Đề tài Định hướng và một số giải pháp phát triển ngành công nghệ thông tin ở Hà Nội từ nay đến năm 2010

Bước sang thếkỷXXI, loài người mởthêm một con đường mới cho sự phát triển Kinh tếcủa mình. Đó là Internet- một thành tựa đỉnh cao của loài người trong thếkỷXX. Con đường ấy đã làm thay đổi một cách toàn diện phương thức sống, làm việc và sinh hoạt của con người, phương thức tổ chức và phát triển xã hội cũng nhưthúc đẩy mạnh mẽ quá trình “quốc tế hóa”, “toàn cầu hóa” nền kinh tếxã hội loài người. Quá trình này đã tạo ra những cơhội và thách thức to lớn cho tất cảcác nước trên thếgiới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Thông tin đã trởthành yếu tốquyết định trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước. Dựa trên cơsở hạtầng vềcông nghệthông tin (CNTT), các hệthống tin học đã trởthành những công cụ đắc lực, không thểthiếu đểhỗtrợviệc thu thập, xửlý, lưu trữ và trao đổi thông tin. Với mong muốn nước ta nước ta bước vào nền kinh tếtri thức trong thế kỷtới một cách thành công, theo kịp sựphát triển của các nước tiên tiến trên Thếgiới, trong đềán môn học này em đã chọn đềtài: “Những giải pháp chủyếu nhằm phát triển ngành CNTT ởthủ đô Hà Nội trong 10 năm tới”. Đềtài được nghiên cứu dựa trên phương pháp: lấy lý luận để định hình nghiên cứu, từthực tiễn nghiên cứu đểbổsung hoàn thiện lý luận. Trên cơ sởphương pháp đó, đềán được trình bày thành ba chương: Chương I: Những vấn đềlý luận vềCNTT và thương mại điện tử. Chương II: Thực trạng phát triển ngành CNTT ởthủ đô Hà Nội trong những năm qua. Chương III: Định hướng và một sốgiải pháp phát triển ngành CNTT ởHà Nội từnay đến năm 2010. Đềán xác định đây là chương quan trọng của đề tài, vì suy cho cùng mọi nghiên cứu đều phải nhằm vào một mục đích là làm thếnào đểáp dụng được và áp dụng ởmức độnào. Những kiến nghị được trình bày theo hai khía cạnh: Thứnhất: Kiến nghịvềphía doanh nghiệp. Thứ hai: Kiến nghị về phía Nhà Nước, các cơ quan chức năng và trường Đại học Kinh tếQuốc dân.

pdf42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng và một số giải pháp phát triển ngành công nghệ thông tin ở Hà Nội từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I Những vấn đề lý luận chung về Công nghệ thông tin và thương mại điện tử I.KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Trong Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, công nghiệp CNTT được coi là một ngành công nghiệp trọng điểm cần phải phát triển. Ngày 04 tháng 08 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị quyết 49/CP về phát triển CNTT ở Việt nam. Trong Nghị quyết này xác định rõ tầm quan trọng phát triển công nghiệp CNTT nước ta là công nghiệp phần mềm. Sự ra đời và phát triển của CNTT đã dẫn đến cuộc cách mạng Khoa học công nghệ lần thứ ba trong xã hội loài người: cuộc cách mạng thông tin. Nêú như cuộc cách mạng Khoa học công nghệ trước đây chủ yếu tập chung vào năng lượng vật chất, thì cuộc cách mạng thông tin ngày nay mang lại những hiểu biết mới về thời gian, khoảng cách và tri thức. Cuộc cách mạng thông tin tác động sâu sắc vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, các quá trình sản xuất, thương mại & dịch vụ, làm tăng năng suất lao động và trở thành một yếu tố quan trọng quyết định mức độ tăng trưởng kinh tế ở các nước tiên tiến. Cuộc cách mạng thông tin đã tạo ra sự chuyển biến về chất của nền văn minh công nghiệp tiên tiến sang nền văn minh thông tin và trí tuệ, từ nền kinh tế công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế thông tin, dẫn tới sự hình thành một tổng thể kinh tế- xã hội thông tin toàn cầu. CNTT- Một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghiệp cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh chóng và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòngvà tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ý thức được vai trò quyết định của CNTT trong công cuộc hiện đại hóa- công nghiệp hóa xây dựng đất nước,Chính phủ đã có Nghị quyết số 49/CP, khẳng định mục tiêu xây dựng và phát triển CNTT ở nước ta đến năm 2000 là: “ Xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tinểtong xã hội có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý Nhà nước và trong các hoạt động kinh tế-xã hội, đồng thời tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỷ 21”. II. KHÁI NIỆM VỀ PHẦN MỀM VÀ CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM. 1.Các khái niệm. Phần mềm là tập hợp các chuỗi lệnh máy (chương trình) và các dữ liệu cần thiết (số liệu, âm thanh, hình ảnh,...) để điều khiển phần thiết bị và cả hệ thống thực hiện các chức năng nhất định. Công nghiệp phần mềm: là một ngành kinh tế nhằm nghiên cứu, xây dựng, phát triển, sản xuất và phân phối các sản phẩm phần mềm: Cung cấp các dịch vụ như đào tạo, huấn luyện, tư vấn, cung cấp giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật bảo trì...cho người dùng. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển phần mềm. Các sản phẩm phần mềm bao gồm: các sản phẩm hệ thống, các phần mềm công cụ, phần mềm ứng dụng và các sản phẩm mang thông tin, tri thức. Dịch vụ bao gồm các hoạt động chủ yếu như: Huấn luyện, tư vấn, cung cấp giải pháp, tích hợp hệ thống, lắp đặt, cài đặt, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa,... Đào tạo là hoạt động cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển phần mềm. Phát triển công nghiệp phần mềm đòi hỏi phát triển đồng thời cả 3 lĩnh vực chủ yếu: tạo sản phẩm, dịch vụ và đào tạo. 2. Những đặc điểm của công nghiệp phần mềm 2.1. Công nghiệp phần mềm tiếp tục có tốc độ trưởng cao, có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức CNTT có vai trò quyết định. CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội và ngày càng phát triển. Trong cơ cấu công nghiệp CNTT, phần mềm bao gồm cả dịch vụ và đào tạo luôn chiếm tỷ trọng lớn, trung bình từ 40 dến 60%. Tỷ lệ này ngày càng tăng và có vai trò quyết định trong các sản phẩm CNTT. Nhờ có phần mềm, các thiết bị trở nên thông minh. Đến nay các tổng đài điện thoại có giá trị phần mềm chiếm đến 40%. Nhiều thiết bị CNTT giá trị chủ yếu là phần mềm. Công nghiệp phần mềm là công nghiệp của trí tuệ. Giá trị gia tăng kinh tế do trí tuệ tạo ra ngày càng cao. Nhờ phát triển CNTT đặc biệt là phát triển phần mềm, nhiều ngành nghề trong nông nghiệp và công nghiệp đang chuyển thành những ngành nghề trí tuệ. Công nghiệp phần mềm ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế và xuất khẩu của một số nước. Nhiều nước định hướng chiến lược xuất khẩu là sản phẩm phần mềm. Năm 1996 công nghiệp phần mềm của Mỹ chiếm khoảng 6% GDP, chiếm 51% thị phần toàn cầu. Ấn Độ năm 1998 xuất khẩu gần 1,81 tỷ USD và dự kiến đạt 50 tỷ USD vào năm 2008. 2.2.Công nghiệp phần mềm vừa có xu hướng tiếp tục phát triển tập trung ở một số nước nhưng cũng lại phân tán sang các nước khác. Công nghiệp phần mềm lúc đầu tập trung phát triển tại Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật Bản, sau này chủ yếu tại Mỹ. Xu hướng tập trung các công ty tại Mỹ ngày một tăng lên. Đến nay, ngành công nghiệp này được hình thành bởi phần lớn do các công ty đa quốc gia Mỹ có chi nhánh toàn cầu. Các công ty Mỹ cũng như các công ty nước ngoài có xu hướng tập trung tại Mỹ để tận dụng lợi thế về thị trường, tài chính, khoa học và công