Đề tài Đẩy mạnh hoạt động PR của công ty Le Bros trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đất nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường năng động và có những nỗ lực không ngừng để hội nhập nền kinh tế thế giới. Nhu cầu về quan hệ công chúng, tên tiếng Anh là Public Relation (PR) ngày càng lớn cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội của Việt Nam. Hiện nay ngành PR ở Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, chủ yếu tập trung ở những mảng như tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mảng điều hành chiến lược vẫn còn hạn chế, ít công ty PR của Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ quản trị khủng hoảng hay hoạch định chiến lược. Nghiên cứu thực tiễn cho thấy nét nổi bật của ngành PR Việt Nam là sự hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Mặc dù số lượng công ty truyền thông tăng mạnh, nhưng số công ty cung cấp dịch vụ PR chuyên nghiệp còn khiêm tốn. Hoạt động PR tập trung chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn các thành phố và khu vực khác, PR chưa thực sự phát triển. Hiện nay, khối doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, là bộ phận sự dụng PR nhiều nhất; các cơ quan nhà nước cũng bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của PR. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động PR chuyên nghiệp là vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với các công ty PR nói riêng và toàn ngành PR nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Công ty Truyền thông Le Bros là công ty tham gia hoạt động kinh doanh lĩnh vực PR khá sớm. Sau 9 năm hoạt động, Le Bros đang dần khẳng định vị trí của mình trong giới PR Việt Nam bằng việc cung cấp những dịch vụ chất lượng, những ý tưởng đột phá, sáng tạo. Tuy nhiên, vì đây là một lĩnh vực mới và các doanh nghiệp trong nước đã bắt dầu gia nhập vào thị trường kinh doanh hấp dẫn ngày một nhiều nên công ty còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm nâng cao hoạt động PR của công ty trong Le Bros trong thời kỳ mới, em thực hiện tiểu luận tốt nghiệp với đề tài : “Đẩy mạnh hoạt động PR của công ty Le Bros trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cung cấp các dịch vụ PR của Le Bros. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính: - Chương 1: Tổng quan về hoạt động PR - Chương 2: Hoạt động PR của công ty Le Bros - Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt PR của công ty Le Bros

doc36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5184 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hoạt động PR của công ty Le Bros trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PR 3 1.1.Tổng quan về PR 3 1.1.1.Định nghĩa 3 1.1.2.Một số nội dung cơ bản của PR 4 1.2. Các công cụ cơ bản của hoạt động PR 6 1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PR 8 1.3.1 Thị trường và đặc điểm của thị trường ảnh hưởng đến thực hiện hoạt động PR của các công ty 8 1.3.2. Môi trường 8 1.4.Vai trò của PR 10 CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÔNG TY LE BROS 12 2.1.Giới thiệu chung về công ty LeBros 12 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 12 2.1.2.Cơ cấu tổ chức 13 2.1.3.Các lĩnh vực hoạt động của Le Bros: 13 2.2.Thực trạng hoạt động của công ty Le Bros 13 2.2.1.Các dịch vụ PR chủ yếu mà Le Bros đang cung cấp 13 2.2.2.Một số chiến dịch PR điển hình của LeBros: 16 2.3.Đánh giá hoạt động của công ty Le Bros: 20 2.3.1.Những mặt mạnh của của công ty Le Bros: 20 2.3.2.Những mặt hạn chế: 21 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG PR CỦA LE BROS 24 3.1.Sự phát triển của nhu cầu sử dụng dịch vụ PR tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế: 24 3.2. Định hướng phát triển của Le Bros trong thời gian tới 25 3.3. Phân tích SWOT của công ty Le Bros: 26 3.4.Giải pháp đẩy mạnh hoạt động PR của công ty Le Bros: 27 3.4.