THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. TÊN SÁNG KIẾN
Nâng cao hiệu quả tiết dạy phần ôn tập (Language focus)
cho học sinh lớp 7, Trường PTDT-NT huyện Sông Hinh
2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Áp dụng cho giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cấp THCS, nhất là giáo
viên dạy phần ôn tập (Language focus) lớp 7.
Áp dụng tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc
bán trú và các trường ở vùng có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số.
3. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM
Trong thời gian qua, tôi đã thực hiện đúng các bước dạy của tiết ôn tập, một
tiết dạy ngữ liệu cơ bản. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học: về ngôn ngữ, về từ
vựng và cấu trúc ngữ pháp.
14 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2924 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả tiết dạy phần ôn tập (Language focus) cho học sinh lớp 7, Trường PTDT-NT huyện Sông Hinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN
TRƯỜNG PTDT-NT SÔNG HINH
------ -------
Tên tác giả: Hồ Thị Oanh Vũ
Chức vụ: Giáo viên
Sông Hinh, tháng 4/2016
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. TÊN SÁNG KIẾN
Nâng cao hiệu quả tiết dạy phần ôn tập (Language focus)
cho học sinh lớp 7, Trường PTDT-NT huyện Sông Hinh
2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Áp dụng cho giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cấp THCS, nhất là giáo
viên dạy phần ôn tập (Language focus) lớp 7.
Áp dụng tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc
bán trú và các trường ở vùng có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số.
3. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM
Trong thời gian qua, tôi đã thực hiện đúng các bước dạy của tiết ôn tập, một
tiết dạy ngữ liệu cơ bản. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học: về ngôn ngữ, về từ
vựng và cấu trúc ngữ pháp.
Thứ hai, gợi mở bằng một số tình huống, sau đó chốt cấu trúc và yêu cầu học
sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
Thứ ba, bên cạnh đó, tôi cũng cố gắng tạo hứng thú cho học sinh trong giờ
học.
Nhận xét:
Trong giờ học ôn tập (Language focus) thường thấy, không khí lớp học rất
trầm, học sinh không tự tin nên thường căng thẳng, thụ động. Những khó khăn làm
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tiết học như sau:
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
3
Việc nắm vững các cấu trúc câu vẫn còn hạn chế, mau quên.
Vốn từ vựng của các em còn nghèo nàn
Tiết học có nhiều bài tập dễ sa vào khô khan
Học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin và còn thụ động.
Cơ hội giao tiếp của các em không nhiều
4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
Trong thời gian qua, nhất là từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Đề án
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020. Một
trong những nội dung trọng tâm của đề án là đổi mới phương pháp dạy học tiếng
Anh. Theo đó, yêu cầu giáo viên phải biết xây dựng môi trường học tập và tổ chức
các hoạt động dạy học với nhiều hình thức khác nhau để “tăng cường giao tiếp
bằng tiếng Anh” phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện dạy học cụ thể trong
các tiết giảng. Đây là yêu cầu đổi mới có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với
giáo viên hiện nay.
Trường Phổ thông dân tộc nội trú Sông Hinh đóng trên địa bàn Thị trấn Hai
Riêng huyện Sông Hinh. Tổng số giáo viên gồm 17 người, trong đó giáo viên dạy
môn Tiếng Anh là 2 người. Học sinh khối lớp 7, gồm 02 lớp với 51 học sinh.
100% học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhà trường có khu nội trú,
có nhà ăn tập thể cho học sinh, cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện thiết yếu
khác đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học nói chung và thuận lợi cho giáo viên dạy
Tiếng Anh nói riêng, có điều kiện triển khai, áp dụng các phương pháp dạy học
theo định hướng đổi mới trong thời kỳ hội nhập.
Việc dạy và học tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp đối với các tiết dạy
phần ôn tập (Language focus) hầu như chưa được giáo viên áp dụng đồng bộ. Dẫn
đến hiệu quả các tiết dạy phần ôn tập (Language focus) chưa cao, học sinh chưa
thật sự hứng thú, khả năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh bị hạn chế, kỷ năng
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
4
nghe- nói- đọc- viết chậm phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn và kết
quả xếp loại học sinh nói chung, trong đó có học sinh khối lớp 7.
Học sinh lớp 7 là đối tượng vừa đủ vốn từ vựng và ngữ liệu để có thể giao
tiếp tốt. Tuy nhiên, học sinh chưa vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp trong thực tế, cần
tạo ra các hoạt động dạy học tích cực, đưa ra các biện pháp, giải pháp, định hình
phương pháp học Tiếng Anh ở kĩ năng giao tiếp có hiệu quả.
5. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
Thực hiện dạy học theo định hướng đổi mới của đề án Ngoại ngữ Quốc gia
2020, là dạy tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp. Vì vậy, nghiên cứu, vận dụng
để dạy phần ôn tập (Language focus) bằng phương pháp giao tiếp, sẽ giúp cho giáo
viên dạy tiếng Anh bổ sung thêm cho mình một phương pháp dạy học mới, đáp
ứng được mục tiêu của đề án dạy và học ngoại ngữ hiện nay. Theo cách này, vừa
giúp giáo viên khắc phục cơ bản những nhược điểm theo cách dạy thông thường áp
dụng lâu nay, vừa giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn và biết áp dụng vào thực tế
theo từng ngữ cảnh cụ thể có chất lượng hơn. Điều đó, sẽ giúp các em khắc sâu
kiến thức, học sinh sẽ nhớ được nội dung bài học lâu hơn, giúp hình thành, nâng
cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh nhanh hơn.
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Tôi triển khai thực hiện đề tài sáng kiến này từ đầu học cho đến kết thúc học
kỳ I năm học 2015-2016.
7. NỘI DUNG
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
Căn cứ các văn bản chỉ đạo của ngành về dạy học môn Tiếng Anh theo định
hướng đổi mới- theo đường hướng giao tiếp. Trên cơ sở thực trạng học sinh và
nhược điểm của giải pháp cũ đã triển khai. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc
dạy học môn Tiếng Anh theo định hướng đổi mới hiện nay.
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
5
Vậy làm thế nào để dạy phần ôn tập (Language focus) thật hiệu quả, thật hợp
lý vừa đảm bảo cung cấp hết lượng kiến thức cho học sinh, vừa mang tính giao tiếp
cao, tạo cho học sinh sự hứng thú, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của tiết
học, làm cho mục đích của người học và người dạy đạt hiệu quả cao nhất. Qua đó,
giúp học sinh hiểu và áp dụng được kiến thức ngôn ngữ vào thực tế mà không bị
cháy giáo án.
Giải pháp mới của tôi đề ra để dạy phần ôn tập (Language focus) cho học sinh
lớp 7A- học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi đã chọn lọc và sử dụng
phương pháp giao tiếp để dạy phần ôn tập (Language focus) tiếng Anh 7 đối với
học sinh của trường, qua đó giúp học sinh hiểu bài, vận dụng được kiến thức để
giải quyết thực tiễn đặt ra, giúp khả năng giao tiếp của học sinh được nâng cao
hơn, đồng thời đạt được kiến thức cần thiết làm hành trang vững chắt để theo học
bộ môn trong những năm tiếp theo.
Cụ thể các giải pháp đó là:
Thứ nhất, sử dụng phương pháp giao tiếp để dạy phần ôn tập (Language
focus) tiếng Anh 7. Bài soạn theo hướng giao tiếp sao cho hầu hết các đối tượng
học sinh không chỉ Khá, Giỏi mà cả học sinh Trung bình, Yếu cũng có thể nhanh
chóng nắm được ngữ liệu và áp dụng kiến thức vào thực tiễn hiệu quả. Nhằm đạt
được mục tiêu của bài học đề ra và mục tiêu của việc dạy học theo phương pháp
mới- phương pháp giao tiếp mà đề án Ngoại ngữ Quốc gia giai đoạn 2008-2020
đang hết sức quan tâm.
Thứ hai, tôi thiết kế, kế hoạch bài học có sử dụng phương pháp giao tiếp
trong tiết ôn tập (Language focus) bằng cách sưu tầm, lựa chọn thông tin trên các
website baigiangdientubachkim.com; baigiang.violet.vn, và các tài liệu liên quan
như: chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK 7, SGV 7, nghiên cứu đề tài của thạc sĩ Lê
Quang Trực....và tham khảo các bài dạy của đồng nghiệp.
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
6
Thứ ba, việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng các phương
pháp giao tiếp đối với môn tiếng Anh, bằng cách vận dụng kiến thức nâng cao của
các tài liệu. Ví dụ:
Bài Dạy nói tiếng Anh tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III (2004-2007)
- Nhà xuất bản Giáo dục.
Luyện nói “TOEFL iBT” chuyển ngữ chú giải của tác giả Lê Huy Lâm- Nhà
xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Dạy nói “Teaching and learning skills” tài liệu dự án Đào tạo giáo viên tiếng
Anh- Nhà xuất bản Hà Nội.
