Đề tài Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Muốn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đất nước từng bước tiến lên CNXH, đi đôi với việc củng cố, hoàn thiện QHSX tiên tiến, chúng ta nhất thiết phải phát triển LLSX với năng suất lao động xã hội ngày càng cao. Không có LLSX hùng hậu với năng suất lao động xã hội cao thì không thể nói đến CNXH. Mà muốn có LLSX hùng hậu và năng suất lao động cao thì không thể chỉ dựa vào nông nghiệp sử dụng lao động thủ công, trái lại phải phát triển mạnh công nghiệp cùng với đổi mới công nghệ ngày càng hiện đại, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nói cách khác chúng ta phải tiến hành CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức.

doc28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 19381 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU. Muốn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đất nước từng bước tiến lên CNXH, đi đôi với việc củng cố, hoàn thiện QHSX tiên tiến, chúng ta nhất thiết phải phát triển LLSX với năng suất lao động xã hội ngày càng cao. Không có LLSX hùng hậu với năng suất lao động xã hội cao thì không thể nói đến CNXH. Mà muốn có LLSX hùng hậu và năng suất lao động cao thì không thể chỉ dựa vào nông nghiệp sử dụng lao động thủ công, trái lại phải phát triển mạnh công nghiệp cùng với đổi mới công nghệ ngày càng hiện đại, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nói cách khác chúng ta phải tiến hành CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức. B. LÍ LUẬN. I. Một số khái niệm. 1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển cao của công nghiệp và sự tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn. Nó bao gồm 2 nội dung: - Trang bị kĩ thuật – công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp và các ngành khác của nền kinh tế quốc dân. - Tạo lập cơ cấu kinh tế mới mà nòng cốt là cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. 2. Kinh tế tri thức. a. Khái niệm. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm năm 1995: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống”. b. Vai trò của nền kinh tế tri thức. - Kinh tế tri thức mang lại những cơ hội và thách thức lớn trong sự phát triển chưa từng thấy của nhân loại. Kinh tế tri thức có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội ngày nay. Phát triển kinh tế tri thức là cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Từ những tri thức, công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, hệ thống máy móc thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra. Quá trình đó sẽ giúp phát hiện và sáng tạo ra nhiều đối tượng lao động mới, những nguyên liệu mới, năng lượng mới,…có thể trước đây chưa từng xuất hiện, tạo ra nhiều giá trị sử dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn, giảm bớt việc khai thác các nguồn tài nguyên hiện hữu. - KTTT là động lực thúc đẩy tiến trình xã hội hóa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, làm cho phân công lao động xã hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. KTTT được hình thành, phát triển trên cơ sở các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao. Từ đó mà tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nó thúc đẩy công nghiệp phát triển nhanh thông qua các cuộc cách mạng, cách mạng xanh, cách mạng sinh học. Nó thúc đẩy công nghiệp, không ngừng gia tăng hàm lượng khoa học – kỹ thuật, công nghệ trong sản phẩm công nghiệp qua đó mà gia tăng giá trị sử dụng, giá trị trao đổi của sản phẩm công nghiệp. Nó thúc đẩy trí nghiệp ở các ngành dịch vụ, thông tin, thương mại, tiền tệ… với nhiều hình thức phong phú. Nó thúc đẩy việc nâng cao đời sống xã hội, hướng đến một nền văn minh cao hơn. c. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức - Trong nền KTTT, các yếu vật chất cũng như hàm lượng vật chất trong các sản phẩm ngày càng giảm, hàm lượng tri thức, lao động chất xám, lao động trí óc tăng lên, chiếm tỷ trọng ngày càng cao lớn trong giá trị sản phẩm. Trong nền KTTT, các sản phẩm trí tuệ dựa vào nguồn lực hàng đầu là tri thức. Đây là nguồn vốn cơ bản của quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội, thay vì chỉ là đất đai, tài nguyên và vốn tiền tệ như trước đây. Thông tin, kiến thức lao động có trình độ cao được sử dụng nhiều, ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Những trung tâm công nghệ cao được hình thành. Đặc biệt tri thức khoa học và công nghệ cùng với lao động kỹ thuật cao là thành phần quan trọng của lực lượng sản xuất, là lợi thế phát triền kinh tế. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa. Sự sáng tạo đổi mới trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người. - Cơ cấu kinh tế kỹ thuật thay đổi một cách sâu sắc, theo hướng tri thức hóa, làm thay đổi phương thức tổ chức và quản lý không chỉ trong các ngành đó mà còn tác động đến các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế. Do những thay đổi trong cơ cấu kinh tế - kỹ thuật sẽ làm thay đổi về chất trong cơ cấu sản phẩm, làm thay đổi cơ cấu giá trị sản phẩm; điều này tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu lao động xã hội. - Qui trình công nghệ trong sản xuất luôn luôn được thay đổi, làm cho năng xuất lao động ngày càng tăng, cường độ lao động ngày càng giảm, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cuộc sống… sự cạnh tranh được tạo điều kiện đầy đủ, sự tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, tạo ra lợi thế cho quốc gia, tác động lớn đến đời sống xã hội. - Siêu xa lộ thông tin trong hệ thống mạng toàn cầu được hình thành, có ảnh hưởng to lớn đến lĩnh vực khoa học, kinh tế và văn hóa, quan hệ quốc tế, đặc biệt giúp mở rộng thị trường cho các nước… bởi vì nó đảm bảo sự tham gia đông đảo của tất cả các quốc gia trên thế giới. Siêu xa lộ thông tin sẽ tạo ra một xã hội tri thức, xã hội thông tin mà không có biên giới. - Trong điều kiện của kinh tế tri thức, các thành tựu khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin được phổ biến và ứng dụng hết sức nhanh chóng, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Các ngành kinh tế được tri thức hóa đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Chỉ khi nào các ngành công nghệ cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại, có giá trị mới do tri thức đem lại chiếm trên 2/3 tổng giá trị thì kinh tế tri thức mới được tỏ rõ. Tiêu chí của kinh tế tri thức: hơn 70% GDP phải được tạo ra từ các ngành sản xuất dịch vụ áp dụng công nghệ cao; hơn 70% giá trị gia tăng là do trí tuệ mang lại; hơn 70% công nhân tri thức trong cơ cấu lao động; hơn 70% cơ cấu vốn là vốn con người. Nền kinh tế và xã hội luôn luôn đổi mới, cái mới ngày càng nhiều. Đó là đặc trưng của sự phát triển, của sự tiến hóa xã hội và sự phát triển từ cái mới. II. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kì đổi mới. 1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá. a. Đại hội VI: Đánh giá về quá trình CNH từ 1960 đến 1986. - Sai lầm trong mục tiêu và bước đi: Quá ưu tiên cho công nghiệp nặng. - Bố trí cơ cấu kinh tế chua đạt hiệu quả và chưa hợp lý. - Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội V: Vẫn chưa thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. b. Quá trình đổi mới tư duy về CNH từ Đại hội VI đến Đại hội X: Đại hội VI đưa ra 3 chương trình mục tiêu: Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dung và hàng xuất khẩu. Đại hội VII: gắn CNH với HĐH. Đại hội VIII: nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới: Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho CNH đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đại hội IX và Đại hội X Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về CNH: - Con đường CNH: tiến hành CNH rút ngắn, đi tắt đón đầu, học hỏi kinh nghiệm. - Hướng CNH, HĐH ở nước ta: Phát triển nhanh và hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tiến hành CNH trong nền kinh tế mở, hướng ngoại. - Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hướng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp. 2. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng- an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đại hội X của Đảng xác định mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 3. Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đai hoá. - Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Từ thế kỷ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành công nghiệp hóa. Khi đó công nghiệp hóa được biểu hiện là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Nhưng trong thời đại ngày nay. Ở đại hội Đảng X đã nhận định: “khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. kinh té tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển. Chúng ta không cần thiết phải trải qua tất cả các bước phát triển rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau. Vì vây, đại hội X chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế tri thức (theo OECD): kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Ví dụ như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học công nghệ cao. - Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiền hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là công việc của nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Ở thời kỳ trước đổi mới phương thức phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung, còn ở thời kỳ đổi mới được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường. CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường không những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của nền kinh tế mà còn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Bởi vì khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô thế nào, công nghệ gì đều đòi hỏi phải tính toán cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai mục đích, kém hiệu quả và lãng phí thất thoát. CNH, HĐH nền kinh tế nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các sản phẩm của nước ta… Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng khó phát triển. - Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững. Trước hết các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chúng chỉ có tác dụng khi có sự tác động của con người. Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí biết lợi dụng, các nguồn lực khác gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cũng tác động vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. các nguồn lực khác là những khách thể, chịu sự cải tạo, khai thác của con người và nói đúng thì chúng đều phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người nên con người biết cách tác động và chi phối. Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất. Thứ hai: Các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác. Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực vô tận. Tính vô tận, trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không chỉ tái sinh mà còn tự sản sinh về mặt sinh học mà còn đổi mới không ngừng phát triển về chất trong con người xã hội, nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó là cơ sở làm cho năng lực và nhận thức hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận. Trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mục đích của quá trình CNH là nâng cao năng suất lao động, ứng dụng khoa học công nghệ. Để thực hiện được phụ thuộc vào chất lượng của nguồn nhân lực. Con người là một trong hai yếu tố cần thiết của quá trình CNH. Nếu không có con người thì quá trình CNH không diễn ra. - Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khoa học công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, năng cao lợi thế cạnh tranhvaf tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Nước ta tiến lên chủ nghĩatừ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học công nghệ là tất yếu và bức xúc phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế, kết hợp và phát triển công nghệ nội sinh nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. - Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Xây dựng CNXH ở Việt Nam thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hất kinh tế phải phát triển nhanh hiệu quả và bền vững. Chỉ có vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng… Sự phát triển nhanh hiệu quả và bền vững có mối quan hệ chặt chẽ với bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững. III. Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Vì sao phải kết hợp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với phát triển kinh tế tri thức. Lao động sản xuất bao giờ  cũng phải dựa vào tri thức, chỉ khác nhau ở mức  độ nhiều hay ít. Kinh tế nông nghiệp, khởi đầu cách đây khoảng mười ngàn năm, phải dựa nhiều vào hiểu biết về canh tác, chăn nuôi, thời tiết... tức là  những tri thức cơ bản về nông nghiệp. Nhưng lúc  đó đất đai, lao động thủ công lại quan trọng hơn, nên tri thức chỉ đóng vai trò thứ yếu. Đến khoảng giữa thế kỷ XVIII, kinh tế công nghiệp cơ giới xuất hiện và phát triển mạnh, dựa vào các tri thức cơ học cổ điển để chế tạo ra máy móc cơ khí phục vụ sản xuất. Nhưng để hình thành được thị trường hàng hóa của kinh tế công nghiệp cổ điển thì tài nguyên và vốn (tư bản) lại quan trọng hơn nên tri thức cơ học cổ điển cũng chỉ có vai trò thứ yếu. Đến khoảng giữa thế kỷ XX, kinh tế công nghiệp cổ điển hết tiềm năng phát triển và bắt đầu suy thoái, vì tài nguyên trở nên cạn kiệt, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chiến tranh hủy diệt đe dọa thường xuyên... Trong bối cảnh đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại xuất hiện và phát triển bùng nổ, dựa trên những khối tri thức khổng lồ, rất mới và vô cùng phong phú về thế giới vật chất vĩ mô và vi mô, với thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Lực lượng sản xuất mới được hình thành dựa trên nguồn lực chủ yếu là tri thức, tạo nên hệ thống công nghệ cao với máy móc thông minh mà điển hình là máy tính điện tử (máy điện toán) mô phỏng não người. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới này đã dẫn tới một hình thái kinh tế mới. Đó là một nền kinh tế trong đó việc sáng tạo tri thức, sự lan truyền và quảng bá nhanh tri thức đưa vào ứng dụng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Nhà kinh tế học P.F.Durker gọi đó là nền kinh tế tri thức và tên gọi này hiện nay đã trở thành phổ biến với việc sử dụng chính thức của Ngân hàng thế giới. Trong nền kinh tế mới, kinh tế tri thức sản xuất chủ  yếu dựa vào nguồn lực tri thức. Tài nguyên và vốn dù quan trọng vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu. Như vậy, trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại con người là  động vật duy nhất có năng lực sáng tạo tri thức, do đó biết lao động sản xuất và tiến dần tới nền kinh tế dựa vào tri thức là chính. Bởi vậy, kinh tế tri thức là một lịch sử tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ  hiện đại, khoảng từ giữa thế kỷ XX, dựa trên những tri thức sáng tạo, đi sâu vào thế  giới vĩ mô và thế giới vi mô, dẫn tới sự phát minh ra các máy móc, thuộc loại hoàn toàn mới, gọi là máy móc thông minh. Điển hình là máy điện toán, mô phỏng được những chức năng chủ yếu của não người: biết nhớ, biết tính toán kể cả các bài toán rất phức tạp, biết thực hiện các lệnh, biết tư vấn cho người dùng trong một số việc..., đóng vai trò chính trong các hệ tự động hóa toàn phần của sản xuất và trong các mạng thông tin toàn cầu. Máy móc thông minh kết hợp với tri thức sáng tạo trở thành nguồn lực của các công nghệ cao như: công nghệ thông tin hoặc công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - nano..., trong đó công nghệ thông tin và truyền thông giữ vai trò dẫn đầu. Hệ thống công nghệ cao là cốt lõi của lực lượng sản xuất mới. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức trong nửa sau của thế kỷ XX. Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển cho thấy sự hình thành và xuất hiện nền kinh tế tri thức là một tất yếu lịch sử mang tính khách quan. Cũng như kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức ra đời không phụ thuộc vào ý chí của một nhóm người nào, mà hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử của xã hội loài người. Nội dung. - Phát triển mạnh các ngành, sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng các nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. - Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội. - Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. - Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. 3. Định hướng. a. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân: Một là, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn: - Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. - Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ: giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Hai là, quy hoạch phát triển nông thôn. - Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựn
Luận văn liên quan