Đề tài Lãi suất dân sự

Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm đưa nền kinh tế nước nhà phát triển một cách toàn diện và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Những giải pháp đưa ra và được thực hiện trên thực tế đã thu được những kết quả khả quan, trong đó có những biện pháp quy định về lãi suất (interest rate). Việc điều chỉnh lãi suất hợp lí sẽ giúp phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay những quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản và đặc biệt là lãi suất có những bất cập nhất định. Những bất cập đó thể hiện ở chỗ những quy định pháp luật này còn thiếu cụ thể, lỗi thời không phù hợp với thực tế. Sự quy định của pháp luật đã bộc lộ những khiếm khuyết khi những quy định này được áp dụng trong cuộc sống. Và khi có rất nhiều tranh chấp xảy ra cộng với tình hình phức tạp của nền kinh tế hiện nay thì một đòi hỏi nhất thiết là phải sửa đổi luật để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể và xây dựng một hàng rào pháp luật vững chắc. Với tình hình diễn biến kinh tế ngày càng phức tạp đòi hỏi các nhà chuyên môn phải có những biện pháp để cải thiện tình hình, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu cuối năm 2008 vừa qua. Nhiều nước chịu ảnh hưởng nặng nề và rất khó khăn khi khôi phục lại, trong đó có Việt Nam. Việc áp dụng mức lãi suất của từng nước như nào sẽ giúp điều phối được một phần nền kinh tế của nước đó. Ngày nay, tỉ lệ lạm phát có nguy cơ tăng cao và biến đổi nhanh chóng khiến các nhà chuyên môn rất khó khăn để có thể dự đoán được biến đổi của lạm phát như thế nào. Hơn nữa trong thời gian này lạm phát tăng cao cộng với những khó khăn trong quá trình khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng càng làm tăng tính quan trọng của lãi suất đối với nền kinh tế. Vì vậy, việc quy định mức lãi suất hợp lí và thay đổi đúng lúc sẽ giúp giảm tỉ lệ lạm phát đồng thời giúp khắc phục những khó khăn mà khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mang lại. Vay tiền là một hình thức rất phổ biến, trong hợp đồng vay thường có một điều khoản gọi là lãi suất. Với những tác động tích cực của nó, lãi suất là một yếu tố quan trọng và đôi khi không thể thiếu trong đời sống. Việc sử dụng lãi suất trong hợp đồng vay tiền cũng vậy. Lãi suất không chỉ đem lại lợi nhuận và thoả mãn nhu cầu về vật chất của người cho vay, lãi suất còn đem lại sự đầu tư hay sử dụng có mục đích của người đi vay. Trên thực tế các tranh chấp về hợp đồng vay tiền ngày càng gia tăng đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến lãi và lãi suất. Tuy nhiên những quy định của pháp luật về vấn đề này còn rất chung chung và chưa rõ ràng. Điều đó càng làm tăng thêm các tranh chấp và đã bị một số đối tượng lợi dụng những quy định còn thiếu chặt chẽ của pháp luật để cho vay nặng lãi, để tổ chức đánh bạc làm biến thái đi mục đích thiết thực của lãi suất. Vì vậy có rất nhiều điều cần phải nói và bàn bạc thêm về lãi suất nhưng với sự phong phú và đa dạng của nó nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản, khái quát nhất. Có thể nói lãi suất là một vấn đề còn rất mới mẻ và sự biến đổi không ngừng, thất thường của chính nó đặc biệt trong thời gian gần đây đã thôi thúc rất nhiều nhà khoa học, nhà chuyên môn và những ai yêu thích tìm hiểu về tiền tệ nghiên cứu với mục đích mong muốn kìm hãm những rủi ro do lãi suất mang lại. Cụ thể, đặt ra những mục tiêu trước mắt, giải thích được do đâu lãi suất lại có sự tăng giảm nhanh chóng như vậy, tại sao lãi suất chịu sự chi phối của nền kinh tế và ngược lại lãi suất có ảnh hưởng gì đối với lạm phát và giảm phát thì sẽ tìm ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên với kiến thức còn nhiều hạn chế và sự eo hẹp về tài liệu, thời gian nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi xin chân thành đón nhận ở thầy cô và các bạn những ý kiến đóng góp bổ ích để đề tài được hoàn thiện hơn. Trong đề tài gồm những chương sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng vay tiền Chương 2: Lãi suất trong hợp đồng vay tiền Chương 3: Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất trong hợp đồng vay tiền và thực trạng áp dụng Chương 4: Tác động của lãi suất trong hợp đồng vay tiền tới nền kinh tế hiện nay Chương 5: Nhận xét và kiến nghị.