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 27 3.4.2.Phát triển những mảng dịch vụ còn bỏ ngỏ 28 3.4.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 29 3.4.4.Tăng cường hợp tác với các công ty PR trong và ngoài nước 30 3.4.5. Chú trọng công tác tự PR cho doanh nghiệp mình 30 3.4.6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp 31 PHẦN KẾT 32 PHẦN MỞ ĐẦU Đất nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường năng động và có những nỗ lực không ngừng để hội nhập nền kinh tế thế giới. Nhu cầu về quan hệ công chúng, tên tiếng Anh là Public Relation (PR) ngày càng lớn cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội của Việt Nam. Hiện nay ngành PR ở Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, chủ yếu tập trung ở những mảng như tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mảng điều hành chiến lược vẫn còn hạn chế, ít công ty PR của Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ quản trị khủng hoảng hay hoạch định chiến lược. Nghiên cứu thực tiễn cho thấy nét nổi bật của ngành PR Việt Nam là sự hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Mặc dù số lượng công ty truyền thông tăng mạnh, nhưng số công ty cung cấp dịch vụ PR chuyên nghiệp còn khiêm tốn. Hoạt động PR tập trung chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn các thành phố và khu vực khác, PR chưa thực sự phát triển. Hiện nay, khối doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, là bộ phận sự dụng PR nhiều nhất; các cơ quan nhà nước cũng bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của PR. Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động PR chuyên nghiệp là vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với các công ty PR nói riêng và toàn ngành PR nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Công ty Truyền thông Le Bros là công ty tham gia hoạt động kinh doanh lĩnh vực PR khá sớm. Sau 9 năm hoạt động, Le Bros đang dần khẳng định vị trí của mình trong giới PR Việt Nam bằng việc cung cấp những dịch vụ chất lượng, những ý tưởng đột phá, sáng tạo. Tuy nhiên, vì đây là một lĩnh vực mới và các doanh nghiệp trong nước đã bắt dầu gia nhập vào thị trường kinh doanh hấp dẫn ngày một nhiều nên công ty còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm nâng cao hoạt động PR của công ty trong Le Bros trong thời kỳ mới, em thực hiện tiểu luận tốt nghiệp với đề tài : “Đẩy mạnh hoạt động PR của công ty Le Bros trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cung cấp các dịch vụ PR của Le Bros. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp điều tra. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính: Chương 1: Tổng quan về hoạt động PR Chương 2: Hoạt động PR của công ty Le Bros Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt PR của công ty Le Bros CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PR 1.1.Tổng quan về PR 1.1.1.Định nghĩa PR là tên gọi tắt của từ tiếng Anh “Public Relations”, hay tiếng Việt là “quan hệ công chúng”. PR với tư cách là một nghề chuyên nghiệp xuất hiện ở cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tại Mỹ khi nền kinh tế công nghiệp tư bản ở nước này đang ở giai đoạn phát triển mang tính cạnh tranh cao. PR được sử dụng ở các ngành nghề khác nhau nên mỗi nơi lại đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Chính vì vậy các nhà thực hành PR hay những học giả nghiên cứu PR thường đưa ra những định nghĩa khác nhau về PR. Trong bài báo “Xây dựng một định nghĩa về PR” đăng trên tạp chí Public Relations Review của Mỹ, đã có 472 định nghĩa khác nhau về PR được đưa ra trong khoảng thời gian từ năm 1900 – 1976. Mặc dù có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về PR, nhưng các quan điểm đều đi tới thống nhất: PR là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông, có chức năng và nhiệm vụ xây dựng, duy trì thông điệp, quản lý truyền thông để làm cho công chúng hiểu và có thiện chí với một tổ chức hoặc cá nhận nào đó. PR thực hiện các kế hoạch, hành động để xây dựng hình ảnh tích cực nhằm nâng cao danh tiếng của một tổ chức, cá nhân với cộng chúng của họ. PR chân chính mang lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân và công chúng.