Ngay khi ra đời, hệthống ngân hàng đã chứng tỏvai trò thiết yếu của mình trong
guồng máy kinh tế, sựhưng thịnh hay sựsuy thoái của ngân hàng luôn tạo những ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với tình hình phát triển kinh tếmột quốc gia. Sau hơn 20 năm tiến
hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay đổi cơbản nền kinh tếvới những chỉsố
kinh tế ngày càng khả quan, hệ thống ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng.
Những đổi mới của hệthống ngân hàng Việt Nam được coi là khâu đột phá, có những
đóng góp tích cực cho nền kinh tếtrong việc đẩy lùi và kiềm chếlạm phát, từng bước
duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉgiá, góp phần cải thiện kinh tếvĩ mô, môi
trường đầu tưvà sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư. Tín dụng
ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sựtăng trưởng kinh tếvới nhịp độcao
trong nhiều năm liên tục. Với dưnợcho vay nền kinh tếchiếm khoảng 35-37% GDP,
mỗi năm hệthống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tếcủa cả
nước. Hỗtrợcó hiệu quảtrong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải
thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Hòa mình với nhịp độphát triển chung, rủi ro trong cho vay của các tổchức
tín dụng còn cao, đặc biệt là dưnợtín dụng quá hạn trong đó có cảnợkhó đòi hiện
đang là vấn đềnổi cộm. Cũng nhưnền kinh tếnói chung, hoạt động của hệthống
ngân hàng đã đến lúc cần có giải pháp đểthực hiện việc chuyển từgiai đoạn phát
triển theo chiều rộng sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Các dựán đầu tưphải
thực sựmang lại hiệu quảkinh tế, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, cho ngân hàng,
tạo nên sựtăng trưởng kinh tếvà tiến bộxã hội. Muốn đạt được kết quả đó, cần
phải hội đủrất nhiều yếu tốsong chủyếu là chiến lược khách quan hoàn hảo kèm
theo cơchếquản lý có hiệu quảvà đặc biệt là phương pháp thẩm định có khoa học.
Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Ba Đình, em nhận thấy rằng thẩm định dựán đầu tưlà một trong những vấn đềcó
nhiều điều đáng quan tâm, không chỉriêng Ngân hàng Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Ba Đình mà của tất cảcác Ngân hàng thương mại Việt Nam.Vì vậy em
quyết định chọn đềtài:
91 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định dựán cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Hoàn thiện công tác thẩm
định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại
Ngân hàng Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Ba Đình.”
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay khi ra đời, hệ thống ngân hàng đã chứng tỏ vai trò thiết yếu của mình trong
guồng máy kinh tế, sự hưng thịnh hay sự suy thoái của ngân hàng luôn tạo những ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với tình hình phát triển kinh tế một quốc gia. Sau hơn 20 năm tiến
hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay đổi cơ bản nền kinh tế với những chỉ số
kinh tế ngày càng khả quan, hệ thống ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng.
Những đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam được coi là khâu đột phá, có những
đóng góp tích cực cho nền kinh tế trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước
duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi
trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư. Tín dụng
ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao
trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP,
mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả
nước. Hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải
thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Hòa mình với nhịp độ phát triển chung, rủi ro trong cho vay của các tổ chức
tín dụng còn cao, đặc biệt là dư nợ tín dụng quá hạn trong đó có cả nợ khó đòi hiện
đang là vấn đề nổi cộm. Cũng như nền kinh tế nói chung, hoạt động của hệ thống
ngân hàng đã đến lúc cần có giải pháp để thực hiện việc chuyển từ giai đoạn phát
triển theo chiều rộng sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Các dự án đầu tư phải
thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, cho ngân hàng,
tạo nên sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Muốn đạt được kết quả đó, cần
phải hội đủ rất nhiều yếu tố song chủ yếu là chiến lược khách quan hoàn hảo kèm
theo cơ chế quản lý có hiệu quả và đặc biệt là phương pháp thẩm định có khoa học.
Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Ba Đình, em nhận thấy rằng thẩm định dự án đầu tư là một trong những vấn đề có
nhiều điều đáng quan tâm, không chỉ riêng Ngân hàng Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Ba Đình mà của tất cả các Ngân hàng thương mại Việt Nam.Vì vậy em
quyết định chọn đề tài:
3
“ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại Ngân
hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình”
Chuyên đề kết cấu theo hai chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án cho vay vốn ngành bao bì tại
Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
Chương II: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án cho vay
vốn ngành bao bì tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
4
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY
VỐN NGÀNH BAO BÌ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH
1.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Việt Nam
• Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau
khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò
quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
• Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi
nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty
Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai
thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công
nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
• Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
• Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới.
• Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt
Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
• Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng
Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức
Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
• Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương
mại điện tử tại Việt Nam. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ
hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách
hàng.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Ba Đình
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình (hay gọi tắt là
NHCT Ba Đình) được thành lập từ những năm 1959, với tên gọi là Chi điếm Ngân
hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội, với nhiệm vụ vừa xây dựng cơ sở vật
5
chất, củng cố tổ chức và hoạt động Ngân hàng. Chi nhánh đặt trụ sở tại phố Đội Cấn
– Hà Nội (và nay là 142 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, TP Hà Nội). Ra đời khi trong
bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn nên hoạt động của chi nhánh chỉ mang tính
bao cấp, phục vụ không lấy lợi nhuận làm mục tiêu và hoạt động theo mô hình quản
lý một cấp. Mô hình này đuợc duy trì cho đến tháng 07 năm 1988 thì kết thúc.
Ngày 01/07/1988 thực hiện nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) ngành Ngân hàng đã chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính kế
hoạch hoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý hai cấp (Ngân
hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại), và các NHTM quốc doanh lần lượt ra đời
với các chức năng chuyên môn NHCT – NHNT – NHĐT&PT – NHNN&PTNT.
Đồng thời, Ngân hàng công thương Ba Đình cũng được chuyển đổi thành một chi
nhánh NHTM quốc doanh với tên gọi là chi nhánh Ngân hàng Công thương quận
Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Hà Nội, và hoạt động theo mô hình
quản lý 3 cấp (trung ương – thành phố - quận). Với mô hình quản lý này, trong
những năm (7/88 – 3/93) hoạt động kinh doanh Ngân hàng công thương Ba Đình
kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một ngân hàng thương
mại trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT
thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn và thử thách mà Ngân hàng gặp phải
vào những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối mới của Đảng.
Trước những thực tế đó, theo quyết định số 93/NHCT – TCCB của Tổng giám
đốc NHCT Việt Nam bắt đầu tư ngày 01/04/1993, Ngân hàng Công thương Việt
Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (trung ương - quận), xoá bỏ
cấp trung gian là NHCT thành phố Hà Nội. Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý
cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường công tác quản lý cán bộ và đội
ngũ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã có nhiều sức bật
mới, đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín tham gia cạnh tranh tích cực trên thị
trường, và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với môi trường
kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Cho đến nay hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba
Đình được ổn định và phát triển theo 4 định hướng lớn của ngành “ổn định – an
toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động
cũng như về cơ cấu mạng lưới tổ chức bộ máy.
Từ năm 1995 đến nay, với những kết quả kinh doanh đã đạt được, cùng với tốc
độ tăng trưởng và hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao, Chi nhánh
6
Ngân hàng công thương Ba Đình liên tục được Ngân hàng Công thương Việt Nam
công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt
Nam: năm 1998 được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; năm 1999 dược chủ
tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; liên tục trong các năm 2000
– 2004 được nhiều cấp khen thưởng: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng
khen, thống đốc Ngân hàng nhà nước tặng bằng khen, được HĐQT – KT Ngành
ngân hàng đề nghị thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; năm 2007 được đón nhận
Huân Chương Lao Động Hạng nhì của Chủ tịch nước. Và năm 2008, chi nhánh
đang đề nghị Thủ Tướng Chính phủ tặng cờ thi đua.
