Theo định hướng quy hoạch phát triển của toàn thành phố đến năm 2020, quận 7 là khu đô thị mới, phát triển các khu công nghiệp, các khu trung tâm thương mại – dịch vụ và các khu dân cư phục vụ giãn dân nội thành. Do đó, địa bàn quận 7 hiện nay là một khu đô thị mới với rất nhiều công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu dân cư mới. Các khu dân cư này đảm bảo không gian ở đạt chất lượng cao về hạ tầng và môi trường.
Dự án chung cư cao cấp Phú Thuận tại phường Phú Thuận, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh được quy hoạch thành một khu dân cư hoàn chỉnh, gần Khu trung tâm Quận 7 và khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Việc đầu tư xây dựng khu chung cư cao cấp Phú Thuận quận 7 là phù hợp với xu hướng đô thị hóa, phù hợp với nhu cầu nhà ở và thuận lợi trong việc giải tỏa đền bù vì hiện tại khu vực này chủ yếu là đất ruộng có năng suất kém, gần sông rạch và mương nước. Dự án khu chung cư cao cấp Phú Thuận có khả năng dung nạp khoảng 4.800 dân để phục vụ các chủ trương chung của Thành phố về việc giải quyết nhà ở, sắp xếp lại khu vực đô thị hóa, thu hút dân cư nội thành, tăng cường hạ tầng kỹ thuật cho các khu dân cư và đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án đầu tư xây dựng khu chung cư cao cấp Phú Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: “ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CHUNG CƯ CAO CẤP PHÚ THUẬN ”
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất đai
Bảng 1.2 : Kết quả đo đạc hiện trạng môi trường không khí tại khu vực
Bảng 1.3. Kết quả đo đạc các điều kiện khí hậu và tiếng ồn tại khu vực
Bảng 1.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án
Bảng 1.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
Bảng 2.1. Các tác động tiềm ẩn trong giai đoạn thi công
Bảng 2.2. Mức ồn các thiết bị thi công
Bảng 2.3. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Bảng 2.4. Dự báo thành phần rác thải sinh hoạt
Bảng 2.5. Hệ số ô nhiễm máy phát điện sử dụng dầu DO
Bảng 2.6. Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện
Bảng 3.1. Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt của Dự án
Bảng 3.2. Tính chất nước thải đầu vào của trạm xử lý nước thải
Bảng 3.3. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14_2008
NGUỒN DỮ LIỆU VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án chung cư cao cấp Phú Nhuận Quận 7 – TP Hồ Chí Minh của chủ đầu tư : công ty cổ phần Vạn Phát Hưng.
Bộ tài nguyên và môi trường - các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam.
MỞ ĐẦU
XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Theo định hướng quy hoạch phát triển của toàn thành phố đến năm 2020, quận 7 là khu đô thị mới, phát triển các khu công nghiệp, các khu trung tâm thương mại – dịch vụ và các khu dân cư phục vụ giãn dân nội thành. Do đó, địa bàn quận 7 hiện nay là một khu đô thị mới với rất nhiều công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu dân cư mới. Các khu dân cư này đảm bảo không gian ở đạt chất lượng cao về hạ tầng và môi trường.
Dự án chung cư cao cấp Phú Thuận tại phường Phú Thuận, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh được quy hoạch thành một khu dân cư hoàn chỉnh, gần Khu trung tâm Quận 7 và khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Việc đầu tư xây dựng khu chung cư cao cấp Phú Thuận quận 7 là phù hợp với xu hướng đô thị hóa, phù hợp với nhu cầu nhà ở và thuận lợi trong việc giải tỏa đền bù vì hiện tại khu vực này chủ yếu là đất ruộng có năng suất kém, gần sông rạch và mương nước. Dự án khu chung cư cao cấp Phú Thuận có khả năng dung nạp khoảng 4.800 dân để phục vụ các chủ trương chung của Thành phố về việc giải quyết nhà ở, sắp xếp lại khu vực đô thị hóa, thu hút dân cư nội thành, tăng cường hạ tầng kỹ thuật cho các khu dân cư và đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
CHƯƠNG I : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng khu chung cư cao cấp Phú Thuận.
