Đề tài Giải pháp tăng cường tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Bình Tân

Đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng nguồn vốn theo hướng đa dạng hoá hình thức huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn đầu vào thấp, để đáp ứng nhu cầu vốn của DNVVN. Sựthiếu hụt nguồn vốn làm hạn chếsựtăng trưởng tín dụng và ảnh hưởng đến khảnăng thanh toán của ngân hàng. Thực tếtrong thời gian qua, Chi nhánh phải nhận khá nhiều nguồn vốn điều hoà của NHCTVN để đáp ứng nhu cầu đầu tưcủa các doanh nghiệp - đặc biệt của các DNVVN - ngày càng tăng tại Chi nhánh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng lãi suất cho vay và phí dịch vụ. Do đó, việc thu hút nguồn vốn có lãi suất thấp, ổn định đểbổsung nguồn tài trợDNVVN có ý nghĩa rất lớn, cụ thểlà: - Thực hiện công cụlãi suất huy động linh hoạt, nhanh nhạy, phù hợp với diễn biến thịtrường, đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác. - Thu hút tăng sốlượng khách hàng mởtài khoản giao dịch. - Phát triển dịch vụthẻATM bằng cách tiếp cận các siêu thị, khách sạn, nhà hàng đểmởcác cơsởchấp nhận thẻVisa, Master Card, Cash Card. Mởrộng dịch vụchi trảlương qua hệthống máy ATM đối với các doanh nghiệp và tổchức có đông công nhân, đông người lao động. - Tổchức thực hiện dịch vụthẻtín dụng quốc tếVisa, Master Card, chi trảkiều hối Western Union, Well-Fargo, tưvấn, hỗtrợkhách hàng, quảng bá và tiếp thịdịch vụnày tại Chi nhánh, trung tâm và các điểm giao dịch. - Cùng với việc triển khai sửdụng các hình thức huy động vốn truyền thống, cần phát triển các sản phẩm huy động vốn mới, đa dạng các kỳhạn khác nhau, phương thức huy động tiền gửi và phương thức trảlãi linh hoạt như đa dạng nhiều kỳhạn gửi khác nhau như1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hoặc tiết kiệm rút gốc linh hoạt dựa trên cơsởthoảthuận giữa ngân hàng và khách hàng. Khách hàng rút tiền khi nào, thì tính toán thực tếsốngày gửi đểtính lãi suất thực tếphù hợp với kỳhạn đó Đây là hình thức huy động vốn cạnh tranh có hiệu qủa. - Sớm triển khai mởcác điểm giao dịch nằm ngoài khu công nghiệp, tại những khu vực đông dân cư, kinh tếphát triển đểkhai thác nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư.

pdf70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Bình Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM 1.1 Khái niệm: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM: Ở Mỹ, NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp, NHTM là những doanh nghiệp mà hoạt động thường xuyên là nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền để dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ, NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Pháp lệnh ngân hàng Việt Nam, NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Ở Việt Nam, theo Luật các Tổ chức tín dụng đã sửa đổi: “… Ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan…Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gởi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán…” Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về NHTM: 2 NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. 1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM: 1.2.1 Huy động vốn : Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Kết qủa của nghiệp vụ này là tạo ra nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Trong tổng nguồn vốn, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của các sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động gồm có: - Tiền gửi không kỳ hạn của đơn vị, cá nhân. - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. - Tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. - Các khoản tiền gửi khác. 1.2.2 Cấp tín dụng và đầu tư : Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM. Đây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản có của ngân hàng. 3 - Cấp tín dụng: là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. + Cho vay (Trực tiếp): là loại hình tín dụng nghiệp vụ của NHTM trong đó ngân hàng sẽ cho người đi vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát người đi vay, kiểm soát được qúa trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức quan tâm đến việc trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng sao cho có hiệu qủa để hoàn trả nợ. Trong cho vay mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc trả không đúng hạn… do chủ quan. Do đó, trong hoạt động cho vay, các ngân hàng sử dụng các biện pháp đảm bảo: thế chấp, cầm cố… Rủi ro tín dụng nói riêng và rủi ro trong cho vay nói chung vế phía ngân hàng mang tính khách quan nhiều hơn. Do đó, một mặt các ngân hàng trích lập quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro, mặt khác bản thân các ngân hàng phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo hướng không ngừng cải tiến và hoàn thiện để có thể được nhiều rủi ro có thể xảy ra trong cho vay. + Chiết