Trong quá trình đổi mới của đất nước, TTCK giữ một vai trò
quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư cho các thành phần kinh
tế xã hội, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi và kìm chế lạm phát, nâng
cao đời sống nhân dân.
Thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam đã đi vào hoạt
động được hơn 7 năm với những thăng trầm dễ nhận thấy với qui mô
nhỏ bé, số lượng hàng hoá ít ỏi, cơ chế giao dịch, thanh toán thiếu
linh hoạt, vì thế vẫn chưa thực sự nhận được sự nhiệt tình tham gia
của chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và đông đảo công chúng
đầu tư.
Thị trường chứng khoán phi tập trung là một bộ phận cấu thành
của TTCK, cùng tồn tại song song và hỗ trợ cho sự phát triển của
TTCK tập trung, sự ra đời của TTCK phi tập trung là tất yếu ở Việt
Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty
mới thành lập có thể huy động vốn trên TTCK, cung cấp thêm các
loại công cụ đầu tư đa dạng cho nhà đầu tư, tạo cơ chế giao dịch linh
hoạt, chi phí thấp, cơ chế định giá mới góp phần hoàn thiện hệ thống
thị trường tài chính Việt Nam. TTCK phi tập trung kết hợp với thị
trường giao dịch chứng khoán tập trung sẽ tạo thành một TTCK thứ
cấp rộng lớn, sôi động và linh hoạt.
12 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3196 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24
KẾT LUẬN
TTCK đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và
phân phối các nguồn vốn đầu tư hợp lý. Trải qua hơn 7 năm hoạt
động TTCK Việt Nam đã thu được một số kết quả ban đầu đáng
khích lệ nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục kịp
thời. Việc xây dựng và phát triển TTCK phi tập trung là mục tiêu
chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên,
TTCK phi tập trung là sản phẩm của nền kinh tế bậc cao, phát triển
trên nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, vấn đề này đang đặt ra
những thách thức lớn đối với nền kinh tế thị trường sơ khai với một
hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh và một cơ sở hạ tầng yếu kém như
chúng ta hiện nay.
Luận án đã nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề như: làm
sáng tỏ các lý luận cơ bản về TTCK OTC; phân tích thực trạng hoạt
động của TTCK Việt Nam trong thời gian qua, đi sâu nghiên cứu một
số TTCK OTC của một số nước trên thế giới để đúc rút kinh nghiệm,
kiến nghị về mô hình tổ chức, hoạt động của TTCK OTC ở Việt Nam.
Những giải pháp trong luận án xuất phát từ việc tìm hiểu, điều
tra thực tế và từ những kết quả nghiên cứu khoa học mang tính ứng
dụng và thực tiễn cao, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất
nước và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng trong
giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, do khả năng và kiến thức có hạn, nội dung của luận
án chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
được mọi người tham gia góp ý để bản luận án được hoàn chỉnh hơn,
mang tính thực tiễn cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Phó giáo
sư, Tiến sỹ Lê Hoàng Nga; Tiến sỹ Đào Lê Minh cùng tập thể các
thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học - Học viện Ngân hàng và các
nhà nghiên cứu khoa học của UBCKNN đã hướng dẫn, góp ý cho tôi
trong quá trình thực hiện luận án này.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới của đất nước, TTCK giữ một vai trò
quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư cho các thành phần kinh
tế xã hội, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi và kìm chế lạm phát, nâng
cao đời sống nhân dân.
Thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam đã đi vào hoạt
động được hơn 7 năm với những thăng trầm dễ nhận thấy với qui mô
nhỏ bé, số lượng hàng hoá ít ỏi, cơ chế giao dịch, thanh toán thiếu
linh hoạt, vì thế vẫn chưa thực sự nhận được sự nhiệt tình tham gia
của chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và đông đảo công chúng
đầu tư.
Thị trường chứng khoán phi tập trung là một bộ phận cấu thành
của TTCK, cùng tồn tại song song và hỗ trợ cho sự phát triển của
TTCK tập trung, sự ra đời của TTCK phi tập trung là tất yếu ở Việt
Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty
mới thành lập có thể huy động vốn trên TTCK, cung cấp thêm các
loại công cụ đầu tư đa dạng cho nhà đầu tư, tạo cơ chế giao dịch linh
hoạt, chi phí thấp, cơ chế định giá mới góp phần hoàn thiện hệ thống
thị trường tài chính Việt Nam. TTCK phi tập trung kết hợp với thị
trường giao dịch chứng khoán tập trung sẽ tạo thành một TTCK thứ
cấp rộng lớn, sôi động và linh hoạt.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Thị trường chứng khoán OTC xuất hiện rất sớm và đã có mặt ở
hầu hết các nước có thị trường chứng khoán phát triển, đã có nhiều
công trình nghiên cứu được áp dụng thành công trên thế giới.