Địa điểm thực hiện dự án: phường Phú Thuận, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Diện tích khu đất: 42.082 m2
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Vị trí điạ lý của khu đất dự án đầu tư xây dựng khu chung cư cao cấp Phú Thuận tại phường Phú Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Vị trí: Khu đất xây dựng thuộc ranh giới hành chánh phường Phú Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Ranh giới khu đất:
Phía Bắc: giáp đường dự kiến N9, lộ giới 14m (giáp trung tâm TDTT Quận 7).
Phía Nam: giáp đường Hoàng Quốc Việt, lộ giới 30m.
Phía Đông: giáp kênh rạch,đất nông nghiệp và dân cư.
Phía Tây: giáp khu dân cư Vạn Phát Hưng.
Bảng 1.1. Cơ cấu sử dụng đất đai
TT
Loại đất
Diện tích
(m2)
Tỷ lệ (%)
Chỉ tiêu
(m2/người)
1
2
3
Đất xây dựng chung cư cao tầng
Đất công viên cây xanh và công trình công cộng
Đất giao thông
9.300
22.620
10.162
22,1
53,7
24,2
2,19
5,32
2,39
TỔNG CỘNG
42.082
100
9,90
Hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư đồng bộ toàn hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt bao gồm:
+ San nền - thoát nước mưa, giao thông, thoát nước bẩn & vệ sinh đô thị, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc.
Công trình nhà ở: Đầu tư xây dựng khu chung cư cao cấp theo thiết kế cơ sở được duyệt.
Tổng dân số dự kiến : 4.235 người
Hạ tầng xã hội: đầu tư công viên cây xanh kết hợp khu Trung tâm thể dục thể thao, công trình trạm xử lý nước thải.
Công viên cây xanh và ven rạch: diện tích đất công viên cây xanh và ven rạch khoảng 22.620m2, chiếm 53,7%.
Tổ chức mặt bằng
Hình thức kiến trúc: Hình thức kiến trúc đơn giản, hiện đại, phù hợp với xu hướng hiện nay.
Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
San nền và thoát nước mưa :
Ỉ San nền: Khối lượng đất san nền khoảng 67.331 m3.
· Cao độ san nền xây dựng : theo dự tính ban đầu, nền sẽ được san lấp cao hơn mặt đường hiện hữu là 1m.
· Theo hiện trạng khu đất là vùng tương đối thấp và trước đây là khu sình lầy và đồng ruộng cho nên khối lượng đắp đất là tương đối lớn.
· Đất và cát sẽ được chở từ nơi khác đến để san lấp mặt bằng.
Ỉ Thoát nước mưa: Trong phạm vi xây dựng hai bên đường nội bộ sẽ xây dựng hệ thống mương xây đậy nắp đan B300 (dọc theo thảm cỏ) sau đó được nối vào cống hiện trạng trên đường Huỳnh Tấn Phát và thoát ra hệ thống thoát nước của Quận 7. Dọc trên các tuyến thoát nước bố trí các cửa thu nước với khoảng cách 20 – 30m.
* Giải pháp san nền:
Khu đất qui hoạch cấu tạo nền đất là bằng phẳng. Đặc điểm: nền yếu và nền đất biên có cao độ tương đối cao và cường độ chịu nén từ 0,8 – 1,2 thích hợp cho việc xây nhà cao tầng. Cao độ thiết kế dự kiến 2,0 m so với cao độ Quốc gia Hòn Dấu.
* Giải pháp quy hoạch thoát nước mưa:
Sử dụng hệ thống cống tròn bê tông cốt thép đặt ngầm để tổ chức thoát nước mưa triệt để, tránh ngập úng cục bộ.
Lưu vực thoát nước: nước mưa sẽ được phân chia lưu vực theo các khu. Việc phân bố lưu vực thoát nước sẽ tuân theo điều kiện của địa hình và độ dốc khi san nền. Hướng thoát nước mưa trong Dự án theo phía rạch Bình Thung.
Kết cấu của hệ thống:
Tuyến cống thoát nước mưa sử dụng cống bê tông cốt thép đúc sẵn. Những đoạn cống qua đường sử dụng loại ống có kết cấu chịu lực. Kích thước cống từ D 400mm đến D 1.000mm.
Hố ga được đúc bê tông cốt thép.
