Đề tài Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi

Nói đến Nguyễn Trãi, chúng ta không chỉ nhắc đến ông như một nhà chiến lược quân sự, nhà chính trị, ngoại giao, mà còn là một nhà văn hóa tư tưởng và là một tác gia văn học. Với nội dung tư tưởng tiến bộ, lòng yêu nước thương dân, ý thức độc lập, tự chủ, lòng nhân ái và ước vọng thái bình, quan hệ hoà chiến giữa các dân tộc đã ăn sâu vào trong tâm thức của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn luôn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại đưa vào trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước, góp phần nâng cao giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Điều đó thể hiện trong Quốc âm thi tập – là thước đo sự tiến hóa của văn hóa Việt Nam về mặt tâm lí dân tộc, tư tưởng quốc gia, tâm tình con người, về mặt nghệ thuật ngôn ngữ, trình độ thẫm mĩ. Nổ lực xây dựng một nền văn hóa dân tộc được bộc lộ rõ nét, thái độ lạc quan yêu đời được ghi nhận với những nét đậm đà. Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi làm đề tài tiểu luận. Qua đề tài này, chúng tôi muốn hoàn thiện kiến thức cho mình, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nói đến Nguyễn Trãi, chúng ta không chỉ nhắc đến ông như một nhà chiến lược quân sự, nhà chính trị, ngoại giao, mà còn là một nhà văn hóa tư tưởng và là một tác gia văn học. Với nội dung tư tưởng tiến bộ, lòng yêu nước thương dân, ý thức độc lập, tự chủ, lòng nhân ái và ước vọng thái bình, quan hệ hoà chiến giữa các dân tộc đã ăn sâu vào trong tâm thức của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn luôn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại đưa vào trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước, góp phần nâng cao giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Điều đó thể hiện trong Quốc âm thi tập – là thước đo sự tiến hóa của văn hóa Việt Nam về mặt tâm lí dân tộc, tư tưởng quốc gia, tâm tình con người, về mặt nghệ thuật ngôn ngữ, trình độ thẫm mĩ. Nổ lực xây dựng một nền văn hóa dân tộc được bộc lộ rõ nét, thái độ lạc quan yêu đời được ghi nhận với những nét đậm đà. Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi làm đề tài tiểu luận. Qua đề tài này, chúng tôi muốn hoàn thiện kiến thức cho mình, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi. Điều này bộc lộ qua sự phá vỡ quy cách niêm luật, thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ dân tộc và khuynh hướng Việt hóa trong tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tập trung đi vào tìm hiểu Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong tập Nguyễn Trãi toàn tập (1976), của Viện Sử học NXB Khoa học xã hội. 3. Lịch sử vấn đề Nguyễn Trãi là người có vai trò đặc biệt đối với lịch sử văn hoá, văn học dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Trãi đã để lại cho đời khối lượng tác phẩm văn học lớn và giá trị. Thơ văn của ông rất đa dạng nên được rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Số lượng công trình nghiên cứu về thơ văn và cuộc đời Nguyễn Trãi là rất đồ sộ. Tiêu biểu có các công trình sau: Theo Võ Nguyên Giáp khi viết về Nguyễn Trãi trong chuyên luận: Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất đã nhận thấy rằng: Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất, nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên tài. Phần nói về nhà tư tưởng lớn Võ Nguyên Giáp nhận định: “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết tinh những tư tưởng tiến bộ, những giá trị tinh thần và văn hoá của dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước cho đến thế kỷ XV. Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi vận dụng thành công và phát triển rực rỡ trong sự nghiệp giải phóng đất nước, tạo nên một bước tiến mới trong lịch sử tư tưởng của dân tộc ta” [1, tr.28]. Nghiên cứu về thơ Nôm Nguyễn Trãi, nhà văn hóa lớn Phạm Văn Đồng nhận xét: “Về thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta nên quý trọng hơn thơ chữ Nôm, tiếng ta của Nguyễn Trãi, đó là vốn rất quý của văn học dân tộc. Bình luận về thơ tưởng không bằng đọc một vài câu thơ: Nước biếc non xanh, thuyền gối bãi, Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu… Thơ của Nguyễn Trãi hay là như vậy! Vườn văn học của nước nhà có những hoa quả đẹp và thơm ngon, thế mà chúng ta hình như chưa thấy hết giá trị; tiếng nói của chúng ta có cái giàu và đẹp của nó, phải biết yêu nó, trau dồi nó, vì sao phải đi mượn đâu đâu?” [8, tr.26]. Theo Nguyễn Đăng Na (2005) trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam, tập1, NXB GD đã có những phân tích chi tiết, sâu sắc về thơ văn của Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong thơ chữ Nôm: Quốc âm thi tập giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi là tác phẩm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn. Đây đồng thời cũng là tập đại thành của thơ ca tiếng Việt. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là nhà “khai sơn phá thạch”, người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ Đường luật Trung Quốc”, Quốc âm thi tập đã khẳng định vai trò và khả năng to lớn của ngôn ngữ tiếng Việt trong chức năng thẩm mĩ, trong việc phản ánh đời sống xã hội và tâm trạng con người” [4, tr.132]. Theo Đặng Thai Mai trong bài: Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi nhận xét: ngữ nghĩa của những từ đã được dùng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi. Đây là một cống hiến có ý nghĩa đối với ngữ văn học. Lối viết thơ Nôm của Nguyễn Trãi: Nhiều câu thơ lục ngôn đã được sử dụng ở những vị trí khác nhau trong các bài bát cú của Quốc âm thi tập. Kỹ thuật viết thơ của ông rõ ràng có một cố gắng để xây dựng một số thơ Việt Nam, trong đó thơ sáu tiếng dùng xen lẫn với những câu bảy tiếng, khác hẳn với quy cách niêm luật thơ Đường [8, tr.929]. Viện Sử học, Nguyễn Trãi toàn tập, (1976), NXB Khoa học xã hội, nhận định rằng: “Duy có Nguyễn Trãi là vị anh hùng cứu quốc không những đã để lại sự nghiệp còn ghi trong chính sử, mà còn để lại khá nhiều tác phẩm nói lên tư tưởng của ông về các mặt triết học, quân sự, chính trị và nhiều thơ văn hết sức quý báu” [14, tr.7]. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về thơ văn của Nguyễn Trãi với những tên tuổi lớn như: Nguyễn Mộng Tuân, Phạm Trọng Điềm, Đặng Thai Mai, Phan Duy Tiếp, Nguyễn Khuê, Bùi Văn Nguyên, Xuân Diệu…Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu ghiên cứu vấn đề trên một cách toàn diện và hệ thống. Tiếp thu ý kiến của những người đi trước, kế thừa những thành tựu nghiên cứu, phê bình về Nguyễn Trãi, đề tài này chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu tìm hiểu toàn diện hơn về: Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi để từ đó có “tầm nhìn’ và “tầm đón” một cách sâu sắc vấn đề trên. