Đề tài Góp phần giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở qua tiết chào cờ đầu tuần

Trong những năm gần đây tình hình về đạo đức của các em học sinh (đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS) còn nhiều vấn đề nổi cộm cần được giải quyết . Thực tế cho chúng ta thấy tình trạng học sinh không vâng lời bố mẹ, thầy cô giáo không chịu sự kiểm soát của gia đình, của nhà trường dẫn đến lười học, bỏ học dẫn đến vi phạm pháp luật có chiều hướng ngày càng gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên đang là mối quan tâm trăn trở của các bậc làm cha, làm mẹ của các thầy cô giáo và của toàn xã hội chúng ta. Đối với trường chúng tôi - một trường đặt tại trung tâm thị trấn của một huyện có bề dày truyền thống, đặc biệt là truyền thống hiếu học từ ngàn đời. Bởi vậy so với các trường THCS khác trong toàn huyện công bằng mà nói chúng tôi có những thuận lợi cơ bản: Đó là đời sống dân sinh của bà con khu vực thị trấn hơn hẳn của các địa phương khác trong toàn huyện, đó là chúng tôi thường xuyên nhận được sự quan tâm có trách nhiệm, có hiệu quả của các cấp các ngành từ tỉnh xuống địa phương thị trấn, đó là điều kiện để giao lưu, tiếp xúc của người dân, đặc biệt là học sinh cũng dễ dàng hơn nhiều so với các địa phương khác. Tuy nhiên việc giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường xem ra không ít khó khăn khi hàng ngày, hàng giờ các em được tiếp cận, được giao lưu với các tác động từ bên ngoài. (Chúng ta vẫn thường quen nói: Các em sớm được đón nhận những ngọn gió lành và tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng của những cơn gió độc). Đứng trước thực tế đó chúng tôi đã xác định: Một trong những nhiệm vụ trung tâm của nhà trường là: Coi việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ sống - còn, việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho các em là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của nhà trường. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng đại mà không ít cam go khó khăn này nhà trường đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều hình thức, đã tiến hành một cách thường xuyên liên tục không mệt mỏi và tất nhiên người có công, đời chẳng phụ tình người. Trong nhiều năm qua tình hình đạo đức của học sinh trong nhà trường không còn là điểm nóng về vấn đề đạo đức của học sinh, môi trường giáo dục đã thực sự là môi trường trong sạch, lành mạnh, nhà trường thực sự là địa chỉ đáng tin cậy, là niềm tin yêu của học sinh, của phụ huynh, của bà con cô bác. Nhà trường đã làm tròn sứ mạng mà Đảng và nhân dân giao phó: Trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản của cấp học, có đủ sức khoẻ để học tập, công tác, đồng thời bồi dưỡng cho các em một tâm hồn trong sáng lành mạnh, "biết gạn đục khơi trong", vững vàng bước vào cuộc sống đầy biến động. Trong những năm công tác tại đây đã cho tôi nhiều bài học quý báu về việc góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, thực tế đã có tác dụng thiết thực và đưa lại hiệu quả không nhỏ. Việc tổ chức chào cờ đầu tuần là một việc làm thường xuyên của người quản lý, song để cho buổi chào cờ đầu tuần có ý nghĩa thiết thực và điều quan trọng là có tác dụng sâu sắc trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì có lẽ cần được trao đổi một cách cởi mở.

doc13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Góp phần giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở qua tiết chào cờ đầu tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÓP PHẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS QUA TIẾT CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong những năm gần đây tình hình về đạo đức của các em học sinh (đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS) còn nhiều vấn đề nổi cộm cần được giải quyết . Thực tế cho chúng ta thấy tình trạng học sinh không vâng lời bố mẹ, thầy cô giáo không chịu sự kiểm soát của gia đình, của nhà trường dẫn đến lười học, bỏ học dẫn đến vi phạm pháp luật có chiều hướng ngày càng gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên đang là mối quan tâm trăn trở của các bậc làm cha, làm mẹ của các thầy cô giáo và của toàn xã hội chúng ta. Đối với trường chúng tôi - một trường đặt tại trung tâm thị trấn của một huyện có bề dày truyền thống, đặc biệt là truyền thống hiếu học từ ngàn đời. Bởi vậy so với các trường THCS khác trong toàn huyện công bằng mà nói chúng tôi có những thuận lợi cơ bản: Đó là đời sống dân sinh của bà con khu vực thị trấn hơn hẳn của các địa phương khác trong toàn huyện, đó là chúng tôi thường xuyên nhận được sự quan tâm có trách nhiệm, có hiệu quả của các cấp các ngành từ tỉnh xuống địa phương thị trấn, đó là điều kiện để giao lưu, tiếp xúc của người dân, đặc biệt là học sinh cũng dễ dàng hơn nhiều so với các địa phương khác. Tuy nhiên việc giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường xem ra không ít khó khăn khi hàng ngày, hàng giờ các em được tiếp cận, được giao lưu với các tác động từ bên ngoài. (Chúng ta vẫn thường quen nói: Các em sớm được đón nhận những ngọn gió lành và tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng của những cơn gió độc). Đứng trước thực tế đó chúng tôi đã xác định: Một trong những nhiệm vụ trung tâm của nhà trường là: Coi việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ sống - còn, việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho các em là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động của nhà trường. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng đại mà không ít cam go khó khăn này nhà trường đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều hình thức, đã tiến hành một cách thường xuyên liên tục không mệt mỏi và tất nhiên người có công, đời chẳng phụ tình người. Trong nhiều năm qua tình hình đạo đức của học sinh trong nhà trường không còn là điểm nóng về vấn đề đạo đức của học sinh, môi trường giáo dục đã thực sự là môi trường trong sạch, lành mạnh, nhà trường thực sự là địa chỉ đáng tin cậy, là niềm tin yêu của học sinh, của phụ huynh, của bà con cô bác. Nhà trường đã làm tròn sứ mạng mà Đảng và nhân dân giao phó: Trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản của cấp học, có đủ sức khoẻ để học tập, công tác, đồng thời bồi dưỡng cho các em một tâm hồn trong sáng lành mạnh, "biết gạn đục khơi trong", vững vàng bước vào cuộc sống đầy biến động. Trong những năm công tác tại đây đã cho tôi nhiều bài học quý báu về việc góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, thực tế đã có tác dụng thiết thực và đưa lại hiệu quả không nhỏ. Việc tổ chức chào cờ đầu tuần là một việc làm thường xuyên của người quản lý, song để cho buổi chào cờ đầu tuần có ý nghĩa thiết thực và điều quan trọng là có tác dụng sâu sắc trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì có lẽ cần được trao đổi một cách cởi mở. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Để buổi chào cờ đầu tuần đạt kết quả như ý trong thời lượng từ 30 - 45 phút, đòi hỏi chúng ta phải có một sự chuẩn bị chu đáo, sự bố trí sắp xếp cẩn thận và khoa học. 1. Các điều kiện đảm bảo cho một buổi chào cờ. a. Phông màn - loa máy: + Phông màn - ma két: Có người cho rằng: Tuần nào cũng tổ chức chào cờ mà cứ phải chuẩn bị phông màn ma két thì có lẽ hơi quá cầu kỳ. Song đối với đơn vị chúng tôi, việc chuẩn bị phông màn rất đơn giản và không quá mất thời gian. Lợi thế có sảnh trường rộng, chúng tôi đã khoan và kéo sẵn dây thép, phông được định sẵn các khuy nhựa, lớp trực tuần chỉ cần khoảng 5 phút đã có thể treo xong phông. Ma két dùng riêng cho buổi chào cờ được chuẩn bị trước từ tuần đầu tiên của năm học. "Lễ chào cờ đầu tuần" cắt bằng vi tính (nếu như không có sự chuẩn bị chu đáo thì thời gian treo phông - ma két đã chiếm hết buổi chào cờ). Có lẽ (như nhiều người thường nói) hơi hình thức song tôi nghĩ là rất thiếtt thực ngày đầu tiên của một tuần học đã đưa lại cho các em sự nghiêm túc trang trọng, ấn tượng của ngày đầu tuần chắc chắn là ấn tượng tốt đẹp đưa các em đến với một tuần học đạt kết quả cao. + Loa máy phục vụ buổi chào cờ: Phần lớn các trường THCS hiện nay đều có quy mô trên 16 lớp. Bởi vậy việc chuẩn bị loa máy đầy đủ đảm bảo âm thanh là hết sức cần thiết. Do thời lượng buổ chào cờ đầu tuần có hạn, bởi vậy chúng ta nên sử dụng hệ thống micro điện tử. Hệ thống tăng âm được để cố định (hoặc là phòng Đoàn Đội, hoặc là văn phòng trường), chọn đặt loa (thông thường là loa nén) thích hợp và tất nhiên loa cũng cố định. Như vậy khi tổ chức buổi chào cờ chúng ta chỉ cần cần micro điện tử và bục nói chuyện giả chiến (dùng ống nước hàn chân có thể tháo lắp và mặt bàn bằng gỗ ép). Việc sử dụng hệ thống âm thanh này không những chỉ phục vụ cho các buổi chào cờ đầu tuần mà chúng tôi còn sử dụng thường xuyên trong các buổi múa hát sân trường, thể dục giữa giờ (rất nhanh gọn không mất thời gian, chỉ cần bật công tắc điện là xong). b. Tổ chức kéo cờ: Thông thường do chưa hoặc không có điều kiện bởi vậy các trường thường treo sẵn cờ Tổ quốc vào một nơi đã quy định. Đối với đơn vị chúng tôi đã góp phần làm cho buổi chào cờ đầu tuần thêm hoành tráng, chúng tôi đã tổ chức kéo cờ (thông thường chọn 2 em đạt kết quả xuất sắc về các mặt, đặc biệt là về mặt đạo đức lên kéo cờ). Cờ được kéo lên khi quốc ca cử hành và lên đến đỉnh cột khi bài quốc ca kết thúc (và điều tất nhiên, theo quy định sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh sau khi kết thúc bài Quốc ca là bài Đội ca, lời hứa "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại - sẵn sàng") c. Tổ chức hát Quốc ca - Đội ca: Để cho buổi chào cờ thật sôi động, chúng tôi quy định: Tất cả các em học sinh đều hát Quốc ca và Đội ca (không chỉ riêng lớp trực hát) việc tổ chức toàn trường hát Quốc ca - Đội ca không những tập trung sức chú ý cho các em mà điều quan trọng là dịp để gợi lên trong các em lòng tự hào dân tộc, tình cảm đối với quê hương đất nước qua những lời ca hùng tráng. d. Ghế ngồi của học sinh: Dẫu trong thời lượng chưa đến một tiếng đồng hồ, song nếu như không có ghế để ngồi thì học sinh rất khó giữ trật tự. Bởi vậy, ngay từ ngày đầu tiên của năm học, nhà trường đã quy định: Tất cả các em học sinh phải chuẩn bị ghế ngồi phục vụ các buổi chào cờ đầu tuần và các tiết sinh hoạt do nhà trường quy định (để có sự thống nhất đồng bộ nhà trường chịu trách nhiệm mua ghế cho các em - giao cho học sinh bảo quản mang đi, mang về). Có ghế ngồi thoải mái, khoảng cách vừa phải là điều kiện quan trọng đảm bảo sự nghiêm túc trong buổi chào cờ. Tóm lại: Các điều kiện đảm bảo cho một buổi chào cờ đầu tuần là vô cùng quan trọng, nó góp phần rất lớn trong việc thành công của chúng ta trong buổi đầu tiên của một tuần học mới. Đồng thời chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, bài bản đã có tác dụng sâu sắc trong việc giáo dục cho các em ý thức tổ chức kỷ luật, sống làm việc có nền nếp, kỷ cương. 