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã hình thành và đã đi vào
hoạt động được hơn 7 năm và đã có những thành công đáng kể. Tuy
nhiên, đến nay TTCK OTC vẫn chưa được hình thành và chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện về các
giải pháp để hình thành và phát triển TTCK OTC ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của
2
TTCK phi tập trung nói riêng; phân tích thực trạng TTCK ở Việt
Nam, kinh nghiệm hoạt động TTCK phi tập trung của một số nước
trên thế giới và đề xuất mô hình tổ chức, vận hành TTCK phi tập
trung ở Việt Nam.
- Kiến nghị những giải pháp cụ thể để hình thành, phát triển
TTCK phi tập trung ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về TTCK phi tập trung trên cơ sở kinh
nghiệm xây dựng TTCK phi tập trung của một số nước trên thế giới
và trong khu vực. Từ thực tế hoạt động của TTCK Việt Nam giai
đoạn 2000-2007, luận án đưa ra giải pháp và kiến nghị về hình thành
và phát triển TTCK phi tập trung ở Việt Nam giai đoạn 2007-2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng: xem xét hoạt động ngành
chứng khoán trong mối quan hệ biện chứng với hoạt động của các
ngành khác, các ảnh hưởng của TTCK đến các hoạt động kinh tế xã
hội và ngược lại.
- Khảo sát thực tế qua từng thời kỳ hoạt động của TTCK Việt
Nam, đồng thời trao đổi, học hỏi các cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm.
- Sử dụng phương pháp luận khoa học dựa trên các học thuyết
khoa học, các tài liệu tham khảo; Các phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Khẳng định bản chất của TTCK OTC là một định chế kinh tế
được hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí giao dịch.
- Từ những phân tích đánh giá, tổng hợp tình hình hoạt động
thị trường chứng khoán trong sự vận động của nền kinh tế để khẳng
định sự cần thiết phải xây dựng TTCK OTC ở Việt Nam.
- Từ việc nghiên cứu lý thuyết khoa học cơ bản và các học
thuyết kinh tế, kết hợp kinh nghiệm của các nước để đề xuất mô hình
tổ chức và quản lý hoạt động của TTCK OTC ở Việt Nam.
- Luận án mạnh dạn đề xuất các giải pháp để hình thành và
phát triển TTCK OTC ở Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra các kiến
nghị để thực hiện các giải pháp đó.
7. Bố cục của luận án
23
3.4.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành, Chính quyền địa phương
- Về phía Bộ Tài chính: Cần hoàn thành sớm việc soạn thảo các
Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật chứng khoán; rà soát các quy
định pháp lý về thuế, phí, lệ phí và ngoại hối để có hướng tháo gỡ
những bất cập, tạo cơ chế tài chính thông thoáng cho các thành phần
tham gia thị trường nhằm khuyến khích thị trường phát triển nhưng
vẫn đảm bảo các nguồn thu nhập của ngân sách, đặc biệt phải đảm
bảo sự tuân thủ các qui định pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và quản lý ngoại hối. Nghiên cứu, xây
dựng cơ chế kết nối giữa thị trường bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm xã hội và thị trường vốn.
- Về phía các Bộ, Ngành,Chính quyền địa phương: Cần có sự
phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, phối hợp tốt giữa
UBCKNN và các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát hành trái
phiếu để huy động vốn của địa phương và ngành qua TTCK. Ngoài
cổ phiếu, trái phiếu cần có kế hoạch phát triển các sản phẩm khác
như chứng chỉ quỹ đầu tư, các sản phẩm phái sinh để tạo sự phong
phú, đa dạng về chủng loại hàng hoá có chất lượng cao cho thị
trường.
3.4.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý chức năng
- UBCKNN khẩn trương xây dựng và thực hiện đề án phát
triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK
nhằm tạo ra sự thống nhất trong hoạt động công nghệ thông tin của
các thành phần tham gia trên thị trường chứng khoán ; từng bước tái
cấu trúc lại thị trường theo hướng tách các TTGDCK ra khỏi
UBCKNN; thực hiện việc đăng ký, lưu ký tập trung đối với công ty
cổ phần đại chúng, có chính sách khuyến khích các công ty cổ phần
khác đăng ký, lưu ký qua TTLKCK hoặc uỷ thác quản lý sổ cổ đông,
đại lý chuyển nhượng qua công ty chứng khoán.
- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng
khoán, trong đó có nội dung thực hiện cam kết về lĩnh vực chứng
khoán khi triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa
Kỳ và gia nhập WTO, cần làm tốt nghĩa vụ là thành viên của IOSCO.
22
3.3.4.Giải pháp tổ chức bộ máy đào tạo nhân lực cho TGDCK OTC
Với xuất phát điểm rất thấp về cơ sở hạ tầng, về kinh nghiệm tổ
chức, quản lý và vận hành TTCK OTC, việc đào tạo nhân lực cho thị
trường là một công việc cấp bách và đặc biệt phức tạp, lâu dài, tốn
kém. Trong điều kiện khó khăn đó, UBCKNN cần phải xây dựng
một chiến lược đào tạo có hệ thống, kết hợp đào tạo trong nước và
đào tạo ở nước ngoài, kết hợp giữa đào tạo cơ bản và lâu dài.
3.3.5. Giải pháp về tăng cường năng lực tài chính và năng lực hoạt
động của các tổ chức tạo lập thị trường
Khi tham gia hoạt động trên TTCK OTC, bên cạnh cơ sở vật
chất và con người hiện có, thì các công ty chứng khoán làm chức
năng tạo lập thị trường cần đảm bảo các điều kiện về năng lực tài
chính và năng lực hoạt động.
3.3.6. Nhóm giải pháp các hoạt động hỗ trợ
Nâng cao chất lượng hoạt động của TTLKCK, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền giáo dục công chúng, khuyến khích các đối tượng
tham gia TTCK OTC, giải pháp hạn chế rủi ro trên TTCK OTC, tăng
cường công tác thanh tra giám sát và cưỡng chế thực thi, phát huy vai
trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán.
3.4. Kiến nghị thực hiện các giải pháp
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ
Cần tạo ra một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, chặt chẽ về thị
trường vốn, TTCK; củng cố, sắp xếp lại hệ thống tài chính; sắp xếp
lại tài chính doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính phi
ngân hàng, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo hướng
xoá bỏ bao cấp của Nhà nước và định hướng cho các đối tượng này
tham gia vào thị trường vốn, TTCK với các loại hình nghiệp vụ được
pháp luật qui định; tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, áp dụng
chế độ công khai hoá thông tin, kiểm toán, kế toán và thực hiện
nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất; về lâu dài cần xác
định rõ vị thế, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán
và thị trường chứng khoán trong việc định ra khuôn khổ pháp luật,
xây dựng và thực thi các chính sách, tăng cường giám sát và cưỡng
chế thực thi hoạt động của thị trường.
3
Luận án gồm 168 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, mục
lục, những công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố, phần phụ
lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thị trường chứng
khoán phi tập trung, kinh nghiệm tổ chức thị trường của một số nước
trên thế giới.
Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam, sự
cần thiết phải thành lập thị trường chứng khoán phi tập trung.
Chương 3: Giải pháp để hình thành và phát triển thị trường
chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN PHI TẬP TRUNG
1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán phi tập trung
1.1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán phi tập trung
Thị trường chứng khoán phi tập trung là bộ phận cấu thành
của thị trường chứng khoán, xuất hiện sớm nhất, trước cả khi có thị
trường chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán), song song
tồn tại và phát triển với thị trường chứng khoán tập trung đến ngày
nay. Thị trường chứng khoán phi tập trung là một nhân tố cơ bản của
nền kinh tế thị trường, là định chế tài chính không thể thiếu được của
những nước có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.
Hiện nay, có rất nhiều tác giả đưa ra các khái niệm về thị
trường chứng khoán OTC, nhưng có thể hiểu: TTCK phi tập trung là
thị trường mà các giao dịch mua bán chứng khoán không diễn ra tại
một địa điểm tập trung nhất định, giá cả giao dịch chứng khoán được
xác lập thông qua cơ chế thoả thuận giữa người mua và người bán có
sự tham gia tích cực của các nhà tạo lập thị trường, hàng hoá giao
dịch trên thị trường chủ yếu là chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm
yết trên thị trường tập trung, các giao dịch được thực hiện thông qua
một mạng điện tử diện rộng, có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và
các tổ chức tự quản.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của TTCK OTC
4
TTCK phi tập trung là một loại TTCK xuất hiện sớm nhất. Thị
trường được mang tên OTC (Over-the-counter) theo nghĩa tiếng Việt
là “qua quầy” và là một đặc điểm mang tính lịch sử của thị trường
khi chứng khoán được mua bán trực tiếp qua quầy của các ngân hàng
và công ty chứng khoán mà không phải thông qua các trung gian môi
giới để đưa vào đấu giá tập trung tại một địa điểm. Phương thức giao
dịch được phát triển từ mua bán thủ công trực tiếp thương lượng giá
“mặt đối mặt” đến giao dịch qua điện thoại và hiện nay là qua mạng
máy tính điện tử diện rộng. Ở một số nước, thị trường này được hình
thành tự do, sau đó phát triển thành thị trường có cơ chế tự quản và
quản lý của Nhà nước, ở một số nước khác, Nhà nước hoặc các tổ
chức tự quản đứng ra thành lập, vận hành và quản lý.