khấu: là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Các đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. + Cho thuê tài chính: là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó, các công ty cho thuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và cho thuê trong một thời gian nhất định. Người đi thuê phải trả cho công ty cho thuê tài chính tiền thuê mỗi quý hoặc mỗi tháng 1 lần. Khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thời hạn thuê, hoặc trả lại thiết bị 4 cho công ty cho thuê tài chính. Đây là loại hình tín dụng mới được triển khai ở Việt Nam và có khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Ngân hàng phải lập công ty trực thuộc chuyên trách nghiệp vụ này. + Bảo lãnh ngân hàng: trong loại hình nghiệp vụ ngân hàng này, khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết. + Bao thanh toán (Factoring): là hình thức tài trợ cho hoạt động mua bán qua việc mua lại những khoản thanh toán chưa đến hạn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Hoạt động mua nợ thường do công ty trực thuộc chuyên trách đảm nhận. + Các hình thức khác. - Đầu tư: Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như : • Hùn vốn, mua cổ phần của các công ty, xí nghiệp; việc hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn tự có của ngân hàng. • Mua trái phiếu Chính phủ, chính quyền điạ phương. • Mua trái phiếu công ty… Tất cả mọi hoạt động đầu tư vào chứng khoán đều nhằm đa dạng hóa thu nhập nhưng mặc khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán. Ngoài ra, nếu đầu tư vào trái phiếu Chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp. Vì vậy, các NHTM có xu hướng tập trung nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư vào trái phiếu chính phủ. 1.2.3 Các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa hỗ trợ đáng kể cho việc khai thác nguồn vốn, mở rộng đầu tư, vừa tạo thêm thu nhập cho ngân hàng 5 qua các khoản hoa hồng, phí dịch vụ… có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của NHTM. Các hoạt động này gồm: - Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…). - Nhận bảo quản các tài sản quý giá, các giấy tờ, chứng thư quan trọng của dân chúng. - Mua bán hộ: theo uỷ nhiệm của khách hàng, ngân hàng thông qua Công ty chứng khoán trực thuộc đứng ra phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty hoặc trái phiếu nhà nước. Ngân hàng còn mua bán ngoại tệ, kim khí quý, đá quý cho khách hàng qua các nghiệp vụ phái sinh. - Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý. - Tư vấn tài chính, tiền tệ như cung cấp thông tin, hướng dẫn chính sách tài chính tiền tệ, thương mại, lập dự án đầu tư, uỷ thác đầu tư… cho khách hàng. 1.3 Tín dụng ngân hàng: 1.3.1 Khái niệm: TDNH là quan hệ vay trả nợ giữa các ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng trên. TDNH là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. TDNH ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng; đây là hình thức tín dụng chuyên nghiệp, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú. 1.3.2 Đặc điểm của TDNH: 6 - Chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng và bên còn lại là các chủ thể khác trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… - Vốn tín dụng được cấp chủ yếu dưới hình thái tiền tệ hay thay thế cho tiền (séc, thẻ…). - Thời hạn tín dụng của ngân hàng rất linh hoạt, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. - Công cụ của TDNH cũng rất linh hoạt, có thể là kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, các hợp đồng tín dụng,… - Là hình thức tín dụng mang tính tập trung, trong đó ngân hàng là trung gian tín dụng giữa những người tiết kiệm và những người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. - Mục đích của TDNH là nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi nhuận. 1.3.3 Tác dụng của TDNH: - TDNH có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội; nó có thể xâm nhập vào các ngành, với nhiều loại hình và qui mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ, vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như dịch vụ, đời sống. - TDNH giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế do TDNH không bị giới hạn về qui mô, có thể cung ứng vốn cho nền kinh tế với số lượng rất lớn, với nhiều thời hạn khác nhau, nhờ đó giúp các doanh nghiệp có vốn để kinh doanh và mở rộng đầu tư, đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. - TDNH tác động và ảnh hưởng lớn đối với lưu thông tiền tệ của quốc gia. Nhờ hoạt động của TDNH mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng hiệu quả cho nhu cầu phát triển kinh tế; nó vừa có tác dụng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, vừa tập trung phần lớn các chu chuyển tiền tệ qua hệ 7 thống ngân hàng. Đó là những điều kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả trong nền kinh tế… 1.3.4 Phân loại TDNH: * Căn cứ vào thời hạn, có 2 loại: - Cho vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế. - Cho vay trung, dài hạn giúp các đơn vị thực hiện các dự án đầu tư, đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ… * Căn cứ vào tính chất luân chuyển của vốn, có 2 loại: - Cho vay vốn lưu động. - Cho vay vốn cố định. * Căn cứ vào tính chất đảm bảo, có 2 loại: - Cho vay bằng tín chấp. - Cho vay có đảm bảo đối vật (thế chấp, cầm cố) hay đối nhân (bảo lãnh). * Căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể, có 2 loại: - Cho vay trực tiếp: người đi vay và người trả nợ là một chủ thể. - Cho vay gián tiếp (chiết khấu): người đi vay là một chủ thể, còn người trả nợ (người thanh toán) là một chủ thể khác. * Căn cứ vào phương pháp cấp tiền vay và thu nợ: - Cho vay luân chuyển. - Cho vay từng lần. * Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: - Cho vay sản xuất kinh doanh. - Cho vay tiêu dùng. 8 Đối tượng nào được TDNH phục vụ? Tại Việt Nam hiện nay, DNVVN là nhóm khách hàng chủ lực. 1.4 Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 1.4.1 Khái niệm DNVVN: Việc phân loại DNVVN cũng như các tiêu chí phân loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện và mục đích phân loại của mỗi nước. Nhìn chung, khái niệm DNVVN được sử dụng khác nhau trên bình diện quốc gia, dựa trên các tiêu chí phổ biến như giá trị tài sản có, số lao động, doanh thu, tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp khác… Thậm chí trong cùng một quốc gia, khái niệm DNVVN còn được phân loại dựa trên đặc tính ngành và tiểu ngành. Ở Đài loan, DNVVN là doanh nghiệp : - Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: có vốn góp dưới 40 triệu đô la Đài Loan (khoảng 1,4 triệu đô la Mỹ), số lao động thường xuyên dưới 300 người. - Trong khai khoáng: có vốn góp dưới 40 triệu đô la Đài Loan (khoảng 1,4 triệu đô la Mỹ), lao động thường xuyên dưới 500 người. - Trong thương mại, vận tải và dịch vụ khác: có tổng doanh thu hàng năm dưới 40 triệu đô la Đài Loan, lao động dưới 50 người. Ở Philippin, trong sản xuất, doanh nghiệp được chia thành 4 loại : - Doanh nghiệp cực nhỏ và hộ gia đình : có vốn dưới 1,5 triệu pesos (khoản 72.000 đô la Mỹ). - Doanh nghiệp nhỏ: có vốn từ 1,5 đến 15 triệu pesos (khoảng 72.000 – 720.000 đô la Mỹ). - Doanh nghiệp lớn: có vốn trên 60 triệu pesos (khoảng 720.000- 2,9 triệu đô la Mỹ). 9 Ở Nhật Bản, DNVVN được phân loại theo khu vực: - Khu vực sản xuất: doanh nghiệp có dưới 300 lao động và 1 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư. - Thương mại và dịch vụ: doanh nghiệp có dưới 100 lao động (đối với doanh nghiệp bán buôn) hay 50 lao động (đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ), vốn đầu tư dưới 300.000 đô la Mỹ (đối với doanh nghiệp bán buôn) hay 100.000 đô la Mỹ (đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ). Ở Cộng đồng châu Âu (kể từ 1/1/2005) : DNVVN là doanh nghiệp Tiêu chí Vừa Nhỏ Vi mô Số lượng lao động tối đa 249 49 9 Doanh số tối đa (và/ hoặc) 50 triệu euros 10 triệu euros 2 triệu euros Tài sản tối đa 43 triệu euros 10 triệu euros 2 triệu euros Tỷ lệ góp vốn tối đa từ 1 hoặc nhiều doanh nghiệp khác 25% 25% ---- Ở Việt Nam, khái niệm DNVVN được biết đến từ những năm 1990. Hiện nay, Điều 3 của Nghị định số 90/2001/NÐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, định nghĩa “DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Theo định nghĩa này, DNVVN bao gồm: • Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; • Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; 10 • Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. 1.4.2 Đặc điểm của DNVVN ở Việt Nam: Đặc điểm của các DNVVN xuất phát từ chính quy mô doanh nghiệp. DNVVN Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự như tại các quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, do đặc trưng của nền kinh tế, các DNVVN Việt Nam còn có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm cơ bản của các DNVVN thể hiện như sau: - Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ nên rất cơ động, linh hoạt, dễ chuyển hướng kinh doanh, dễ xin thành lập doanh nghiệp vì đòi hỏi ít vốn, diện tích mặt bằng không nhiều, các điều kiện sản xuất đơn giản; nhạy với những thay đổi của thị trường; sẵn sàng chuyển hướng đầu tư vào các lĩnh vực mới; có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt ngay cả khi điều kiện sản xuất, kinh doanh có nhiều hạn chế. - Các DNVVN ở Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp nên các DNVVN thuộc các thành phần khác nhau không được đối xử bình đẳng trong thời gian dài. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp khi tạo ra những khác biệt trong tiếp cận các nguồn lực như giao đất, trong vay vốn ngân hàng, quan hệ với chính quyền địa phương…. 