2. Nội dung cơ bản của buổi chào cờ đầu tuần: a. Nhận xét hoạt động của trường trong tuần vừa qua, những công việc cần triển khai trong tuần: Dẫu rằng đã có thời gian làm công tác quản lý trên dưới 20 năm, song việc chuẩn bị số liệu cho buổi chào cờ đầu tuần tôi không hề qua loa và chủ quan. Với tôi "Bài soạn chào cờ đầu tuần" là không thể thiếu được. Dẫu có bận rộn đến đâu, song việc chuẩn bị nội dung cho buổi chào cờ đối với tôi là bất di, bất dịch. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo (như đã trình bày) thì các vấn đề cần thông tin cho các em, các vấn đề cần nói với các em được tôi cân nhắc và có căn cứ. Trước hết: Việc nhận xét hoạt động của trường trong tuần qua được xây dựng dựa vào 3 căn cứ: - Căn cứ thứ nhất: Dựa vào biên bản sinh hoạt các lớp. Tất cả các lớp từ đầu năm nhà trường đã chuẩn bị sẵn 1 cuốn vở dùng để ghi nội dung sinh hoạt cuối tuần (những điều cần ghi trong biên bản đều được thống nhất). Qua biên bản các lớp tôi có thể thâu tóm được những vấn đề cốt lõi xẩy ra trong tuần, những tập thể cá nhân có nhiều cố gắng. Đặc biệt những tập thể, cá nhân còn những vi phạm cần được nhắc nhở. Do tiến hành một cách thường xuyên, chính xác cho nên những số liệu, những điển hình đưa ra đều có sức thuyết phục rất lớn, có tác dụng giáo dục sâu sắc. Đặc biệt những em phải nhắc nhở dưới cờ dẫu rất hạn chế, đều rút cho mình một bài học và cố gắng vươn lên hoà mình vào tập thể. Việc nhắc nhở đối với học sinh là cần thiết, song cái chúng ta cần làm, cái mà học sinh cần ở chúng ta là tuyên dương khuyến khích những em có nhiều cố gắng (nhất là về mặt đạo đức) tuyệt đối không được bỏ qua. - Căn cứ thứ hai: Căn cứ vào kết quả ở sổ đầu bài của các lớp. Thực tế toàn bộ hoạt động động dạy và học của các lớp đã được phản ánh khá đầy đủ ở sổ đầu bài, từng tiết học đã được giáo viên bộ môn nhận xét. Tuy nhiên để củng cố thêm phần đánh giá ngoài theo dõi qua biên bản sinh hoạt của các lớp thì việc theo dõi mọi hoạt động của các lớp qua sổ đầu bài là vô cùng cần thiết (chưa nói đến việc phát hiện những sai sót về chuyên môn của giáo viên để tìm cách khắc phục). Qua sổ đầu bài ta có thể nắm được những lớp nào, những em nào có nhiều điểm tốt: có nhiều cố gắng trong học tập cần được tuyên dương, những tập thể cá nhân chưa cố gắng cần khắc phục trong thời gian sắp tới. - Căn cứ thứ ba: Dựa vào hộp thư góp ý của trường. Như chúng ta đã biết dẫu rằng ở lứa tuổi học sinh THCS phần lớn còn hồn nhiên vô tư, thế nhưng không vì thế mà tất cảcác điều các em đều có thể bộc bạch qua biên bản sinh hoạt lớp, còn nhiều và rất nhiều vấn đề tế nhị khác mà các em không tiện trao đổi. Bởi vậy qua hộp thư góp ý mà chiều ngày thứ 7 hàng tuần tôi thường mở ra để thu thập thì quả nhiên có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Xin được nêu một dẫn chứng mới xẩy ra trong tháng này. Trong rất nhiều bức thư góp ý gửi về trường, có một bức thư góp ý rất nắn nót và chỉ vỏn vẹn có