Đề tài Điều Chế Nước Hoa Nữ

Thời cổ đại, nước hoa được sử dụng phổ biến trong các buổi lễ tôn giáo và trong ngày thường. Người ta sử dụng nó rộng khắp Ai Cập, Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Hy Lạp, và Rome

ppt38 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3695 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều Chế Nước Hoa Nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN - Lịch sử ra đời và phát triển Thị trường nước hoa - Nguyên liệu - Công nghệ sản xuất nước hoa - Chỉ tiêu đánh giá sản phẩm sau phối liệu - Thời cổ đại, nước hoa được sử dụng phổ biến trong các buổi lễ tôn giáo và trong ngày thường. Người ta sử dụng nó rộng khắp Ai Cập, Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Hy Lạp, và Rome Lịch sử ra đời và phát triển - Ngày xưa, chỉ có người giàu mới có thể dùng nước hoa. Cho đến cuối thế kỷ 19, nhờ vào sự tiến bộ của ngành hoá hữu cơ, người ta đã có thể tạo ra được những loại nước hoa rẻ tiền hơn. - Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự ra đời của nhiều loại nước hoa tên tuổi. Đầu tiên trong số đó là Chanel Nº 5, ra đời năm 1921 bởi nhà thiết kế thời trang Gabrielle Chanel. Đây được xem là điểm khởi đầu cho sự phát triển của nước hoa hiện đại - Joy của Jean Patou, ra đời vào năm 1935 đã giành được giải thưởng “Nước hoa thế kỷ 20” do Hiệp hội nước hoa FiFi trao tặng vào năm 2000 - Trong thế chiến II, nước hoa đậm đặc và nặng mùi hơn. Sau chiến tranh, nó trở nên dịu mùi và tinh khiết hơn Nước hoa trong thời kỳ này thể hiện sự lạc quan của thời đại mới. Các loại nước hoa như Miss Dior của Christian Dior (1947) và L’Air du Temps của Nina Ricci (1948) - Đến thập niên 80, các nhà thiết kế như Calvin Klein và Jean Paul Gaultier đã rất thành công khi tung ra các loại nước hoa (Obsession ) dựa trên các hình ảnh quảng cáo gợi tình - Thập niên 90, giai đoạn mà cả thời trang lẫn sắc đẹp đều tôn sùng sự gọn nhẹ. Công nghiệp nước hoa bị ảnh hưởng bởi thời trang, và mùi thơm nhẹ, tinh khiết thống lĩnh thị trường. Pleasures của Estée Lauder và L’Eau d’Issey của Issey Miyake nhờ vậy mà thành công - Đến cuối thế kỷ 20, sau giai đoạn dè dặt với các mùi nước hoa, thị hiếu công chúng lại một lần nữa quay trở lại với những mùi đậm hơn, như Cinema của Yves Saint Laurent. - Công nghiệp nước hoa của thế kỷ 21 sẽ trở nên như thế nào? Loại hương tinh khiết sẽ vẫn được ưa chuộng hay loại đậm mùi sẽ quay trở lại? Có một điều duy nhất chắc chắn cho ngành công nghiệp khó dự đoán này là sự đam mê của chúng ta đối với nước hoa sẽ vẫn tiếp tục như bao thế kỷ qua. Thị trường nước hoa Thị trường nước hoa rất đa dạng, phong phú với hàng trăm thương hiệu, từ những tên tuổi lẫy lừng đến những hiệu mắt chưa từng thấy. Ngoài những loại nước hoa đã nổi tiếng : - Chanel No5 - Shalimar, Guerlain - Youth Dew, Estee Lauder - Paris, Yves Saint Laurent - L’air du temps, Nina Ricci - Diorissimo, Christian Dior - Femme, Rochas Một số loại nước hoa trên thị trường nước ta còn xuất hiện nhiều loại như : - J.Lo Still (hương đầu là Sake, tiêu trắng) - J.Lo Love at first Glow (hương đầu là hương Cam Bergamot, Dầu Hoa Cam, Qủa Đào ) - ngoài ra còn có các loại như:Trussardi Inside Women, Trussardi Inside Woman, … Một số loại nước hoa nữ đang bán chạy trên thị trường Nguyên liệu 1.Tinh dầu Tinh dầu có thể thu được từ thiên nhiên hoặc bằng phương pháp tổng hợp. Nhưng đa phần các sản phẩm sử dụng hương từ một số loài hoa có trong thiên nhiên. Tinh dầu của những loại hoa thường được sử dụng : Hoa Hồng Cấu tử chính :rodinol, geraniol 12,78%, xitronellol, nerol, linalool và phenyletanol 16,36%., - citronellol 23,89%, stearotenes 22,1%,… và một số ester Hoa nhài Cấu tử chính: linalool, benzyl benzoat, isophytol, phytol, phytol acetat, linalool và methyl jamonat , α-farnesen, benzylacetat (tuy hàm lượng ít nhưng là cấu tử chính quyết định mùi hương của hoa nhài) Hoa hoàng lan Thành phần chính trong tinh dầu hoa thường gồm Linalool (20,0 – 30,0%), benzyl benzoat (3,5 – 22,5%), germacren (3,5 – 18,5%), geranyl acetat (1,0 -13,5%), benzyl acetat(5,0 -13,5%), cis-caryophyllen (1,5- 15,5%) và -farnesen (1,0 -11,0). Hoa thủy tiên Cấu tử chủ đạo tạo nên mùi quyến rũ và khêu gợi của thủy tiên là: Paracresol acetate, và một số cấu tử khác