[2,tr16]. PR hiện đại với tư cách là một nghề chuyên nghiệp chỉ mới thâm nhập vào Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ XX. Đến nay khái niệm PR vẫn khá mới mẻ với nhiều người dân. Trong những năm gần đây, cùng chính cách đổi mới và tiến trình hội nhập là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức ra đời tác động mạnh mẽ đến xã hội và phát triển mối quan hệ chặt chẽ với xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu về việc quản lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức và các đối tác liên quan, cũng như mối quan hệ giữa tổ chức và những nhân viên trong công ty. Nhu cầu về hoạt động PR chuyên ghiệp ngày càng cao dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các công ty tư vấn và truyền thông. Những công ty PR có danh tiếng hiện nay phải kể đến các tên tuổi như Galaxy, Venus Communication, Goldensun, Max Communication, T&A Ogilvy và Le Bros…Ngành PR nước ta hiện nay đang trong giai đoạn hình thành và bước đầu đã có sự phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động PR ở Việt Nam hiện chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực là tổ chức sự kiện và quan hệ báo chí. Nhiều chiến dịch PR đã được tổ chức một cách chuyên nghiệp và thành công, ví dụ như chiến dịch “Đèn đom đóm” của hãng sữa Cô gái Hà Lan, chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” của Honda, chiến dịch Đẹp Fashion… Các công ty PR Việt Nam đã nắm bắt được đặc điểm riêng của thị trường trong nước và đã thu được những thành công nhất định.[9] 1.1.2.Một số nội dung cơ bản của PR - Truyền thông (Communication): truyền đạt hoặc trao đổi suy nghĩ, ý kiến, thông điệp qua các phương tiện hình ảnh, âm thanh hoặc chữ viết. - Tạo ra tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Quảng cáo/ bá danh tiếng – Publicity): phổ biến một cách có chủ đích những thông điệp đã được thống nhất theo kế hoạch, trên một số tờ báo, đài phát thanh, truyền hình đã lựa chọn mà không phải trả tiền, nhằm phát triển một số lợi ích nhất định của một cơ quan hay cá nhân. - Quảng bá (Promotions): những hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức. - Công việc báo chí (Press agentry): Tạo ra những câu chuyện thuộc loại “tin mềm” (soft news): đôi khi là những chuyện mang tính giật gân, câu khách, thường gắn liền với ngành công nghiệp giải trí. - Hỗ trợ Marketing (Intergrated marketing): sử dụng PR với vai trò hỗ trợ mục tiêu marketing hoặc quảng cáo. - Quản lý vấn đề (Issuses management): xác định, tham gia kiểm soát và trực tiếp tác động và những vấn đề thuộc hính sách công liên quan tới tổ chức. - Quản lý khủng hoảng (Crisis management): xử lý khủng hoảng, thảm họa hoặc những sự kiện bất lợi, tiêu cực xảy ra ngoài kế hoạch và làm nổi bật bất cứ kết quả tích cực nào phát sinh trong khủng hoảng. - Thư ký báo chí, cán bộ phụ trách thông tin (Press secretary, Public information officer): cầu nối giữa những chính khách hoặc các cơ quan chính phủ với báo giới. - Nhiệm vụ công, vận động hành lang (Public affairs, lobbyist): thay mặt một tổ chức để làm việc với chính giới hoặc quan chức nhà nước, những người có quyền ra quyết sách để củng cố hoặc biến đổi tình thế. - Quan hệ tài chính (Financial Relations): trao đổi thông tin, giap tiếp với cổ đông hoặc những nhà đầu tư. - Quan hệ cộng đồng (Community Relations): thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa tổ chức và những nhóm cộng đồng có tác động, ảnh hưởng qua lại với tổ chức. - Quan hệ nội bộ (Internal Relations): thiết lập và củng cố mối quan hệ với