Trong suốt hai cuộc kháng chiến, chúng ta luôn quan niệm một xã hội không còn người bóc lột người, mọi người đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, người với người là bạn. như là một xã hội có thể đạt được trong một thời gian ngắn sau khi kết thúc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mặc dù tư tưởng về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó có ngay từ trong Chính cương - sách lược vắn tắt và Luận cương năm 1930, nhưng khi đó và trong toàn bộ quá trình tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chúng ta vẫn chưa hình dung được tính phức tạp, lâu dài của bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Sau khi giành được hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước, vấn đề bức bách trong sự lãnh đạo của Đảng là tìm tới phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội thích hợp với nước ta; xác định đúng những trọng điểm cần tập trung sức giải quyết để khắc phục hậu quả 30 năm chiến tranh, từng bước ổn định kinh tế và đời sống của nhân dân; mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho quỏ trỡnh phỏt triển của đất nước.
Trong khi giải quyết toàn diện những yêu cầu đó, Đảng ta quán triệt sâu sắc tư tưởng của V.I.Lênin cho rằng, xét cho cùng thỡ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản được quyết định bởi chỗ giai cấp vô sản đưa ra và thực hiện được một kiểu tổ chức lao động có năng suất cao hơn chủ nghĩa tư bản. Do vậy, Đảng ta đã dành chú ý đặc biệt cho việc hình thành quan niệm về con đường phát triển kinh tế của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, với những hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề.
34 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4568 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện qua Đại hội VII - Đại hội X, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
28/04/2010
-------------------0O0--------------------
BÀI THẢO LUẬN NHÓM 10:
MÔ HÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
THỂ HIỆN QUA ĐẠI HỘI VII – ĐẠI HỘI X
Danh sách Thành Viên trong Nhóm 10
STT
Họ Và Tên
Ngày Sinh
Lớp
Quê quán
Lê Hồng Chiêm
29/06/1990
K54A-Luật
Thái Nguyên
Lê Thị Dung
03/04/1991
K54A-Luật
Thái Nguyên
Lê Quỳnh Mai
19/07/1990
K54-Luật
Cao Bằng
Đỗ Huyền Nghĩa
03/03/1991
K41-08C3
Lào Cai
Hoàng Văn Linh
08/01/1990
K53-KTĐN
Phú Thọ
Nguyễn Thị Phương
22/10/1991
K42-09C6
Hà Nam
Lý Thị Thảo
11/06/1990
K54A-Luật
Cao Bằng
Nguyễn Vân Ngọc Thuý
30/08/1989
K41-08C3
Hà Nội
Vũ Thị Tình
27/07/1990
K41-08C3
Hà Nội
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
24/01/1990
K41-08C3
Hà Nam
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
1. Mô hình XHCN tại Đại hội VII 4
1.1 Bối cảnh lịch sử diễn ra Đại hội VII: 4
1.1.1 Bối cảnh thế giới: 4
1.1.2 Bối cảnh trong nước 6
1.2 Mô hình xây dựng XHCN được đưa ra tại Đại hội VII : 7
2 Những điều chỉnh, bổ sung cho Mô hình XHCN ở các ĐH VII-IX-X 11
3. Cơ sở của Đường lối đổi mới do Đảng ta đề ra: 14
3.1 Cơ sở lý luận 14
3.1.1 Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội. 14
3.1.2. Dựa trên những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 18
3.2 Cơ sở thực tiễn: 19
3.2.1 Trong nước: 19
3.2.2 Quốc tế 20
4. Đánh giá 20
4.1 Đánh giá về mặt lý luận: 20
4.2 Đánh giá về thực tiễn thực hiện đường lối 22
4.2.1 Thành tựu: 23
4.2.2 Hạn chế: 26
5. So sánh với các mô hình XHCN trước: 26
6. Bài học kinh nghiệm 30
7. Các tư liệu tham khảo 34
Lời mở đầu :
Trong suốt hai cuộc kháng chiến, chúng ta luôn quan niệm một xã hội không còn người bóc lột người, mọi người đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, người với người là bạn... như là một xã hội có thể đạt được trong một thời gian ngắn sau khi kết thúc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mặc dù tư tưởng về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó có ngay từ trong Chính cương - sách lược vắn tắt và Luận cương năm 1930, nhưng khi đó và trong toàn bộ quá trình tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chúng ta vẫn chưa hình dung được tính phức tạp, lâu dài của bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Sau khi giành được hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước, vấn đề bức bách trong sự lãnh đạo của Đảng là tìm tới phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội thích hợp với nước ta; xác định đúng những trọng điểm cần tập trung sức giải quyết để khắc phục hậu quả 30 năm chiến tranh, từng bước ổn định kinh tế và đời sống của nhân dân; mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho quỏ trỡnh phỏt triển của đất nước.