nghệ. Nguồn nhân lực về phần mềm cũng đổ về Mỹ làm việc để lấp chỗ trống trong sự thiếu hụt lao động về phần mềm tại Mỹ. Bên cạnh xu hướng tập trung như đã nêu trên, hiện nay đang xuất hiện xu hướng phân tán. Ngày nay sự chuyển dịch dòng người, dòng tiền, dòng hàng hóa và thông tin đã vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia. Điều đó tạo nên sự phân tán trong phát triển phần mềm. Với sự phát triển của Internet và Thương mại điện tử, dòng chuyển dịch này ngày càng lớn. Việc hợp tác sản xuất và gia công xử lý số liệu thông qua hệ thống viễn thông đang trở nên phổ biến, tận dụng được sự chênh lệch thời gian giữa các quốc gia. Xuất hiện việc xử dụng nhân công lương thấp ở các nước đang phát triển để gia công phần mềm và xử lý số liệu cho các hãng ở các công ty ở những nước đang phát triển. 2.4. Công nghiệp phần mềm là ngành công nghiệp mới, có cơ hội cho những nước biết nắm thời cơ. Công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp mới mẻ. Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm mới bắt đầu hoạt động trong 20 năm lại đây. Những công ty nhỏ thật xuất sắc có thể sau 5-6 năm thành lập đã có thể có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của toàn ngành trên phạm vi toàn cầu. Việc chế tạo phần cứng CNTT hiện nay chỉ do một số ít các công ty có vốn đầu tư lớn, công nghệ sản xuất cao, sản xuất quy mô lớn với giá thành ngày càng hạ và tính năng lại cao. Trong khi đó vốn đầu tư không lớn có thể thành lập được doanh nghiệp phần mềm. Thị trường phần mềm toàn cầu và trong nước lại ngày càng lớn. Nhu cầu về phân tích phần mềm, dịch vụ và nhân lực ngày càng tăng. Trong lĩnh vực CNTT, trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện xu hướng cung không đủ cầu. Trong tương lai xu hướng này vẫn tiếp tục. Các nước càng phát triển thì sự thiếu hụt về dịch vụ và nhân lực càng nhiều. Năm1999 số nhân lực chuyên môn thiếu ở Mỹ-3,5 vạn, Đức-3,5 vạn, Australia-3,2 vạn, Canada-3 vạn người. Nắm được thời cơ, từ năm 1982 các doanh nghiệp phần mềm ấn Độ đã tiến hành gia công xuất khẩu phần mềm để tận dụng nguồn nhân lực cuả Ailen đã thu hút các công ty đa quốc gia vào phát triển phần mềm để tận dụng nguồn nhân lực của Ailen. Israel đã phát triển mạnh mẽ các phần mềm chuyên dụng, đặc biệt cho quốc phòng. Các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Philipine đã xuất khẩu lao động phần mềm mạnh mẽ sang Mỹ. Trong tổng số thị thực nhập cảnh vào Mỹ để làm phần mềm cho các công ty ở Mỹ: Ấn Độ chiếm 40%, Trung Quốc chiếm 10%, Philipine chiếm 3% và Đài Bắc chiếm 2%. III. KHÁI NIỆM VỀ MẠNG INTERNET Sự xuất hiện của Internet đã làm ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Internet là hình thức phát triển cao nhất của các phương tiện điện tử được sử dụngtrong trao đổi từ trước đến nay. Xét về ứng dụng của Internet, người ta ví nó như một thị trường toàn cầu- nơi mà mọi nhà kinh doanh và khách hàng có thể gặp nhau trao đổi giao dịch cho dù họ có thể ở khắp mọi nơi trên thế giới. Internet tạo ra những cơ hội cho việc thực hiện trao đổi trong kinh doanh nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn& tiết kiệm hơn. Trước sự phát triển mạnh mẽ của máy tính và nhu cầu trao đổi thông tin ngày một lớn, đáp ứng nhu cầu đó của xã hội người ta phát minh ra một hệ thống mạng các máy tính nối với nhau. Từ mạng cục bộ đến mạng diện rộng rồi mạng toàn cầu Internet, việc trao đổi thông tin đã trở nên hết sức dễ dàng với dung lượng thông tin không hạn chế. MẠNG CỤC BỘ: là toàn bộ mạng các máy tính được liên kết với nhau trong phạm vi một xí nghiệp, công ty, hay nói chung trong một phạm vi địa lý hẹp nhất định. MẠNG DIỆN