* Giao thông
Do là khu đô thị mới nên giao thông được thiết kế có diện tích khoảng 10.162 m2, chiếm tỷ lệ 24,2% trên tổng diện tích đất quy hoạch, gồm có giao thông nội bộ trong khu quy hoạch và đường giao thông đối ngoại đã được láng nhựa đi qua khu quy hoạch.
Khu quy hoạch nằm trên đường Hoàng Quốc Việt, lộ giới 30m, theo quy hoạch đã được phê duyệt và đang được triển khai, tuyến đường này sẽ được đấu nối với đường 15B và đường Nguyễn Lương Bằng khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
Giao thông chính được thiết kế theo quy hoạch chung của thành phố.
* Giải pháp cấu tạo:
Nguyên tắc thiết kế: Đảm bảo giao thông thuận tiện giữa các phân khu chức năng với nhau cũng như đối với các khu đất khác nhau và mạng lưới giao thông toàn khu vực, phù hợp với quy hoạch chung.
* Giải pháp thi công:
Đối với nền đường đào taluy đào 1:1. Trước khi đắp đất nền đường cần đào bỏ lớp đất hữu cơ trên bề mặt. Độ chặt yêu cầu của nền đường có hệ số K = 0,98.
Trong quá trình thi công nếu phát hiện các khu vực đất yếu cục bộ cần thông báo ngay cho Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế phối hợp xử lý.
Tuyến đường chính: được tráng xi măng
Tuyến đường phụ : được tráng xi măng hoặc lát gạch nhằm phục vụ cho việc đi lại của các xe hai bánh.
Tuyến đường dành cho người đi bộ: sẽ được lót gạch tạo cảm giác thoải mái, sang trọng cho người dânsinh sống tại chung cư.
* Cấp nước
Nguồn nước: nguồn nước từ nguồn cấp nước của thành phố trên đường Huỳnh Tấn Phát dẫn vào tuyến ống Þ = 150 thông qua đồng hồ nước.
* Giải pháp cấp nước:
Khu quy hoạch có quy mô dân cư dự kiến = 4.250 người cần một nhu cầu nước tối đa Qmax = 1.325 m3/ngày.
Dự án nối mạng với đường ống cấp nước thành phố từ Nhà máy nước của thành phố đảm bảo nguồn nước lâu dài theo quy hoạch chung cấp nước thành phố.
* Giải pháp xử lý nước thải:
Nước thải của khu quy hoạch sẽ được thiết kế riêng hoàn toàn. Xây dựng tuyến cống thoát nước thải bố trí theo trục đường nội bộ. Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại ba ngăn, sau đó nước thải sẽ được đưa về các trạm xử lý nươc thải tập trung. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường quy định sẽ được thoát vào chung với hệ thống thoát nước mưa.
Mạng lưới thoát nước thải: bố trí hai tuyến thu gom nước thải D300 – D400 dọc theo hai tuyến đường của khu dự án. Các tuyến thoát nước này sẽ thu gom nước thải từ các công tình sau khi được sử lý cục bộ, dẫn nước thải ra tuyến thoát nước.
Trạm xử lý nước thải: được bố trí nằm tách biệt độc lập với khu dân cư. Tất cả các đường ống thoát nước thải của khu dân cư sau khi qua trạm xử lý nước thải tập trung, đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép được thoát ra ngoài thông qua hệ thống chung thải vào rạch Bình Thung.
* Cấp điện
Hiện trạng cung cấp điện: Hiện nay, khu dân cư hiện hữu đã có mạng lưới điện trung thế 15KV – 22KV trên đường Huỳnh Tấn Phát.
* Thông tin liên lạc:
Mỗi gia đình sẽ có một đường dây điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc qua điện thoại và Internet.
* Vệ sinh môi trường:
Các hộ tự trang bị thùng rác riêng. Lượng rác được thu gom theo lịch trình quy định của các đơn vị phụ trách vệ sinh công cộng của thành phố để đưa đến các bãi xử lý rác.
Các căn hộ đều có trang bị hầm tự hoại đúng kỹ thuật.
Nước thải sinh hoạt sau sử dụng được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của khu vực, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào hệ thống thoát công cộng và ra sông rạch theo đúng quy định hiện hành.