doc119 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lãi suất dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm đưa nền kinh tế nước nhà phát triển một cách toàn diện và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Những giải pháp đưa ra và được thực hiện trên thực tế đã thu được những kết quả khả quan, trong đó có những biện pháp quy định về lãi suất (interest rate). Việc điều chỉnh lãi suất hợp lí sẽ giúp phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay những quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản và đặc biệt là lãi suất có những bất cập nhất định. Những bất cập đó thể hiện ở chỗ những quy định pháp luật này còn thiếu cụ thể, lỗi thời không phù hợp với thực tế. Sự quy định của pháp luật đã bộc lộ những khiếm khuyết khi những quy định này được áp dụng trong cuộc sống. Và khi có rất nhiều tranh chấp xảy ra cộng với tình hình phức tạp của nền kinh tế hiện nay thì một đòi hỏi nhất thiết là phải sửa đổi luật để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể và xây dựng một hàng rào pháp luật vững chắc. Với tình hình diễn biến kinh tế ngày càng phức tạp đòi hỏi các nhà chuyên môn phải có những biện pháp để cải thiện tình hình, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu cuối năm 2008 vừa qua. Nhiều nước chịu ảnh hưởng nặng nề và rất khó khăn khi khôi phục lại, trong đó có Việt Nam. Việc áp dụng mức lãi suất của từng nước như nào sẽ giúp điều phối được một phần nền kinh tế của nước đó. Ngày nay, tỉ lệ lạm phát có nguy cơ tăng cao và biến đổi nhanh chóng khiến các nhà chuyên môn rất khó khăn để có thể dự đoán được biến đổi của lạm phát như thế nào. Hơn nữa trong thời gian này lạm phát tăng cao cộng với những khó khăn trong quá trình khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng càng làm tăng tính quan trọng của lãi suất đối với nền kinh tế. Vì vậy, việc quy định mức lãi suất hợp lí và thay đổi đúng lúc sẽ giúp giảm tỉ lệ lạm phát đồng thời giúp khắc phục những khó khăn mà khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mang lại. Vay tiền là một hình thức rất phổ biến, trong hợp đồng vay thường có một điều khoản gọi là lãi suất. Với những tác động tích cực của nó, lãi suất là một yếu tố quan trọng và đôi khi không thể thiếu trong đời sống. Việc sử dụng lãi suất trong hợp đồng vay tiền cũng vậy. Lãi suất không chỉ đem lại lợi nhuận và thoả mãn nhu cầu về vật chất của người cho vay, lãi suất còn đem lại sự đầu tư hay sử dụng có mục đích của người đi vay. Trên thực tế các tranh chấp về hợp đồng vay tiền ngày càng gia tăng đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến lãi và lãi suất. Tuy nhiên những quy định của pháp luật về vấn đề này còn rất chung chung và chưa rõ ràng. Điều đó càng làm tăng thêm các tranh chấp và đã bị một số đối tượng lợi dụng những quy định còn thiếu chặt chẽ của pháp luật để cho vay nặng lãi, để tổ chức đánh bạc… làm biến thái đi mục đích thiết thực của lãi suất. Vì vậy có rất nhiều điều cần phải nói và bàn bạc thêm về lãi suất nhưng với sự phong phú và đa dạng của nó nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản, khái quát nhất. Có thể nói lãi suất là một vấn đề còn rất mới mẻ và sự biến đổi không ngừng, thất thường của chính nó đặc biệt trong thời gian gần đây đã thôi thúc rất nhiều nhà khoa học, nhà chuyên môn và những ai yêu thích tìm hiểu về tiền tệ nghiên cứu với mục đích mong muốn kìm hãm những rủi ro do lãi suất mang lại. Cụ thể, đặt ra những mục tiêu trước mắt, giải thích được do đâu lãi suất lại có sự tăng giảm nhanh chóng như vậy, tại sao lãi suất chịu sự chi phối của nền kinh tế và ngược lại lãi suất có ảnh hưởng gì đối với lạm phát và giảm phát thì sẽ tìm ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên với kiến thức còn nhiều hạn chế và sự eo hẹp về tài liệu, thời gian nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi xin chân thành đón nhận ở thầy cô và các bạn những ý kiến đóng góp bổ ích để đề tài được hoàn thiện hơn. Trong đề tài gồm những chương sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng vay tiền Chương 2: Lãi suất trong hợp đồng vay tiền Chương 3: Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất trong hợp đồng vay tiền và thực trạng áp dụng Chương 4: Tác động của lãi suất trong hợp đồng vay tiền tới nền kinh tế hiện nay Chương 5: Nhận xét và kiến nghị. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VAY TIỀN 1.1. Khái niệm hợp đồng vay tiền Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội loài người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Khái niệm cho vay, theo nghĩa chung nhất được hiểu là việc một người thoả thuận để cho người khác được quyền sử dụng số tài sản của mình (bao giờ cũng là tài sản cùng loại) trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở tin tưởng hay tín nhiệm của mình đối với người đó. Hợp đồng vay tiền là một hợp đồng vay có đối tượng là một tài sản đặc biệt – tiền. Cho vay nói chung và cho vay tiền nói riêng bao gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau: · Thứ nhất, về chủ thể, việc cho vay bao giờ cũng có ít nhất hai bên chủ thể tham gia, bao gồm bên vay và bên cho vay. Bên cho vay là người có khoản tiền chưa dùng đến, muốn cho người khác sử dụng để thoả mãn lợi ích của mình, có thể là lợi ích vất chất hoặc tinh thần. Còn bên vay chính là người đang cần sử dụng số tiền đó để thoả mãn nhu cầu về kinh doanh hoặc tiêu dùng. · Thứ hai, hình thức pháp lý của việc cho vay chính là hợp đồng cho vay tiền. Hợp đồng này được các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc căn bản của hợp đồng như nguyên tắc về tự do và thống nhất ý chí, nguyên tắc tự định đoạt… · Thứ ba, sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền nhất định. Hành vi ứng trước tài sản do người cho vay thực hiện, còn hành vi hoàn trả lại được người vay thực hiện sau đó một khoảng thời gian theo sự thoả thuận giữa các bên. Có thể thấy rằng, phổ biến là hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nhưng không phải vì thế các hình thức cho vay khác không hoạt động. Có thể là cho vay giữa hai chủ thể, hai tổ chức với nhau… hoặc dưới hình thức họ, hụi, biêu, phường. Việc cho vay chính là giao dịch dân sự được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng vay tiền. Vậy hợp đồng vay tiền là gì? Hợp đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, là hình thức pháp lý của các mối quan hệ của các chủ thể trong xã hội. Điều 388 – Bộ Luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) định nghĩa: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. BLDS của Pháp giải thích Hợp đồng là một sự nhất trí, theo đó, một người hoặc một số người giao cho một hoặc một số người khác nghĩa vụ phải làm hoặc không phải làm một việc gì đó. Về cơ bản, các quy định đều đề cập tới các khía cạnh quan trọng của hợp đồng như sau: + Hợp đồng là sự thoả thuận ý chí của ít nhất hai bên. Sự thoả thuận này được thể hiện thông qua hai giai đoạn là đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị. + Sự thoả thuận của các bên phải đạt được đến sự thống nhất tức là chỉ khi nào ý chí qua lại đồng thời là ý chí thống nhất thì hợp đồng mới hình thành. Nếu giao dịch thể hiện ý chí một bên sẽ không có hợp đồng. + Mục đích của hợp đồng phải nhằm đạt được hậu quả pháp lý đã định trước. Hậu quả pháp lý của hợp đồng có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Là một loại hợp đồng dân sự, hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định” ([1]). Hợp đồng vay tiền là một loại hợp đồng vay tài sản, dựa trên định nghĩa về Hợp đồng (Điều 388 – BLDS 2005) và Hợp đồng vay tài sản (Điều 