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để có thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử xã hội: Đặt Nguyễn Trãi vào bối cảnh lịch sử cụ thể để nghiên cứu những giá trị nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi được nhìn nhận thông qua thành tựu thơ ca đưuơng thời. Đặc biệt là nét mới, độc đáo, khác biệt trong thơ ca của Nguyễn Trãi, đặc biệt là thơ chữ Nôm được xem xét trong thời điểm nó ra đời. - Sử dụng các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh để thấy được những điểm mới, độc đáo và khác biệt của Nguyễn Trãi với các nhà thơ đương thời. 5. Cấu trúc đề tài. Đề tài này ngoài phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung chúng tôi chia thành hai chương chính sau: Chương 1: Nguyến Trãi – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Chương 2: Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi NỘI DUNG Chương1: Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp 1. Nguyến Trãi – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi (1380 – 1442), tên hiệu là Ức Trai, sinh ở Thăng Long, ông ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long hay còn gọi là Nguyễn Phi Khanh, mẹ Trần Thị Thái. Còn nhỏ Nguyễn Trãi ở với ông ngoại là Trần Nguyên Đán. Năm 1385, Nguyễn Trãi theo ông ngoại về ở Côn Sơn. Lên 5 tuổi thì mẹ Nguyễn Trãi qua đời, một thời gian sau đó ông ngoại cũng mất, Nguyễn Trãi về ở với cha của mình tại quê nội làng Nhị Khê. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, cũng là năm thi đầu tiên của nhà Hồ. Nguyễn Trãi lúc này 20 tuổi đã đi thi và đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ). Năm 1401 cha của Nguyễn Trãi đổi tên là Nguyễn Phi Khanh được nhà Hồ mời ra làm quan, giữ chức Quốc tử giám tư nghiệp. Nguyễn Trãi cũng được mời làm Ngự sử đài chính chưởng. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ đem quân chóng cự nhưng không thành. Cha con Hồ Quý Ly cùng một số triều thành đã bị bắt trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi muốn tròn đạo hiếu với cha nên đã cùng em là Nguyễn Phi Hùng đi theo cha. Trên đường đi Nguyễn Trãi nghe theo lời dặn của cha nên quay về lại tìm đường cứu nước. Nhưng rồi Nguyễn Trãi bị giặc minh bắt và giam lỏng ở thành Đông Quan (Hà Nội). Một thời gian sau, ông trốn khỏi Đông Quan tìm đường theo Lê Lợi. Cuối năm 1426, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết những thư từ giao thiệp với tướng Minh. Những bức thư đó có tính chiến đấu mạnh mẽ và có tác dụng lớn trong việc đánh vào tinh thần quân địch. Năm 1427, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo. Cũng trong năm này ông được phong làm Triều Liệt đại phu, tiếp đó là Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư, Tước quan phục hầu. Sau một thời gian làm quan, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn (Hải Dương). Năm 1434, Thái Tông mời ông ra giúp nước. Năm 1442 Thái Tông mất, triều đình đổ tội giết vua cho ông và khép vào án tru di. Đến năm 1464, Lê Thánh Tông thấu hiểu nỗi oan của Nguyễn Trãi, phục hồi cho ông chức Tân trù bá, đồng thời cho tìm con của ông để bổ dụng. 1.2. Sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi Sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Trãi đã để lại cho đời những kiệt tác còn sống mãi với thời gian. Tác phẩm của Nguyễn Trãi đã bị thất lạc nhiều sau vụ án Lệ Chi viên. Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn”, ngoài ra còn có một số tác phẩm có giá trị khác như: Ức Trai thi tập; Quân trung từ mệnh tập; Lam Sơn thực lục; Dư địa chí; Quốc âm thi tập; Ngọc Đường Di Cảo; Luật thư; Giao tự đại lễ; Văn bia Vĩnh Lăng; Phú núi chi Linh; … Với yêu cầu của đề tài này, chúng tôi giới hạn trong phạm vi chữ Nôm qua tập Quốc âm thi tập. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một trong bảy tập bộ Ức Trai di tập. có 254 bài thơ, vừa tám câu bảy chữ, bốn câu bảy chữ, có xen lẫn nhiều câu năm chữ hay sáu chữ. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất mà hiện nay văn học Việt Nam còn lưu giữ được. Nếu văn chữ Hán của Nguyễn Trãi nặng về chính trị, bừng cháy tấm lòng yêu nước, thì thơ Quốc âm lại nhẹ nhàng, êm đềm. Phần lớn bộc lộ tâm sự, tinh cảm, khí tiết của ông đối với giang sơn đất nước, cỏ cây, cầm thú. Tập thơ chia thành 4 phần như sau: Vô đề: 192 bài (từ bài 1 đến 192); Thời lệnh môn: 21 bài (từ bài 193 đến 213); Hoa mộc môn: 32 bài (từ bài 214 đến 247); Cầm thú môn: 7 bài (từ 248 đến 254). Trong mỗi môn lại có nhiều đề mục, có tất cả 53 đề mục. Một đề mục có thể chỉ gồm một bài thơ, nhưng có đề mục lại gồm một chùm thơ. Quốc âm thi tập là nơi hội tụ mọi tài năng và tinh hoa của Nguyễn Trãi. Xuân Diệu gọi Quốc âm thi tập là: Tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam. Giá trị văn chương cổ điển ấy thể hiện trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện của thơ Nôm Nguyễn Trãi. Chương 2: Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Trãi 2.1. Cơ sở lý luận chung Để có cơ sở lí luận của đề tài, chúng tôi xác định nội dung thuật ngữ: tiếp biến nghệ thuật. Tiếp biến nghệ thuật là một khái niệm còn mơ hồ và có nhiều cách hiểu khác nhau. Cho đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về tiếp biến nghệ thuật. Trong phạm vi tìm hiểu và những hiể biết của bản thân, chúng tôi đưa ra cách hiểu về tiếp biến nghệ thuật như sau: Tiếp biến (tiếp: nối tiếp; biến: biến đổi) là quá trình tiếp thu những tinh hoa bên ngoài để cải biến, thay đổi chúng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tại. Hay đó là sự tiếp thu những di sản mà mình không có ở bên trong và làm thay đổi chúng. Xét trong phạm vi hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ thì quá trình tiếp biến đó dựa trên sự tiếp thu văn hoá Trung Quốc, sau đó đến văn hoá Pháp, văn hoá văn minh phương, văn hoá xã hội chủ nghĩa, để cải biến chúng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của xã hội Việt Nam, tạo ra nét đặc trưng cơ bản của riêng mình. Với yêu cầu của đề tài, chúng tôi đi sâu tìm hiểu Hiện tượng tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi qua tập thơ Quốc âm thi tập trên những bình diện 2.2. Quốc âm thi tập – Sự phá vở quy cách niêm luật thơ Đường Nguyễn Trãi là người mở đường cho việc khi làm thơ phải vận dụng cho hết cái đẹp của tiếng mẹ đẻ. Làm thơ bằng tiếng Việt khi tiếng đó chưa trở thành chủ ngữ trong văn học dân tộc, khi văn học chữ Nôm chưa hình thành được lối thơ riêng, Nguyễn Trãi vẫn phải dùng thể luật Đường (Trung Quốc) như khi sáng tác thơ bằng chữ Hán. Thơ Nôm của Nguyễn Trãi có những bài rất đúng quy cách niêm luật thơ Đường, có những câu luật Đường rất đẹp đã đi vào trí nhớ mọi người: Nước biếc non xanh thuyền gối bãi, Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu. (Bài 153) Nguyễn Trãi đã vận dụng thi pháp thơ Đường một cách thành thạo. Ông đã thử ngòi bút của mình theo hai hướng tiếng Hán và tiếng Việt và đã ghi được nhiều thành công vẻ vang. Sự phá vở đó trước hết là ở cách ngắt nhịp. Về những câu 7 tiếng. Ta gặp trong Quốc âm thi tập những câu 7 tiếng có lối ngắt nhịp (3/4), cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau, khác lối ngắt nhịp của thể thơ Đường (Trung Quốc) là (4/3), chẳn trước lẻ sau. Loại câu này thường sóng hàng trong cùng một bài thơ. - Vừa sáu mươi dư tám chín thu Lưng gầy da sỉ tướng lù khù. (Bài 15) - Rượu đối cầm đâm thơ một thủ, Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người. (Bài 76) Đứng về mặt ý nghĩa, câu thơ thường có khả năng phân tích bằng những lối ngắt nhịp khác nhau. Nhưng cũng có trường hợp chỉ có một lối: Vừa sáu mươi dư tám chín thu. Nguyễn Trãi có nhiều câu thơ ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau: - Tóc nên bạc / bởi lòng ưu ái Tật được tiêu / ngờ thuốc đắng cay - Rượu đối cầm / đâm thơ một thủ Ta cùng bong / lẫn nguyệt / ba người. (Bài 76) Do cách ngắt nhịp khác nên