Đề tài Khả năng ứng dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, quá trình điều hoà các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu được diễn ra trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính thường được phân làm hai loại là thị trường tiền tệ (bao gồm thị trường liên ngân hàng, thị trường hối đoái và quan trọng nhất là thị trường tín dụng ) và thị trường vốn (bao gồm thị trường cho thuê tài chính, thị trường thế chấp và quan trọng nhất là thị trường chứng khoán). Thị trường chứng khoán là bộ phận quan trọng nhất trong thị trường tài chính, nó là nơi cung cấp vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường tài chính rất nhạy cảm, chỉ một tổn thất trong một thị trường bộ phận có thể lây lan sang cả thị trường tài chính rộng lớn và rất dễ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Từ đó đặt ra một yêu cầu là phải ổn định thị trường tài chính. Chính vì vậy mà trong suốt những thập kỷ vừa qua có sự tăng trưởng kỳ lạ của các thị trường phái sinh, một trong những phát triển quan trọng nhất của thị trường tài chính. Các công cụ tài chính phái sinh ngày càng được sử dụng rộng rãi, linh hoạt trong các hoạt động tài chính. Đó là những công cụ mới và phức tạp, vì vậy muốn sử dụng nó một cách hiệu quả ta cần nghiên cứu, tìm hiểu nó. Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính phái sinh có nguồn gốc từ chứng khoán và có mối quan hệ chặt chẽ với chứng khoán gốc. Đây là những công cụ tài chính đa năng và là các công cụ quan trọng được sử dụng một cách linh hoạt để giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán xử lý rủi ro về giá cả chứng khoán và giúp nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng chứng khoán phái sinh lại tạo ra sứ ép từ phía nhà đầu tư và rất phức tạp nên chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp và trong thị trường chứng khoán phát triển. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động từ năm 2000, còn trong giai đoạn bước đầu xây dựng nên vấn đề áp dụng chứng khoán phái sinh còn nhiều bất cập, nhưng khi thị trường phát triển thì đó lại trở thành tất yếu. Do còn mới và phức tạp, đề tài mới dừng lại ở những lý thuyết cơ bản về chứng khoán phái sinh. Nội dung của đề tài được trình bày đi từ lý thuyết về chứng khoán phái sinh đến khả năng áp dụng chúng vào thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm các phần sau: Phần 1 : CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Phần 2 : KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

doc31 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khả năng ứng dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, quá trình điều hoà các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu được diễn ra trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính thường được phân làm hai loại là thị trường tiền tệ (bao gồm thị trường liên ngân hàng, thị trường hối đoái và quan trọng nhất là thị trường tín dụng ) và thị trường vốn (bao gồm thị trường cho thuê tài chính, thị trường thế chấp và quan trọng nhất là thị trường chứng khoán). Thị trường chứng khoán là bộ phận quan trọng nhất trong thị trường tài chính, nó là nơi cung cấp vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường tài chính rất nhạy cảm, chỉ một tổn thất trong một thị trường bộ phận có thể lây lan sang cả thị trường tài chính rộng lớn và rất dễ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Từ đó đặt ra một yêu cầu là phải ổn định thị trường tài chính. Chính vì vậy mà trong suốt những thập kỷ vừa qua có sự tăng trưởng kỳ lạ của các thị trường phái sinh, một trong những phát triển quan trọng nhất của thị trường tài chính. Các công cụ tài chính phái sinh ngày càng được sử dụng rộng rãi, linh hoạt trong các hoạt động tài chính. Đó là những công cụ mới và phức tạp, vì vậy muốn sử dụng nó một cách hiệu quả ta cần nghiên cứu, tìm hiểu nó. Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính phái sinh có nguồn gốc từ chứng khoán và có mối quan hệ chặt chẽ với chứng khoán gốc. Đây là những công cụ tài chính đa năng và là các công cụ quan trọng được sử dụng một cách linh hoạt để giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán xử lý rủi ro về giá cả chứng khoán và giúp nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng chứng khoán phái sinh lại tạo ra sứ ép từ phía nhà đầu tư và rất phức tạp nên chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp và trong thị trường chứng khoán phát triển. Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động từ năm 2000, còn trong giai đoạn bước đầu xây dựng nên vấn đề áp dụng chứng khoán phái sinh còn nhiều bất cập, nhưng khi thị trường phát triển thì đó lại trở thành tất yếu. Do còn mới và phức tạp, đề tài mới dừng lại ở những lý thuyết cơ bản về chứng khoán phái sinh. Nội dung của đề tài được trình bày đi từ lý thuyết về chứng khoán phái sinh đến khả năng áp dụng chúng vào thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm các phần sau: Phần 1 : CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Phần 2 : KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM PHẦN I : CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi mua bán, trao đổi chứng khoán _ chứng khoán được hiểu là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản tương một thời hạn nào đó. Các quan hệ trao đổi mua bán này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, vậy thực chất đây là quá trình vận động của tư bản chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Thị trường chứng khoán không giống như thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hànhg hoá. Cấu trúc thị trường chứng khoán được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Nếu phân loại theo hàng hoá, thì có thể chia thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ dẫn xuất. Thị trường trái phiếu là thị trường mà hàng hoá là trái phiếu; trái phiếu là chứng khoán nợ, một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành ( người đi vay ) phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán (người cho vay ) một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc lẫn lãi trong những khoảng thời gian cụ thể. Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch mua bán trao đổi cổ phiếu, cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạn thanh toán là vô hạn. Còn thị trường các công cụ dẫn xuất là thị trường có hàng hoá là các chứng khoán phái sinh, chứng khoán phái sinh bao gồm các loại như quyền mua trước, chứng khế, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn. Nếu phân loại theo quá trình luân chuyển vốn, thị trường được phân thành thị trường sơ cấp (thị trường cấp một )_là thị trường phát hành chứng khoán hay là nơi mua bán chứng khoán lần đầu tiên. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành, thông qua đó chính phủ có thêm nguồn tài trợ cho dự án đầu tư và tiêu dùng của chính phủ, các doanh nghiệp huy động được vốn cho dự án đầu tư của doanh nghiệp; Và thị trường thứ cấp ( thị trường cấp 2 ) _ là thị trường giao dịch mua bán trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Khi phân loại thị trường chứng khoán theo hình thức tổ chức của thị trường thì có : Thứ nhất, là tổ chức thành sở giao dịch chứng khoán, là thị trường chứng khoán được tổ chức tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch là các chứng khoán đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết do sở giao dịch đặt ra; Thứ hai là tổ chức thành thị trường giao dịch phi tập trung ( thị trường OTC ), là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự kinh doanh chứng khoán mua bán với nhau và với nhà đầu tư. Ngoài hai thị trường trên còn có thị trường thứ ba dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn trên hai thị trường trên. Các chủ thể trên thị tường chứng khoán có thể được chia làm ba nhóm : Một là chủ thể phát hành, người cung cấp hàng hoá ( chứng khoán ) cho thị trường chứng khoán. Các chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và một số tổ chức khác như các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian ….; Hai là nhà đầu tư, là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận, thường được chia thành nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức; Ba là các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán như cơ quan quản lý và giám sát các hoạt động thị trường chứng khoán như uỷ ban chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ , các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm … 1.1.2 Khái niệm về chứng khoán phái sinh Trên các thị trường chứng khoán phát triển, ngoài hoạt động giao dịch các chứng khoán thông thường như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư còn có giao dịch các loại chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh gồm có chứng khế ( warrants ), chứng quyền (rights ), hợp dồng kỳ hạn ( forwards ), hợp đồng tương lai (futures ) và hợp đồng quyền chọn (options ). Các loại chứng khoán phái sinh không giống như các chứng khoán thông thường. Chúng không xác nhận quyền sở hữu hay quyền chủ nợ giữa người sở hữu đối với người phát hành, mà chỉ xác nhận quyền mua cổ phiếu thường của một công ty phát hành cho người sở hữu ( trường hợp chứng khế và chứng quyền ) hoặc xác nhận quyền và nghĩa vụ giữa hai bên giao dịch hợp đồng ( trong trường hợp quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai ). Các chứng khoán phái sinh này giúp cho thị trường sôi động hơn và kích thích hoạt động đầu tư của những nhà đầu tư chứng khoán. Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu của người mua, người bán chứng khoán, và sự phát triển của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường chứng khoán. Các chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính đa năng và đòi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt, mặt khác nó yêu cầu các nhà đầu tư phải phân tích dự đoán tình hình biến động của chứng khoán cơ sở trong tương lai một cách tốt nhất. Sau đó vận dụng chứng khoán phái sinh linh hoạt để kiếm tiền. Do đó, phải là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và những chuyên gia mới có đủ tri thức và thông tin để sử dụng tốt công cụ này. Và chỉ ở thị trường chứng khoán phát triển, chứng khoán phái sinh mới được áp dụng và phát triển. Các chứng khoán phái sinh mới được áp dụng vào thị trường chứng khoán từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20, nhưng đến nay thị trừng chứng khoán phái sinh phát triển rất sôi động và đạt được nhiều thành công. Trong tương lai không xa thị trường chứng khoán phái sinh còn phát triển vượt trội hơn nữa. Đó là quy luật tất yếu. 1.1.3 Vai trò chứng khoán phái sinh đối với thị trường chứng khoán. Chứng khoán phái sinh đóng vai trò to lớn trong thị trường chứng khoán, cũng như trên thị trường tài chính. Chứng khoán phái sinh chủ yếu đảm bảo sự ổn định cho thị trường chứng khoán với chức năng phòng ngừa rủi ro và tăng khả năng sinh lời cho nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, việc sử dụng các chứng khoán phái sinh này cũng tạo ra sức ép từ phía các nhà đầu cơ. Với phương thức rất sôi động ( có tính chất cá cược về giá ) giúp các nhà đầu cơ thao túng về giá chứng khoán gốc. Ví dụ như có sự công khai về một hợp đồng quyền chọn mua một loại chứng khoán nào đó với một lượng chứng khoán lớn và với giá cao vào thời gian tới, thì trên thị trường ngay lập tức xảy ra tình trạng “ăn theo “ tức các nhà đầu tư mua chứng khoán nhỏ lẻ đổ vào mua chứng khoán đó tại thời điểm hiện tại tăng lên khiến cho giá chứng khoán đó lập tức lên giá ( do cầu chứng khoán đó tăng ). Ngoài ra, nó còn làm cho thị trường sơ cấp hoạt động với hiệu quả không cao. Như vậy, các thị trường chứng khoán mới nổi không nên áp dụng chứng khoán phái sinh, nếu không sẽ tạo ra những biến động bất lợi về chứng khoán cơ sở năm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Còn với thị trường chứng khoán phát triển sự áp dụng chứng khoán phái sinh càng kích thích thị trường phát triển sôi động hơn. Đó là nhờ các chức năng kinh tế của các chứng khoán phái sinh như : 1.1.3.1 Chứng khoán phái sinh giúp phòng ngừa rủi ro . Nhà đầu tư là những người có tiền thực hiện giao dịch trao đổi mua bán chứng khoán nhằm mục đích sinh lời. Khi nhà đầu tư này nắm giữ chứng khoán gốc như cổ phiếu trái phiếu, họ mong muốn chứng khoán này lên giá. Vì như vậy họ sẽ được thêm kkhoản lời từ chênh lệch giá. Tuy nhiên, phần tài sản của họ sẽ bị thiệt hại khi thị trường có những biến động bất lơị làm giảm giá chứng khoán mà họ nắm giữ. Đó là những rủi ro gây tổn thất cho nhà đầu tư, vì vậy phải phòng ngừa giảm thiểu rủi ro. Mỗi loại chứng khoán phái sinh có cách phòng ngừa rủi ro riêng cho các trường hợp xảy ra rủi ro gây tổn thất cho nhà đầu tư, bảo vệ tài sản ( giá trị chứng khoán) và cả phần lợi nhuận của nhà đầu tư. Chẳng hạn, chứng quyền đảm bảo quyền lợi cho những cổ đông thường hiện hữu của công ty phát hành khi công ty phát hành thêm cổ phiếu thường mới, điều đó xuất phát từ vấn đề nảy sinh là khi phát hành thêm cổ phiếu thường mới làm pha loãng quyền sở hữu của cổ đông hiện hữu và đồng thời chứng khoán này trên thị trường cũng thường bị giảm giá. Với chứng khế thì nó đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư mua cổ phiếu ưu đãi hay mua trái phiếu có độ rủi ro cao. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn giúp cho các nhà đầu tư tự bảo vệ lợi ích của mình rước những rủi ro giảm giá chứng khoán họ nắm giữ trên thị trường …Với chức năng đó, chứng khoán phái sinh có vai trò to lớn giúp ổn định thị trường chứng khoán. 1.1.3.2 Chứng khoán phái sinh được nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ . Hoạt động đầu cơ là hoạt động giao dịch mua bán hợp đồng của nhà đầu tư mà không sử dụng đến hàng hoá cơ sở ( chứng khoán gốc ). Những nhà đầu cơ mua bán chứng khoán phái sinh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu cơ phải phân tích tình hình biến động, khả năng tăng trưởng phát triển của chứng khoán gốc trên thị trường tiền mặt _ là thị trường diễn ra các giao dịch trao đổi mua bán hàng hoá _ trong tương lai. Từ những nhận định đó nhà đầu cơ đưa ra các quyết định mua hoặc bán chứng khoán phái sinh ( thường chỉ là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn ). Nhà đầu cơ hy vọng kiếm được tiền trong tương lai bằng cách đánh cuộc ( mang tính chất cá cược ) với sự biến động của giá cả. Như vậy nhà đầu cơ là người đánh bạc mạo hiểm nhất trong những nhà đầu tư. Nhà đầu tư sử dụng chứng khoán phái sinh để đầu cơ phải là những người có sức chịu đựng vì thị trường này có độ rủi ro cao. Nhưng những nhà đầu cơ này lại có vai trò to lớn hình thành lên thị trường chứng khoán phái sinh bằng cách hoàn tất mối liên hệ cộng sinh giữa những người muốn tránh né rủi ro ( phòng ngừa rủi ro ) và những người chấp nhận rủi ro. Các chứng khoán phái sinh thực sự là rất đa năng, có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro và cũng có thể sử dụng để đầu cơ. Tuỳ từng quan điểm của nhà đầu tư và từng trường hợp mà nhà đầu tư gặp phải mà các chứng khoán phái sinh được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Sự vận dụng chứng khoán phái sinh này rất linh hoạt, nó được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư từ đó tạo ra sự sôi động, kích thích nhà đầu tư tham gia vào đầu tư trên thị trường chứng khoán. 1.2 CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA MỖI LOẠI. Chứng khoán phái sinh được hình thành từ chứng khoán gốc dựa trên những nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, những người mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Các trường hợp biến động giá do các nguyên nhân khác nhau và mục tiêu sử dụng của nhà đầu tư chứng khoán khác nhau có những yêu cầu khác nhau từ đó hình thành lên các loại chứng khoán phái sinh khác nhau. Chứng khoán phái sinh rất phong phú và đa dạng về chủng loại, và cả về chức năng. Để nghiên cứu về chứng khoán phái sinh cho minh bạch và dễ hiểu, ta phải đi nghiên cứu vào từng loại. Chứng khoán phái sinh thông thường bao gồm những loại sau : Chứng quyền ( giấy đảm bảo quyền mua trước ) (rights ) Chứng khế ( warrants ) Hợp đồng tương lai ( futures ) Hợp đồng quyền chọn ( options ) 1.2.1 Chứng quyền (rights) Chứng quyền là một loại chứng khoán phái sinh được hình thánh từ việc công ty phát hành muốn huy động thêm vốn bằng một đợt phát hành cổ phiếu mới, và chứng quyền chỉ dành cho cổ đông hiện hữu của công ty _ những người hiện đang nắm giữ cổ phiếu của công ty phát hành. Quyền mua trước hay đặc quyền mua cho phép những người sở hữu những cổ phần đang lưu hành được mua một số cổ phiếu nhất định trong đợt phát hành mới của công ty tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào bán ra công chúng trong một thời hạn xác định . Các quyền này cũng chuyển nhượng giữa các cổ đông có quyền thụ hưởng quyền và các nhà đầu tư khác. Thông thường, chứng quyền có thời hạn là ngắn ( 2-3 tuần ) và việc phát hành thường được quy định trong vốn điều lệ. Chứng quyền được phát hành nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Chứng quyền không chỉ đảm bảo quyền mua cổ phiếu đối với cổ đông hiện hữu nhằm đảm bảo quyền kiểm soát với một tỷ lệ cổ phiếu mới bằng với tỷ lệ cổ phiếu trước khi phát hành thêm, mà nó còn nhằm mục tiêu đảm bảo tài sản của chủ sở hữu chứng khoán ( những cổ đông ). Đó là do khi phát hành thêm cổ phiếu, cổ phiếu trên thị trường của công ty phát hành này thường có xu hướng giảm giá. Người nắm giữ quyền này có thể dùng để mua cổ phiếu mới hoặc bán quyền trên