Đề tài Đánh giá quy trình soạn thảo, nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong thôn văn hóa ở huyện Lâm Hà - Lâm Đồng

Hương ước, lệ làng cổ được coi là một trong những disản văn hoá có tính chất pháp lý đặc sắc trong làng xã cổ truyền Việt Nam. Các công trình nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ những giá trị không thể phủ nhận được vai trò “tự quản” của hương ước lệ làng. Nhiều truyền thống tốt đẹp, nhiều phẩm chất quý giá; những hành vi ứng xử xã hội, gia đình và cá nhân ít nhiều đã được hương ước, lệ làng gìn giữ và điều chỉnh. Ngày nay nông thôn Việt Nam đang trong thời kỳ thay đổi mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú ý đến việc phát huy vai trò tự quản của nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.Cuộc vận động làng văn hoá, gia đình văn hoá đả trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước. Đảng bộ và chính quyền các cấp đã coi cuộc vận động này là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta thiết thực góp phần làm nên thắng lợi phát triển kinh tế, ổn định trật tự an ninh xã hội. Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “Phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, bài trừ hũ tục mê tín di đoan, tệ nạn xã hội, phát huy tình nghĩa xóm làng, đảm bảo đoàn kết nông thôn, khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước về nếp sống văn minh ở các thôn xã”. Ngày 19/6/1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số 24 – 1998/CT – TTG về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” theo tinh thần của Nghị quyết Trung ươngV khoá VII và chỉ thị số 61/CT – UB của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoáở khu dân cư; phát huy quyền tự quản của nhân dân, các thôn văn hoá ở huyện Lâm Hà ra đời và các hương ước, quy ước của các thôn, buôn cũng đã xuất hiện với mục đích “Phát huy quyền tự quản của nhân dân, thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảođảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới; tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống; gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục Trang 1 của cộng đồng nhằm thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ của công dân và nhiệm vụ cấp trên trên trao “theo đúng tinh thần của điều 13 – ChươngVI trong quy chế thực hiện dân chủ ở xã của chính phủ ban hành ngày 11/5/1998. 112 thôn, buôn, khu phố văn hoá và 52 cơ quan văn hoá ở huyện Lâm Hà – Tỉnh Lâm Đồng là minh chứng tính năng động, phát huy quyền dân chủ, nhân dân tự quản, kế thừa những di sản quý báu cha ông ta và của Đảng ta. Đánh giá đúng quy trình soạn thảo, nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn , buôn văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà- Tỉnh Lâm Đồng là vấn đề có ý nghĩa chính trị, khoa học và thực tiễn góp phần làm sáng tỏ quan điểm dân tộc, giai cấp của Đảng ta, góp thêm cơ sổ khoa học chi việc quản lý xã hội nông thôn trong điều kiện hiện nay. Thông qua nội dung của đề tài nghiên cứu, chúng tôiđưa ra những ý kiến chân thực, khoa học cho các địa phương “ tự điều chỉnh và xây dựng , tổ chúc thực hiện các hương ước, quy ước mới trong các thôn, buôn văn hoá đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhằm góp phần làm cho hương ước, quy ước mới trở thành một trong nhữngcông cụ chuyển tảiđường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến địa bàn vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều thành phần đồng bào dân tộc cư trú, và cư dân của 24 tỉnh thành trong cả nước về đây lập nghiệp. ? Trong khuôn khổ có hạn của đề tài, thời gian và địa bàn nghiên cứu. Do vậy, ngoài việc sử dụng, kế thừa tài liệucủa những người đi trước khi nghiên cứu hương ước, quy ước xưa và nay. Chúng tôi đã trực tiếp điều tra, khảo sát thu thập tư liệu trên địa bàn. Đây cũng chính là nhữngtài liệu cơ bản, là cơ sở của sự đánh giá, nhận định mà đề tài nghiên cứu đã đặt ra. Dựa vào những hiểu biết về phương pháp luận sử học logich học và chủ yếu vận dụng những kết quả điều tra dântộc học, xã hội học. Nhất là đứng vững trên quan điểm khoa học lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin làm cơ sở cho những suy nghĩ, nhận thức của đề tài.

pdf112 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá quy trình soạn thảo, nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong thôn văn hóa ở huyện Lâm Hà - Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan