Xứ Nghệ (bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) có tài nguyên, tiềm năng du lịch phong phú và độc đáo, là điểm du lịch có tầm quan trọng, mang ý nghĩa quốc gia. Xứ Nghệ về mọi mặt đang ngày một phát triển, đổi mới và đi lên, đặc biệt có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Hiện nay tại xứ Nghệ còn lưu giữ rất nhiều các di tích liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của những bậc vĩ nhân mà nhân dân cả nước biết ơn và ngưỡng mộ, đó là cả một kho tàng lịch sử - văn hoá quý giá, mà chưa được khai thác một cách triệt để vào việc phát triển du lịch. Vì vậy, cần phải có biện pháp để phát triển chúng trong du lịch để vừa nhìn lại được những giá trị hào hùng của lịch sử, vừa nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về sức mạnh tiềm tàng của cha ông, phát huy được thế mạnh của một vùng, và để ngọn núi, con sông cũng được tự hào về quá khứ. Tiêu biểu nhất là sông Lam, con sông vẫn chảy miết cùng với lịch sử quê hương xứ Nghệ, con sông đã sống cùng dân Nghệ qua những ngày lao khổ, lầm than. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tả ngạn sông Lam đã hai lần được chọn đóng Đế đô của cả nước. Lần thứ nhất, năm 722, Mai Hắc Đế xây thành Vạn An ở La Nam thuộc huyện Nam Đàn. Lần thứ hai, năm 1788, Nguyễn Huệ xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở chân núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, thuộc thành phố Vinh. Có thể coi sông Lam, con sông chảy qua làng Kim Liên, qua núi Quyết, Bến Thuỷ, Cửa Hội. là điểm hội tụ, là nơi hình thành và phát triển văn hoá xứ Nghệ, là trung tâm du lịch của xứ Nghệ. Khai thác dòng sông Lam thơ mộng như một dải lụa dát vàng tô điểm cho từng vùng, từng cảnh không những giúp phát triển du lịch tại Tỉnh Nghệ An mà còn tạo ra sự phối kết hợp nhịp nhàng với du lịch các vùng phụ cận, trong đó có Hà Tĩnh, nhằm gìn giữ nền văn hoá, tinh hoa xứ Nghệ. Đã có một số hoạt động nhằm đưa du lịch sông Lam vào phát triển chung với tổng thể du lịch của Tỉnh và của cả nước, nhưng sau một vài thất bại, việc đó trở nên khó khăn và không được quan tâm nữa. Đó là một điều đáng tiếc.
Là một người con của xứ Nghệ, với tình cảm yêu mến dành cho sông Lam, cho quê hương xứ Nghệ, cùng với những kiến thức học được trong thực tế cũng như trên giảng đường của một sinh viên chuyên ngành Văn hoá du lịch tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Du lịch sông Lam - hành trình tìm hiểu di tích và danh nhân ”. Với mong muốn đóng góp một phần công sức của mình cho sự nghiệp phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà, đóng góp chung vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của xứ Nghệ.
