Việt Nam là nước nông nghiệp lúa nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
điều kiện tài nguyên thiên nhiên phong phú với bờ biển dài hơn 3.200 km. Tuy nhiên
tình trạng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lý, sự khai thác khoáng
sản thiếu kế hoạch, sự phá hoại các rừng đầu nguồn bừa bãi, khai thác nước ngầm tùy
tiện, sử dụng các nguồn nước không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường trầm
trọng là những nguyên nhân trực tiếp gây ra những hậu quả nặng nề. Hiện nay, sự ảnh
hưởng của mưa bão, hạn hán, lụt lội ngày càng thường xuyên, gây tổn thất lớn về người
và của. Các nguồn nước cạn kiệt nhanh, sự bồi lắng ở các lòng sông cũng như dao động
lớn của các sông suối là nguyên chính gây khó khăn trong công tác vận hành sử dụng,
khai thác các trạm bơm phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
Để khắc phục tình trạng trên, những năm qua, Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã có nhiều biện pháp hữu hiệu, trong đó có việc sử dụng các tổ máy bơm chìm.
Nhiều loại máy bơm chìm - động cơ điện chìm với các công suất N = 11 – 320kW đã
được Bộ NN&PTNT và các địa phương nhập khẩu từ nhiều nước (Đức, Thụy Điển,
Nhật, Đan Mạch, Hàn Quốc.) để phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp. Ngành chế tạo
máy bơm trong nước cũng đã tự nghiên cứu, thiết kế chế tạo và đã áp dụng vào thực tế
nhiều loại máy bơm chìm với công suất khác nhau. Các máy bơm đang hoạt động tốt
phục vụ công tác tưới tiêu trên phạm vi cả nước.
Hàng trăm trạm bơm lắp máy bơm chìm các loại, trong đó có nhiều máy bơm
chìm kiểu hướng trục đứng với các cỡ công suất khác nhau đang đóng góp không nhỏ
cho công tác tưới tiêu của ngành thủy lợi nước nhà. Tuy nhiên, đến nay vấn đề để hiệu
quả kinh tế kỹ thuật của việc sử dụng các máy bơm chìm nói chung và máy bơm chìm
kiểu hướng trục nói riêng vẫn chưa có cơ quan nào chú ý nghiên cứu, tính toán đánh giá
một cách đầy đủ. Do vậy, vấn đề đi sâu nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
máy bơm chìm và công trình trạm lắp máy bơm chìm phục vụ tưới tiêu trong nông
nghiệp” là rất cần thiết đối với sản xuất cũng như góp phần thúc đẩy phát triển mạnh
mẽ và rộng rãi các loại máy bơm chìm để phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp
83 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của máy bơm chìm và công trình trạm lắp máy bơm chìm phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG MÁY BƠM CHÌM TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM .......................................................................................................6
1.1.Tổng quan về sử dụng máy bơm chìm trên thế giới.............................................6
1.1.1. Giới thiệu chung ...................................................................................................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sử dụng bơm chìm trên thế giới 7
1.2.Tổng quan về sử dụng bơm chìm ở Việt Nam....................................................10
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI MÁY BƠM CHÌM VÀ CÔNG
TRÌNH TRẠM CÓ SỬ DỤNG MÁY BƠM CHÌM ....................................................15
2.1. Đặc điểm các loại máy bơm chìm...................................................15
2.1.1. Các loại máy bơm chìm .........................................................................................15
2.1.2. Đặc điểm của các loại máy bơm chìm...........................................................16
2.2.Công trình lắp máy bơm chìm .......................................................................................23
2.2.1.Phân loại nhà trạm máy bơm .................................................................................24
2.2.2. Công trình trạm lắp máy bơm chìm.......................................................26
2.2.3. Công trình lấy nước ...............................................................................................37
2.2.4. Công trình lấy nước ...............................................................................................38
2.2.5. Buồng lắp máy .......................................................................................................38
2.2.6. Kết luận ...................................................................................................................39
2.3.Ưu nhược điểm của công trình sử dụng máy bơm chìm so với việc sử dụng các loại máy
bơm khác. .................................................................................................................................39
2.3.1 Ưu điểm .....................................................................................................................39
2.3.2. Nhược điểm của công trình lắp máy bơm chìm .......................................................40
2.3.3. Kết luận ....................................................................................................................40
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÁY
BƠM CHÌM TRONG TƯỚI TIÊU PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1. Những thông số chính liên quan đến hiệu quả kinh tế của các công trình tưới tiêu
phục vụ nông nghiệp có sử dụng máy bơm................39
3.1.1. Các loại chi phí .........................................................................................................41
3.1.2. Lợi nhuận đem lại khi sử dụng máy bơm chìm ........................................................43
3.2. Những vấn đề tập trung nghiên cứu.................................................................44
3.2.1. Về tình hình sử dụng máy bơm chìm - động cơ điện chìm cụ thể ở một số địa
phương.....45
3.2.2. Về công trình trạm lắp máy bơm chìm ................................................................44
3.2.3. Chi phí điện năng của các công trình sử dụng máy bơm...46
3.3. Các lĩnh vực sử dụng máy bơm chìm phục vụ phát triển kinh tế và xã hội ở Việt
Nam....................................................................................................................48
3.3.1. Máy bơm chìm phục vụ cho cấp nước sinh hoạt và các nhà máy công nghiệp .......45
3.3.2. Các bơm chìm nhiều cấp cột áp cao sử dụng cho khai thác mỏ và thoát nước
thải.......................................................................................................................................49
3.3.3. Máy bơm chìm phục vụ nông nghiệp ..................................................................49
3.4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng máy bơm chìm...........................51
3.4.1. Về cơ sở khoa học ..................................................................................................51
3.4.2. Về cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 52
3.5. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình cụ thể sử dụng máy bơm chìm..53
3.5.1. Phân tích đánh giá suất đầu tư của công trình sử dụng máy bơm chìm ..........53
3.5.2. Phân tích, đánh giá chi phí sản xuất năm của trạm bơm ...................................64
3.5.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án theo các tiêu chuẩn về chi phí và lợi ích .....69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................80
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT Ký hiệu Nội dung
Ghi
chú
1 Bảng 2.1
Các kích thước cơ bản của trạm bơm chìm kiểu khối tảng lắp 01 tổ
máy
2 Bảng 2.2
Các kích thước cơ bản của trạm bơm chìm kiểu buồng hút lắp 01
tổ máy
3 Bảng 3.1
Số tiền giảm được tương ứng với việc tăng số giờ sử dụng giờ phụ
tải thấp tăng
4 Bảng 3.2
Tổng hợp kinh phí cho trạm bơm lắp các loại bơm chìm AGREX
258/4, bơm hỗn lưu HL 900-9, 20HTĐ – 50
5 Bảng 3.3
Kinh phí cho phần xây lắp của các trạm bơm lắp các máy bơm
(AGREX 258/4, HL 900-9, 20HTĐ – 50)
6 Bảng 3.4
Tổng hợp kinh phí trung bình sau thuế phần xây lắp và phần thiết
