Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia

Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng giữ một vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã buộc tất cả các nước và vùng lãnh thổ từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách đóng cửa biệt lập với thế giới là không thể tồn tại. Một quốc gia khó có thể tách biệt khỏi thế giới vì những thành tựu của khoa học và kinh tế đã kéo con người xích lại gần nhau hơn và xu hướng quốc tế hoá buộc các nước phải mở cửa. Mặt khác trong xu thế mở cửa, các nước đều muốn thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vì thế, các nước đều muốn tạo ra những điều kiện hết sức ưu đãi để thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho quốc gia mình. Chinh vi vậy , đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cămpuchia có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang nổi lên như một xu hướng tất yếu để các quốc gia hội nhập và phát triển. Cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa các quốc gia đang diễn ra rất khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

doc71 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này hoàn thành là do sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của GS.TS Đỗ Đức Bình và bằng chính bản thân em nghiên cứu, thu thập, số liệu một cách nghiêm túc, tuyệt đối không sao chép bất cứ một chuyên đề, luận văn, luận án nào. Nếu có gì sai với lời cam đoan này em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 07 thang 06 năm 2008 Sinh Viên Hap Sokny MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 LỜI MỞ ĐẦU 8 NỘI DUNG 11 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY 11 1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoai 11 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 1.1.1.1 Khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoai 11 1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 1.1.2. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 13 1.1.3. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 15 1.1.3.1. Đối với nước đi đầu tư 15 1.1.3.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 16 1.2 Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 18 1.2.1 Chênh lệnh về năng suất cận biên của vốn giữa các nước 18 1.2.2 Chu kỳ sản phẩm 18 1.2.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia 19 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI 19 1.3.1 Các nhân tố quốc tế 19 1.3.2 Các nhân tố quốc gia 20 1.3.2.1 Môi trường chính trị của nước tiếp nhận 20 1.3.2.2 Môi trường kinh tế nước tiếp nhận 20 1.3.2.3 Môi trường luật pháp của nước tiếp nhận 21 1.3.2.4 Cơ chế, chính sách kinh tế của nước tiếp nhận 21 1.3.2.5 Các quy định về thuế của nước tiếp nhận 22 1.3.2.6 Cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận 22 1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư (Cămpuchia ) 22 1.5. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào ngành dệt may CPC 23 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY Ở CĂMPUCHIA 26 2.1. Khái quát về ngành dệt may Cămpuchia hiện nay 26 2.2. Thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may Cămpuchia 28 2.2.1. Vốn và nguồn FDI ở Cămpuchia 28 2.2.2. Hình thức đầu tư 29 2.2.3. Cơ cấu đầu tư 31 2.2.4. Địa bàn đầu tư 34 2.2.5. Đối tác đầu tư 35 2.3. Các biện pháp Cămpuchia đã áp dụng để thu hút FDI vào Cămpuchia thời gian qua 37 2.3.1 Hệ thống luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 37 2.3.2. Các qui định pháp lý khác có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cămpuchia 40 2.3.3 Bộ máy quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở CDC 41 2.4. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 43 2.4.1. Những ưu điểm trong trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 44 2.4.2. Tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 45 2.4.3. Những nguyên nhân của sự tồn tại trong việc thu hút FDI của Cămpuchia 48 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY CỦA CĂMPUCHIA 53 3.1 Cơ hội và thách thức trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may của Cămpuchia. 53 3.1.1 Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào cămpuchia. 53 3.1.2 Thách thức thu hút đầu tư nước ngoài vào Cămpuchia. 55 3.2. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 56 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia 57 3.3.1. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 57 3.3.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư kết hợp với lựa chọn thẩm tra đối tác đầu tư nước ngoài 58 3.3.3. Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệp dệt may Cămpuchia 60 3.3.4. Lựa chọn công nghệ để chuyển giao vào các liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực dệt may Cămpuchia 62 3.3.5. Cải thiện môi trường pháp lý đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp dệt may Cămpuchia 64 3.4 Kiến nghị đối với nhà nước 68 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt  Tiếng Anh  Tiếng Việt   AFTA  Asean Free Trade Area  Khu mậu dịch tự do ASEAN   APEC  Asia-Pacific Economic Co-operation  Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương   ASEAN  Association of South-East Asian Nations  Hiệp hội các nước Đông Nam á   BOO  Build-Owned-Operate  Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh   BOOT  Build-Owned-Operate-Transfer  Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh - Chuyển giao   BOT  Build-Operate-Transfer  Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao   CDC  Council for the Development of Cambodia  Uỷ ban phát triển Campuchia   CIB  Cambodia Investment Board  Ban đầu tý Cămpuchia   EU  European Union  Liên minh Châu