các tiếng thanh bằng, thanh trắc cũng không theo trật tự của thể luật Đường. Hoặc có thể là 2/2/3, 2/5, 5/2… trong câu thơ 7 chữ: - Hái cúc/ ương lan/ hương bén áo Tìm mai/ đạp nguyệt/ tuyết xăm khăn. (Thuật hứng, bài 15) - Điền địa/ chớ tham hơn bỏ ải Nhân luân/ mựa lấy dưới làm trên. (Báo kính cảnh giới, bài 15) - Cơm kẻ bất nhân ăn/ ấy chớ Áo người vô nghĩa mặc/ chẳng thà. (Trần tình, bài 3) Về cách ngắt nhịp, Nguyễn Trãi đã có sự phá cách của những thể thơ truyền thống của luật Đường. Đây được xem là bước tiến bộ mới trong sáng tác thơ theo khuynh hướng dân tộc của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó, sự phá vở quy cách niêm luật thơ Đường đó là về thể thơ ngũ ngôn xen kẽ thất ngôn: Trẻ hòa sang ấy phúc Già được trọn là tiên Cho về cho ở đền ơn chúa Lo phải chon chen đến của quyền. (Thuật hứng, bài 8) Ngoài ra, còn có câu thơ lục ngôn xen kẽ thất ngôn. Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện tượng viết khác quy cách niêm luật thơ Đường đặc biệt dễ thấy và cũng rất phổ biến: dùng câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng trong bài thơ bát cú cũng như tứ tuyệt. Nhiều bài chỉ dùng 1 hoặc 2 câu 6 tiếng, nhưng cũng có một số ít bài dùng tới 7 câu 6 tiếng xen 1 câu 7 tiếng. Câu 6 tiếng có khi ở dòng đầu, có khi lại được bố trí ở giữa hay cuối bài. Đây có thể xem là sự phá vở quy cách niêm luật của thơ Đường. - Bít bả hài gai khăn cóc, Xuềnh xoàng làm mấy đứa thôn nhân. (Bài 33) - Thế nhưng cười ta rằng đánh thơ, Dại hoà vụng nết lừ khừ. (Bài 90) Số lượng các bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất lớn (186/254) chứng tỏ rằng: Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức khi vận dụng thể thơ này như một thử nghiệm cho việc tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc, chống lại ảnh hưởng quá sâu sắc của thi ca Trung Hoa. Xét về tác dụng nghệ thuật, câu thơ 6 tiếng trong bài thơ thất ngôn xen lục ngôn khiến lối thơ trở nên cô đọng, giản dị, ý thơ mạnh mẽ, sắc sảo, thường phù hợp với việc diễn đạt những chân lý của cuộc sống, những quyết tâm hành động của nhà thơ. Ngoài ra, cách ngắt nhịp phong phú của câu thơ 6 chữ khiến nó có khả năng diễn đạt được những cung bậc tình cảm đặc biệt tinh tế, sâu sắc của con người. Như vậy, sự xuất hiện của câu thơ 6 chữ đã làm phá vở kết cấu hoàn chỉnh của bài thơ Đường luật, đúng như nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai nhận xét: “Đây là một điểm đáng chú ý. Trong kỹ thuật viết thơ của Nguyễn Trãi rõ rang có một sự cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng dùng xen với những câu 7 tiếng, khác hẳn với quy cách niên luật thơ Đường” [8, tr.841]. 2.3. Ngôn ngữ dân tộc và khuynh hướng Việt hoá trong Quốc âm thi tập Thơ Nôm của dân tộc đã hình thành từ đời Trần Quốc âm thi tập thơ Nôm và ngôn ngữ dân tộc đã có một bước tiến đáng kể. Trong thơ chữ Hán, tính dân tộc thể hiện ở chỗ phản ánh tâm hồn, cốt tính cuộc sống, con người, thiên nhiên đất nước Việt Nam. Với thơ Nôm cuộc sống con người, thiên nhiên đất nước miêu tả sinh động hơn, đầy đủ hơn. Thơ Nôm Nguyễn Trãi đậm đà hương vị cảnh sắc quê hương. Nhiều cỏ cây, hoa lá gắn bó với cuộc sống của người dân lao động sau lũy tre xanh vốn rất xa lạ với văn chương bác học lại hiện về tự nhiên, tập trung khá đầy đủ và tinh tế, mỹ lệ trong Quốc âm thi tập. - Tả lòng thanh, mùi núc nác Vun đất ải, rãnh mồng tơi. (Ngôn Chí – bài thứ 9) - Vầu làm chèo, trúc là nhà Được thú vui, ngày tháng qua. (Trần tình – bài thứ 3) Trong Dư địa chí Nguyễn Trãi đã từng yêu cầu: “Người trong nước không được bắt chước phong tục và ngôn ngữ các nước Ngô, Chiêm…để làm loạn phong tục trong nước”. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã trở thành tấm gương tiêu biểu đầu tiên cho việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tác văn chương. Việc dùng tiếng mẹ đẻ để làm văn đã khó, làm thơ còn khó hơn nhiều. Ức Trai đã cố gắng đưa vào thơ nhiều từ thuần Việt đặt bên cạnh các từ gốc Hán trong sự hài hoà của thanh âm. Trong câu thơ sau đây từ ao đã thay thế cho từ trì: Ao cạn vớt bèo thả muống Trì thanh phát cỏ ương sen. (Thuật hứng) Ở nhiều chỗ khác Nguyễn Trãi cũng đã có sự chuyển đổi tương tự. Khi thì dùng từ nguyệt có lúc dùng từ trăng, không dùng từ quyển môn mà dùng từ cửa quyền… Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trãi vừa có cái mộc mạc, chân chất, mỹ lệ. - Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi Hầu chết so le, khóm cuối hàng. (Ngôn chi – bài thứ 8) - Am rợp, chim kêu hoa xảy động Song im hương tận, khói sơ tàn. (Ngôn chí - bài 6) Vừa có vẻ lung linh, cổ kính: - Rượu đối cầm, đâm thơ một thú Ta cùng bóng lẫn nguyệt, ba người. (Tự than – bài 6) Nguyễn Trãi cũng đã khai thác được ưu thế biểu đạt của những cặp tiếng đôi giàu tính tượng thanh, tượng hình trong tiếng Việt cổ. - Thu nhạn lạc lài khi gió Tiếng quyên khắc khoải thuở trăng. (Tự than – bài thứ 90) - Hài cỏ, đạp chân đi đủng đỉnh Áo bô, quen cật vận xênh xang. (Tức sự - bài 4) - Khóng khảy, kẻ cười cùng kẻ thốt, Khó khăn, người rẻ lẫn người roi. (Tự than – bài 36) Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Trãi là ông đã xây dựng ngôn ngữ dân tộc trên cơ sở kế thừa nâng cao ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân gian. Nhiều khẩu ngữ quen thuộc xuất hiện trong thơ Nôm. - Ruộng đôi ba khóm đất con ong Đày tớ hay cày kẻo muộn mòng. (Thuật hứng – bài 14) - Thân đà hết luỵ, thân nên nhẹ, Bụt ấy lại lòng, bụt há cần? (Mạn thuật – bài thứ 8) Những lời ăn tiếng nói hằng thường của nhân dân lao động khi bước vào văn học dân gian đã được gọt giũa và cách điệu hoá lung linh vẻ đẹp. Ngôn ngữ văn học dân gian là bầu sữa vô tận của thi sĩ xưa nay. Nguyễn Trãi cũng đã sử dụng rất nhuần nhị những hình tượng, những kết cấu ngôn ngữ vốn đã cô đúc trong các thể loại văn học dân gian: Từ câu tục ngữ: Ở gần nhà giàu đau răng ăn cám, Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn. Nguyễn Trãi viết: Lận cận nhà giàu no bữa cám Bạn bè kẻ trộm phải ăn đòn. Sáng tác thơ văn của các tác giả văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá, văn học Trung Quốc. Đó là một thực tế, một lẽ đương nhiên. Có điều trong khi tiếp thu ông cha ta đã kế thừa một cách có chọn lọc, có sáng tạo chứ không rập khuôn, máy móc, thậm chí có trường hợp đồng hoá trở lại. Thơ Nôm Nguyễn Trãi là tiêu biểu cho sự đồng hoá kho văn liệu, thi liệu Hán học. Chẳng hạn, từ câu: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (nghĩa là: lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ) của Phạm Văn Chính. Ông viết: Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa Vui sơ chẳng quản đeo âu. (Ngôn chí – bài thứ 18) Từ khẩu ngữ Hán học: Hữu xạ tự nhiên hương Hà tất đương phong lập Nguyễn Trãi viết: Có xạ tự nhiên mùi ngát bay Lọ là đứng gió không tay. Như vậy, Nguyễn Trãi đã tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc nhằm giữ vững bản lĩnh dân tộc trong thời kỳ Hán hóa. Không những thế, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Trãi cách sáu trăm năm rồi mà nghe vẫn mới, vẫn hiện đại: Lao xao chợ cá làng ngư phủ (Báo kính cảnh giới, bài 43). Đọc Quốc âm thi tập nhiều khi ta không thấy sự ngăn cách hàng rào ngôn ngữ. Thơ Nôm Nguyễn Trãi một mốc đánh dấu sự phát triển của văn học Quốc ngữ. Quốc âm thi tập là tuyên ngôn văn h
Luận văn liên quan