một câu hỏi làm tôi phải suy nghĩ: "Thưa thầy, cho em được phép hỏi: Em đang học lớp 9 (đã hơn 15 tuổi) đã có quyền được yêu chưa ?". Sau khi nhận được bức thư với nội dung câu hỏi như vậy, một phần không hiểu câu hỏi đó của học sinh nào (vì em không đề tên), một phần để không cố tình trả lời vào nội dung câu hỏi mà em muốn hỏi tôi (theo tôi nghĩ tình yêu mà em hỏi có lẽ là tình yêu đôi lứa). Tại buổi chào cờ sau khi nhận được câu hỏi đó, tôi không trả lời vào nội dung câu hỏi mà mở đầu: Các em ạ ! Nhà thơ Tố Hữu đã qua đời, ngoài giá trị vĩnh hằng của những bài thơ mà ông để lại thì một quan niệm sống lúc sinh thời của thi sĩ là vô vùng triết lý: ...Có gì đẹp trên đời hơn thế. Người yêu người, sống để yêu nhau … Ở lứa tuổi các em, tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt trong những ngày tháng lịch sử này của dân tộc, thì tình yêu đối với Tổ quốc non song càng sáng ngời hơn bao giờ hết… và thầy nghĩ rằng ngoài tình yêu đối với quê hương đất nước, thì tình yêu đối với làng xóm thân yêu, ông bà cha mẹ … tất cả những tình cảm thiêng liêng đó các em đều được yêu và nên yêu mãi mãi… Sau buổi học ngày thứ hai hôm đó, một em học sinh nữ gặp tôi ấp úng: "Thưa thầy - Thầy thứ lỗi cho em"… Thực tế, tôi đã thực sự xúc động trước lời xin lỗi của em. Tôi nghĩ rằng những suy nghĩ, những điều sâu kín nhất về tình cảm có lẽ em học sinh kia chưa từng thổ lộ với ai (có lẽ kể cả bố mẹ em) thế mà em đã dám bộc bạch với tôi. Nhìn em với ánh mắt đầy thông cảm, tất nhiên về phía mình tôi có phần hối hận, trách nhiệm của người thầy, của người anh ở khía cạnh nào đó tôi chưa hoàn thành. Song bù lại, qua theo dõi mọi trạng thái tâm lý của em đã trở lại bình thường và hơn thế nữa em đã xác định được nhiệm vụ chính của người học sinh cuối cấp và đã quên đi "tình yêu đầy cảm tính". - Phổ biến những nội dung cần làm trong tuần: Dựa vào chương trình nội dung kế hoạch của trường mà thông báo với các em những việc cần làm trong tuần (về tất cả các hoạt động). Có những nội dung quan trọng cần nhấn mạnh: Ví dụ trong tuần sẽ tổ chức thi tìm hiểu an toàn giao thông đường bộ chẳng hạn, việc chúng ta cần triển khai như thế nào ? b. Phần tuyên dương khen thưởng trong tuần: Dưới sự hướng dẫn của đồng chí giáo viên Tổng phụ trách, đội trực cờ đỏ trong tuần chịu trách nhiệm theo dõi nhận xét và xếp loại các lớp trong tuần về các mặt đã quy định. Thông thường nội dung đánh giá xếp loại của đội cờ đỏ căn cứ vào kết quả học tập của các lớp qua sổ đầu bài (trường chúng tôi quy định cho điểm chứ không xếp loại A, B, C… cho mỗi tiết học) và những chỉ số thi đua được quy định, ví dụ: sỹ số chuyên cần, trực nhật vệ sinh, thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, sinh hoạt 15 phút đầu buổi… Do tổ chức tốt việc thi đua khen thưởng, nêu gương người tốt việc tốt ở trong trường, trong địa phương cho nên khí thế thi đua giành kết quả cao về mọi mặt của các lớp khi nào cũng sôi nổi. Thời gian qua với cách làm nhẹ nhàng mà có tác dụng vô cùng to lớn đối với sự phấn đấu của mọi thành viên trong nhà trường. Phút hồi hộp nhất của buổi chào cờ là khi đội trưởng đội cờ đỏ trực tuần lên công bố kết quả thi đua trong tuần, lớp nào đạt kết quả cao, kết quả xuất sắc nhất trong tuần được nhận một lá cờ đỏ có thêu dòng chữ: "Tập thể xuất sắc nhất trong tuần", lớp nào chưa cố gắng kết quả thi đua còn đạt ở mức thấp thì cũng được nhận một lá cờ, nhận lá cờ màu xanh với dòng chữ thêu "Tập thể thiếu cố gắng