471 – BLDS 2005) tác giả xin định nghĩa về hợp đồng vay tiền như sau: hợp đồng vay tiền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay đúng số lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Hợp đồng vay tiền có lãi suất là hợp đồng có sự thoả thuận về lãi suất hoặc lãi suất do pháp luật quy định. Khi tranh chấp xẩy ra đòi hỏi thẩm phán phải quan tâm để giải quyết cả về việc trả tiền nợ gốc, nợ lãi, bao gồm cả lãi suất và thời gian tính lãi nợ quá hạn kể từ khi hết hạn vay, với hợp đồng vay không có thời hạn thì thời gian tính lãi nợ quá hạn kể từ khi đòi nợ. 1.2. Đặc điểm của hợp đồng vay tiền Qua những phân tích ở trên, hợp đồng vay tiền có những đặc điểm pháp lý sau: · Thứ nhất, hợp đồng vay tiền là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với số tiền vay, khi bên vay nhận tiền. Bên vay có toàn quyền đối với tiền vay trừ trường hợp vay tiền có điều kiện sử dụng. Ví dụ: A thoả thuận với B không được sử dụng khoản tiền mà A cho B vay để chi tiêu vào việc kinh doanh, chỉ được mua sắm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hành ngày… · Thứ hai, hợp đồng vay tiền có lãi suất là hợp đồng song vụ. Nghĩa là các bên chủ thể trong hợp đồng (bên cho vay và bên vay) đều có nghĩa vụ đối với nhau (theo khoản 1 điều 406 – BLDS 2005), hay nói cách khác mỗi bên chủ thể trong hợp đồng vay tiền có lãi suất là người vừa có quyền vừa có nghĩa vụ dân sự. Trong nội dung của hợp đồng, quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ bên kia và ngược lại. Tức là bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, bên vay có nghĩa vụ nhận tiền và phải trả cả gốc và lãi đúng thời hạn theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Khi các bên vi phạm nghĩa vụ nêu trên thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự. · Thứ ba, hợp đồng vay tiền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, vấn đề mà chúng ta đề cập tới là lãi suất trong hợp đồng vay tiền nên hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù. Các bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Chúng ta biết rằng bản chất của các giao dịch dân sự mang tính đền bù tương đương và đặc điểm cơ bản của quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự là sự trao đổi ngang giá. Khi cho vay một khoản tiền nhất định thì trong một thời hạn có thể do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định phải có một khoản tiền phát sinh để đền bù cho sự đầu tư cho vay tiền của bên cho vay nhằm thoả mãn nhu cầu của bên cho vay. 1.3. Đối tượng và kỳ hạn của hợp đồng vay tiền 1.3.1. Đối tượng Đối tượng của hợp đồng vay tiền là một khoản tiền nhất định. Sự tiến triển không ngừng các hoạt động kinh tế dưới các hình thức khác nhau của sản xuất và trao đổi sản phẩm là sự phát triển của hệ thống tiền tệ. Dù tiền tệ được thể hiện dưới dạng vỏ sò, hạt tiêu, miếng vàng hay tiền giấy chúng đều thể hiện ba chức năng cơ bản sau: - Phương tiện trao đổi Trong hầu hết các giao dịch, tiền đóng vai trò phương tiện trao đổi – thực chất là thực hiện giá trị của hàng hoá, có nghĩa là nó được sử dụng mua bán, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ. Chức năng trao đổi của tiền tệ khắc phục được những hạn chế của quá trình trao đổi trực tiếp, nhờ đó mà tiết kiệm các chi phí giao dịch liên quan đến việc tìm kiếm, chờ đợi tác nhân có khả năng thoã mãn nhu cầu trao đổi. - Đơn vị tính toán giá trị Các hàng hoá khi trao đổi với nhau cần có sự so sánh để hình thành tỉ lệ trao đổi. Chức năng này của tiền tệ biểu hiện giá trị hàng hoá thành tiền, nhờ đó mà các hàng hoá có thể so sánh với nhau về mặt lượng. Điều này có tầm quan trọng rất lớn do tiết kiệm được các chi phí giao dịch bởi số lần hình thành giá trung gian trong trao đổi trực tiếp. - Phương tiện tích luỹ giá trị Chức năng này của tiền tệ giúp