65 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch Sông Lam - Hành trình tìm hiểu di tích và danh nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Më §ÇU
Tính cấp thiết của đề tài
Xứ Nghệ (bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) có tài nguyên, tiềm năng du lịch phong phú và độc đáo, là điểm du lịch có tầm quan trọng, mang ý nghĩa quốc gia. Xứ Nghệ về mọi mặt đang ngày một phát triển, đổi mới và đi lên, đặc biệt có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Hiện nay tại xứ Nghệ còn lưu giữ rất nhiều các di tích liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của những bậc vĩ nhân mà nhân dân cả nước biết ơn và ngưỡng mộ, đó là cả một kho tàng lịch sử - văn hoá quý giá, mà chưa được khai thác một cách triệt để vào việc phát triển du lịch. Vì vậy, cần phải có biện pháp để phát triển chúng trong du lịch để vừa nhìn lại được những giá trị hào hùng của lịch sử, vừa nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về sức mạnh tiềm tàng của cha ông, phát huy được thế mạnh của một vùng, và để ngọn núi, con sông cũng được tự hào về quá khứ. Tiêu biểu nhất là sông Lam, con sông vẫn chảy miết cùng với lịch sử quê hương xứ Nghệ, con sông đã sống cùng dân Nghệ qua những ngày lao khổ, lầm than. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tả ngạn sông Lam đã hai lần được chọn đóng Đế đô của cả nước. Lần thứ nhất, năm 722, Mai Hắc Đế xây thành Vạn An ở La Nam thuộc huyện Nam Đàn. Lần thứ hai, năm 1788, Nguyễn Huệ xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở chân núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, thuộc thành phố Vinh. Có thể coi sông Lam, con sông chảy qua làng Kim Liên, qua núi Quyết, Bến Thuỷ, Cửa Hội... là điểm hội tụ, là nơi hình thành và phát triển văn hoá xứ Nghệ, là trung tâm du lịch của xứ Nghệ. Khai thác dòng sông Lam thơ mộng như một dải lụa dát vàng tô điểm cho từng vùng, từng cảnh không những giúp phát triển du lịch tại Tỉnh Nghệ An mà còn tạo ra sự phối kết hợp nhịp nhàng với du lịch các vùng phụ cận, trong đó có Hà Tĩnh, nhằm gìn giữ nền văn hoá, tinh hoa xứ Nghệ. Đã có một số hoạt động nhằm đưa du lịch sông Lam vào phát triển chung với tổng thể du lịch của Tỉnh và của cả nước, nhưng sau một vài thất bại, việc đó trở nên khó khăn và không được quan tâm nữa. Đó là một điều đáng tiếc.
Là một người con của xứ Nghệ, với tình cảm yêu mến dành cho sông Lam, cho quê hương xứ Nghệ, cùng với những kiến thức học được trong thực tế cũng như trên giảng đường của một sinh viên chuyên ngành Văn hoá du lịch tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Du lịch sông Lam - hành trình tìm hiểu di tích và danh nhân ”. Với mong muốn đóng góp một phần công sức của mình cho sự nghiệp phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà, đóng góp chung vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của xứ Nghệ.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Du lịch sông Lam đã có một vài bài báo đề cập đến nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở dạng những bài cảm tác ca ngợi về vẻ đẹp của nó mà chưa có công trình nào nghiên cứu sâu dưới góc độ phát triển du lịch.
Cũng đã có một số công ty nghiên cứu phát triển du lịch sông Lam, nhưng đang chú trọng vào du lịch thắng cảnh vui chơi giải trí đơn thuần, chưa đi sâu vào giá trị nhân văn sâu sắc của các các điểm di tích gắn liền với các danh nhân nổi tiếng quốc gia.
Người viết đưa vào đề tài này một ý tưởng mới về sự phát triển du lịch trên một dòng sông mang nhiều ý nghĩa đối với cư dân một vùng đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất xứ Nghệ - mảnh đất học, mảnh đất nuôi lớn nhiều nhân tài cho đất nước. Du lịch chuyên sâu về lịch sử - văn hoá không phải là dễ áp dụng cho rộng rãi đối tượng, song nếu tiến hành du lịch sông Lam thành công sẽ là cơ hội để phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch địa phương trong tổng thể du lịch quốc gia.
3. Mục đính, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng việc khai thác các điểm du lịch gắn liền với dòng sông Lam, cũng như những thế mạnh, tiềm năng của các di tích gắn liền với dòng sông Lam, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển các điểm du lịch bên dòng sông nhằm biến sông Lam thành một địa điểm du lịch lịch sử - văn hoá có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển tiềm năng du lịch lịch sử - văn hoá của khu danh thắng sông Lam - Tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh .
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Không gian nghiên cứu
Cuộc khảo sát được tiến hành trên một số điểm du lịch nổi bật bên bờ dòng sông Lam (từ Cửa Hội ngược dòng chảy lên qua 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh).
3.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ đầu 2009 trở về trước
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
4.2. Đánh giá thực trạng việc khai thác các di tích lịch sử gắn liền với dòng sông Lam trong việc phát triển du lịch ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
4.3. Làm rõ được thế mạnh của các di tich lịch sử - văn hoá gắn liền với dòng sông Lam trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
4.4. Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của các di tích lịch sử - văn hoá gắn liền với dòng sông Lam nhằm phát triển ngành du lịch của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
5. Giả thuyết khoa học
Các di tích văn hoá - lịch sử gắn liền với dòng sông Lam là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với mảnh đất xứ Nghệ. Nếu chúng ta biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của những điểm du lịch đó thì sẽ thu hút được ngày càng đông lượng du khách trong và ngoài nước đến với du lịch Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
Trên cở sở các thông tin thứ cấp thu được từ các nguồn tư liệu xuất phát từ các đề tài nghiên cứu đã được công bố; các bài viết tham luận, hội thảo khoa học; thông tin từ mạng internet; các xuất bản phẩm của Bộ văn hoá thể thao và du lịch, các tài liệu ở những địa bàn nghiên cứu khảo sát là những tư liệu cụ thể về các địa điểm du lịch gắn liền với dòng sông Lam, từ đó tổng hợp phân tích các tư liệu, số liệu có liên quan đến chủ đề, mục đích nghiên cứu.
6.2. Phương pháp quan sát
Đề tài dựa vào sự quan sát khách quan khi đi nghiên cứu trên địa bàn để nắm bắt được thực tế hình ảnh và thực trạng các địa điểm du lịch bên dòng sông Lam.
6.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê số liệu
Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu. Trên cơ sở các thông tin sẵn có trong các tài liệu, tác giả rút ra được các thông tin cần thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu đi vào ba chương.
Chương 1. Đánh giá tiềm năng du lịch của địa bàn nghiên cứu
Chương 2. Hiện trạng phát triển du lịch sông Lam trong tổng thể du lịch xứ Nghệ
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch sông Lam
NỘI DUNG
PhÇn I: C¬ së Lý luËn vµ thùc tiÔn cña ®Ò tµi
1. Du lịch là gì?
Đã có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch, nhưng hầu hết các tác giả đều nhìn nhận từ đặc điểm di chuyển của khách du lịch như Kins - một học giả người Thuỵ Sỹ cho rằng: “ Du lịch là hiện tượng những người đi đến những nơi không phải cư trú thường xuyên bằng phương tiện vận tải và các dịch vụ du lịch”. Hay nhà kinh tế học người Anh Odgilvi thì đưa ra khái niệm “ Khách du lịch là người đến đất nước khác theo nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu không phải làm thương mại”. Sâu xa hơn một chút hai học giả Hunsiker và Krap lại đưa ra khái niệm: “ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không phải cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến các cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích ngành nghề, kiếm lời hoặc đến thăm có tính chất thường xuyên”. Thực chất du lịch nhìn từ mặt nội dung hoạt động của nó là quá trình du ngoạn của con người theo một lịch trình nhất định để được thưởng thức cái đẹp, cái mới lạ, không nhằm mục đích sinh lợi bằng đồng tiền. Căn cứ vào thực chất đó, để đi sâu vào bản chất đích thực của du lịch và tìm ra một khái niệm tổng quát nhất, trong cuốn Tổng quan du lịch PGS.TS. Trần Nhoãn đã đưa ra như sau: “ Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những sắc thái văn hoá và cảnh quan thiên nhiên vùng, miền khác với nơi cư trú thường xuyên”.