bị tổ máy bơm tại trạm Bản Nguyên lắp máy bơm hướng trục chìm
Lê Tính lắp máy bơm hướng trục thông thường
7 Bảng 3.5
Chi phí khấu hao TSCĐ năm của trạm bơm chìm
trục đứng AGREX 258/4
8 Bảng 3.6
Chi phí khấu hao TSCĐ năm của trạm bơm trục đứng
20 HTĐ - 50
9 Bảng 3.7
Tổng hợp chi phí sản xuất năm của trạm bơm công
suất nhỏ
10 Bảng 3.8 Chi phí khấu hao TSCĐ năm của trạm bơm Bản Nguyên
11 Bảng 3.9 Chi phí khấu hao TSCĐ năm của trạm bơm Lê Tính
12 Bảng 3.10
Tổng hợp kết quả chi phí sản xuất năm của trạm bơm công suất
lớn
13 Bảng 3.11 Diện tích và năng suất cây trồng trước và sau khi có dự án
14 Bảng 3.12 Đơn giá vật tư nông nghiệp (giá trước thuế)
15 Bảng 3.13
Giá trị thu nhập tuần túy cho 01 ha gieo trồng trong điều kiện
không có dự án
16 Bảng 3.14
Giá trị thu nhập thuần túy cho 01 ha gieo trồng trong điều kiện khi
có dự án
17 Bảng 3.15 Thu nhập thuần túy tăng thêm của dự án
18 Bảng 3.16 Giá trị thu nhập thuần tuý khu vực hưởng lợi của dự án
19 Bảng 3.17
Bảng tính toán giá trị hiện tại ròng- NPV của trạm bơm Bản
Nguyên
20 Bảng 3.18 Bảng tính toán giá trị hiện tại ròng- NPV của trạm bơm Lê Tính
DANH MỤC HÌNH VẼ
TT Ký hiệu Nội dung
Ghi
chú
1 Hình 1.1 Máy bơm chìm kiểu giếng sâu nhiều tầng cánh
2 Hình 1.2 Bơm ly tâm chìm trục đứng
3 Hình 1.3 Bơm hỗn lưu (dòng chéo) chìm trục đứng
4 Hình 1.4 Bơm hướng trục chìm trục đứng
5 Hình 2.1
Sơ đồ kết cấu của trạm bơm chìm ly tâm và dòng chéo thay
cho máy bơm ly tâm và dòng chéo kiểu trục ngang và trục
đứng thông thường
6 Hình 2.2
Sơ đồ kết cấu của trạm bơm chìm kiểu hỗn lưu thay thế bơm
hướng trục đứng
7 Hình 2.3
Kích thước cơ bản trạm bơm chìm kiểu khối tảng lắp 01 tổ
máy
8 Hình 2.4
Kích thước cơ bản của trạm bơm chìm kiểu buồng hút lắp 01
tổ máy
9 Hình 2.5 Kích thước của trạm bơm chìm kiểu buồng hút lắp nhiều máy
10 Hình 2.6 Công trình trạm kiểu hộp lắp với máy bơm chìm ly tâm, dòng
chéo có ống xả kiểu buồng xoắn
11 Hình 2.7
Công trình trạm kiểu hộp lắp với máy bơm chìm tại khoang
khô
12 Hình 2.8
Công trình trạm lắp nhiều máy bơm chìm ly tâm, hỗn lưu có ống xả
kiểu buồng xoắn
13 Hình 2.9
Công trình trạm lắp máy bơm chìm hướng trục hoặc hỗn lưu
có ống xả kiểu ống dẫn hình trụ
14 Hình 2.10 Kết cấu công trình trạm với ống xả kiểu ống dẫn hình trụ
15 Hình 2.11
Công trình trạm kiểu khối tảng lắp các máy bơm chìm hướng
trục đứng hay hỗn lưu đứng với kết cấu xả tràn
16 Hình 2.12
Kết cấu công trình trạm lắp máy bơm chìm với ống xả kiểu
xiphông
17 Hình 2.13
Kết cấu công trình lắp máy bơm chìm hướng trục hay hỗn lưu
có ống xả kiểu ống dẫn đặt trên giá đỡ bể hút trạm bơm
18 Hình 2.14 Sơ đồ bố trí công trình trạm lắp máy bơm chìm hỗn lưu
19 Hình 3.1 Sơ đồ bố trí lắp bơm chìm AGREX 258/4
20 Hình 3.2
Mặt cắt dọc công trình trạm bơm hỗn lưu trục ngang (công
trình trạm bơm hỗn lưu 02 máy HL 900-9)
21 Hình 3.3
Mặt cắt dọc trạm bơm hướng trục đứng (thiết kế trạm bơm
hướng trục 20 HTĐ – 50)
MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước nông nghiệp lúa nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa,
điều kiện tài nguyên thiên nhiên phong phú với bờ biển dài hơn 3.200 km. Tuy nhiên
tình trạng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lý, sự khai thác khoáng
sản thiếu kế hoạch, sự phá hoại các rừng đầu nguồn bừa bãi, khai thác nước ngầm tùy
tiện, sử dụng các nguồn nước không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường trầm
trọnglà những nguyên nhân trực tiếp gây ra những hậu quả nặng nề. Hiện nay, sự ảnh
hưởng của mưa bão, hạn hán, lụt lội ngày càng thường xuyên, gây tổn thất lớn về người
và của. Các nguồn nước cạn kiệt nhanh, sự bồi lắng ở các lòng sông cũng như dao động
lớn của các sông suối là nguyên chính gây khó khăn trong công tác vận hành sử dụng,
khai thác các trạm bơm phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
Để khắc phục tình trạng trên, những năm qua, Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã có nhiều biện pháp hữu hiệu, trong đó có việc sử dụng các tổ máy bơm chìm.