TTCK OTC sau đó phát triển thành một mạng lưới các nhà môi
giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và các nhà đầu tư.
Cơ chế xác lập giá là thương lượng giá giữa bên mua và bên bán,
khác với cơ chế đấu giá như thị trường Sở giao dịch. Cùng với sự
phát triển của công nghệ thông tin thì hệ thống giao dịch trên TTCK
OTC không ngừng được phát triển và hoàn thiện, hình thức thương
lượng giá về cơ bản vẫn được duy trì nhưng kỹ thuật đàm phán,
thương lượng đã phát triển theo nhiều hình thức. TTCK OTC hiện
nay được tổ chức bao gồm một mạng lưới các tổ chức trung gian môi
giới và tạo lập thị trường liên kết với nhau và liên kết với trung tâm
quản lý thông qua một mạng máy tính điện tử diện rộng.
Cho đến nay có rất nhiều loại hình TTCK OTC đang hoạt động
ở các nước, mỗi quốc gia có một cách tổ chức TTCK OTC phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh của mình về cả mô hình tổ chức, quản lý
và cơ chế vận hành nhưng đều phải tuân theo những nguyên lý cơ
bản của thị trường chứng khoán phi tập trung.
1.1.3. Các đặc điểm của thị trường chứng khoán phi tập trung
- TTCK phi tập trung có cơ chế xác lập giá là thương lượng giá
giữa bên mua và bên bán.
- TTCK phi tập trung là thị trường có sự tham gia vận hành của
các nhà tạo lập thị trường.
- TTCK phi tập trung truyền thống là thị trường có hình thức tổ
21
lượng hoạt động tư vấn phát hành, niêm yết và định giá chứng khoán,
đa dạng hoá dịch vụ chứng khoán. Giảm đến mức tối thiểu các thủ
tục hành chính đối với việc đăng ký, niêm yết giao dịch. Khuyến
khích các doanh nghiệp, địa phương phát hành trái phiếu và các công
cụ phái sinh khác.
3.3.3. Giải pháp về tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
cho TTCK OTC
Với điều kiện Việt Nam hiện nay việc xây dựng ngay một
TTCK OTC hiện đại trên nền cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém là khó
thực hiện được. Một giải pháp đang được xem xét là xây dựng một
TTCK OTC bán hiện đại ở Việt Nam trước khi hiện đại hoá hoàn
toàn. Do đó cần tập trung nguồn kinh phí cần thiết để xây dựng thị
trường từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến máy móc thiết bị
phục vụ cho hoạt động của thị trường.
- Giải pháp về phần cứng: Phát triển hệ thống máy tính phục
vụ nghiệp vụ giao dịch của TTCK OTC là một trong những yếu tố
quan trọng, quyết định đến sự hoạt động hiệu quả của thị trường. Tuy
nhiên, việc tổ chức hệ thống máy tính cần căn cứ vào mô hình tổ
chức hoạt động của thị trường và chức năng cụ thể của từng hệ
thống. Trước hết mô hình tổ chức hệ thống máy tính cần được phát
triển dựa trên mô hình tổng thể về cấu trúc thị trường.
- Giải pháp về phần mềm: Phần mềm này đòi hỏi công nghệ
hiện đại và đáng tin cậy vì đây là khâu chủ chốt trong giao dịch
chứng khoán, phần mềm cần đảm bảo việc duy trì một thị trường
công bằng và công khai, các hoạt động cần phải được giám sát bao
gồm: phần mềm hệ thống khớp lệnh, phần mềm hệ thống tạo lập thị
trường và báo giá trung tâm, phần mềm lưu ký và thanh toán bù trừ,
phần mềm hệ thống giám sát chứng khoán.
- Giải pháp về mạng: Thị trường chứng khoán OTC được tổ
chức theo 3 hệ thống, theo đó việc giao dịch chứng khoán và xác lập
giá chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống điện tử kết nối
từ TTGDCK OTC đến các thành viên thị trường qua một hệ thống
mạng riêng biệt, bao gồm: hệ thống khớp lệnh tự động, hệ thống giao
dịch, thông tin nhà tạo lập thị trường, hệ thống báo giá trung tâm.