trong tuần". Những lớp nào ba tuần liên tục được nhận cờ đỏ thì Liên đội có phần thưởng, nếu ba tháng liên tục được nhận cờ đỏ thì mức thưởng cao hơn ( đã có hai lớp được về viếng mộ cụ Trần Phú do ba tháng liên tục được nhận cờ đỏ, và ở đó các em có dịp báo công với vị tổng bí thư đầu tiên của Đảng về những nổ lực cố gắng của đơn vị mình). Ngược lại lớp nào ba tuần liên tục mà phải nhận cờ xanh thì liên đội cũng có hình thức phê bình ( có lớp đã phải làm vệ sinh khu vực sân vận động sau khi tan học ngày thứ bảy) . Ngoài việc nêu gương động viên các tập thể, đối với mỗi cá nhận có nhiều cố gắng cũng được nêu gương kịp thời (có khi có cả phần thưởng nữa, dẫu là một cuốn sổ, một xếp giấy song có tác dụng rất lớn đối với sự phấn đấu của các em). Đáng lẽ ra ngoài việc tuyên dương khen thưởng đối với các tập thể (đặc biệt là cá nhân) thì phải có phần nhắc nhở, phê bình thích đáng. Song đối với đơn vị mình qua thực tế nhiều năm chúng tôi thấy, cần chú ý hơn việc động viên khuyến khích hạn chế việc phê bình chỉ trích đặc biệt là dưới cờ. (Đã có trường hợp do bị phê bình dưới cờ mà em học sinh kia bỏ học 2, 3 ngày liền). Hơn nữa với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, ở cấp THCS với ý thức muốn tự khẳng định mình, muốn vươn lên làm người lớn, có lẽ điều các em thích (và cũng đúng thôi) là động viên khuyến khích (chưa nói đến sỹ diện đối với bạn bè, nhất là bạn bè khác giới). Tóm lại: Tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần là việc làm hết sức cần thiết đối với người cán bộ quản lý. Nó thực sự cần thiết hơn, có ý nghĩa giáo dục hơn khi chúng ta biết chịu khó, biết kiên trì, biết vận dụng một cách linh hoạt các nội dung phù hợp đối với các buổi chào cờ. c. Lồng ghép nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào buổi chào cờ: Thông thường "Bài soạn của một buổi chào cờ đầu tuần" như đã trình bày. Tuy nhiên "kịch bản" đó không phải áp dụng một cách cứng nhắc mà cần được "pha chế" một cách uyển chuyển để các em học sinh đừng cảm thấy nhàm chán để các em đừng cảm thấy "bài ca muôn thủa". Hơn nữa thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, ngoài những môn học đã được quy định trong thời khoá biểu, còn một nội dung rất phong phú, rất bổ ích, rất thiết thực đối với các em (đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh) đó là môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Để thực hiện tốt mục tiêu, những nội dung, yêu cầu cơ bản của môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không hề dễ chút nào, đặc biệt đối với những trường THCS còn phải học 2 ca trong ngày. Đối với đơn vị chúng tôi, nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thường được lồng vào một số buổi chào cờ đầu tuần (như vậy không có nghĩa là buổi chào cờ đầu tuần nào cũng phải tuân theo "kịch bản" như đã trình bày ở phần trên). Mà căn cứ vào chủ điểm hàng tháng, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng mà buổi chào cờ đầu tuần có thể được "pha chế" cho phù hợp. Như chúng ta đã biết: Năm 2005 là năm mà dân tộc chúng ta, Đảng chúng ta có nhiều ngày kỷ niệm lớn. Một trong những ngày kỷ niệm có ý nghĩa lịch sử trọng đại là: Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Bởi vậy tuần đầu của tháng 2 năm nay nội dung cơ bản của buổi chào cờ đầu tuần chúng tôi đã tiến hành như sau: Sau phần nghi thức - nghi lễ, phần nội dung chủ yếu của buổi chào cờ này tôi muốn đưa đến tất cả các em học sinh trong trường ý nghĩa vĩ đại, sự ra đời của Đảng ta. Trước lúc vào phần nội dung tôi hỏi các em: Trong tháng hai lịch sử này các em có biết Đảng ta, dân tộc ta có ngày kỷ niệm trọng đại nào ? Và tất nhiên cả một rừng tay sẽ giơ lên. Một em học sinh đại diện cho trường trả lời: Thưa thầy - kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Tôi bắt đầu phần nội dung: Các em thân mến. Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-2005) là một trong những ngày kỷ niệm đặc biệt quan trọng trong năm 2005 là dịp sinh hoạt chính trị vô cùng sâu rộng và to lớn của dân tộc ta. Để chuyển tải ý nghĩa lịch sử vĩ đại, sự ra đời của Đảng đã tôi chọn con đường bằng văn chương (mặc dù khả năng này bản thân có hạn, song tôi hết sức cố gắng). Vì đối với học sinh bây giờ (nhất là lứa tuổi THCS) nếu nói chuyện lịch sử, chính trị chung chung các em sẽ không thích và dễ quên. Với con đường văn chương cũng từ những sự kiện lịch sử ấy với sự cố gắng của mình tôi đã gây cho các em một sự hứng thú, hơn thế nữa buổi chào cờ đầu tuần (mà nội dung chủ yếu là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) sẽ sinh động hơn và điều tất yếu hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt. Sau khi trình bày ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng 3-2-1930 là: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam (đây là ý nghĩa cốt lõi nhất) để lý giải bước ngoặt vĩ đại có nhiều điều cần nói, nhưng trước hết: Bởi nói chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc, đường lối chính trị mà trước đó có rất nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào yêu nước nhưng đều bị thất bại. Minh hoạ cho ý kiến này tôi dẫn thơ Tố Hữu - Chế Lan Viên để dẫn chứng, vừa tái hiện lại không khí lịch sử thời kỳ trước khi có Đảng. "Con đói lã ôm lưng mẹ khóc. Mẹ đỡ con đấu thóc cầm hơi. Kiếp người cơm vãi cơm rơi. Biết đâu nẻo đất, phương trời mà đi" Hoặc: "Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ. Anh chạy vào đất đỏ làm phu Bán thân đổi mấy đồng xu. Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng" Cũng chính vì vậy mà: "Đã tắt lâu rồi lửa nghĩa quân Phan Đình Phùng đó Tống Duy Tân Thủ khoa huân lại Hoàng Hoa Tham Đầu dám thay đầu chân nối chân". "Muôn dặm đường xa biết đến đâu Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng Bạn cùng ai đất khách dãi dầu". Những câu thơ trên ngoài ý nghĩa nêu lên sự đen tối của dân tộc ta những ngày chưa có Đảng, nó còn tái hiện hoàn cảnh Bác ra đi tìm đường cứu nước, bước chân đầu tiên để dẫn đến ngày thành lập Đảng 3-2-1930. Hoặc Chế Lan Viên nói: "Cha ông ta đã từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá. Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời. Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ. Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi ". Sau đó nói về ngày ra đời, hoàn cảnh ra đời của Đảng ở đất khách quê người tôi dẫn: "Như đưa trẻ sinh nằm trên cỏ, Không quê hương sương gió tơi bời Đảng ta sinh ở trên đời Một hòn máu đỏ nên người hôm nay". Những câu thơ sinh động đầy cảm xúc này vừa nêu lên hoàn cảnh ra đời vừa tự hào về sự lớn mạnh của Đảng ta. Nói về Đảng, có nhiều điều để nói và phải nói riêng đối với học sinh THCS, tôi nhấn mạnh cho các em lòng tự hào về Đảng, niêm ân nghĩa với Đảng, bởi vậy tôi dẫn chứng. ..."Đảng ta Mác - Lênin vĩ đại Lại hồi sinh trả lại cho ta Trời cai đất rộng bao la Bát cơm tấm áo hương hoa hồn người..." ... "Cảm ơn Đ
Luận văn liên quan