Nhiều loại máy bơm chìm - động cơ điện chìm với các công suất N = 11 – 320kW đã
được Bộ NN&PTNT và các địa phương nhập khẩu từ nhiều nước (Đức, Thụy Điển,
Nhật, Đan Mạch, Hàn Quốc.) để phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp. Ngành chế tạo
máy bơm trong nước cũng đã tự nghiên cứu, thiết kế chế tạo và đã áp dụng vào thực tế
nhiều loại máy bơm chìm với công suất khác nhau. Các máy bơm đang hoạt động tốt
phục vụ công tác tưới tiêu trên phạm vi cả nước.
Hàng trăm trạm bơm lắp máy bơm chìm các loại, trong đó có nhiều máy bơm
chìm kiểu hướng trục đứng với các cỡ công suất khác nhau đang đóng góp không nhỏ
cho công tác tưới tiêu của ngành thủy lợi nước nhà. Tuy nhiên, đến nay vấn đề để hiệu
quả kinh tế kỹ thuật của việc sử dụng các máy bơm chìm nói chung và máy bơm chìm
kiểu hướng trục nói riêng vẫn chưa có cơ quan nào chú ý nghiên cứu, tính toán đánh giá
một cách đầy đủ. Do vậy, vấn đề đi sâu nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
máy bơm chìm và công trình trạm lắp máy bơm chìm phục vụ tưới tiêu trong nông
nghiệp” là rất cần thiết đối với sản xuất cũng như góp phần thúc đẩy phát triển mạnh
mẽ và rộng rãi các loại máy bơm chìm để phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ cung cấp các tài liệu kỹ thuật bổ ích về sử dụng
máy bơm chìm và trạm bơm lắp máy bơm chìm kiểu hướng trục đứng cho những cán
bộ nghiên cứu, cán bộ khai thác vận hành sử dụng, các cán bộ quản lý chung cũng như
dùng làm tài liệu tham khảo cho các học viên trường đại học, cao đẳng chuyên ngành.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG MÁY BƠM CHÌM
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về sử dụng máy bơm chìm trên thế giới
1.1.1. Giới thiệu chung
Ngành công nghiệp chế tạo máy bơm trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu
trong nghiên cứu lý thuyết cơ bản, thiết kế chế tạo và áp dụng vào sản xuất khoảng
1500 loại máy bơm. Máy bơm chìm đã được nghiên cứu sâu và đạt đến trình độ cao về
cơ sở lý thuyết tính toán, thiết kế, chế tạo, đặc biệt là các bơm chìm phục vụ nông
nghiệp và thoát nước thải.
Vấn đề quan trọng hiện nay là trong điều kiện cụ thể sử dụng loại máy bơm nào
trong các dự án có sử dụng nước để đem lại hiệu quả cao nhất.
Phần lớn các máy bơm cánh dẫn kiểu ly tâm, dòng chéo hay hướng trục là tình
trạng không kín của các gioăng theo trục. Các rò rỉ của chất lỏng qua gioăng sẽ làm giảm
khả năng làm việc hoặc làm hỏng thiết bị
Các máy bơm cánh dẫn trục đặt nằm ngang thường làm việc với chiều cao hút địa
hình HSđh (6-7)m, đối với bơm cánh dẫn trục đứng cũng hạn chế chiều dài của trục.
Trên thực tế, mực nước sông ở nhiều nơi dao động rất lớn, nhanh và thường xuyên, thông
thường là H 5,0m. Mặc dù, đã có một số biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết tình
trạng trên: Dùng trạm bơm nổi, trạm bơm di động trên ray để tránh nước ngập động cơ
điện, các trạm bơm xiên với kết cấu nối dài các trục trung gian từ động cơ điện đến bánh
công tác. Tuy nhiên, các biện pháp trên đem lại hiệu quả chưa cao do kết cấu thiết bị và
công trình trạm phức tạp. Như vậy, về cơ bản, các loại bơm lắp với động cơ điện thông
thường không đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện làm việc nói trên. Hơn nữa, đối với
nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long các kênh rạch nhỏ,
các vùng đất trũng phục vụ canh tác nông nghiệp và trồng cây ăn trái có địa hình hẹp,
hiện tượng úng ngập diễn ra theo mùa không phù hợp để xây dựng các trạm bơm cố định
để phục vụ tiêu nước úng và tưới nước phục vụ sản xuất. Việc nghiên cứu sử dụng các tổ
máy bơm chìm lắp với động cơ điện chìm được cho là có thể khắc phục một số tồn tại
trên.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sử dụng bơm chìm trên thế
giới
Ở các nước công nghiệp phát triển, máy bơm chìm đã được chú ý đầu tư nghiên
cứu, chế tạo và áp dụng vào sản xuất phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao
thông từ những năm 1940 - 1950. Các bơm chìm đã đạt chất lượng cao với các thông số
kỹ thuật khác nhau và công suất N = 0,1 - 5.000KW, H = 1,0 - 500m, Q = 1,0 - 30.000
m
3/h. Thực tế đang sử dụng rộng rãi các máy bơm chìm lắp với các động cơ chìm kiểu
khô, kiểu nửa ướt và kiểu ướt. Các động cơ điện chìm phân thành động cơ điện chìm
loại một pha hay loại 3 pha kiểu lồng sóc và cuốn dây. Phổ biến nhất là các máy bơm
chìm kiểu giếng sâu trục đứng hay trục ngang một tầng hay nhiều tầng cánh phục vụ
cho cấp nước trong nông nghiệp, sinh hoạt đời sống dân sinh (hình 1.1). Các máy bơm
chìm trục đứng kiểu ly tâm (hình 1.2), kiểu hỗn lưu (dòng chéo) (hình 1.3) hay bơm
hướng trục chìm (hình 1.4) được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và áp dụng rộng rãi trong
nông nghiệp và các mục đích khác. Hầu như các Hãng sản xuất bơm có uy tín của các
nước công nghiệp phát triển đều quan tâm nghiên cứu và phát triển máy bơm chìm các
loại. Các Hãng nổi tiếng với các sản phẩm máy bơm chìm - động cơ chìm như: Flygt
(Thụy Điển), ABS, Mona (Đức), Ômega (Tây Ban Nha), Kubota, EBARA, Hitachi
(Nhật), Huynđai (Hàn Quốc), các hãng bơm của Pháp, Hungary, Anh...
Hungary có nhiều hãng chuyên ngành chú ý nghiên cứu thiết kế và chế tạo
máy bơm với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế và có uy tín cao, đặc biệt đối với
ngành thuỷ lợi Việt Nam. Hàng chục máy bơm trục đứng loại CsV 1.000 (N =
250 - 320 KW, Q = 8.000 - 16.000 m
3
/h) đã được lắp tại các trạm bơm phục vụ tưới
tiêu ở Việt Nam từ những năm 1960 - 1970, đến nay, vẫn hoạt động khá hiệu quả. Hãng
Extren của Hungary đã cung cấp các máy bơm nêu trên và đã nghiên cứu, thiết kế, chế
tạo nhiều máy bơm chìm các loại công suất đạt chất lượng cao, đã xuất khẩu sang nhiều
nước trên thế giới.
Hãng ABS của Cộng hoà liên bang Đức được thành lập từ cuối thế kỷ 19 và bắt
đầu chế tạo máy bơm chìm từ những năm 1950. ABS có doanh thu hàng năm nhiều tỷ
đô la do cung cấp số lượng rất lớn máy bơm chìm cho hơn 100 nước trên thế giới. ABS
sản xuất hàng trăm loại bơm chìm (cả động cơ và bơm chìm) với công suất N = 0.16 -
15.000 KW, lưu lượng đạt tới Qmax = 25.000 m
3/h và cột áp Hmax = 220 m. ABS luôn
được xếp trong hàng ngũ những hãng đứng đầu thế giới về chế tạo máy bơm chìm.
Các hãng sản xuất bơm chìm đang chú ý đầu tư nghiên cứu sâu về nâng cao tuổi
thọ, độ bền, khả năng làm việc theo nguyên lý tự động hoá của thiết bị cũng như nâng
cao chất lượng thuỷ lực phần dẫn dòng của bơm chìm, nghiên cứu các kết cấu mới nhằm
tăng công suất của mỗi tổ máy bơm N = 10.000 KW, cột áp H = 600 - 800m, lưu lượng
Q = 40.000 m
3/h. Lý thuyết tính toán thiết kế máy bơm chìm đã đạt được nhiều thành
tựu lớn, đặc biệt, về phần tính toán kết cấu các loại bơm chìm kiểu ly tâm, dòng chéo và
hướng trục (kể cả trục ngang và trục đứng) với cấu tạo gối đỡ chịu lực, hệ thống làm
kín cơ giới, bôi trơn và làm mát. Lý thuyết tính toán đang được tiếp tục hoàn thiện và
phát triển.