1.2. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
Vị trí Dự án nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vùng có điều kiện khí hậu ôn hòa, biến động giữa các thời điểm trong năm không cao, độ ẩm không quá cao, không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt.
1.3. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC
1.3.1. Môi trường không khí
Bảng 1.2 : Kết quả đo đạc hiện trạng môi trường không khí tại khu vực
TT
Vị trí điểm đo
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
Bụi lơ lửng (TPS)
(mg/m3)
1
Điểm 1
0,006
0,007
4,86
0,11
2
Điểm 2
0,010
0,009
4,93
0,16
3
Điểm 3
0,012
0,015
5,12
0,19
4
Điểm 4
0,018
0,017
6,23
0,23
5
Điểm 5
0,021
0,011
6,50
0,25
QCVN 05 : 2009/BTNMT
QCVN 06 :2009/BTNMT
0,35
0,2
30
0,3
TCVS 3733/2002 – QĐ/BYT
5
5
20
6
(Nguồn : Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký, tháng 04/2007)
Ghi chú :
Điểm 1,2,3 : Trong khu vực dự án
Điểm 4,5 : Tại đường cách khu vực dự án 500m đầu và cuối hướng gió.
QCVN 05 : 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh(trung bình 1 giờ).
QCVN 06 : 2009/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
TCVS 3733/2002 – QĐ/BYT : Tiêu chuẩn này quy định về hoá chất – giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc
Nhận xét Từ kết quả đo đạc trên cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại vị trí giám sát trên đường Huỳnh Tấn Phát (mẫu số 4 và 5) cho thấy nồng độ bụi cao hơn so với các vị trí giám sát khác. Một trong những nguyên nhân chính là do đường Hoàng Quốc Việt là trục đường giao thông chính của phường Phú Thuận, quận 7, có mật độ xe lưu thông dày đặc. Ngoài ra, hiện nay, khu đất dự án còn là khu đất trống nên tại các vị trí giám sát chất lượng không khí trong khu vực Dự án (mẫu số 1, 2 và 3) có nồng độ các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 05 và QCVN 06.
Bảng 1.3. Kết quả đo đạc các điều kiện khí hậu và tiếng ồn tại khu vực
TT
Vị trí điểm đo
Nhiệt độ
(oC)
Độ ẩm
(%)
Vận tốc gió
(m/s)
Tiếng ồn
(dBA)
1
Điểm 1
31,5
63,2
1,0 – 1,4
60 – 65
2
Điểm 2
31,6
64,5
0,8 – 1,4
50 – 52
3
Điểm 3
31,0
63,5
0,8 – 1,2
45 – 50
4
Điểm 4
31,5
64,0
1,4 – 2,2
70 – 85
5
Điểm 5
32,3
65,0
1,2 – 2,0
73 – 85
TCVN 5949 – 1998
-
-
-
75
TCVS 3733/2002 – QĐ/BYT
-
-
-
90
(Nguồn : Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký, tháng 04/2007)
Ghi chú :
Điểm 1,2,3: Trong khu vực dự án
Điểm 4,5: Tại đường cách khu vực dự án 500m đầu và cuối hướng gió
TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn này quy định mức ồn tối đa cho phép tại các khu công cộng và dân cư.
TCVS 3733/2002 – QĐ/BYT: Tiêu chuẩn này quy định mức ồn tối đa cho phép và các qui định về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, cường độ bức xạ nhiệt tại nơi làm việc.
Nhận xét: Từ kết quả đo đạc trên cho thấy, tiếng ồn tại khu vực còn rất thấp so với tiêu chuẩn cho phép.
1.3.2 Chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm
Bảng 1.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án
STT
Chỉ tiu phn tích
Phương php
Kết quả
QCVN 08 : 2008/BTNMT
A
B
Mẫu 1
Mẫu 2
A1
A2
B1
B2
01
pH
Đo bằng máy MP 220
6,7
7,1
6 – 8,5
6 – 8,5
5,5 - 9
5,5 - 9
02
TSS (mg/l)
SMEWW 2540 D
17
8
20
30
50
100
03
BOD5 (mg/l)
SMEWW 5210 B & TCVN 6001- 1995
32
6
4
6
15
25
04
COD (mg/l)
SMEWW 5220 C:1995
53
27
10
15
30
50
05
Nitơ tổng (mg/l)
TCVN 5987 - 1995
16
1
-
-
-
-
06
Phốtpho tổng (mg/l)
SMEWW 4500 – P - 1995
7
0,4
-
-
-
-
07
Coliform (MPN/100ml)
SMEWW 9221B - 1995
7.600
5.700
2500
5000
7500
10000
(Nguồn : Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký, tháng 04/2007)
Ghi chú :
Vị trí lấy mẫu:
Mẫu số 1: Chất lượng nước tại rạch Bình Thung.