những thành viên trong nội bộ tổ chức. - Quan hệ trong ngành công nghiệp (Industry Relations): thiết lập và củng cố mối quan hệ với các công ty cùng hoạt động trong một ngành công nghiệp, hoặc hoạt động thay mặt cho những công ty đó. - Quan hệ nhóm thiểu số (Minority Relations): thiết lập và củng cố mối quan hệ với nhóm thiểu số hay từng cá nhân, hoặc đại diện cho nhóm thiểu số, cá nhân đó. - Quan hệ với báo chí (Media Relations): thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa báo giới và tổ chức. - Ngoại giao nhân dân (Public Diplomacy): thiết lập và củng cố mối quan hệ nhằm thúc đẩy thương mại, du lịch và thiện chí giữa các quốc gia. - Quản lý sự kiện (Event management): chuẩn bị, lập kế hoạch và tiến hành tổ chức những sự kiện trong một khuôn khổ thời gian nhất định. - Tài trợ (Sponsorship): cho hoặc nhận tiền hay bất kỳ hình thức hỗ trợ tương tự đổi lại sẽ được tiếp xúc với công chúng. - Quan hệ tiếp thị (Cause/Relationship marketing): thiết lập và củng cố mối quan hệ mang lại sự trung thành hoặc hỗ trợ từ phía khách hàng. (Ví dụ: công việc của các văn phòng xúc tiến thương mại) - Gây quỹ (Fund raising): đại diện cho các tổ chức trong khu vực hoạt động phi lợi nhuận để thiết lập và củng cố mối quan hệ nhằm thu hút sự ủng hộ hoặc quyên góp của công chúng.[3,tr18-21]. 1.2. Các công cụ cơ bản của hoạt động PR - Tư vấn xây dựng chiến lược tổng thể: Tính chất của sản phẩm: Tuỳ những sản phẩm khác nhau, gắn kết với các lĩnh vực khác nhau để kết hợp khéo léo và phù hợp với sản phẩm cũng như công chúng. Mục tiêu của công ty. Cần xác định rõ mục tiêu của công ty đến đâu Đối tượng của sản phẩm. Ai sẽ là khách hàng tiềm năng và khách hàng quen thuộc Các đặc thù tâm lý, văn họá chính trị, kinh tế pháp lý của địa phương. Các thế lực có ảnh hưởng tới lĩnh vực họạt động của sản phẩm, công ty như là đối tác, nhà cung cấp, các đại lý, chính quyền… - Quan hệ báo chí, bao gồm: Tồ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí. Tổ chức các buổi briefing ngắn thông tin cập nhật cho các nhà báo. Tạo điều kiện thu xếp các buổi phỏng vấn, phóng sự đặc biệt. - Tổ chức các sự kiện: Bao gồm các lễ khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm…qua đó gây ảnh hưởng đến dư luận. - Đối phó với các rủi ro: Như tai nạn, khiếu nại của khách hàng, tranh chấp, hiều lầm. . Nhiều công ty, nhất là các công ty họạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm họặ rủi ro cao như thuốc lá, dược phẩm, hàng không, y tế, dầu khí…thường rất chú trọng đến lĩnh vực này và có hệ thống đối phó riêng được luyện tập thường xuyên để nếu rủi ro xảy ra có thể đối phó một cách tỉnh táo và chính xác. - Các họạt động tài trợ cộng đồng: Tài trợ từ thiện (ủng hộ chống bão lụt, học bổng cho học sinh nghèo…) Tài trợ thương mại (các chương trình TV, ca nhạc thể thao gắn với tên sản phẩm). - Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng: Hội nghị khách hàng, chương trình huấn luyện cách sử dụng, thư viết trực tiếp đến khách hàng, triển lãm, roadshọw. - Quan hệ PR đối nội: Hội nghị nhân viên, ngày truyền thống của công ty, bình chọn nhân viên xuất sắc nhất của tháng, của năm. Những họạt động này nhằm nâng cao sự tự hào, gắn bó và lòng trung thành của nhân viên với công ty. - Tư vấn cho các nhân viên trong công ty trong các lĩnh vực: Giao tế (lễ tân), phát ngôn (với báo chí với công chúng, với khách hàng và với cơ quan nhà nước). - Tuyên truyền Tuyên truyền là một công cụ quan trọng nhất của PR. Tuyên truyền là một công cụ quan trọng của PR, là các vận động để đạt được sự ủng hộ cho một ý kiến, hành vi hay niềm tin. Tính chất của tuyên truyền là tập chung vào những vấn đề tình cảm, và lý trí. Tuyên truyền chỉ là một trong các kỹ thuật nhưng là kỹ thuật quan trọng và ý nghĩa nhất.Tuyên truyền là thông điệp mang tính thông tin, công ty không phải trả tiền, được các phương tiện truyền thông xuất bản thay mặt công ty [5,tr 91-140]. 