RỘNG: Hai hay nhiều mạng cục bộ liên kết với nhau sẽ tạo thành liên mạng nội bộ, từ đó hình thành nên khái niệm mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) hay mạng Extrnet. MẠNG TOÀN CẦU INTERNET: Nếu như mạng cá máy tính được nối với nhau ngày càng trải rộng ở các nước khác nhau trên thế giới lúc này hình thành nên mạng gọi là Global Wide Area Network_mạng diện rộng toàn cầu. Từ thuật ngữ này mà giới kỹ thuật vẫn dùng như trên, khi mạng này được trở nên phổ biến, người ta đưa ra khái niệm: “International Network”_ “Mạng quốc tế” hay gọi tắt là Internet. IV. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN. Đối với các doanh nghiệp nước ta, có lẽ bước đầu tiên để có thể khuyến khích họ phát triển kế hoạch áp dụng CNTT đó là việc làm thế nào để họ có thể nhận thức được những ích lợi mà CNTT mang lại. Làm rõ vấn đề này sẽ là động lực, và phương hướng chỉ đường cho các doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng công nghệ mới. Vì vậy, đề án này sẽ đi vào tìm hiểu một số những lợi ích cơ bản của CNTT. 1. Tính kịp thời, cập nhật của CNTT. Internet là một thư viện khổng lồ nhất được cập nhật một cách liên tục. Ngày nay nhận, gửi, khai thác thông tin trên Internet là nhu cầu của toàn thế giới. Thông tin chính xác đầy đủ, nhanh chóng là một đòi hỏi ngày càng cao trong hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Do khả năng thu thập được thông tin cập nhật và truyền tin nhanh chóng, nhà quản trị có thể thực hiện nghiên cứu tìm hiểu thị trường và ra các quyết định kinh doanh của mình ở các địa điểm khác nhau. Nói về tính kịp thời của CNTT, nhiều người đặt dấu hỏi sử dụng điện thoại, fax... Với khả năng truyền tin nhanh vẫn đảm bảo tính kịp thời. Vậy ưu thế nổi trội của CNTT so với các phương tiện này là gì? Điện thoại là một phương tiện phổ thông dễ sử dụng và thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Tuy nhiên trên uan điểm kinh doanh công cụ điện thoại có mặt hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh. Một cuộc giao dịch cuối cùng vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ, hay các tài liệu có thể lưu trữ. Ngoài ra nếu tính yếu tố chi phí thì có lẽ giao dịch điện thoại nhất là giao dịch đường dài, điện thoại cao gấp nhiều lần so với Internet. Với máy fax, có thể thay thế được dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Nhưng fax lại có hạn chế là: không thể tải được âm thanh và hình ảnh phức tạp, đồng thời giấ máy và chi phí còn rất cao.Hơn nữa qua thương mại điện tử bằng Internet người ta vẫn có thể gửi và nhận fax nếu cần. 2. Tránh được phải sử dụng trung gian. Công ty có thể trực tiếp thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng hay rút ngắn được qúa trình phân phối sản phẩm doanh nghiệp có thể hạ dược giá thành vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Thông thường đối với một nhà sản xuất rất khó có thể thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng lớn để trực tiếp cung cấp và liên hệ với những người bán lẻ hay các khách hàng. Song hiện nay nhờ có ngành CNTT hay cụ thể là ngành thương mại điện tử mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được điều đó. Khi thiết lập một cơ sở kinh doanh trên Internet, doanh nghiệp đã cùng một lúc thiết lập một đại lý phân phối ở nhiều nơi khác nhau, hoàn toàn loại bỏ được kênh phân phối nhiều cấp. Điều này có lợi cho các nhà quyết định quản trị và những khách hàng. 3. Kinh doanh sử dụng cửa hàng ảo- Có thể kinh doanh tại nhà. Với một cơ sở kinh doanh ảo, lợi dụng công nghệ truyền tin Internet, nhận và sử lý thông tin ở bất cứ nơi nào cho phép các nhà quyết định quản lý kinh doanh