để tích luỹ sức mua trong thời gian nhận thu nhập cho đến khi sử dụng chúng bởi thu nhập của con người thường không được sử dụng ngay một lúc. Tiền là đối tượng của hợp đồng vay có thể là Việt Nam đồng (VND) hay ngoại tệ tuỳ theo sự thoả thuận của các bên hoặc pháp luật quy định. Đối tượng của hợp đồng vay tiền được chuyển từ bên cho vay sang bên vay làm sở hữu. Bên vay có quyền định đoạt số tiền vay. Khi hết hạn của hợp đồng vay tiền, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia số tiền đã vay. Có hợp đồng vay tiền không thoả thuận thời hạn thì bên vay phải trả số tiền vay bất kỳ lúc nào khi có yêu cầu của bên cho vay. 1.3.2. Kỳ hạn Hợp đồng vay tiền có thể có hoặc không có kỳ hạn (xác định hoặc không xác định). Nếu hợp đồng vay tiền không thoả thuận về kỳ hạn thì hợp đồng vay tiền được coi là không có kỳ hạn. Bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện hợp đồng bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho bên vay chuẩn bị tiền, bên cho vay phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lí để thực hiện hợp đồng. Hết thời gian đó, bên vay buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình (Điều 447 – BLDS 2005). Nếu hợp đồng không có kỳ hạn thì bên vay có thể thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, bên cho vay không được từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng vay tiền có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm dân sự của các bên và thời hiệu khởi kiện yêu vầu giải quyết tranh chấp về hợp đồng. Trường hợp hết hạn hợp đồng mà bên vay không trả nợ được thì phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng ta đang đề cập tới hợp đồng vay có lãi suất nên bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận (Khoản 4 Điều 474 – BLDS 2005). 1.4. Hình thức của hợp đồng vay tiền Hình thức của hợp đồng vay tiền có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tiền cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền nhất định. Trong thực tế nếu hình thức của hợp đồng bằng miệng có tranh chấp thì rất khó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Để làm cơ sở pháp lí cho việc giải quyết hợp đồng vay tiền, các bên cần phải ký kết hợp đồng bằng văn bản. Các bên có thể tự lập văn bản hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận văn bản đó. 1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên 1.5.1. Bên cho vay Nếu hợp đồng vay tiền không có kỳ hạn, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả lại tiền và lãi bất cứ thời gian nào nhưng phải thông báo cho bên vay một thời hạn hợp lí. Hết thời hạn đó là hết hạn của hợp đồng và bên vay không trả nợ là vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Đối với hợp đồng vay tiền có kì hạn, khi hết hạn của hợp đồng, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả cho mình một số tiền tương ứng với số tiền đã vay cộng với một khoản lãi tính theo lãi suất thời hạn và theo thoả thuận. Nếu hợp đồng cho vay tiền có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng bên vay không thực hiện đúng thời hạn thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm đó hoặc bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên cho vay có nghĩa vụ giao tiền đúng số lượng như thoả thuận cho bên vay. Nếu bên cho vay có ý lừa dối bên vay mà gây thiệt hại cho bên vay thì phải bồi thường. 1.5.2. Bên vay Là người cần đến sự giúp đỡ vật chất của bên cho vay do vậy khi hết thời hạn của hợp đồng phải tự giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng đã ký kết. Phải trả đủ tiền gốc và tiền lãi theo thoả thuận hoặc theo pháp luật quy định. Nếu hợp đồng cho vay không kỳ hạn, khi bên cho vay yêu cầu trả nợ thì bên vay phải thực hiện hợp đồng trong thời gian thoả thuận. Bên vay cũng có thể thực hiện hợp đồng bất cứ thời gian nào. Thời điểm này được coi là thời điểm chấm dứt hợp đồng cho vay tiền không kỳ hạn. Trường hợp các bên có thoả thuận về mục đích vay, bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tiền của bên vay có đúng mục đích như thoả thuận hay không. Nếu sử dụng tiền không đúng mục đích như đã thoả thuận, bên cho vay có quyền huỷ hợp đồng (Khoản 2 Điều 478 – BLDS 2005). 