tuleron, metyl benzoat, metyl antranilat, metyl salixylat, ancol benzylic, linalyl xinnamat… Họ Citrus Thành phần của tinh dầu họ citrus có các cấu tử: dipenten, pinen, camphen, L-linalol, geraniol nerol, D-diterpineol, L-lynalyl axetat, neryl và geranyl axetat, indol, metyl antranilat, trans-farnesol... Cấu tử metylantranilat là đặc trưng cho mùi hoa của chúng. Hoa tím Tinh dầu 0.003% . tinh dầu khi còn đặc, ít có mùi thơm của hoa tím, nhưng khi pha loãng 1: 5.000 – 10.000 sẽ có mùi thơm hoa tím rõ rệt Và một số hoa khác Ngoài những nguồn nguyên liệu hương lấy từ các loại tinh dầu trên thì có thể thu nguyên liệu hương từ : + Hợp chất hương từ động vật : - Xạ hương - Cầy hương - Castoreum - Civet absolute + Nhựa thơm : chảy ra từ các vết thương của cây Công nghệ sản xuất nước hoa Thành phần cơ bản của nước hoa, nước thơm : - Chất thơm: 20-5-2% - Cồn 960 đã khử aldehyt, ceton, metylic…: 70-75% - Nước tinh khiết: đủ tạo độ cồn cần thiết Các công đoạn trong sản xuất nước hoa : I.Xây dựng tổ hợp hương Các bước xây dựng tổ hợp hương : Lựa chọn nguyên liệu - Chọn mùi chủ đạo - Chọn hương phụ - Chọn chất định hương 2. Sự kết hợp mùi trong tổ hợp hương Được đánh giá qua 3 mức : - hương đầu : tạo bởi các hương dễ bốc : limonen, linalol, … - Hương giữa : tạo bởi các hương có độ bốc hơi trung bình, ít hòa tan trong nước - Hương nền : tạo bởi các đơn hương có sức căng và độ hòa tan rất yếu : galoxolid, hexyl ciamic, … 3. Triển khai một hợp hương Khi triển khai một hợp hương cần chú ý đến tính ổn định của hợp hương. Đây là điều lưu ý hàng đầu trong tạo hợp hương Đơn công nghệ tạo hợp hương hoa hồng và hoa violet II. Chất màu Người ta nhuộm màu cho các sản phầm hương phẩm để hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Các chất màu được phân thành 2 nhóm: chất màu thiên nhiên và chất màu tổng hợp. Người ta còn phân ra loại chất màu tan trong nước, tan trong dung dịch cồn và tan trong dầu Các loại chất màu hay sử dụng : β-Caroten, clorophyl, axit antrakhioic, rodamin, … Các chất màu thường được pha loãng thành dung dịch 5% Một số yêu cầu đối với chất màu - Có khả năng nhuộm màu cao - Giá rẻ - Không có mùi khó chịu - Hòa tan tốt - Không bị đóng cặn. Quy trình sản xuất Tiến hành trộn các thành phần của nước hoa, nước thơm trong các bồn chứa (còn gọi là bồn lắng) từ 50 lít tới 500 lít. Các bồn chứa làm bằng inox hoặc được tráng men sứ. Việc khuấy trộn có thể thực hiện bằng cách khuấy hoặc không khí nén, cũng có thể thực hiện bằng cách bơm chuyển tuần hoàn bằng bơm. Thời gian khuấy trộn khoảng 15- 30 phút. Khi cho nước vào, có thể xảy ra hiện tượng dung dịch bị đục do giảm nồng độ cồn. Do đó cần phải để lắng khối dung dịch. Thời gian để lắng thường kéo dài 5-15 ngày ở nhiệt độ 16 - 180C. Các phương pháp phối chế nước hoa - Phương pháp cổ điển : Tất cả các chất được cho vào bồn lắng theo thứ tự và liên tục, trộn và lắng, lọc thu sản phẩm. - Phương pháp thứ 2 : Trộn các thành phần với 50% lượng cồn cao độ, để lắng khoảng 2-3 ngày. Cho tiếp 50% lượng cồn còn lại, để lắng 2-3 ngày, lọc Ưu điểm : giai đoạn đầu do có cồn cao độ nên các qúa trình hòa tan và lý hóa xảy ra nhanh. Phương pháp 3: Hòa tan các thành phần với một lượng nhỏ cồn thấp độ, để lắng khoảng 12 giờ, lọc. Dung dịch lọc trộn tiếp với cồn và nước còn lại. Cho chất định hương, màu và để lắng 12 giờ, lọc thu sản phẩm - Phương pháp 4 : Đưa vào bồn lắng 80-90% lượng cồn và nước, cho chất thơm và chất định hương. Để lặng, lọc. Cho tiếp lượng cồn và nước còn lại. PP này thích hợp sx nước hoa. Tránh sự vẩn đục sản phẩm - Phương pháp 5 : Cải tiến từ PP cổ điển: cho vào bòn lắng các thành phần và 2/3 lượng cồn và nước. Phần còn lại dùng để rửa hệ thống. Cho nước vào đạt độ cồn qui định. Khuấy trộn, làm lạnh 0-20C, để lắng 12 giờ. Lọc thu sản phẩm. CÁC QUÁ TRÌNH XẢY RA TRONG PHA CHẾ - Quá trình lắng: quá trình các cặn lắng được lắng xuống - Quá trình tạo hương: quá trình hóa học xảy ra giữa các chất trong dung dịch thơm để trở thành một mùi đặc trưng của dung dịch. - Quá trình chín tới: quá trình để dung dịch trở thành một mùi đồng nhất không thay đổi và ổn định. Các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm sau phối liệu Cảm quan : màu sắc, mùi, … Hàm lượng nước Độ trong, độ đồng nhất
Luận văn liên quan