Mẫu số 2: Chất lượng nước trên sông Nhà Bè.
Nhận xét:
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước mặt lấy được tại rạch Bình Thung (mẫu số 1) – khu vực Dự án – là nguồn tiếp nhận nước thải từ Dự án đã bị ô nhiễm hữu cơ. Nguyên nhân ô nhiễm của rạch Bình Thung là do trao đổi nước kém nên chất ô nhiễm bị tích tụ không thoát ra rạch chính, đồng thời trên nhánh rạch này còn phải tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt của các hộ dân dọc rạch và khu vực xung quanh thải trực tiếp vào nguồn nước mặt. Khi dự án đi vào hoạt động nếu không có biện pháp quản lý và xử lý tốt lượng nước thải xả ra rạch Bình Thung sẽ làm cho chất lượng nước trên con rạch này càng xấu đi, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của dân cư xung quanh.
Qua kết quả khảo sát và phân tích chất lượng nước tại sông Nhà Bè (mẫu số 2) – khu vực hạ lưu sông Sài Gòn – là nguồn tiếp nhận nước thải từ rạch Bình Thung, cho thấy chất lượng nước vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại B1 (QCVN 08 : 2008/BTNMT).
Chất lượng nước ngầm
Bảng 1.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
SỐ TT
CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
PHƯƠNG PHÁP THỬ
KẾT QUẢ
QCVN 09 : 2008/BTNMT
(Gía trị tới hạn)
1
pH
Máy MP220
7,05
5,5 – 8,5
2
Độ cứng (CaCO3)mg/l
SMEWW 2340-C : 2000
93
500
3
TDS (mg/l)
SMEWW 2540-C : 2000
498
1500
3
NO3- (mg/l)
SMEWW 4500 – NO3- - 1995
0,045
15
6
Fe (mg/l)
SMEWW 3500 – NO3- - 1995
2,18
5
7
TOC (mg/l)
TCVN 6634 - 2000
29,3
-
Ghi chú:
Vị trí lấy mẫu: giếng sinh hoạt của người dân, cách khu đất dự án 500m (độ sâu giếng khoảng 25m)
Nhận xét:
Qua phân tích một số chỉ tiêu của mẫu nước ngầm được lấy ở gần khu vực dự án cho thấy đa số các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn nước ngầm QCVN 09 : 2008/BTNMT. Tuy nhiên mẫu nước có tổng hàm lượng cacbon hữu cơ khá cao (29,3 mg/l), so.Do đó, dự án sẽ không sử dụng nguồn nước ngầm vào sử dụng cấp nước.
1.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
Do địa chất của khu vực dự án tương đối phức tạp, nên phải có giải pháp kết cấu phù hợp khi đầu tư xây dựng.
Trong khu đất đầu tư chủ yếu là đất nông nghiệp, ao, rạch do đất rất thuận lợi cho việc bồi thường, giải tỏa, chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Tuy nhiên chủ đầu tư cần có phương án đền bù thỏa đáng đề người dân có điều kiện chuyển đổi ngành nghề, tái ổn định cuộc sống.
Khu đất nằm gần hệ thống hạ tầng kỹ thuật các dân cư lân cận do đó có điều kiện thuận lợi cho việc kết nối với các khu vực xung quanh.
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. TÁC ĐỘNG DO VIỆC DI DỜI, GIẢI TỎA TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
Dự án khu chung cư cao cấp Phú Thuận tại phường Phú Thuận, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh dự kiến xây dựng trên khu đất có diện tích 42.082m2. Trong khu đất dự án chủ yếu là đất ruộng, năng suất kém, gần sông rạch và mương nước, cách thành phố khoảng 7 km, do đó rất thuận lợi cho việc bồi thường, giải tỏa và chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Tuy nhiên chủ đầu tư cần có phương án đền bù thỏa đáng để người dân có điều kiện chuyển đổi ngành nghề, tái ổn định cuộc sống.
