Đề tài Mô hình ngân hàng hồi giáo – hướng đi mới để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam

1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường và đã lan rộng trở thành cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình đó cùng với những khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế trong nước và thiên tai liên tiếp đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta. Trong lĩnh vực tài chính, điều may mắn của nền kinh tế Việt Nam là thị trường tài chính của chúng ta chưa hoàn toàn hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn hoạt động với hiệu quả cao, cụ thể là kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm rất khả quan, nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tiêu dùng nội địa vẫn tăng trưởng trên 20%. Đây là những tiền đề cơ bản để Việt Nam nhanh chóng vượt qua suy thoái kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các nguồn vốn nước ngoài đang tiến tới chảy vào Việt Nam. Điều này vừa có thuận lợi là cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển của đất nước nhưng cũng có khả năng gây ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính của chúng ta khi khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng nhà ở Mỹ xuất hiện. Hơn nữa việc hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đã đặt ra những thách thức cho các Ngân hàng Thương mại, đó là sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và công nghệ. Trước tình hình đó bắt buộc các ngân hàng thương mại có những bước cải cách trong định hướng phát triển chiến lược kinh doanh của mình. Khi nền kinh tế đã được hội nhập, nhất là việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các cam kết đối với các đối tác nước ngoài thì việc các ngân hàng thương mại nước ngoài có đủ nội lực, đó là vốn và công nghệ sẽ thao túng thị trường tài chính Việt Nam. “Làm thế nào để có đủ sức đứng vững khi có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nước ngoài”, câu hỏi này luôn là những thách thức đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các Ngân hàng thương mại lựa chọn là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững. Trong khi các tổ chức tài chính trên thế giới ở đa số các nước đang điêu đứng với khủng hoảng tài chính toàn cầu thì các ngân hàng và quỹ đầu tư tuân thủ luật Hồi Giáo lại hầu như tránh được những rắc rối từ các khoản nợ xấu . Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Hồi Giáo cho rằng , cách thức kinh doanh của họ đã che chắn người áp dụng khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay. Những ngân hàng lớn như HSBC của Anh hay Citibank của Mỹ đều đã thiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và những chi nhánh này đều ăn nên làm ra. Một số ngân hàng đã thành công với tài chính Hồi giáo còn muốn mở rộng phương thức kinh doanh này vượt xa khỏi thị trường tự nhiên ở những nước theo đạo Hồi. Họ tin rằng, hơn khi nào hết, lúc này đang có một thị trường cho những người thuộc các tôn giáo khác chia sẻ những giá trị mà kinh tế học Hồi giáo đem lại. Điều này gợi ra cho tôi một suy nghĩ, với tình hình nội tại của Việt Nam như thế , liệu chúng ta có thể áp dụng mô hình tài chính Hồi Giáo nhằm tạo ra loại hình dịch vụ bổ sung, một cách thức cung cấp dịch vụ mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm tài chính hay không?Việc nghiên cứu tìm hiểu mô hình tài chính Hồi giáo cùng với điều kiện để áp dụng được mô hình này ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, xét thấy đây là một vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam, việc ứng dụng mô hình này cũng cần có một lộ trình rõ ràng, cụ thể. Do đó trong phạm vi nghiên cứu này, tôi chỉ xin đề cập đến một mảng nhỏ đối với hệ thống ngân hàng thương mại, đó là mảng dịch vụ bán lẻ vì đây là dịch vụ có khả năng tăng trưởng nhanh nhất trong hệ thống tài chính tại Việt Nam. Nếu như mô