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
1.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
Theo quyết định số 151 và 068/QĐ-CNBĐ-TCHC của HĐQT của Ngân hàng
Công thương Việt Nam về việc chuyển đổi mô hình tổ chức của chi nhánh NHCT
theo dự án hiện đại hoá ngân hàng, cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng công
thương Ba Đình như sau:
7
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình)
GĐ &
PGĐ
Khối
Kinh
doanh
Khối
Dịch vụ
Khối
quản lý
rủi ro
Khối hỗ
trợ
Khối
CNTT
PGD
Tây Hồ
Phòng
KH DN
lớn
Phòng
DNVVN
Phòn
g KH
cá
nhân
Phòng
Quản lí
rủi ro
Phòng
Thông tin
& Điện
toán
Phòng
Thanh toán
XNK
Phòng
Thẻ
Phòng
Kế Toán
Phòng Tổ
chức
Hành
chính
Phòng
Tổng hợp
Phòng
Tiền Tệ
& Kho
quỹ
8
1.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Ba Đình
• Chức năng:
NHCT Ba Đình là một chi nhánh lớn của Ngân hàng Công thương Việt Nam
tại Hà Nội, hoạt động kinh doanh theo mô hình 1 NHTM đa năng, mang tính kinh
doanh thực sự, với phong cách giao tiếp và phục vụ hiện đại, lấy lợi nhuận làm mục
tiêu kinh doanh.
Với bộ máy hoạt động gần 300 cán bộ - nhân viên, hoạt động của chi nhánh
đã phát triển rộng khắp trên địa bàn gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây
Hồ. Không những thế ngân hàng Công thương Ba Đình luôn luôn đảm bảo chức
năng hoạt động của một chi nhánh NHCT trên địa bàn thủ đô. Và thực tế đã chững
minh, từ năm 1995 đến nay, chi nhánh NHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt
Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT
Việt Nam.
• Nhiệm vụ:
Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình có một số nhiệm vụ sau:
- Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng gồm các doanh nghiệp
lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân, đồng thời tư vấn cho khách hàng
về các sản phẩm của Ngân hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tín
dụng phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
- Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm đinh và tái
thẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ
theo quy định của NHCT Việt Nam.
- Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của
NHVN và NHCT Việt Nam.
- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ
trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện công
tác quản trị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công
tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh.
9
- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi
nhánh. Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ
thống mạng, máy tính của chi nhánh.
- Ngoài ra, chi nhánh còn có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp,
phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động
hàng năm của mình.
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Ba Đình những năm gần đây
Năm 2006, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại diễn ra rất sôi
động với nhiều chi nhánh, điểm giao dịch mở ra, nhiều ngân hàng tăng vốn điều lệ,
giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục tăng. Tuy nhiên, do lãi suất trên
thị trường thế giới có nhiều biến động, đặc biêt là đồng USD tác động trực tiếp đến
quan hệ tỷ giá và lãi suất đồng VNĐ. Mặt khác, do quan hệ cung cầu vốn trên thị
trường, sự biến động giá cả, lãi suất huy động của các NHTMCP đều áp dụng vượt
các mức lãi suất đã thỏa thuận của Hiệp hội Ngân hàng. Một số doanh nghiệp có
nguồn tiền gửi lớn đang gửi vốn tại Chi nhánh là nhà cổ đông chiến lược của một số
NHTMCP tạo ra sự cạnh tranh, dịch chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng
khác, làm cho lãi suất huy động vốn VNĐ luôn không ổn định, cạnh tranh giữa các
ngân hàng trở nên gay gắt. Trong đầu tư tín dụng, với định hướng tăng trưởng đi đôi
với chất lượng, tìm kiếm khách hàng, phương án cho vay tốt và áp dụng chuẩn mực
phân loại nợ hàng tháng nên nợ xấu thường xuyên được kiểm soát và khắc phục.
Năm 2007, với nhiều diễn biến bất lợi như giá dầu mỏ, giá vàng tăng cao đạt
mức kỷ lục làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Sự xuất hiện thêm các tổ
chức định chế tài chính, tín dụng trong nước, thị trường nhà đất sốt giá trở lại làm
gia tăng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Một vài doanh nghiệp có quan
hệ tín dụng tại Chi nhánh có dư nợ lớn, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn đã ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh chung của Chi nhánh.