2. Các nguồn lực để phát triển du lịch.
Để phát triển du lịch bền vững thì bất cứ một quốc gia nào cũng phải tập trung khai thác các nguồn lực phát triển của đất nước, bao hàm cả nguồn nội lực và ngoại lực. Có 7 nguồn lực để phát triển du lịch gồm :
2.1. Hệ thống di sản văn hoá
Bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, đó là những sản phẩm vật chất, tinh thần cố giá trị phản chiếu lịch sử, văn hoá của quốc gia, hoặc của từng tộc người trong cộng đồng dân tộc. Di sản là cái gốc mang tính tiền đề để xây dựng những điểm du lịch nổi tiếng, hầu hết các chương trình du lịch đều khai thác từ các thành tố của di sản văn hoá để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Nhờ những di sản văn hoá này mà thế hệ sau có thể hiểu rõ được thế hệ trước và hoà mình vào quá khứ quốc gia, dân tộc. Vì vậy việc bảo tồn hệ thống di sản văn hoá là việc vô cùng quan trọng để tôn vinh giá trị văn hoá quốc gia và phát triển du lịch bền vững.
2.2. Hệ thống cảnh quan thiên nhiên
Cảnh quan thiên nhiên là sự hợp thành của các yếu tố vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, và sinh vật. Việt Nam là một đất nước được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú có đồng bằng, có núi, cao nguyên, rừng, sông, biển, đảo, hang động và cả vùng trời rộng lớn. Những đồng quê trù phú, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và không thiếu những cảnh quan ngoạn mục mà không bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới có được. Là nguồn gốc để tạo các chương trình du lịch sinh thái, như du lịch biển, leo núi, du lịch hang động, du lịch đồng quê, du lịch mạo hiểm…
2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Để đảm bảo cho du khách một chuyến đi thực sự thoả mãn, hài lòng cần có một hệ thống đồng bộ những cơ sở hạ tầng như: đường sá và phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống, cơ sở y tế, ngân hàng, vui chơi giải trí… Hệ thống cơ sở hạ tầng giữ vị trí “hậu cần” trong phát triển du lịch, có đóng góp quan trọng trong việc tăng hay giảm số ngày lưu trú, mức chi tiêu của khách.
Việt Nam mặc dù mới chập chững bước vào nền kinh tế thị trường và du lịch cũng mới phát triển vài thập kỷ gần đây, nhưng nói chung cơ sở vật chất du lịch cũng đã được xây dựng có hệ thống, đủ đáp ứng một số nhu cầu du lịch cơ bản. Trong những năm sắp tới tin rằng hệ thống sẽ được xây dựng và khắc phục đồng bộ để du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của quốc gia.
2.4. Nguồn lực dân cư – lao động
Yếu tố dân cư - lao động là nguồn lực chi phối trực tiếp đến tốc độ phát triển du lịch.
Con người trong xã hội có mức thu nhập cao, thời gian rỗi nhiều, có thói quen đi du lịch, sẽ tạo ra nhu cầu lớn, ắt sẽ tạo ra nguồn khách du lịch dồi dào. Yếu tố này trực tiếp ảnh hưởng trong quá trình tạo nguồn khách du lịch.
Nguồn dân cư – lao động cung ứng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch đòi hỏi một lực lượng lao động lớn. Nơi nào có lực lượng lao động đông đảo, tay nghề cao đồng nghĩa với việc nơi đó sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Nguồn dân cư – lao động trực tiếp tạo ra môi trường du lịch tốt hoặc xấu trong hoạt động du lịch. Thái độ ứng xử của cư dân địa phương tại điểm du lịch đối với khách có thể để lại ấn tượng tốt hay xấu trong lòng du khách.
Việt Nam là một đất nước có nguồn lực dân cư – lao động khá đông đảo, nhu cầu du lịch cao, nguồn lao dộng dồi dào khiến thị trường du lịch diễn ra sôi động, đáp ứng tốt, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bền vững. Nhưng để duy trì và phát triển du lịch mạnh mẽ hơn, hiện nay nhà nước ta đã tiến hành các công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm nghề du lịch, đồng thời nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là cư dân có tuyến điểm du lịch.