hình này có thể áp dụng được, việc nhân rộng nó là vấn đề tương đối dễ dàng hơn. Xuất phát từ nguyên nhân này, tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài : MÔ HÌNH NGÂN HÀNG HỒI GIÁO - HƯỚNG ĐI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu mô hình ngân hàng Hồi Giáo, ưu điểm và nhược điểm của mô hình này cùng với thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, để từ đó xây dựng một hệ thống sản phẩm ngân hàng bán lẻ mới bổ sung vào hệ thống sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống đang được áp dụng hiện tại. Hệ thống sản phẩm mới này được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc riêng của ngân hàng Hồi giáo. Mục đích cuối cùng của tôi là giới thiệu cách thức xây dựng sản phẩm ngân hàng bán lẻ theo mô hình ngân hàng Hồi giáo nhằm đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng truyền thống chứ không tham vọng đưa ra mô hình sản phẩm mới thay thế hệ thống sản phẩm truyền thống hiện tại. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình ngân hàng Hồi Giáo cùng các sản phẩm đi kèm. Phạm vi ứng dụng của mô hình này rất rộng, tuy nhiên trong nghiên cứu này, tôi chỉ giới hạn trong việc ứng dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo vào mảng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại nhằm đa dạng hoá dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Tài liệu nghiên cứu tổng hợp trong và ngoài nước từ năm 2000 đến nay. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Về phương pháp nghiên cứu, có rất nhiều cách tiếp cận nhưng tôi sử dụng phương pháp thống kê - mô tả, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, diễn dịch – qui nạp và phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Bên cạnh trình bày lý thuyết tôi cũng kết hợp lồng ghép thực tiễn vào trong đó để cho thấy sự hài hoà của đề tài và làm cho những vấn đề mang tính chất lý thuyết trở nên sống động và hấp dẫn hơn. Với phương pháp trình bày này, tôi hi vọng sẽ mang đến cho người đọc sự thoải mái cũng như dễ dàng cảm nhận những nội dung đang được trình bày. Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu : bao gồm nguồn tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài ( sách vở, báo chí, internet.) Đề tài được trình bày theo kết cấu sau: Phần mở đầu nói về sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tiếp theo là phần nội dung chính với các chương được trình bày cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng Hồi giáo và dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Chương 2 : Nghiên cứu mô hình ngân hàng Hồi giáo của một số nước trên thế giới cùng tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu– Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Chương 3 : Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cùng dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam. - Chương 4 : Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam theo mô hình ngân hàng Hồi giáo. . Kế đến là phần kết luận và kiến nghị .Kết thúc đề tài là phần danh mục tài liệu tham khảo nhằm giúp người đọc cần nghiên cứu sâu hơn có thể tham khảo thêm, thêm vào đó các phụ lục giúp người đọc dễ dàng tra cứu.

doc84 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3940 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình ngân hàng hồi giáo – hướng đi mới để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường và đã lan rộng trở thành cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình đó cùng với những khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế trong nước và thiên tai liên tiếp…đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta. Trong lĩnh vực tài chính, điều may mắn của nền kinh tế Việt Nam là thị trường tài chính của chúng ta chưa hoàn toàn hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn hoạt động với hiệu quả cao, cụ thể là kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm rất khả quan, nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tiêu dùng nội địa vẫn tăng trưởng trên 20%. Đây là những tiền đề cơ bản để Việt Nam nhanh chóng vượt qua suy thoái kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các nguồn vốn nước ngoài đang tiến tới chảy vào Việt Nam. Điều này vừa có thuận lợi là cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển của đất nước nhưng cũng có khả năng gây ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính của chúng ta khi khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng nhà ở Mỹ xuất hiện. Hơn nữa việc hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đã đặt ra những thách thức cho các Ngân hàng Thương mại, đó là sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và công nghệ. Trước tình hình đó bắt buộc các ngân hàng thương mại có những bước cải cách trong định hướng phát triển chiến lược kinh doanh của mình. Khi nền kinh tế đã được hội nhập, nhất là việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các cam kết đối với các đối tác nước ngoài thì việc các ngân hàng thương mại nước ngoài có đủ nội lực, đó là vốn và công nghệ sẽ thao túng thị trường tài chính Việt Nam. “Làm thế nào để có đủ sức đứng vững khi có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nước ngoài”, câu hỏi này luôn là những thách thức đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các Ngân hàng thương mại lựa chọn là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững. Trong khi các tổ chức tài chính trên thế giới ở đa số các nước đang điêu đứng với khủng hoảng tài chính toàn cầu thì các ngân hàng và quỹ đầu tư tuân thủ luật Hồi Giáo lại hầu như tránh được những rắc rối từ các khoản nợ xấu . Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Hồi Giáo cho rằng , cách thức kinh doanh của họ đã che chắn người áp dụng khỏi những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay. Những ngân hàng lớn như HSBC của Anh hay Citibank của Mỹ đều đã thiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và những chi nhánh này đều ăn nên làm ra. Một số ngân hàng đã thành công với tài chính Hồi giáo còn muốn mở rộng phương thức kinh doanh này vượt xa khỏi thị trường tự nhiên ở những nước theo đạo Hồi. Họ tin rằng, hơn khi nào hết, lúc này đang có một thị trường cho những người thuộc các tôn giáo khác chia sẻ những giá trị mà kinh tế học Hồi giáo đem lại. Điều này gợi ra cho tôi một suy nghĩ, với tình hình nội tại của Việt Nam như thế , liệu chúng ta có thể áp dụng mô hình tài chính Hồi Giáo nhằm tạo ra loại hình dịch vụ bổ sung, một cách thức cung cấp dịch vụ mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm tài chính hay không?Việc nghiên cứu tìm hiểu mô hình tài chính Hồi giáo cùng với điều kiện để áp dụng được mô hình này ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, xét thấy đây là một vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam, việc ứng dụng mô hình này cũng cần có một lộ trình rõ ràng, cụ thể. Do đó trong phạm vi nghiên cứu này, tôi chỉ xin đề cập đến một mảng nhỏ đối với hệ thống ngân hàng thương mại, đó là mảng dịch vụ bán lẻ vì đây là dịch vụ có khả năng tăng trưởng nhanh nhất trong hệ thống tài chính tại Việt Nam. Nếu như mô hình này có thể áp dụng được, việc nhân rộng nó là vấn đề tương đối dễ dàng hơn. Xuất phát từ nguyên nhân này, tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài : MÔ HÌNH NGÂN HÀNG HỒI GIÁO - HƯỚNG ĐI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu mô hình ngân hàng Hồi Giáo, ưu điểm và nhược điểm của mô hình này cùng với thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, để từ đó xây dựng một hệ thống sản phẩm ngân hàng bán lẻ mới bổ sung vào hệ thống sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống đang được áp dụng hiện tại. Hệ thống sản phẩm mới này được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc riêng của ngân hàng Hồi giáo. Mục đích cuối cùng của tôi là giới thiệu cách thức xây dựng sản phẩm ngân hàng bán lẻ theo mô hình ngân hàng Hồi giáo nhằm đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng truyền thống chứ không tham vọng đưa ra mô hình sản phẩm mới thay thế hệ thống sản phẩm truyền thống hiện tại. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình ngân hàng Hồi Giáo cùng các sản phẩm đi kèm. Phạm vi ứng dụng của mô hình này rất rộng, tuy nhiên trong nghiên cứu này, tôi chỉ giới hạn trong việc ứng dụng mô hình ngân hàng Hồi giáo vào mảng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại nhằm đa dạng hoá dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Tài liệu nghiên cứu tổng hợp trong và ngoài nước từ năm 2000 đến nay. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Về phương pháp nghiên cứu, có rất nhiều cách tiếp cận nhưng tôi sử dụng phương pháp thống kê - mô tả, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, diễn dịch – qui nạp và phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Bên cạnh trình bày lý thuyết tôi cũng kết hợp lồng ghép thực tiễn vào trong đó để cho thấy sự hài hoà của đề tài và làm cho những vấn đề mang tính chất lý thuyết trở nên sống động và hấp dẫn hơn. Với phương pháp trình bày này, tôi hi vọng sẽ mang đến cho người đọc sự thoải mái cũng như dễ dàng cảm nhận những nội dung đang được trình bày. Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu : bao gồm nguồn tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài ( sách vở, báo chí, internet...) Đề tài được trình bày theo kết cấu sau: Phần mở đầu nói về sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tiếp theo là phần nội dung chính với các chương được trình bày cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng Hồi giáo và dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Chương 2 : Nghiên cứu mô hình ngân hàng Hồi giáo của một số nước trên thế giới cùng tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu– Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Chương 3 : Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cùng dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam. - Chương 4 : Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam theo mô hình ngân hàng Hồi giáo. . Kế đến là phần kết luận và kiến nghị .Kết thúc đề tài là phần danh mục tài liệu tham khảo nhằm giúp người đọc cần nghiên cứu sâu hơn có thể tham khảo thêm, thêm vào đó các phụ lục giúp người đọc dễ dàng tra cứu. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG HỒI GIÁO VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 1.1.Tổng quan về ngân hàng Hồi giáo 1.1.1.Khái niệm về ngân hàng Hồi giáo Ngân hàng Hồi giáo là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn, tuy nhiên khác với các ngân hàng truyền thống, hoạt động của ngân hàng Hồi giáo lại chịu sự chi phối của hệ thống quy tắc Shariah (quy tắc đạo Hồi). Hệ thống quy tắc Shariah là hệ thống luật pháp tôn giáo Hồi giáo bao gồm tất cả mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày từ việc ăn và ngủ cho đến chính trị và chính phủ, nó bao gồm hệ thống pháp luật hình sự và dân sự cũng như qui định về phẩm chất cá nhân con người bao gồm vấn đề đạo đức và các vấn đề cá nhân. Hệ thống quy tắc này được xây dựng trên nền tảng kinh Koran và tôn giáo của đạo Hồi. Vì vậy, theo định nghĩa trên thì các quốc gia Hồi giáo có chế độ chính trị thần quyền, các văn bản tôn giáo cũng là các văn bản pháp luật. Theo luật Hồi giáo thì mọi hoạt động kinh tế bị cho là có hại về đạo đức và xã hội đều bị cấm. Các cá nhân phải sử dụng thận trọng tài sản của mình, không găm giữ, để nhàn rỗi hay lãng phí tài sản. Luật Shariah của người Hồi giáo cấm áp dụng lãi suất, buôn bán rượu và thịt lợn, kinh doanh bài bạc và các sản phẩm , dịch vụ đồi truỵ…Người theo đạo Hồi phải có nghĩa vụ đóng góp một phần tài sản của họ cho những bộ phận nghèo túng trong xã hội hồi giáo. 1.1.2.Vai trò của ngân hàng Hồi giáo Giống như ngân hàng truyền thống, ngân hàng Hồi giáo cũng có một số vai trò nhất định đối với nền kinh tế và các chủ thể tham gia vào ngân hàng. 