Đến năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu đã làm lạm phát tăng cao do chi phí đấy trong những tháng đầu năm
nhưng cuối năm lại rơi vào tình trạng giảm phát, nhập siêu tăng và đầu tư gián tiếp
nước ngoài giảm, diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ bất thường. Hoạt động tài chính
ngân hàng bị ảnh hưởng rất lớn, đầu năm là cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa
các ngân hàng nhưng đến cuối năm, khi ngân hàng NN VN thực hiện đồng bộ các
10
giải pháp: hạ lãi suất cơ bản, tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc cho phép các
NHTM rút về tín phiếu bắt buộc, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến tình hình thanh
khoản tốt hơn, lãi suất cho vay liên tục điều chỉnh giảm.
Có thể nói, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã thực
thi rất tốt vai trò nòng cốt của mình trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện chính
sách tiền tệ một cách hiệu quả, đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt
Nam.
1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng không thể chỉ nên nhìn
kết quả của công tác tín dụng chỉ vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng
mà còn phải xem xét đến chất lượng, quy mô của công tác huy động vốn. Với
nguyên tắc hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại là “ Đi vay để cho vay”,
việc huy động vốn có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tín dụng nói chung và
công tác thẩm định nói riêng
Năm
Tổng nguồn vốn huy
động bình quân
Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm
Tiền gửi VNĐ Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ
2006 4.400 3.497 853
2007 4.947 4.040 1.101
2008 4.493 3.410 1.082
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2008)
Năm 2006, so với kế hoạch vốn huy động đạt 96%, trong đó, VNĐ đạt 95,8%,
ngoại tệ quy VNĐ đạt 99%. Nguyên nhân chính là một số doanh nghiệp có tiền gửi
thường xuyên lớn, phải cấp vốn cho các đơn vị thành viên hoặc chuyển vốn về
Tổng công ty theo quy chế nội bộ. Mặt khác, chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường tăng
nhanh có sức hấp dẫn, gia tăng thêm người tham gia kinh doanh cổ phiếu nên trong
những tháng cuối năm tiền gửi ở khu vực dân cư giảm nhiều.
So với kế hoạch, năm 2007, tống nguồn vốn huy động đạt 98,86%, trong đó
VNĐ đạt 94,72%, ngoại tệ quy VNĐ đạt 117,15%
Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 105,7% trong đó VNĐ đạt 111,8%,
ngoại tệ quy VNĐ đạt 90,2% so với kế hoạch.
11
* Về cơ cấu nguồn vốn huy động
Năm Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Tiền gửi dân cư
2006 1962 2388
2007 2817 2324
2008 2188 23305
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2008)
Năm 2006, số dư tiền gửi dân cư tăng 13,17% so với cùng kỳ năm trước do
một số nguyên nhân:
- Chi nhánh có những chính sách khuyến mãi hấp dẫn thu hút khách hàng với
lượng tiền gửi lớn, triển khai thực hiện tốt các đợt huy động vốn phát hành kỳ phiếu
dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ…
- Khai thác tiền đền bù cho dân từ các dự án xây dựng đường giao thông
- Các dự án có nguồn vốn tài trợ ODA, WB… do Chi nhánh khai thác vẫn tiếp
tục tăng.
Năm 2007 có mức tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đột biến do huy động
vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng được quan tâm chú trọng cùng với
những chính sách khuyến mãi thích hợp đối với từng doanh nghiệp nên nhiều doanh
nghiệp có vốn lớn duy trì mức tiền gửi khá ổn định hoặc chuyển thêm vốn về gửi
tăng lên tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, do tác động cạnh tranh của các tổ chức tín
dụng và định chế tài chính, giá thị trường nhà đất hồi phục tăng cao trở lại, đặc biệt
giá vàng, giá tiêu dùng liên tục tăng vào cuối năm nên vốn huy động tiền gửi dân cư
bị sụt giảm.