thị trường chứng khoán. Nếu cổ đông giữ để thực hiện quyền thì nó được ưu đãi mua chứng khoán với giá thấp hơn mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành. Là do: rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong đợt phát hành quyền và có thể ảnh hưởng tới đợt phát hành. Mặt khác nó làm tăng tính hấp dẫn đối với cổ đông cũ. Để tránh cho các cổ đông cũ khỏi thiệt thì họ được mua cổ phần mới theo giá lý thuyết bằng phần chênh lệch giữa thị giá cổ phiếu trước và sau khi tăng vốn. Phần chênh lệch giữa giá sau khi tăng vốn với giá được mua theo chứng quyền sẽ bù lỗ cho nhà đầu tư phần giảm giá trị chứng khoán trước khi tăng vốn và sau khi tăng vốn. Theo đó giá cổ phiếu sau khi phát hành đảm bảo cho nhà đầu tư không bị thiệt dừng ở mức sau : công thức P1 =  trong đó : n_số lượng cổ phiếu trước khi phát hành thêm . p0_giá cổ phiếu ở thời điểm trước khi phát hành. m_số lượng cổ phiếu trước khi phát hành thêm. f_giá ưu đãi mua cổ phiếu của chứng quyền. p1_ giá của cổ phiếu sau khi phát hành. P1 chỉ là giá cổ phiếu sau khi phát hành dự kiến, còn trên thực tế thì có thể bằng hoặc không. Nếu giá cổ phiếu sau khi phát hành thực tế bằng giá cổ phiếu sau khi phát hành dự kiền thì thì đợt phát hành thêm cổ phiếu không gây thiệt hại cho nhà đầu tư. nếu giá thị trường thực tế không giảm hoặc giảm nhưng vẫn lớn hơn p1 thì cổ đông hiên hữu sẽ có lợi và ngược lại, nếu giá chứng khoán trên thị trường giảm xuống thấp hơn p1 thì cổ đông hiện hành sẽ bị thiệt mặc dù họ được mua với giá thấp hơn giá thị trường lúc bấy giờ. Các cổ đông hiện hữu không nhất thiết phải thực hiện quyền này, họ có thể đem bán và giá của chứng quyền sẽ bù đắp vào phần thiệt hại do giá chứng khoán mà họ nắm giữ bị giảm giá. Như vậy, tổng tài sản của họ sẽ được bảo toàn. Giá của chứng quyền khi đem bán sẽ phản ánh giá trị của chứng quyền có thể cao hơn và có thể thấp hơn, nhưng giá của nó thường nằm trong khoảng chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu sau khi đã phát hành quyền mua cổ phiếu với giá mà người có chứng quyền được mua ( giá mua cổ phiếu ghi trên chứng quyền ) và còn tuỳ theo thoả thuận và cung cầu. Giá trị của chứng quyền được xác định như sau: M =  Trong đó : p_ Là thị giá cổ phiếu . F_ Là gí ưu đãi của chứng quyền . M_ Giá trị của chứng quyền . N_ Là định mức cổ phiếu cũ đẻ mua một cổ phiếu mới hay là số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới = số lượng cổ phần cũ đang lưu hành / số lượng cổ phần mới ( n / m ). Ta thấy ở mẫu, N phải cộng thêm 1 là vì trong thời hạn đăng ký mua cổ phần mới, giá trị thị trường của cổ phiếu ( P ) đã bao gồm luôn cả giá trị của quyền. Ngoài ra cần lưu ý rằng vào ngày đầu tiên cổ phần được mua bán không có kèm đặc quyền, giá thị trường sẽ giảm một khoảng bằng với giá trị của đặc quyền. Khi đó, giá trị của một đặc quyền sẽ là: M =  Như vậy, ta có thể thấy rằng quyền mua trước cổ phiếu không chỉ có chức năng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu cỏ mà nó còn có khả năng làm tăng vốn của công ty phát hành. Các công ty phát hành rất quan tâm tới chức năng này của chứng quyền và các công ty này thường nghiên cứu kỹ tác dụng của nó để vận dụng vào trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn cho công ty, tài trợ cho những dự án đầu tư. Chúng ta nghiên cứu một ví dụ để thấy rõ hơn công dụng của chứng quyền khi công ty phát hành thêm cổ phiếu. Ông A hiện đang nắm giữ 100.000 cổ phiếu của công ty X với giá thị trường là 40.000 đ/cổ phiếu. Công ty X có 1.000.000 cổ phiếu, công ty này muốn huy động thêm vốn bằng cách phát hành thêm 100.000 cổ phiếu mới. Để đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông hiện hữu, công ty quy định tỷ lệ chuyển đổi là 1/10 ( 100.000/1.000.000 ) tức là cứ nắm giữ 10 cổ phiếu cũ thì được quyền mua một cổ phiếu mới thấp hơn giá thị trường giả sử với giá là 34.500đ/cổ phiếu. Như vậy, nhà đầu tư A sẽ được mua cổ phiếu mới của công ty X với số lượng là 10.000 cổ phiếu, khi đó tỷ lệ sở hữu cổ phần của công cua ông A vẫn là 10% ( 110.000/1.100.000 ) nếu ông A thực hiện quyền. Còn sau khi phát hành thêm cổ phiếu, thông thường giá cổ phiếu sẽ giảm giả sử là 39.500đ/cổ phiếu. Giá trị chứng khoán mà ông ta nắm giữ bị giảm giá và giảm 50.000.000đ=100.000x(40.000-39.500), nhưng ông A được bù lại một khoản bằng 50.000.000đ =10.000x(39.500-34.500) khi ông thực hiện quyền mua trướ