1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PR 1.3.1 Thị trường và đặc điểm của thị trường ảnh hưởng đến thực hiện hoạt động PR của các công ty - Thị trường khách hàng Với các công cụ khác của hoạt động xúc tiến hỗn hợp thì khách hàng mục tiêu là bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Còn đối với hoạt động PR lại nhằm tác động vào khách hàng tiềm năng biến họ trở thành khách hàng hiện tại. - Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch PR. Việc hoạch định chiến lược PR cũng phải dựa vào việc xem xét kỹ đối thủ cạnh tranh về mọi mặt: thị trường, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, những công cụ PR mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng, hình thức cũng như phương thức thực hiện chiến dịch PR, vị thế của đối thủ cạnh tranh trên thương trường, thị phần tương đối của họ… 1.3.2. Môi trường - Môi trường vĩ mô Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động PR Thứ nhất, môi trường luật pháp là một yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động PR. Các văn bản pháp lý về PR hay quy định ngân sách dành cho hoạt động PR chỉ chiếm 3-5% chi phí hợp lý. Do vậy, các quyết định về phương tiện chiến lược truyền thông PR bị chi phôi bởi luật pháp của quốc gia và nước sở tại. Thứ hai, môi trường văn hoá cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động PR đặc biệt là khi chiến lược kinh doanh của công ty là nhằm xâm nhập vào thị trường quốc tế. Các vấn đề về văn hoá, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng…tác động lên ý thức hành vi của người tiêu dùng do đó, ảnh hưởng đến quá trình truyền thông, mã hoá và giải mã của người nhận tin. Vì vậy, các công ty phải quyết định tiêu chuẩn hoá, thích nghi hoá các thông điệp của hoạt động PR khi xâm nhập vào mỗi khu vực thị trường của quốc gia cũng như xâm nhập vào thị trường quốc tế. Thứ ba, môi trường kinh tế chính trị. Một trong những mục tiêu của PR là nhằm giáo dục nhận thức cho công chúng. Nhận thức của công chúng về mỗi vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chính trị của quốc gia. Vì vậy khi xây dựng thông điệp cho chiến dịch PR cần phải phù hợp với tình hình chính trị của quốc gia đó. - Môi trường vi mô Mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp chi phối đến hoạt động PR mà cụ thể là chi phối đến mục tiêu của một chiến dịch PR. Với mỗi mục tiêu kinh doanh khác nhau thì chính sách xây dựng kế hoạch PR là khác nhau. Chẳng hạn như mục tiêu kinh doanh của công ty trong những năm tới là xâm nhập thị trường, không ngừng mở rộng thị trường quốc tế thì theo đó mục tiêu PR phải là củng cố và đổi mới hình ảnh của công ty, tăng tính cạnh tranh trên thương trường. Ngân sách và khả năng tài chính của công ty là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến PR. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Một công ty lớn mạnh về tài chính thì quy mô của hoạt động PR được mở rộng. Vì vậy, công ty sẽ có cơ hội bỏ xa được các đối thủ cạnh tranh.[2,tr 24] 1.4.Vai trò của PR Thứ nhất, các doanh nghiệp hiện nay sử dụng PR như một quá trình thông tin 2 chiều. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đưa ra các thông tin về hàng hoá, dịch vụ, về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp tới nhóm đối tượng định trước như: khách hàng, báo chí, cơ quan quản lý nhà nước, hay thậm chí là các nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp, mà ngược lại còn sử dụng PR để lắng nghe các ý kiến phản hồi từ các đối tượng. Thông qua đó, doanh nghiệp biết và hiểu được tâm lý, những mong muốn và nhận định của đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe những ý kiến từ người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, qua đó xây dựng cho mình những kế hoạch hành động phù hợp nhất.  