Năm 2008 do có nhiều biến động về lãi suất huy động, sự cạnh tranh gay gắt
của các ngân hàng làm cho nguồn vốn huy động giảm sút so với năm 2007. Trong
khu vực tiền gửi tiết kiệm dân cư, Chi nhánh đã tích cực triển khai các chương trình
huy động vốn đồng thời chỉnh sửa khang trang các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch
12
1.1.4.2. Hoạt động tín dụng
A, Thực hiện chỉ tiêu dư nợ
Năm
Dư nợ bình
quân
Dư nợ tính đến cuối năm
Dư nợ cho vay VNĐ
Dư nợ cho vay ngoại tệ
quy VNĐ
2006 2.383 1.710 650
2007 2.373 1.844 799
2008 3.722 2.213 988
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2008)
* Về dư nợ theo thời gian:
- Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2007 đạt 2195 tỷ, so với năm trước tăng 17,9%.
Đến năm 2008 đạt 2087 tỷ đồng, giảm 108 tỷ đồng tương đương 4,9% so với cuối
năm 2007, tổng dư nợ giảm 17,8%.
- Dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 448 tỷ năm 2007, bằng 89,8% so với cuối
năm trước. Đến năm 2008 đạt 1114 tỷ đồng, tương đương 148,7% so với cuối năm
2007, chiếm 34,8% tổng dư nợ tăng 17,8%.
* Về cơ cấu dư nợ:
- Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước: Năm 2007 đạt 42,4%, so với kế hoạch
giảm 2,6%, so với cuối năm 2006 tăng 0,62%; Năm 2008 đạt 54%, so với kế hoạch
tăng 15%, so với cùng kì năm 2007 tăng 11,6%.
- Tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Năm 2007 đạt 59,6%, so với
kế hoạch tăng 18,6%, so với cuối năm 2006 tăng 15,3%; Năm 2008 đạt 44%, giảm
145,6 % so với cuối năm 2007, so với kế hoạch giảm 1%.
B, Trích lập dự phòng rủi ro
* Số phải trích đến cuối năm 2007 là 61138 triệu đồng, năm 2008 là 121.000
triệu đồng
* Số trích dự phòng rủi ro đến cuối năm 2007 là 100.866 triệu đồng, năm 2008
là 54.181 triệu đồng.
C, Thu hồi nợ đã xử lý ngoại bảng
* Năm 2006:
- Từ nguồn xử lý rủi ro: 20.004 tỷ đồng, đạt 53,06% so với kế hoạch.
13
- Từ nguồn Chính phủ cấp: kế hoạch thu 3 tỷ, thực hiện 193 triệu đồng, trong
đó có món nợ nhiều năm có vướng mắc với cơ quan thi hành án không thực hiện
được, doanh nghiệp có biểu hiện thiếu thiện chí trả nợ.
* Năm 2007, với những biện pháp thực hiện quyết liệt như bám sát nguồn thu,
thỏa thuận khách hàng trả từng tháng đối với từng khách hàng nên kết quả thu nợ
ngoại bảng có chuyển biến rõ rệt.
- Thu nợ từ nguồn xử lý rủi ro 17.655 triệu đồng, đạt 51,4% so với kế hoạch
- Thu nợ từ nguồn Chính phủ được 370 triệu đồng.
* Năm 2008, dù có nhiều biện pháp đưa ra để thu hồi nợ nhưng do các doanh
nghiệp gặp khó khăn về tài chính không có nguồn trả nợ, một số khoản nợ có bổ
sung tài sản đảm bảo nhưng là các thiết bị công trình đã cũ, lạc hậu , khó bán, nhà
xưởng sản xuất, giấy tờ pháp lý không đầy đủ nên khó xử lý… khiến cho quá trình
thu nợ ngoại bảng đạt kết quả thấp.
- Thu nợ từ nguồn xử lý rủi ro: 4.495 triệu đồng, bằng 10,7% kế hoạch.
- Thu nợ từ nguồn Chính phủ: 249 triệu đồng, đạt 44,5 % kế hoạch.
1.1.4.3. Hoạt động tài trợ thương mại
A, Kinh doanh ngoại tệ
Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tề của các đại lý qua thị trường tự do và thị
trường liên ngân hàng, Chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất
khấu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn,đồng thời theo dõi sát sao chặt chẽ luồng tiền đi-
đến, tỷ giá, điều chuyển vốn… Do vậy không có rủi ro, trạng thái ngoại tệ được
khắc phục, tuân thủ đúng quy định NHCTVN
Năm 2006, tổ