Đề tài Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7-8%. Tuy vậy, hiện nay do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp theo. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên đó là chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung và lao động qua đào tạo nghề nói riêng còn thấp. Để đáp ứng nhu cầu lao động cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì cần phải đổi mới và phát triển công tác đào tạo nghề. Thực trạng hiện nay đang diễn ra đó là sự thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ kỹ năng nghề cao cho doanh ngiệp sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cùng với đó là nguy cơ thiếu việc làm và không có việc làm của đông đảo thanh niên và người lao động tại các vùng nông thôn, vùng điều kiện kinh tế khó khăn, vùng chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất trong quá trình CNH và đô thị hoá. Mà nguyên nhân của tình trạng trên đó là do họ có ít cơ hội học nghề để có thể tìm được việc làm phù hợp. Vì vậy việc đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề đóng một vai trò rất quan trọng để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, có một đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu. Từ những vấn đề nêu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp”.

doc77 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7-8%. Tuy vậy, hiện nay do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp theo. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên đó là chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo nói chung và lao động qua đào tạo nghề nói riêng còn thấp. Để đáp ứng nhu cầu lao động cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì cần phải đổi mới và phát triển công tác đào tạo nghề.  Thực trạng hiện nay đang diễn ra đó là sự thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ kỹ năng nghề cao cho doanh ngiệp sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cùng với đó là nguy cơ thiếu việc làm và không có việc làm của đông đảo thanh niên và người lao động tại các vùng nông thôn, vùng điều kiện kinh tế khó khăn, vùng chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất trong quá trình CNH và đô thị hoá. Mà nguyên nhân của tình trạng trên đó là do họ có ít cơ hội học nghề để có thể tìm được việc làm phù hợp. Vì vậy việc đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề đóng một vai trò rất quan trọng để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, có một đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu. Từ những vấn đề nêu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp”. Nội dung bài viết bao gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý giai đoạn 2004-2008 Chương III: Mục tiêu và giải pháp đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề đến năm 2020           Để bài viết được hoàn thiện hơn tôi rất mong nhận được sự đóng góp  ý kiến từ thầy cô và các bạn. Xin chân thành cám ơn! CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ  ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY NGHỀ 1. Khái niệm về dạy nghề Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học. 2. Các trình độ đào tạo trong dạy nghề Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. 2.1. Trình độ sơ cấp nghề Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp: Dạy nghề ở trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản, năng lực thực hành một số công việc của một nghề. Người học nghề có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, để người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Thời gian học nghề trình độ sơ cấp: Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm tuỳ theo ngành nghề học đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp: Nội dung dạy nghề trình độ sơ cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ này, trong đó tập trung vào năng lực thực hành nghề và nội dung dạy phải phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ. Vì vậy phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề. Các chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp do người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định. Giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp: Trung tâm dạy nghề. Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp. Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (gọi chung là doanh nghiệp), trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp. Chứng chỉ sơ cấp nghề: Người học nghề học hết chương trình sơ cấp nghề có đủ điều kiện thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở dạy nghề  cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. 2.2. Trình độ trung cấp nghề Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp: Trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công việc. Người lao động qua đào tạo ở trình độ này có đạo đức, có sức khoẻ, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Thời gian học nghề trình độ trung cấp: Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp: Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, đào tạo tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, từ đó nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống và phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ. hiện nay Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề. Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp: Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương: Thứ nhất: Phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung trung cấp nghề. Thứ hai, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung trung cấp nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề. Hiệu trưởng các trường căn cứ vào chương trình khung tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình. Giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp: Giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp phải cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Hiệu trưởng các trường tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức. Cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp Trường trung cấp nghề. Trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp. Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp. Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề: Học sinh học hết chương trình trung cấp nghề có đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung  ương. 2.3. Trình độ cao đẳng nghề   Mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng: Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Thời gian học nghề trình độ cao đẳng: Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo. Về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng: Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng cũng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ. Phương pháp dạy nghề phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo  khả năng tổ chức làm việc theo nhóm. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng: Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng , quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng nghề cũng phải phù hợp mục tiêu của dạy nghề ở trình độ này. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương có nhiệm vụ: + Phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề. + Quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung cao đẳng nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề. Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng: Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Hiệu trưởng các trường tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức. Cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng: Trường cao đẳng nghề. Trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng. Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề: Sinh viên học hết chương trình cao đẳng nghề có đủ điều kiện thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương. 2.4. Dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên  Dạy nghề chính quy Dạy nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khoá học tập trung và liên tục. Dạy nghề thường xuyên Dạy nghề thường xuyên được thực hiện với các chương trình dạy nghề Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề; Chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề; Chương trình chuyển giao công nghệ; Chương trình dạy nghề được thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học hoặc tự học có hướng dẫn để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình dạy nghề, thường xuyên quy định tổ chức thực hiện và cấp chứng chỉ cho người học nghề. Chứng chỉ phải ghi rõ nội dung và thời gian khoá học. Người dạy các chương trình dạy nghề thường xuyên là nhà giáo, nhà khoa học, nghệ nhân, người có tay nghề cao.  Cơ sở dạy nghề chỉ được tổ chức thực hiện các chương trình dạy nghề theo hình thức vừa làm vừa học hoặc tự học có hướng dẫn để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề (theo hình thức dạy nghề thường xuyên) sau khi đã bảo đảm thực hiện nhiệm vụ dạy nghề chính quy. II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ 1. Khái niệm đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu được kết quả trong tương lai. Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề là hoạt động đầu tư mà người đầu tư bỏ vốn xây dựng hạ tầng cơ sở, mua sắm máy móc, trang thiết bị, đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống các trường dạy nghề trong nền kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng hệ thống các trường dạy nghề là hoạt động đầu tư phát triển vì kết quả của nó tạo ra làm tăng giá trị tài sản mới đó là số lượng các lớp học mới, nhà xưởng, các máy móc và các trang thiết bị, chương trình đào tạo phục vụ cho hoạt động dạy nghề tại các cơ sở; không những thế hoạt động đầu tư này còn tạo ra một đội ngũ nguồn nhân lực mới với chất lượng tốt hơn đáp ứng yêu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2. Vai trò của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề 2.1. Trên góc độ nền kinh tế Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề là chìa khoá của tăng trưởng và phát triển. Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề tạo cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho công tác dạy và học nghề., khuyến khích đội ngũ giáo viên và học viên phát huy tinh thần sáng tạo trong dạy và học nghề. Các học viên được tiếp cận, trực tiếp vận hành những máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu về trình độ lao động của các doanh nghiệp, tăng cường khả năng chuyển giao công nghệ từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm chủ được những công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới thông qua mua bán và hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề làm thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo, từ đó làm thay đổi cơ cấu lao động theo ngành Công nghiệp, dịch vụ tăng lên, giảm số lượng lao động làm trong các ngàng nông lâm ngư nghiệp. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành lại tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Bên cạnh đó đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề còn thể hiện sự quan tâm của nhà nước cho các tỉnh thành phố trong cả nước những vùng khó khăn để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo của chính địa phương mình, với mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta hướng tới đó là tăng trưởng bền vững và công bằng xã hội. 2.2. Trên góc độ doanh nghiệp Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề giúp cho doanh nghiệp có thể tuyển được một đội ngũ nhân lực có trình độ tay nghề tương đối đáp ứng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình ở thị trường trong nước và thế giới. Bởi vì có những sản phẩm mà người lao động bình thường không thể làm ra được mà cần phải được qua đào tạo dạy nghề dài hạn mới có thể làm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, và cũng có những máy móc,  thiết bị hiện đại mà nếu không qua học nghề và đào tạo tại các trường dạy nghề thì không thể vận hành một cách thành công đưa vào sản xuất nâng cao năng suất lao động. Thông qua đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề các doanh nghiệp có thể giảm bớt khoản chi phí chi cho công tác đào tạo lao động, có thể tuyển dụng được đội ngũ lao động ngay tại các tỉnh thành phố mà cơ sở sản xuất của doanh nghiệp mình xây dựng mà không phải mất thêm những chi phí tìm kiếm lao động ở các tỉnh thành phố khác và đặc biệt là tiết kiệm được khoản chi phí nhân công rất cao khi phải thuê đội ngũ chuyên gia nước ngoài. Hiện nay theo chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các trường dạy nghề của nhà nước thì các doanh nghiệp bỏ vốn ra để đầu tư xây dựng trường dạy nghề thì sẽ được ưu tiên và hỗ trợ trong  các thủ tục và được miễn giảm thuế thuê đất. 3. Đặc điểm của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề           Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống dạy nghề bên cạnh mang những đặc diểm của hoạt động đầu tư phát triển nói chung thì hoạt động này còn có một số những điểm khác biệt mang tính đặc thù riêng. Sau đây là đặc điểm cụ thể của đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề Thứ nhất, đó là lượng vốn dành cho các trường dạy nghề lớn và phải chi tiêu một cách thường xuyên và kịp thời mới phát huy hiệu quả cao. Vì những máy móc, trang thiết bị cần được trang bị cho các cơ sở dạy nghề là rất tốn kém có những thiết bị lên đến hàng chục triệu, thậm chí nếu cơ sở đó hiện đại thì có thể nên đến hàng trăm triệu đồng. Vì vậy nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề không chỉ huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước mà cần phải biết huy động thêm những nguồn khác: từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; từ người học thông qua việc đóng học phí. Thứ hai, Thời gian tiền hành đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề tương đối dài vì nó phụ thuộc vào nguồn vốn phân bổ từ ngân sách nhà nước cho các địa phương và thông qua nhiều cơ quan quản lý. Hoạt động đầu tư này được tiến hành thường xuyên đối với tất cả các trường dạy nghề có thể đầu tư thêm vốn để đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư xây dựng thêm một khu nhà dạy học và thực hành…để mở rộng thêm quy mô đào tạo. Thứ ba, hoạt động đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề được tiến hành rộng khắp ở các địa phương trong cả nước, để mỗi một tỉnh, một huyện đều có những trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tại chỗ. Việc đào tạo nghề một cách sâu sát như thế người lao động đặc biệt là những lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có thể học hỏi được những kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nâng cao năng suất cây trồng. Thứ tư, Hoạt động đầu tư này mang một ý nghĩa xã hội to lớn làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, cạnh tranh được với những trường dạy nghề trên thế giới để các trường dạy nghề Việt Nam không bị thua trên sân nhà. Có thể nói đây chính là hoạt động đầu tư  nâng cao giá trị của Việt Nam trên thị trường quốc tế, vì một đất nước mà cơ sở vật chất của các trường dạy nghề kém thì không thể nói đến được một chất lượng đào tạo tốt, cơ sở vật chất của các trường dạy nghề là nền tảng cho sự phát triển giáo dục dạy nghề theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. 4. Nội dung đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề 4.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị cho các cơ sở dạy nghề Cơ sở vật chất của các trường dạy nghề đó là hệ thống các phòng làm việc, xưởng thực hành, thư viện, sách và các thiết bị cho từng ngành nghề. Có thể nói cơ sở vật chất là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu được với trường dạy nghề. Trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình thực hành để  hoàn thiện kỹ năng sản xuất. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại, càng theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất trong các ngành của nền kinh tế bao nhiêu thì học viên càng có thể thích ứng và vận dụng một cách nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấy nhiêu. Hiện nay xảy ra một thực trạng đó là các trường nghề rất vắng học sinh và nguyên nhân đó là do đâu? Câu trả lời đó là do cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu trầm trọng, chỉ có một số trường được trang bị máy móc kỹ thuật đồng bộ với máy móc tại công ty, còn lại thì vẫn còn khá lạc hậu
Luận văn liên quan