Hình 1.1. Máy bơm chìm
Kiểu giếng sâu nhiều tầng cánh
Hình 1.2. Bơm ly tâm chìm trục đứng
Hình 1.3. Bơm hỗn lưu
(dòng chéo) chìm trục đứng
Hình1 .4. Bơm hướng trục chìm
trụcđứng
Nói chung, lý thuyết tính toán phần dẫn dòng máy bơm chìm không có gì quá
khác biệt so với tính toán thiết kế phần dẫn dòng các bơm cánh dẫn thông thường. Tuy
nhiên, do đặc điểm đặt chìm trong môi trường chất lỏng (có thể là nước sạch, chất lỏng
thải, hoá chất, nước bùn cát... với nhiệt độ khác nhau) hay trong điều kiện thực tế khác
nhau như bơm từ các giếng khoan sâu hàng vài trăm mét (bơm giếng sâu), bơm nước
phục vụ làm mát ở các nhà máy điện nguyên tử, bơm chìm phục vụ cho công tác khai
thác dầu khí..
Đối với các bơm chìm cột áp cao tới vài trăm mét thì vấn đề tính toán chính xác
lực dọc trục của bơm và giải pháp kết cấu để cân bằng lực hay biện pháp làm giảm lực
dọc trục cũng như kết cấu chi tiết chịu được lực dọc trục sẽ là vấn đề quan trọng bậc
nhất cùng với đảm bảo độ kín tuyệt đối của bơm. Ngoài ra, đối với mỗi kiểu bơm chìm
sẽ cần quan tâm về đặc trưng riêng trong tính toán. Kiểu ly tâm cột áp không quá lớn (H
70m) phục vụ nông nghiệp và thoát nước thải thì cần chú ý nhiều đến tác động của
lực hướng tâm. Đối với bơm chìm kiểu hướng trục thì lại cần quan tâm hơn đến lực dọc
trục.
Các bơm chìm phục vụ cho nông nghiệp và thoát nước thải loại bình thường (độ
axít thấp, kích thước các vật cứng trong nước thải không quá lớn...) sẽ cho phép sử
dụng loại bơm chìm kiểu cánh dẫn truyền thống và phần tính toán lý thuyết sẽ đơn giản
hơn nhiều so với bơm chìm phục vụ các mục đích đặc biệt.
Các nước trong khối ASEAN nói riêng và Châu Á nói chung đã có nhiều liên
doanh, liên kết với các Hãng bơm lớn trên thế giới trong nghiên cứu, thiết kế và chế tạo
các kiểu bơm chìm với các loại công suất khác nhau và đạt kết quả tốt. Rút kinh nghiệm
của các nước công nghiệp phát triển, các nước ASEAN và Châu Á cũng sử dụng rất
rộng rãi các máy bơm chìm, đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các loại bơm
chìm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đạt hiệu quả cao. Ví dụ điển hình là ở Malaysia đã
sử dụng các loại máy bơm chìm với tỉ trọng đặc biệt lớn (chiếm tới 90% toàn bộ số
lượng bơm đang hoạt động) phục vụ cho tưới tiêu trong nông nghiệp và thoát nước thải.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do ưu việt của bơm chìm: công trình trạm đơn
giản, rất phù hợp với các vùng có sự thay đổi mực nước nhiều, nhanh đột ngột và đặc
biệt là không gây tiếng ồn (nguyên nhân quan trọng nhất để Malaysia sử dụng bơm
chìm với tỉ lệ cao). Ngoài ra, bơm chìm cho phép sử dụng với mức độ tự động hoá cao
rất thuận lợi cho Malaysia khi lực lượng lao động rất thiếu.
1.2. Tổng quan về sử dụng bơm chìm ở Việt Nam
Máy bơm chìm công suất lớn, cột áp cao ở dạng bơm giếng sâu cấp nước cho
các khu dân cư phục vụ đời sống dân sinh hoặc các nhà máy, xí nghiệp đã được sử dụng
ở Việt Nam từ những năm 1960 - 1970. Các máy bơm chìm kiểu giếng sâu lưu lượng
nhỏ, cột áp cao thường nhập của nước ngoài (Nga, Bungary, Cộng hoà Séc...). Cho đến
nay, máy bơm chìm sử dụng ở Việt Nam phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp còn quá ít
(chưa quá 100 tổ máy các loại) với công suất N = 10 - 320 KW. Nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng trên là do giá thành các bơm chìm quá cao trong khi giá trị sản phẩm
nông nghiệp th