2.5. Đường lối chính sách phát triển du lịch
Để đảm bảo cho sự tăng trưởng du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước, Đảng và nhà nước đề ra các chính sách, chiến lược phù hợp, đúng đắn nhằm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn tương xứng với tiềm năng của đất nước. Đặc biệt, các Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X đều nhấn mạnh đến việc phát triển du lịch để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và thu hút khách quốc tế. Đường lối chính sách phát triển du lịch giữ vị trí “mở đường” trong các nguồn lực phát triển.
2.6. Những cơ hội để phát triển du lịch
Kỷ niệm các sự kiện lịch sử, các giải thể thao lớn, các lễ hội, hội nghị, hội thảo quốc tế, cuộc thi hoa hậu, thời trang… là những dịp ngắn ngủi nhưng là thời cơ vàng để xúc tiến hoạt động du lịch. Nó vừa giúp tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hoá, lịch sử của đất nước đón khách, vừa giúp kéo dài thời vụ du lịch. Đó là nguồn lực để phát triển du lịch bền vững.
Qua quá trình đổi mới và hội nhập, Việt Nam đang ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế, chúng ta cần mạnh dạn đăng cai các hoạt động mang tính quốc tế và phát huy các sự kiện đó vào phát triển du lịch bền vững.
2.7. Nguồn lực bên ngoài để phát triển du lịch
Trong xu thế hội nhập quốc tế, quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia tăng trưởng vượt bậc. Nguồn lực bên ngoài giữ vị trí khách quan ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động du lịch. Nguồn lực bên ngoài chủ yếu gồm: vốn, chuyển giao công nghệ, và kinh nghiệm quản lý. Việt Nam hiện nay đang mở cửa để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài từ các nước phát triển. Vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, cùng với việc đổi mới công nghệ, ứng dụng, nâng cao kinh nghiệm quản lý đưa du lịch Việt Nam tiến xa hơn tầm khu vực.
3. Ý nghĩa của du lịch trong sự phát triển nền KT - XH
3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển Du lịch
Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, đặc biệt là các địa phương phát triển du lịch.
Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.
Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.
Trước hết hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành là cơ sở cho các ngành khác ( như giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, hải quan,…) phát triển, đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, sự phát triển du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác.
Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng… Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện và nhu cầu đi lại, vận chuyển thông tin liên lạc… của khách du lịch, cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động nên các ngành này phát triển.
3.1.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch nội địa
Tham gia tích cực vào quá trình tạo nguồn thu nhập quốc dân, làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội.
Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói cách khác du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng.
Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn. Vào trước và sau thời vụ du lịch, khi khách du lịch quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy vào phục vụ khách nội địa. Theo cách đó vừa có tác động thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa, vừa tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật.
3.1.2. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch quốc tế
Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Cùng với hàng không dân dụng , kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác, du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vựcvà trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua việc phát triển du lịch.
Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất.
Du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế,…theo giá bán lẻ cao hơn. Được trao đổi thông qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế.
Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên khí hậu và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán… mà không bị mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao.
Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hoá và dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể các chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán.
Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay, là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp.
Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, cụ thể thông qua các mặt sau:
Các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Du lịch quốc tế phát triển tạo sự phát triển đường lối giao thông quốc tế.
Du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất - nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.
Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Trong kinh doanh du lịch quốc tế, khách du lịch có thể là thương nhân. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng. Từ đó, du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế…Thực tiễn phát triển kinh tế ở Thái Lan, Malaysia, Singapore… đã chọn du lịch là hướng mở cửa nền kinh tế.
3.2. Ý nghĩa xã hội của việc phát triển du lịch đối với đất nước
Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là người dân tại những nơi có tuyến điểm du lịch.
Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển. Do sự đầu tư về mọi mặt như giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hoá… cho những vùng có tài nguyên du lịch góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà. Về kinh tế: quảng bá s