2.2. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG
2.2.1. Nội dung và qui mô xây dựng các hạng mục công trình
Với diện tích tổng mặt bằng là 42.082 m2 cần xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng, các công việc xây dựng cơ bản tại khu vực Dự án có thể tóm tắt như sau:
Các công trình đất
Khối lượng đất san lấp là 67.331 m3 (gồm bờ đê và hẻm đất)
Các công trình xây lắp
Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ để tiếp cận với các trục đường giao thông hiện hữu của khu vực.
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên toàn khu đất dự án.
Xây dựng hệ thống cung cấp nước.
Xây dựng hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc.
Xây dựng một hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải.
Các khu nhà chung cư cao tầng.
Bảng 2.1. Các tác động tiềm ẩn trong giai đoạn thi công
Các hoạt động chính yếu
Nguồn tiềm ẩn tác động
Kiểu tác động đặc trưng và cơ bản nhất
Tập kết công nhân
Lán trại tạm và sinh hoạt hàng ngày của công nhân
· Các chất thải sinh hoạt của công nhân
· Gia tăng mật độ giao thông đi lại trên tuyến giao thông trong khu vực.
· An ninh và các vấn đề xã hội khác
Tập kết vật liệu xây dựng và các phương tiện thi công đến hiện trường
Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu và thiết bị
· Các chất thải từ các phương tiện vận chuyển
· Các sự cố và tai nạn giao thông
· Tăng mật độ giao thông
Vận chuyển đất, đào đắp đất
Hoạt động của các phương tiện đắp đất.
· Gây ra hiện tượng ngập lụt cục bộ do quá trình san lấp đất
· Hủy diệt các tài nguyên sinh vật trong phạm vi bị san lấp mặt bằng
· Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công
· Tăng mật độ giao thông
· Các sự cố thi công tiềm ẩn
Xây dựng các hạng mục công trình chính
Hoạt động của các phương tiện thi công
· Chất thải từ xây dựng, chất thải sinh hoạt
· Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công
· Tai nạn lao động
· Các sự cố thi công tiềm ẩn
· Khả năng gây cháy nổ
Việc thi công xây dựng các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng trong khu vực Dự án (bao gồm việc tập kết công nhân, tập kết vật liệu xây dựng đến hiện trường và thi công công trình) sẽ gây ra một số tác động đến các dạng tài nguyên và môi trường sinh thái trong vùng chịu ảnh hưởng của dự án.
2.2.2. Tác động đến môi trường nước
Trước tiên, việc tập kết công nhân đến hiện trường khu vực thi công sẽ kéo theo việc lán trại, xây dựng các khu nhà tạm để làm việc và nghỉ ngơi. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của số cán bộ và công nhân xây dựng tại hiện trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ môi trường nước, ước tính có khoảng 200 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm. Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý.
Với cường độ mưa tương đối cao, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng nếu không có phương án quản lý tốt.
Việc tập kết đất đắp, vật liệu xây dựng và phương tiện thi công đến hiện trường khu vực dự án cũng có nhiều khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường nước.
Các hoạt động đào, đắp đất trong khu vực dự án trong quá trình thi công san lấp mặt bằng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong phạm vi công trường và có thể lan truyền ô nhiễm đến nguồn nước mặt là rạch Cầu Bông.
Quá trình san lấp đất có thể gây ra hiện tượng ngập lụt cục bộ khi trời mưa lớn.
Tóm lại: Tuy có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước, song chúng không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất sau khi công trình được thi công hoàn tất.
2.2.3. Tác động đến môi trường không khí
Theo tính toán, công tác san nền được thực hiện nhằm tạo cao độ phù hợp, khối lượng đất đắp tính toán khoảng 67.331 m3. Ngoài ra còn có các hoạt động khác trong quá trình thi công như ban đất, vận chuyển đất đắp và vật liệu xây dựng… Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí và các tác động chính kèm theo đó có thể tóm lược như sau:
Ô nhiễ