Trong khi giải quyết toàn diện những yêu cầu đó, Đảng ta quán triệt sâu sắc tư tưởng của V.I.Lênin cho rằng, xét cho cùng thỡ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản được quyết định bởi chỗ giai cấp vô sản đưa ra và thực hiện được một kiểu tổ chức lao động có năng suất cao hơn chủ nghĩa tư bản... Do vậy, Đảng ta đã dành chú ý đặc biệt cho việc hình thành quan niệm về con đường phát triển kinh tế của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, với những hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề.
1. Mô hình XHCN tại Đại hội VII
1.1 Bối cảnh lịch sử diễn ra Đại hội VII:
1.1.1 Bối cảnh thế giới:
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau. Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước lạc hậu về kinh tế.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, đã từng là chỗ dựa cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới, cho việc đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhưng, do duy trì quá lâu những khuyết tật của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. ở một số nước, đảng cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo; chế độ xã hội đã thay đổi. Các thế lực đế quốc lợi dụng những sai lầm và khó khăn đó đẩy mạnh cuộc phản kích quyết liệt nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn ra gay gắt.
Trung Quốc cải cách mở cửa từ 1978 và đã đạt được những thắng lợi to lớn,đưa đất nước Trung Quốc dần thoát khỏi khủng hoảng và phát triển với tốc độ nhanh chóng,để lại nhiều bài học cho nước ta trong quá trình đổi mới đất nước.
Trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển kinh tế, nhờ ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, cải tiến phương pháp quản lý, thay đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các hình thức sở hữu và chính sách xã hội. Tuy vậy, chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân rộng rãi với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn tiếp tục phát triển. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Chính sự vận động của tất cả những mâu thuẫn đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản.
Các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn và phức tạp, chống nghèo nàn và lạc hậu, chống chủ nghĩa thực dân mới dưới mọi hình thức, chống sự can thiệp và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc.
Nhân dân các nước đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ môi trường sống, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo. Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các dân tộc.
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.
1.1.2 Bối cảnh trong nước
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Nhưng chúng ta cũng có những thuận lợi: chính quyền thuộc về nhân dân, nước nhà đi vào giai đoạn hoà bình xây dựng. Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù lao động và sáng tạo. Chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất ban đầu. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới là một thời cơ để phát triển.
Sau khi tiến hành đổi mới từ năm 1986 chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng:
+ Tình hình chính trị của đất nước ổn định. Nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực:đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế,bước đầu hình thành nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị trường,có sự quản lí của Nhà nước,nguồn lực sản xuất của nhà nước đựợc huy động tốt hơn,tốc độ lạm phát được kìm chế bớt,đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận dân có phần được cải thiện.
+ Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy.
+ Quốc phòng được giữ vững,an ninh quốc gia được đảm bảo. từng bước phá thế bị bao vây cấm vận về kinh tế,chính trị,mở rộng mối quan hệ quốc tế,tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Những điểm nêu trên chứng tở đường lối đổi mới của Đại hội VI đề ra là đúng,đó là cơ sở để chúng ta tiếp tục tiến lên trong những năm tiếp theo. Bên cạnh thành tựu bước đầu đạt được,đất nước còn nhiều yếu kém và khó khăn,nhiều vấn đề về kinh tế_xã hội vẫn chưa được giải quyết,công cuộc đổi mới còn nhiều hạn chế.
1.2 Mô hình xây dựng XHCN được đưa ra tại Đại hội VII :
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991.
Dự Đại hội có 1176 đại biểu đại diện cho 2.155.022 đảng viên ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau từ mọi miền của đất nước hoặc đang công tác ở nước ngoài về dự Đại hội
Đồng chí Võ Chí Công đọc Diễn văn khai mạc. Đồng chí Nguyễn Văn Linh đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương về các văn kiện Đại hội VII. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Văn Linh đọc tại Đại hội đã đánh giá việc thực hiện hơn 4 năm đổi mới trên các lĩnh vực đời sống xã hội, đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm (1991-1995).
Nhiệm vụ của ĐH là phải định hướng đúng đắn, vạch ra đường lối để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. ĐH thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị, Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều Lệ Đảng, kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH TƯ VI.
Cương lĩnh chỉ ra 6 đặc trưng của CNXH:
- Một là, XH XHCN là XH do nhân dân lao động làm chủ
- Hai là, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
- Ba là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Bốn là, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công; làm theo năng lực, hưởng theo lao động; có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiện phát triển cá nhân toàn diện
- Năm là, các dân tộc trong nước cùng bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Sáu là, có quan hệ hòa bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trên thế giới.
Cương lĩnh xác định quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường; trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cần nắm vững 7 phương hướng cơ bản sau:
Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đủ quyền dân chủ của nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cait thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bốn là, trong lĩnh vực tư tưởng và văn hoá lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp cảu tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ.