20
- Hệ thống công bố thông tin: Qui định về các loại thông tin
phải công bố, phương thức và qui trình công bố thông tin
3.2.3. Lộ trình thực hiện
Dự kiến chia thành hai giai đoạn:
- Từ năm 2007 đến năm 2010: giai đoạn chuẩn bị về khuôn khổ
pháp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo con người và vận hành thử
nghiệm việc giao dịch sàn thứ cấp đối với các chứng khoán chưa
niêm yết tại Sở GDCK Tp.HCM. Từng bước giao dịch bỏ sàn,
chuyển dần sang TTCK OTC;
- Từ năm 2010 chính thức khai trương TTCK OTC ở Hà Nội
với các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế, từng bước áp dụng các công
nghệ điện tử hiện đại, phát triển thành TTCK OTC hiện đại, đảm bảo
khả năng kết nối với các thị trường trong khu vực.
3.3. Giải pháp hình thành và phát triển TTCK OTC ở Việt Nam
3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý
- Ban hành các văn bản thi hành Luật chứng khoán: Luật đã đề
cập đến việc điều chỉnh hoạt động của TTCK OTC. Nhưng để triển
khai thực hiện luật, các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thành việc
ban hành các văn bản hướng dẫn như: qui chế, thông tư, quy trình
nghiệp vụ.
- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, giải quyết các xung
đột giữa các Luật.
- Tăng cường giáo dục pháp luật cho các thành phần tham gia
thị trường chứng khoán phi tập trung.
3.3.2. Giải pháp tạo lập hàng hoá cho TTCK OTC
- Để tạo lập và phát triển nhanh hàng hoá cho TTCK OTC, cần
tiến hành một số giải pháp sau: Chính phủ cần có một chiến lược
tổng thể phát triển thị trường tài chính, xây dựng kế hoạch huy động
vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán, đẩy nhanh
tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước một cách hiệu
quả. Xoá bỏ bao cấp đối với các doanh nghiệp Nhà Nước, thực hiện
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích các doanh
nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
- Phát triển hệ thống các tổ chức trung gian, nâng cao chất
5
chức giao dịch mua bán phi tập trung, nghĩa là không có địa điểm, vị
trí giao dịch tập trung nhất định giữa bên mua và bên bán như đối với
thị trường Sở giao dịch.
- Chứng khoán giao dịch trên TTCK phi tập trung chủ yếu là
chứng khoán đang lưu hành của các công ty vừa và nhỏ, chứng
khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường Sở giao dịch, có
độ rủi ro cao và các loại trái phiếu.
- TTCK phi tập trung là thị trường được quản lý chặt chẽ theo
hai cấp, cấp quản lý Nhà Nước và cấp tự quản để đảm bảo lợi ích của
mọi đối tượng tham gia thị trường, phòng chống những hoạt động
lạm dụng thị trường.
- TTCK phi tập trung là thị trường có cơ chế thanh toán kết hợp
giữa phương thức thanh toán bù trừ đa phương như thị trường tập
trung với hình thức thanh toán linh hoạt đa dạng giữa người mua và
người bán.
1.2. Nội dung hoạt động của thị trường chứng khoán OTC
1.2.1. Mô hình tổ chức và quản lý của TTCK OTC
Sơ đồ tổ chức của thị trường chứng khoán OTC
- Cho đến nay, có rất nhiều loại hình TTCK phi tập trung đang
hoạt động trên thế giới. Mỗi quốc gia có một cách tổ chức thị trường
riêng của mình. Tuy nhiên, có thể khái quát mô hình tổ chức điển
Cơ quan quản lý
Tổ chức điều hành thị trường
chứng khoán OTC
Các nhà tạo lập
thị trường
Các Công ty
thành viên
Các Công ty
thành viên
Nhà đầu tư Nhà đầu tư
6
hình nhất được tổ chức dạng một công ty sở hữu thành viên/đại
chúng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay hiệp hội các nhà
kinh doanh chứng khoán quản lý.
- Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia các quốc gia có TTCK OTC
phát triển đều sử dụng mô hình quản lý Nhà nước có sự kết hợp của
chế độ tự quản
1.2.2. Các chủ thể tham gia trên TTCK OTC
- Nhà phát hành: Chinh phủ, công ty phát hành cổ phiếu và trái
phiếu, các tổ chức tài chính phát hành các công cụ tài chính.
- Nhà đầu tư: Cá nhân và tổ chức.
- Các tổ chức kinh doanh chứng khoán: Công ty chứng