây cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau. Ở đô thị, các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm chính là các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh. Ngoài ra nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản đều có khả năng bị rò rỉ và ngấm vào tầng chứa nước nước ngầm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón cũng là nguồn đe doạ lớn đối với nguồn nước ngầm. Các quá trình hình thành địa chất tự nhiên là nguồn giải phóng kim loại nặng vào nước ngầm, trong đó phổ biến nhất là ô nhiễm Asen. Một nghiên cứu mới đây cho thấy nguồn nước ngầm của nhiều quốc gia thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á có hàm lượng Asen rất cao. Cao nhất là Băng-la-đét. Hiện có 1/15 dân số nước này đang phải uống nước có hàm lượng Asen cao hơn 5 lần mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nước ngầm rất khó xử lý, do đó việc bảo vệ nguồn nước đó là cực kỳ quan trọng. Một số biện pháp ngăn chặn cơ bản là tăng cường kiểm soát đối với việc xả thải, xây dựng hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, cho đến nay ở các nước đang phát triển các biện pháp này được tiến hành rất chậm chạp, trong khi hệ thống nước ngầm đang ngày càng bị nhiễm bẩn nghiêm trọng. 2.4. Thực trạng môi trường trên Thế giới và Việt Nam 2. 4.1. Thực trạng môi trường trên Thế giới Viện Blacksmith, một tổ chức nghiên cứu môi trường quốc tế có trụ sở tại New York (Mỹ), vừa công bố danh sách 10 thành phố thuộc 8 nước được coi là ô nhiễm nhất thế giới năm 2006. Tại các thành phố này, hơn 10 triệu người có nguy cơ bị nhiễm trùng, ung thư phổi và giảm tuổi thọ. Trẻ em bị lở loét do ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm môi trường. 10 thành phố này gồm: + Thành phố Dzerzhinsk ở Nga, từng là khu vực sản xuất vũ khí hoá học lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. + Thành phố Lâm Phần, Trung tâm công nghiệp than đá của Trung Quốc. + Thành phố Kabwe ở Zambia, khu vực khai thác mỏ và luyện kim loại, trong đó có cả chì. + Thành phố Haina ở Cộng hoà Dominica, nơi tái chế và nấu chảy pin, người dân nơi đây có nồng độ chì trong cơ thể rất cao. + Thành phố Ranipet ở Ấn Độ, nơi hơn ba triệu người bị ảnh hưởng bởi chất thải từ các xưởng thuộc da. + Thành phố Chernobyl ở Ukraine, một khu vực nổi tiếng bởi thảm hoạ phóng xạ 20 năm trước. + Thành phố Mayluu-Suu ở Kyrgyzstan. + Thành phố La Oroya ở Peru. + Thành phố Norilsk ở Nga. + Thành phố Rudnaya ở Nga. Theo báo cáo của Viện này, các khu vực ô nhiễm nhất thế giới là những khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô và các khu du lịch của các nước. Những nước có các thành phố bị ô nhiễm môi trường, phần lớn là các nước đang phát triển, thiếu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa phương và sự bất lực của người dân trong việc giải quyết các tình trạng ô nhiễm. Cũng theo báo cáo, đa số ô nhiễm của các khu vực này xuất phát từ chì không được kiểm soát, mỏ than hoặc các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân chưa được lọc sạch. Ô nhiễm môi trường ở những thành phố này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân và gia tăng nạn nghèo đói. Những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi trường là nơi con người sinh sống có tuổi thọ thấp nhất, trẻ sơ sinh bị khuyết tật, tỉ lệ hen trẻ em trên 90% và chậm phát triển trí tuệ. Nghiên cứu do các cơ quan của Liên hiệp quốc tiến hành cho thấy khoảng 20% trường hợp chết sớm trên toàn thế giới là do các nhân tố ô nhiễm môi trường gây nên. *Tại Chernobyl, báo cáo ước tính 5,5 triệu người vẫn bị đe doạ bởi vật liệu phóng xạ tiếp tục thấm vào mạch nước ngầm và đất cách đây 20 năm sau thảm hoạ nổ nhà máy điện hạt nhân. *Người dân ở Lâm Phần, trung tâm tỉnh Sơn Tây, nơi chuyên khai thác than của Trung Quốc, thường bị viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi do chất lượng không khí kém. *Khoảng 300.000 người ở Dzherzhinsk (thuộc Nga), một khu vực sản xuất vũ khí hoá học trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tuổi thọ chỉ bằng một nửa so với dân của các nước giàu nhất. Tuổi thọ của đàn ông ở Dzherzhinsk là 47 và của phụ nữ là 42. Trên thực tế, Viện Blacksmith đã tham gia các chương trình khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường ở 5 trong số 10 thành phố nói trên có môi trường bị ô nhiễm. Trước hết là lắp đặt các nhà máy lọc nước, đồng thời tiến hành giáo dục mọi người, đặc biệt là trẻ em, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm nói trên trong điều kiện có thể. Theo cảnh báo của Viện Blacksmith, ngoài 10 thành phố trên bị coi là ô nhiễm nhất thế giới, còn có 25 thành phố khác trên toàn cầu cần sớm triển khai nhanh các hoạt động bảo vệ môi trường. *Ô nhiễm nước: Các mầm bệnh trong nước ô nhiễm có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong đối với trẻ em và những người có thể trạng nhạy cảm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong số các vấn đề về môi trường. Những chất độc tích luỹ trong cá và các loại thức phẩm khác ít có nguy cơ gây độc cấp tính nhưng lại có thể để lại hậu quả lâu dài. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt hiện đang diễn ra với hầu hết các con sông lớn ở các nước đang phát triển, điển hình như Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình công nghiệp
Luận văn liên quan