1.6. Họ, hụi, biêu, phường Họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là họ) là một loại giao dịch dân sự về tài sản. Giao dịch này được nhân dân ta sử dụng từ lâu và nó đã trở thành tập quán. Dưới hình thức góp vốn, lĩnh vốn theo phường, hội trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người về thời gian, số tiền, thể thức góp vốn, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Nguyên tắc chung của chơi họ là nhiều người (nhà con) cùng tham gia một dây họ bầu ra nhà cái (người thu tiền của các nhà con và chuyển cho người bốc (bát) họ). Hàng tháng, mỗi nhà con phải góp một số tiền nhất định cho nhà cái. Lần lượt theo thứ tự bốc thăm hoặc theo thoả thuận đến kỳ hạn bốc họ, một nhà con sẽ nhận về số tiền từ nhà cái, số tiền này do các nhà con khác góp họ. Theo thứ tự bốc họ, khi người cuối cùng bốc họ thì dây họ chấm dứt. Bản chất truyền thống của góp họ là những người chơi họ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Dưới hình thức góp họ, thành viên góp họ có được số vốn tập trung để có điều kiện kinh doanh hoặc sử dụng vào những công việc cần chi tiêu lớn. Những hình thức chơi họ có tính chất lành mạnh được Nhà nước khuyến khích. Ngược lại Nhà nước cấm hình thức “chơi họ” để nhằm mục đích cho vay nặng lãi giữa nhà cái với các nhà con, các hình thức chơi họ nhằm lừa đảo hoặc các hình thức biến tướng của chơi họ là đánh bạc… Những trường hợp này, tuỳ theo mức độ vi phạm nặng nhẹ mà bị xử lí hành chính, chịu trách nhiệm dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngày 27/11/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định về hình thức họ, hụi, biêu, phường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của những người tham gia họ. Theo nội dung Nghị định, Nhà nước nghiêm cấm việc tổ chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác. Nghị định nêu rõ, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ là nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân. Có hai hình thức họ là họ không lãi và họ có lãi, trong đó họ có lãi gồm họ đầu thảo và họ hưởng hoa hồng. Chủ họ phải trả lãi đối với các phần họ giao chậm theo mức lãi do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần họ. Trong trường hợp họ có lãi thì lãi suất đối với phần họ được thực hiện theo quy định tại Điều 476 của BLDS 2005. Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Chương 2 LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN 2.1. Định nghĩa lãi suất (interest rate) Trong hầu hết các hợp đồng cho vay tiền, người vay thường phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất (interest rate). Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi người cho vay chuyển quyền sử dụng tiền cho người khác có nghĩa là anh ta đã hi sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình với hi vọng có được lượng tiền lớn hơn ngày mai. Sẽ không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn lên thêm đó hoặc là nó không đủ đề bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ. Có nhiều cách định nghĩa về lãi và lãi suất. Theo Quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17-5-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước th× Lãi ®îc hiÓu là khoản tiền bên vay, huy động vốn hoăc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất ([2]). Cũng có định nghĩa cho rằng: lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn([3]). Theo Bách
Luận văn liên quan