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Thứ nhất, ngân hàng Hồi giáo có vai trò tập trung nguồn vốn của nền kinh tế. Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và cũng có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng Hồi giáo với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay và sẽ cung cấp dịch vụ hibah ( có tính chất như khoản tiền lãi thu được từ tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng truyền thống) và đem số tiền ấy cho người muốn vay để phục vụ sản xuất. Thực hiện điều này, ngân hàng Hồi giáo huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, mặt khác số vốn này sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh.Qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ hai, ngân hàng Hồi giáo có thể là một giải pháp đối phó với cuộc khủng hoảng, tuy nhiên tiềm năng của nó chưa được khai thác đáng kể. Mô hình ngân hàng Hồi giáo trước đây chỉ áp dụng ở các quốc gia theo đạo Hồi, những nước hoàn toàn theo đạo Hồi và lấy kinh Koran áp dụng trong nhiều lĩnh vực về đời sống và luật pháp là: Maroco, Mauretania, Guiné, Mali, Niger, Algeri, Libya, Liban, Vùng tranh chấp Palestine, Ai Cập, Sudan, Somalia, Jemen, Oman, Saudi Arabia, Jordania, Kuwait, Bahrain, Pakistan, Apghanistan, Turkey, Serya, Iran, Iraq,Turmenistan,Usbekistan,Krigisistan, Malaysia, Indonesia. . . Ngoài ra, Tín đồ Hồi Giáo sống rải rác trong nhiều quốc gia đa tôn giáo như Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Đức, Úc . . . Có thể nói tổng cộng gần hơn tỷ rưỡi tín đồ.Thời gian gần đây, các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới như HSBC hay Citi bank ... nhận thức được tiềm năng kinh doanh của mô hình này nên đã triển khai mở các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo, và hiện tại các chi nhánh này đều ăn nên làm ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái nghiêm trọng. Điều này góp phần hạn chế tác động xấu của khủng hoảng tài chính. 1.1.2.2. Đối với các chủ thể tham gia vào ngân hàng Cũng giống ngân hàng truyền thống, ngân hàng Hồi giáo có vai trò là trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. Khi các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là các khoản thanh toán có giá trị lớn, ở mọi nơi mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém, khó khăn và không an toàn. Bên cạnh đó, trong nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng Hồi giáo có nhiều sản phẩm cho khách hàng lựa chọn hơn, nếu khách hàng đơn thuần chỉ muốn cất giữ tiền thì có sản phẩm amanah, còn nếu khách hàng muốn sử dụng tiền gửi này để ngân hàng đầu tư và chia sẻ lợi nhuận thì có sản phẩm musarakah sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo. Ngân hàng Hồi giáo cung cấp cho thị trường tài chính những sản phẩm tài chính đa dạng hơn, khác biệt so với các sản phẩm tài chính thông thường, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu của các cư dân theo đạo Hồi mà còn của đại bộ phận những người dân không theo đạo Hồi hiện nay. Khách hàng sẽ chủ động được nguồn vốn của mình để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng cá nhân theo bất cứ phương thức nào mà họ mong muốn. Với vai trò là đại lý, ngân hàng Hồi giáo có thể thay mặt khách hàng thực hiện các nghiệp vụ giao dịch. Hơn nữa, nó có thể tính phí đại lý cho các dịch vụ sau: thanh toán/nhận tiền cho khách hàng, thanh toán hoá đơn trong và ngoài nước, mở và chấp nhận LC, bảo lãnh và dịch vụ IPO. Với vai trò là người bảo lãnh, ngân hàng và các tổ chức tài chính đại diện thực hiện bảo lãnh khách hàng theo quy tắc Shariah, và không tính phí bảo lãnh . Tuy nhiên các ngân hàng truyền thống thường tính các loại phí bảo lãnh sau : thư bảo lãnh, bảo lãnh vận chuyển. Với vai trò là người tư vấn, hầu hết các dịch vụ tư vấn do các tổ chức tài chính thực hiện đều dễ dàng tuân thủ quy tắc Shariah, cụ thể là : dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ tư vấn cổ phần hoá, chuyển đổi chủ sở hữu, tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, liên doanh vốn, mua bán ( hoạt động trên thị trường vốn), tư vấn và quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ môi giới ( mua hay bán cổ phần doanh nghiệp, trường hợp này có thể tính phí). 