Thứ hai, các doanh nghiệp áp dụng PR thường dùng các phương tiện trung gian (như các bài viết trên báo chí, các phóng sự truyền hình, truyền thanh, các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện...) bởi thông điệp đến với các nhóm đối tượng có tính khách quan và dễ được chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại hơn. Người tiêu dùng khi tiếp nhận thông tin về hàng hoá, dịch vụ thường cảm thấy thoải mái và dễ tin hơn, và ít bị cảm giác “hội chứng quảng cáo”. Thứ ba, bằng PR doanh nghiệp chuyển tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện tuyên truyền, quảng bá khác. Người tiêu dùng có cơ hội nhận được lượng thông tin nhiều và kỹ hơn về hoạt động của bản thân doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó người tiêu dùng có thể hình dung về hướng phát triển cũng như quan điểm của doanh nghiệp trong việc quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng, về những ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Thứ tư, PR quan hệ cộng đồng thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, trong khi hiệu quả thông tin lại không thấp hơn do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền thông. - Thứ năm, hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho từng đối tượng. Các doanh nghiệp mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích đích thực (như các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các khoản đóng góp từ thiện) qua đó nó rất gắn bó với người tiêu dùng và tạo cho người tiêu dùng sự gần gũi, thân thiện hơn nhiều đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG PR CỦA CÔNG TY LE BROS 2.1.Giới thiệu chung về công ty LeBros 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Le Bros là tên viết tắt của Le & Brothers Co.,Ltd ( Công ty TNHH Lê và Anh Em) được thành lập từ tháng 9/2002 với sự tham gia của các thành viên lãnh đạo chủ chốt của HQ Vision – từng là một trong những công ty quảng cáo và dịch vụ công chúng uy tín tại Việt Nam. Đối với các thành viên sáng lập , LeBros ra đời không ngoài mục tiêu đa dạng hóa và hoàn thiện các loại hình dịch vụ quảng cáo và quan hệ công chúng trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Sau khi thành lập. Le Bros đã nhanh chóng và tích cực tham gia các dự án chủ chốt cùng nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Đến năm 2004, Le Bros sáp nhập với các bộ phẩn chủ chốt thuộc lĩnh vực tư vấn quảng cáo và tổ chức sự kiện của HQ Vision và khai trương văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006 là một dấu mốc quan trọng khi LeBros phát triển dịch vụ đa phương tiện và cho ra đời trang web của tạp chí Đẹp (www.dep.com.vn) và Đẹp Fashion (www.depfashion.com). Năm 2007, Le Bros cùng với các thành viên mở rộng một số mảng kinh doanh và sáng lập nên Le Group- một tập đoàn truyền thông chuyên nghiệp và Le Bros là một đơn vị chủ chốt, sự kiện này ghi một dấu ấn cho bước phát triển vượt bậc của Le Bros nói riêng và Le Group nói chung. Hiện nay,Le Bros đã trở thành một trong những công ty quảng cáo, PR và tổ chức sự kiện hàng đầu Việt Nam. Khách hàng của Le Bros bao gồm nhiều tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam lớn, các tổ chức quốc tế, các cơ quan nhà nước và nhiều cơ quan truyền thông. Kinh nghiệm của Le Bros bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, từ dầu khí đến viễn thông; từ ô tô - xe máy đến hàng điện tử; từ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm đến truyền thông, thời trang, từ hàng xa xỉ đến các lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh… [7] 2.1.2.Cơ cấu tổ chức LeBros là một trong những thành viên tiên phong của Le Group- bao gồm rất nhiều các đơn vị trực thuộc như Le Media, Le Club, CEO Club, Pro Gold…Le Bros được xây dựng theo cơ cấu tổ chức sau: Hội đồng quản trị Ban giám đốc Bộ phận quan hệ truyền thông (Media Relations) Bộ phận khách hàng ( Account ) Bộ phận tổ chức sự
Luận văn liên quan