chỉ ngồi tại nhà nhưng lại có thể kinh doanh ở bất kỳ đâu. Chẳng hạn khi doanh nghiệp thiết lập một webside-khác với cơ sở kinh doanh thực, nó hiện hữu trên các máy tính nối mạng Internet. Khi đó các khách hàng thông qua việc truy cập địa chỉ Internet của công ty, sẽ thực hiện mọi giao dịch cần thiết. Cả khách hàng và doanh nghiệp đều có thể tiến hành các giao dịch thương mại tại nhà, hay bất cứ nơi đâu. 4. Nâng cao khả năng phục vụ và duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng. Nhờ bộ nhớ máy tính và phần mềm được lập trình sẵn, thương mại điện tử có khả năng tự động phân tích, tổng hợp dữ liệu trên cơ sở kinh doanh ảo của người bán. Khi người mua có nhu cầu mua hàng và gửi những thông tin về mình về doanh nghiệp thì toàn bộ thông tin này sẽ được lưu vào máy tính và tất cả các giao dịch giữa người mua và người bán sẽ được giữ lại như một cơ sở dữ liệu. Với cơ sở dữ liệu đó doanh nghiệp có thể nắm được đặc điểm của từng khách hàng, nhóm khách hàng qua đó phân đoạn thị trường, hướng những chính sách phù hợp riêng biệt cho từng khách hàng. Kể từ lần mua thứ 2 trở đi doanh nghiệp không cần khách hàng phải cung cấp các thông tin về mình nữa mà có thể xác định một cách nhanh chóng và cực kỳ chính xác nhu cầu của khách hàng. Cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đúng với đòi hỏi của từng khách hàng sẽ là một ưu thế lớn trong việc duy trì các khách hàng quen thuộc. 5. Dễ dàng đa dạng hóa mặt hàng. Với Internet doanh nghiệp có thể kinh doanh hỗn hợp các loại mặt hàng khác nhau. Không giống loại bán hàng truyền thống, rất khó để trang bị được một cửa hàng hỗn hợp tất cả các loại mặt hàng vì điều này đòi hỏi trang bị đầu tư rất lớn cho các khu để hàng, trưng bày, lưu kho hàng hoá khác nhau. Nhưng khi mở cửa hàng trên Internet không quan trọng là hàng hóa thực tế được đặt như thế nào, để ở đâu. Bởi hàng hóa trưng bày chỉ là hình ảnh được sao chụp hoặc được mô tả trên cửa hàng Internet. Điều quan tâm của nhà kinh doanh là làm thế nào chuyển hàng đó tới khách hàng theo phương thức nào phù hợp hoặc theo phương thức nào khách hàng yêu cầu. Do đó kể cả khi hàng hóa được để hỗn hợp trong kho thì vẫn có thể bán được bất cứ lúc nào. 6. Tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm chi phí là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong ứng dụng CNTT vào các doanh nghiệp. Liên quyết định đến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp có thể có rất nhiều loại chi phí khác nhau. Tính tiết kiệm dễ nhận thấy ở những hoạt động như: -Kinh doanh trên Internet giảm được chi phí thuê cửa hàng -Giảm chi phí trong các hoạt động giao dịch trao đổi giấy tờ. -Giảm chi phí trong trưng bày sản phẩm. -Giảm chi phí trong quyết địnhản lý: Nhờ hoạt động kinh doanh thông qua mạng các máy tính mà trong doanh nghiệp có thể hạn chế được khoản chi phí đầu tư cho việc thuê quản lý. Sự trao đổi thông tin không hạn chế qua Internet có thể giúp cho một nhà quản lý có khả năng quản lý được nhiều chi nhánh, cơ sở cùng một lúc mà không phải thuê người quản lý mới. -Giảm chi phí thực hiện các dịch vụ kỹ thuật hướng dẫn khách hàng. -Giảm chi phí trong việc chào hàng quảng cáo. -Nhờ Internet mà một số bộ phận nhân viên trong doanh nghiệp có thể làm việc tại nhà mà không cần tới trụ sở làm việc. -Giảm chi phí trong việc tuyển mộ nhân viên. V. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP CNTT 1. Công nghiệp CNTT tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao, có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu kinh tế. Nhân loại đã chứng kiến sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp tiếp đến là nền kinh tế công nghiệp và hiện nay đang trong giai đoạn hậu công nghiệp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong giai đoạn hậu công nghiệp kinh tế tri thức là nền kinh tế chủ đạo. Trong nền kinh tế tri thức, CNTT có vai trò quyết định. CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực phát triển Kinh tế -Xã hội và ngày càng phát triển. Nhờ phát triển CNTT đặc biệt là phát triển phần mềm, nhiều ngành nghề trong nông nghiệp và công nghiệp đang chuyển thành những nghề trí tuệ. 2. Công nghiệp CNTT là một ngành siêu sạch, đem lại lợi nhuận cao. Khác với những ngành kinh tế khác đòi hỏi đến nguyê, nhiên vật liệu, công nghiệp phần mềm chủ yếu dựa trê trí tuệ. Vì vậy đây là một ngành công nghiệp siêu sạch, không ảnh hưởng đến môi trường. Chí phí cho phát triển CNTT chủ yếu là chi phí cho hoạt động trí tuệ và tiếp thị. Chính vì vậy, lợi nhuận từ ngành công nghiệp này lớn nhất so với các ngành kinh tế khác. Thông thường lợi nhuận chiếm trên 50% tổng chi phí. Trong những năm gần đây công nghiệp phần mềm đã tạo ra những danh nhân giàu có nhất trên thế giới. 3. Công nghiệp CNTT là ngành công nghiệp mới, có cơ hội cho những nước biết nắm thời cơ. Công nghiệp CNTT là một ngành mới mẻ, phần lớn các doanh nghiệp phần mềm mới bắt đầu hoạt động trong vòng 20 năm trở lại đây. Những công ty nhỏ thật xuất sắc, có thể sau 5-6 năm thành lập đã có thể có ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành trên phạm vi toàn cầu. Việc chế tạo phần cứng CNTT hiện chỉ do một số ít các công ty có vốn đầu tư lớn, công nghệ sản xuất cao, sản xuất quy mô lớn và giá thành ngày càng hạ & tính năng lại cao. Trong khi đó với vốn đầu tư không lớn có thể thành lập được doanh nghiệp phần mềm. Nắm được thời cơ, từ năm 1982, các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ đã tiến hành gia công xuất khẩu phần mềm cho Mỹ và Châu Âu. Từ những năm 80 Ailen đã thu hút các công ty đa quốc gia đầu tư vào phát triển phần mềm để tận dụng nguồn nhân lực của Ailen. Isrel đã phát triển mạnh mẽ các phần mềm chuyên dụng, đặc biẹt cho quốc phòng. Các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Philpine đã xuất khẩu lao động phần mềm mạnh mẽ sang Mỹ. Trong tổng số thị thực nhập cảnh vào Mỹ để làm phần mềm cho các công ty ở Mỹ: Ấn Độ chiếm 40%, Trung Quốc chiếm 10%, Philipine chiếm 3% và Đài Bắc chiếm 2%. CHƯƠNG II Thực trạng phát triển ngành CNTT ở thủ đô Hà Nội trong những năm qua. I. VIỆC ỨNG ĐỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA. Trong những năm qua, do nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển CNTT nên Đảng, Nhà nước đã sớm có những chủ trương, chính sách ứng dụng và phát triển lĩnh vực quan trọng này. Thực tiễn chủ trương của Đảng, Nhà nước việc ứng dụng, phát triển CNTT ở nước ta thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực và thu được nhưnng kết quả đáng kể, cụ thể là: Một là, nhờ chiến dịch đi thẳng vào hiện đại theo hướng số hóa, tự động hóa, đa dịch vụ, viễn thông Việt Nam dần dần đạt được một số thành tựu đáng tự hào, một số lĩnh vực chuyên sâu đạt trình độ quốc tế. Đến nay mạng viễn thông quốc tế phát triển nhanh, hiện đại. Đường trục cáp quang Băc Nam hiện nay có thể đáp ứng về cơ bản nhu cầu thông tin trong những năm trước mắt. Cấp huyện trong toàn quốc đều đã được trang bị tổng đài điện tử, mạng trên 100.000 thuê bao, một doanh nghiệp quốc doanh cung cấp dịch vụ truy cập Internet (cổng kết nối quốc tế), 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet & 16 đơn vị cung cấp nội dung thông tin. Đến nay, một số chỉ tiêu CNTT nước ta đã được tính bình quân trên 100 đầu dân như sau: -Số
Luận văn liên quan