1.1.3.Đặc điểm của ngân hàng Hồi giáo Ngân hàng Hồi giáo hoạt động dựa trên quy tắc Shariah nên có những đặc điểm cơ bản khác biệt với ngân hàng thương mại, cụ thể là: - Các giao dịch được thực hiện thông qua các hợp đồng (aqad) – đây là hợp đồng được thiết lập giữa ngân hàng và khách hàng nhằm thực hiện một giao dịch nào đó. Hợp đồng trong giao dịch này khác hẳn với hợp đồng tài chính ký kết giữa ngân hàng truyền thống và khách hàng. Trong giao dịch Hồi giáo, chủ thể ký hợp đồng là người bán (ngân hàng), người mua (khách hàng) và đối tượng của hợp đồng thường là hàng hoá, tài sản hữu hình. Trong khi đó, trong giao dịch tài chính của các ngân hàng truyền thống thì chủ thể hợp đồng lại là người cho vay (ngân hàng) và người đi vay (khách hàng), còn đối tượng của hợp đồng lại là tiền và lãi suất cho vay. Và như vậy, hợp đồng trong giao dịch tài chính Hồi giáo ngoài việc tuân thủ các quy tắc Hồi giáo còn phải phù hợp với hệ thống luật thương mại và các văn bản pháp luật liên quan đến tài sản, hàng hoá. - Các giao dịch không bao gồm yếu tố cho vay (riba), điều này có nghĩa là các ngân hàng Hồi giáo không cho phép sử dụng lãi suất và như vậy sẽ không có khái niệm người cho vay và người đi vay trong hệ thống ngân hàng Hồi giáo, mà thay vào đó sẽ là khái niệm người bán ( ngân hàng ) và người mua (khách hàng). Đây là một đặc điểm rất đặc trưng của hệ thống ngân hàng Hồi giáo. Lợi nhuận của ngân hàng Hồi giáo trong các nghiệp vụ huy động và cho vay vốn sẽ được ấn định trước trong từng hợp đồng với khách hàng và nó sẽ không thay đổi cho đến khi chấm dứt hợp đồng. Điều này lại trái ngược hẳn trong các nghiệp vụ của ngân hàng truyền thống bởi lợi nhuận của ngân hàng truyền thống sẽ không cố định do lãi suất thường thả nổi, định kỳ hàng tháng ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với lãi suất cơ bản và mặt bằng lãi suất chung. Do đó, khách hàng giao dịch với ngân hàng truyền thống thường rất lo lắng khi lãi suất thay đổi bất thường, gây khó khăn trong quá trình trả nợ của họ. - Các giao dịch không hàm chứa yếu tố may rủi ( gharar) và cờ bạc (maisir) mà trên tinh thần bình đẳng, ngân hàng và khách hàng cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận . Đây cũng là một điểm khác biệt đáng chú ý khi so sánh ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng truyền thống. Trong các nghiệp vụ giao dịch, ngân hàng truyền thống thường giữ “cái cán”, tức là trong bất cứ trường hợp khách hàng làm ăn có lãi hay thua lỗ, họ đều nhận được khoản lợi nhuận từ việc cho khách hàng vay. Trong khi đó, trong giao dịch Hồi giáo thì ngân hàng và khách hàng coi như là một thực thể chung, cùng nhau kinh doanh phân chia lãi hay lỗ theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên. Đây là điều hoàn toàn không thấy ở các ngân hàng truyền thống.Hơn thế nữa, ngân hàng Hồi giáo nghiêm cấm việc kinh doanh liên quan đến các khoản nợ xấu trong khi đây là một trong các nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên trong các ngân hàng truyền thống. 1.1.4.Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Hồi Giáo Các ngân hàng Hồi Giáo đều có một mục đích giống như các ngân hàng truyền thống khác, ngoại trừ nó hoạt động tuân theo quy tắc Shariah, được gọi là các quy tắc Đạo Hồi trong giao dịch. Những gì mà chúng ta biết tới theo cách thường dùng ở phương Tây không tồn tại trong thế giới Hồi giáo, và đó là sự khác biệt lớn giữa hai hệ thống ngân hàng. Xét về điều kiện thực tế và khác biệt đáng kể nhất là ngân hàng Hồi giáo không cho phép sử dụng công cụ lãi suất trong khi lãi suất lại là một trong những công cụ tài chính quan trọng của hệ thống ngân hàng truyền thống. Mô hình ngân hàng Hồi giáo không công nhận khái niệm lãi suất , tức là việc kiếm lời dựa vào hoạt động buôn bán tiền tệ. Một trong những nguyên tắc cơ bản ở trọng tâm của kinh tế học Hồi giáo là chia sẻ rủi ro. Ngân hàng và người dân gửi tiền trong đó cùng chia sẻ bất kỳ khoản lợi nhuận nào có được, hay khoản thua lỗ nào phát sinh từ hoạt động đầu tư. Đây là một hệ thống dựa trên tài sản, với những tài sản hữu hình hoặc hàng hóa là trọng tâm. Ở đó có người mua và người bán, không phải là người đi vay và người cho vay. Có thể nói đây là một nét đặc trưng riêng biệt của ngân hàng Hồi giáo so với hệ thống các ngân hàng truyền thống. Ngoài ra, mô hình ngân hàng Hồi giáo cũng không cho phép thực hiện phần lớn những hình thức đầu cơ như quỹ đầu cơ hay nghiệp vụ phái sinh. Theo quan niệm Hồi giáo, tiền chỉ dành cho các mục đích trao đổi hoặc lưu giữ giá trị, chứ không phải để giao dịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vậy một ngân hàng Hồi giáo và một khách hàng gửi tiền ở đó có đạt lợi nhuận hay không? Trong một giao dịch thế chấp theo quy tắc hồi Giáo, thay vì cho người mua vay tiền để mua vật này, ngân hàng sẽ thực hiện mua chính vật đó từ người bán và bán lại cho người mua ở một mức giá cao hơn, ngân hàng chấp nhận cho khách hàng thanh toán lại số tiền mua vật này theo phương thức trả dần định kỳ. Tuy nhiên, đó thực tế không phải là lợi nhuận được thực hiện rõ ràng nên sẽ không có bất kỳ hình phạt bổ sung nào đối với việc thanh toán trễ hạn. Vì vậy, để khắc phục nhược điểm này, các ngân hàng Hồi giáo yêu cầu ký quỹ nghiêm ngặt. Các hàng hóa, đất đai được đăng ký vào tên của người mua ngay khi bắt đầu giao dịch và giấy chứng nhận quyền sở hữu sẽ được ngân hàng giữ lại cho đến các khoản nợ được thanh toán hết. Kinh tế học Hồi giáo không chỉ tồn tại riêng ở những quốc gia Hồi giáo. London đang nổi lên là một trung tâm tài chính lớn cho tài chính Hồi giáo. Các sản phẩm ngân hàng Hồi giáo cũng được sử dụng rộng rãi bởi những người không theo đạo Hồi tại Malaysia. Đây là một hệ thống thay thế có thể áp dụng cho mọi người. Ai cũng có thể sử dụng dù tôn giáo của họ là gì. Những ngân hàng lớn như HSBC của Anh hay Citibank của Mỹ đều đã thiết lập các chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và những chi nhánh này đều ăn nên làm ra. Một số ngân hàng đã thành công với tài chính Hồi giáo còn muốn mở rộng phương thức kinh doanh này vượt xa khỏi thị trường tự nhiên ở những nước theo đạo Hồi. Họ tin rằng, hơn khi nào hết, lúc này đang có một thị trường cho những người thuộc các tôn giáo khác chia sẻ những giá trị mà kinh tế học Hồi giáo đem lại. Nhưng không ít người lại đang lo ngại sự mở rộng này sẽ khiến kinh tế học Hồi giáo không còn giữ được bản sắc. Ở một vài góc độ, tài chính Hồi giáo đang chuyển biến tới chỗ ngày càng giống tài chính thông thường. Nếu nhìn vào sự phát triển trong mấy năm gần đây, sẽ thấy tài chính Hồi giáo giống như đang bắt chước phần lớn sản phẩm của tài chính thông thường. Một phương pháp sáng tạo được một số ngân hàng ứng dụng để cho vay mua nhà, gọi là Musharaka al-Mutanaqisa, cho phép một lãi suất thả nổi dưới hình thức cho thuê. Ngân hàng và người đi vay là một thực thể hợp tác. Hai bên cùng góp vốn theo một tỷ lệ được thoả thuận trước để mua nhà. Sau đó, thực thể này sẽ cho người đi vay thuê lại tài sản đó và tính chi phí thuê nhà. Ngân hàng và người vay sẽ tiếp tục chia sẻ lợi nhuận có được từ việc cho thuê nhà này. Đồng thời, người đi vay cũng sẽ mua lại cổ phần của ngân hàng trong thực thể hợp tác này bằng cách thanh t
Luận văn liên quan