Âu   EEC  European Economic Community  Cộng đồng kinh tế Châu âu   EIB  Eropean Investment Bank  Ngân hàng đầu tý Châu âu   FDI  Foreign Direct Investment  Đầu tư trực tiếp nước ngoài   GATT  General Agreement on Tariff and Trade  Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại   GDP  Gross Domestic Products  Tổng sản phẩm quốc nội   GSP  General System of Preferences  Hệ thống ưu đãi thuế chung   IMF  International Monetary Fund  Quỹ tiền tệ quốc tế   NAFTA  North American Free Trade Agreement  Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ   ODA  Official Development Assistance  Hỗ trợ phát triển chính thức   UNDP  United Nations Development Program  Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc   USD  United States Dollar  Đô la Mỹ   WB  World Bank  Ngân hàng Thế giới   WTO  World Trade Organization  Tổ chức Thương mại Thế giới   DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. 10 nước đầu tư nhiều nhất vào ngành dệt may Cămpuchia (2001 - 2007) 28 Bảng 2.2: Hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thực hiện vào ngành dệt may Campuchia 30 Bảng 2.3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007 32 Bảng 2.4: Địa bàn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp dệt may Campuchia năm 2007 34 Bảng 2.5. Các công ty nước ngoài chủ yếu đầu tư ở Cămphuchia năm 2007 36 Bảng 2.6. So sánh luật đầu tư Cămpuchia với các nước 39 trong khu vực sông Mêkông 39 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng giữ một vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã buộc tất cả các nước và vùng lãnh thổ từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách đóng cửa biệt lập với thế giới là không thể tồn tại. Một quốc gia khó có thể tách biệt khỏi thế giới vì những thành tựu của khoa học và kinh tế đã kéo con người xích lại gần nhau hơn và xu hướng quốc tế hoá buộc các nước phải mở cửa. Mặt khác trong xu thế mở cửa, các nước đều muốn thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vì thế, các nước đều muốn tạo ra những điều kiện hết sức ưu đãi để thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho quốc gia mình. Chinh vi vậy , đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Cămpuchia có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang nổi lên như một xu hướng tất yếu để các quốc gia hội nhập và phát triển. Cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa các quốc gia đang diễn ra rất khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ hoàng gia Cămpuchia đã thực hiện đường lối đổi mới theo hướng mở cửa với bên ngoài. Kể từ khi thực hiện đường lối mở cửa đến nay, Cămpuchia đã thu được những thành tựu đáng kể cả trong phát triển kinh tế đặc biệt là trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ bên ngoài. Hàng năm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào trong nước tăng nhanh cả về số lượng dự án lẫn quy mô nguồn vốn. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Cămpuchia vẫn thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực và chưa thể hiện được hết tiềm năng của mình trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đáp ứng nhu cầu phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình thực tiễn về môi trường và kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài của Cămpuchia là việc quan trọng và không thể thiếu để có thể đưa ra giải pháp và hướng giải quyết mới nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chính vì những lý do trên em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may của Cămpuchia” để làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn tới GS.TS . Đỗ Đức Bình đã chỉ đạo hướng dẫn em hoàn thiện đề tài này . 2. Mục đính nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài , phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chứ không đi vào nghiên cứu các hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau khi cấp phép đầu tư. Phạm vi nghiên cứu :Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may trên lãnh thổ Cămpuchia. Thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến hết 2007. 4. phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng , phân tính ,tổng hợp và so sánh số liệu. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài danh mục , lời mở đầu , kết luận , mục tài liệu tham khảo , luận văn gồm 3 chương như sau : Chương I : Lý luận chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia. Chương II: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia. Chương III: Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may ở Cămpuchia. NỘI DUNG CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DỆT MAY CỦA CĂMPUCHIA 1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoai 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1 Khái niệm của đầu tư trực tiếp nước ngoai Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hoặc trí tuệ. Nhưng kết quả thu được trong tương lai có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật....) và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội. Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với người đầu tư mà cả đối với toàn bộ kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng thụ. Chẳng hạn một nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của người đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời tài sản vật chất tiềm lực của xã hội cũng được tăng thêm. Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là một quá trình có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác theo các kênh cam kết thu hút vốn ĐTNN của một quốc gia. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo IM , đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở một nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trò có ý nghĩa quyết định trong quản lý doanh nghiệp. Theo luật đầu tư nước ngoài Việt Nam (Điêu 1), đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư . Tuy nhiên định nghĩa chung nhất cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư. Như vậy về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chủ sở hữu một phần hay toàn bộ cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư . Đồng thời họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. 1.1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài có bốn đặc điểm sau : Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức độ tối thiểu tuy theo luật đầu tư quy định. Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án . Nếu doanh nghiệp góp vốn 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ . Kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có ). Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới , mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau . 1.1.2. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Xét trên góc độ toàn cầu, thì hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được sử dụng là: Một là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual business Co-operation). Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng, mà không tạo nên một pháp nhân mới. Hai là: Doanh nghiệp Liên doanh (Joint venture enterprise) Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các qui định luật pháp của nước sở tại. Ba là: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital enterprise). Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, do đó hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, chịu sự điều hành, quản lý của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của luật pháp nước sở tại. Ngoài các hình thức trên đây đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn được thực hiện dưới các hình thức BOT, BTO, BT, công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài, cổ phần hoá... doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp danh v.v. Hình thức BOT (Building Operate Transfer, Xây dựng- kinh doanh- Chuyển giao): Đây là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập trên cơ sở văn bản ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và một bên là Chính phủ nước sở tại để thành một pháp nhân mới của nước sở tại, nhằm thực hiện trách nhiệm của từng bên theo văn bản đã ký. Hình thức BOT thường chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Khi hết thời hạn kinh doanh, công trình sẽ được chuyển giao không bồi khoản cho nước sở tại. Hình thức BTO (Building Transfer Operate, Xây dựng- Chuyển giao- Kinh doanh): Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới chuyển giao cho nhà nước sở tại, còn BTO thì sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại rồi chủ đầu tư mới được khai thác. Hình thức BT (Building Transfer, Xây dựng- Chuyển giao): Hình thức này giống BTO ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BTO Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được khai thác tại chính công trình đó, còn trong hình thức BT, Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. 1.1.3. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện đại, một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đòi hỏi chi phí. FDI mang lại lợi ích và cả rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Tác động của FDI được thể hiện: 1.1.3.1. Đối với nước đi đầu tư Tác động tích cực Có thể nhận thấy lợi ích của FDI thông qua các nội dung sau : Thứ nhất: Thông qua FDI, các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế so sánh của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công, vận chuyển, chi phí sản xuất khác và thuế...), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư, đồng thời giảm bớt rủi ro đã đầu tư so với chỉ tập trung vào thị trường trong nước. Thứ hai: Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông qua FDI, các nước đi đầu tư, thường là nước phát triển, có thể chuyển giao cộng nghệ cho nước nhận đầu tư để họ có thể nhanh chóng đổi mới công nghệ, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc để mua khấu hao, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi nhuận. Thứ ba: FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồi dào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên đó chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Thông qua việc đầu tư khai thác tài nhuyên (như dầu thô), các nước chủ đầu tư ổn định được những nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước mình. Thứ tư: FDI giúp các nước chủ đầu tư tăng thêm sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Thông qua xây dựng nhà máy sản xuất vào thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (đây là cách làm có có hiệu quả để thâm nhập, mở rộng thị trường có triển vọng), các nước chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các nước, cũng như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà, có lợi cho nước đầu tư. Tác động tiêu cực Khi các doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, khó khăn hơn trong việc tìm nguồn vốn phát triển cũng như giải quyết việc làm. Do đó trong nước có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái, vì thế mà nước chủ nhà không đưa ra những chính sách khuyến khích cho việc đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường mới về chính trị, sự xung đột của quốc gia hay đơn thuần chỉ là sự thay đổi trong chính sách và pháp luật của quốc gia. Tiếp nhận tất cả những điều đó đều khiến cho các doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạ
Luận văn liên quan