11 - Là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ và sử dụng ít lao động, đây thường là những doanh nghiệp khởi đầu thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Đặc điểm này đã làm cho các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của mình. - Khả năng quản lý hạn chế: các chủ doanh nghiệp thường là những kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và điều hành doanh nghiệp. Họ vừa quản lý doanh nghiệp, vừa trực tiếp tham gia sản xuất nên trình độ chuyên môn quản lý không cao. Đôi khi thiếu sự tách bạch rõ ràng giữa các bộ phận, người quản lý các bộ phận cũng thường là người sản xuất kiêm nhiệm. Phần lớn những chủ doanh nghiệp đều không được đào tạo chính quy về quản lý, thậm chí chưa được đào tạo, chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính. - Trình độ chuyên môn lao động thấp. Các DNVVN không đủ khả năng tài chính để thuê lao động có tay nghề cao. Họ chủ yếu sử dụng các kỹ năng gia truyền, ít muốn truyền bá ra bên ngoài. Người lao động ít được đào tạo, kinh phí đào tạo lại hạn hẹp vì vậy trình độ thấp và kỹ năng thấp. Ngoài ra, các định kiến và tính bảo thủ trong các doanh nghiệp này cũng khiến nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này. - Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính để đổi mới nên nhiều DNVVN có những sáng kiến đáng giá nhưng không đủ tài chính cho việc nghiên cứu ứng dụng nên không thể đổi mới công nghệ hoặc bị các doanh nghiệp lớn lấn lướt. Tuy nhiên, DNVVN thường thành công trong việc tận dụng các thiết bị lạc hậu bị nơi khác thải loại, phục chế cho phù hợp với quy mô của mình theo phương châm “cũ người mới ta” và lấy công làm lời. Điều này thể hiện tính linh hoạt, cuối cùng đổi mới được công nghệ theo lối riêng với chi phí thấp, trong chừng mực nào đó tồn tại được trong thị trường cạnh tranh. 12 - Do tồn tại của lịch sử, đất đai ở đô thị chưa được quản lý và sử dụng hợp lý. Sau năm 1975, doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác được cấp mặt bằng sản xuất kinh doanh khá hào phóng. Khi cơ cấu kinh tế chuyển đổi, nhiều đơn vị phải ngưng hoạt động nhưng mặt bằng không được trả lại cho nhà nước trong khi quỹ đất đai eo hẹp. Các doanh nghiệp được thành lập sau này rất khó tìm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Các DNVVN Việt Nam thường sử dụng chính những diện tích đất riêng của chủ doanh nghiệp và khó mở rộng mặt bằng vì giá đất ngày nay rất cao. - Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất đã cao không kham nổi phí tổn tiếp thị quảng cáo. Thêm vào đó, thị trường của họ thường bó hẹp trong phạm vi điạ phương, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với bên ngoài. 1.4.3 Vai trò của DNVVN : 1.4.3.1 Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế. DNVVN ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP do số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bố rộng khắp các ngành, các lĩnh vực. Hiện nay, Việt Nam có gần 200.000 DNVVN, đóng góp khoảng 27% GDP. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực DNVVN cũng thường cao hơn so với các khu vực khác. Nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp cả nước, tỷ trọng doanh thu của khu vực DNVVN theo quy mô lao động (dưới 300 người) năm 2002-2004 là 81.5%-86.5%. Điều đó chứng tỏ các DNVVN có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. 1.4.3.2 Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các DNVVN được thành lập tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Điều này sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu của toàn nền kinh tế. 13 1.4.3.3 Làm tăng hiệu qủa và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Sự ra đời của các DNVVN đã làm tăng tính cạnh tranh về kinh tế. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải năng động, liên tục đổi mới để tồn tại và phát triển. Với tính linh hoạt của mình, các DNVVN cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh với các công ty, các tập đoàn lớn. Đồng thời, các DNVVN còn đóng vai trò làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội, làm tăng hiệu qủa của chính DNVVN cũng như công ty hợp tác. 1.4.3.4 Đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách của khu vực DNVVN đã tăng đáng kể và đang có xu hướng tăng nhanh trong các năm gần đây. Hiện nay, chiếm tới 67% vào nguồn thu ngân sách từ thuế. 1.4.3.5 Đóng góp vào quá trình gia tốc đổi mới công nghệ. Với sự linh hoạt của mình, các DNVVN thường đi tiên phong áp dụng công nghệ mới cũng như các sáng kiến kỹ thuật. Dưới áp lực cạnh tranh, các DNVVN thường xuyên cải tiến công nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành công. Dù không tạo ra những phát minh vĩ đại, sáng kiến của họ vẫn là tiền đề thay đổi công nghệ. 1.4.3.6 Tăng thu hút vốn đầu tư. Sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, việc tạo lập mới và mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh đối với DNVVN ở nước ta đã khởi sắc rõ nét. Theo thống kê, từ năm 2000 đến hết năm 2005 đã có gần 120.000 DNVVN đăng kí thành lập
Luận văn liên quan