- Những quan điểm và nguyên tắc được Đại hội VII khẳng định:
+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Đại hội VII xác định vai trò của Đảng gắn liền với việc xây dựng và thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, Chiến lược và công cuộc đổi mới. Đồng thời gắn vai trò của Đảng với hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế, trong nước và tình hình Đảng ta hiện nay việc xác định đúng và phát huy vai trò của Đảng càng có ý nghĩa đặc biệt.
Đảng lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, Chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
Đại hội VII khẳng định tăng cường sở lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu vì trong điều kiện nước ta Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo.
+ Về bản chất giai cấp của Đảng, Đại hội VII khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
+ Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Đại hội VII khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
+ Về mục đích của Đảng, Đại hội VII xác định Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
+ Đại hội VII khẳng định tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng. Đại hội VII coi việc tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, là công việc thường xuyên bảo đảm cho Đảng ta luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng.
Công tác xây dựng Đảng rất quan trọng nên việc đổi mới ,chỉnh đốn Đảng phải được chỉ đạo một cách kiên quyết, có bước đi vững chắc làm từ Trung ương đến cơ sở, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, gắn với quá trình đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường hệ thống chính trị, cải cách bộ máy Nhà nước, dựa vào nhân dân, thông qu phong trào cách mạng của nhân dân để đổi mới, chỉnh đốn Đảng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Ðại hội VII, năm 1991 đã nêu ra những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang từng bước xây dựng và xác định những phương hướng chủ yếu đưa nước ta từng bước quá độ tới chủ nghĩa xã hội. Cũng có thể xem đó là con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, là mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong điều kiện bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Chính là nhờ những nhận thức lý luận mới được hình thành và phát triển trong thực tiễn và tổng kết thực tiễn mà, giờ đây chúng ta có thể nói: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng là một xã hội nhằm đi tới ''Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh''. Có thể xem đây là hình dung tổng quát về bản chất, mục tiêu, bao hàm trong đó cả hệ thống giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc, cả động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội.
2. Những điểm được điều chỉnh, bổ sung và phát triển về mô hình CNXH ở các Đại hội VIII – IX - X : Đến Đại hội VIII ((28/6-1/7/1996) và Đại hội IX ((19/4-22/4/2001, Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định: 6 đặc trưng của CNXH. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ((18/4-25/4/2006), Đảng ta bổ sung đặc trưng mô hình CNXH thêm 2 đặc trưng như sau:
+ Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
+ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Những điểu chỉnh,bổ sung cụ thể:
Một là, Đại hội X điều chỉnh: “Do nhân dân làm chủ” (Đại hội VII nêu “Do nhân dân lao động làm chủ”. Lợi ích của sự điều chỉnh này là:
- Quy tụ được sức mạnh của dân tộc để thực hiện mục tiêu.
- Đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh hơn: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”.
Hai là, “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” (Đại hội VII: “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đó được thể hiện từ:
- Đại hội VIII khi xác định mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đã xác định: “Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Đại hội IX: Khi nói về mục đích của kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng ta cũng xác định “Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt sở hữu, quản lý và phân phối”.
Việt Nam đang trong tiến trình xây dựng CNXH do đó, chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn cũn tồn tại trong suốt thời kỳ quỏ độ, đó là sự kế thừa, bổ sung, phát triển và làm sáng tỏ hơn, phù hợp với thực tế hơn.
Ba là, “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”. (Đại hội VII nêu: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân). So với Đại hội VII, Đại hội X khát quát lại đặc trưng này ngắn gọn hơn súc tích hơn, rừ ràng hơn và có một sự điều chỉnh, không sử dụng từ “bóc lột” trong đặc trưng này, vì:
- Mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta trước hết không chấp nhận chế độ người bóc lột người.
- Thừa nhận trên thực tế trước mắt còn có hiện tượng bóc lột, có sự phân hoá giàu nghèo, nhưng không dẫn tới sự phân hoá xã hội thành hai cực đối lập.
- Thừa nhận sự tồn tại lâu dài các hình thức thucs mướn lao động, nhưng trong khuôn khổ nhất định, vì trong CNXH ta chấp nhận nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.
Bốn là: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam, bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”
Đại hội VII nêu: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Cái mới ở đặc trưng này so với Đại hội VII là: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam (chứ không phải chỉ có các dân tộc trong nước).
- Quan điểm này thể hiện từ cách mạng là sự nghiệp của toàn thể dân tộc Việt Nam - đó cũng là diểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Sức mạnh của dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là cội nguồn của mọi thắng lợi, là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, của công cuộc đổi mới đất nước - là nguồn nội sinh của cách mạng.
Đến đại hội IX Đảng ta nêu từ hơn: “Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc” trong khi Đại hội VIII chỉ nói “phát huy sức mạnh của cả cộng đồng” .
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam (gồm toàn thể người dân Việt Nam ở trong nước và cả bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
- Đó là nguồn lực của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, cần phải phát huy để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Năm là, “Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
- Đây là đ