Thứ tư, minh họa mẫu tiến trình thực hiện dạy học sử dụng phương pháp giao
tiếp tiết ôn tập. Khi thực hiện các bài tập trong phần ôn tập (Language focus), tôi
phải xác định mục đích yêu cầu của từng bài tập, từ đó có hai hướng giải quyết như
sau:
a) Phương pháp tác động
- Giải quyết một bài tập là một hoạt động
- Gộp chung các bài tập có cùng nội dung kiến thức thành một hoạt động.
- Cách tiến hành một hoạt động của tôi bao gồm:
Bước 1. Chuẩn bị
- Xác định mục đích yêu cầu hoạt động.
- Soạn bài, ghi nội dung và hướng dẫn cụ thể.
Bước 2. Giới thiệu hoạt động
- Ổn định tổ chức.
- Dẫn dắt vào bài.
- Hướng dẫn, yêu cầu học sinh biết mình sẽ phải làm gì.
- Làm mẫu.
Bước 3. Luyện tập
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
7
Giai đoạn này rất quan trọng giáo viên phải khéo léo đưa ra những thủ thuật
sao cho học sinh luyện tập từ dễ đến khó. Các điểm ngữ pháp hoặc từ vựng xuất
hiện tự nhiên theo tình huống và được luyện tập theo ngữ cảnh từ thực hành có
kiểm soát (Controlled practice) đến thực hành có hướng dẫn (Guided practice) sau
đó là thực hành tự do (Free production).
Bước 4. Cho các em luyện tập thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các hoạt động tiền giao tiếp (Precommunicative activities) bao
gồm:
- Các hoạt động cấu trúc (Structural activities)
- Các hoạt động giao tiếp giả (Quasi-communicative activities)
Giai đoạn 2: Các hoạt động giao tiếp (Precommunicative activities) bao gồm:
- Các hoạt động giao tiếp chức năng (Funtional communicative activities)
- Các hoạt động giao tiếp xã hội (Social interactional activities)
Trong thực tế các hoạt động luôn xảy ra uyển chuyển, linh hoạt, không có
giới hạn rành mạch.
Quan điểm đi từng phần đến tổng thể, từ thực hành máy móc đến sử dụng phổ
biến và thường áp dụng trong các trường phổ thông hiện nay.
Để tạo điều kiện cho học sinh thực hành giao tiếp qua các bài tập của phần ôn
tập (Language focus), tôi thường tạo điều kiện cho học sinh hoạt động theo cặp
hoặc theo nhóm dưới dạng hoạt động nói: phỏng vấn (Interview); Làm phiếu điều
tra (Survey); Đóng vai (Role play); Games; Thảo luận (Discussion) .
Các hoạt động này thường được tiến hành sau các hoạt động có hướng dẫn.
Ví dụ 1 : Thực hành máy móc (Controlled practice)
LANGUAGE FOCUS 1- English 7
- Future simple tense.
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
8
- Lead in: This is a list of what Nam will do or will not do tomorrow. Now
look at the list and make sentences, using the simple future tense.
- Teacher’s modal:
- Nam will go to the post office, but he won’t call Ba.
Tomorrow
1. * go post office √
2. * call Ba X
3. * do homework √
4. * tidy yard X
5. * see movies √
6. * wach T.V X
7. * meet Minh X
8. * write grandmother √
Teacher: Do homework and tidy yard.
Students: He will do his homework but he won’t tidy the yard.
Go on until the last sentence is made.
Teacher sums up the simple future tense (Affirmative and negative forms)
Ví dụ 2 : Free practice
Hoạt động này chú trọng, khuyến khích học sinh áp dụng ngữ liệu đang học
để diễn đạt nội dung khác nhau trong chính đời sống của các em. Phần này tôi
thường cho học sinh nói thông qua các tình huống và chủ đề như: Your family;
Your job; Your neighbourhoodHoặc các vấn đề xã hội như: traffic; transports;
food; entertainment
Bước 5. Củng cố
- Get feed back.
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
9
- Deal with correction.
- Sum up vocabulary or structures.
- Lead in the next activity or have students do homework.
b) Dùng giáo cụ trực quan để dạy phần Language
Giáo cụ trực quan như: vật thật; tranh ảnh; các tấm bìa (Flashcards) bảng
biểu (charts), handows; sử dụng projector góp phần hỗ trợ việc dạy học trở nên
sinh động và thu hút sự chú ý của học sinh là cần thiết.
Vai trò của giáo cụ trực quan chủ yếu là:
- Hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu.
- Làm rõ nghĩa của từ mới.
- Làm phương tiện hướng dẫn , gợi ý cho các bài tập thực hành.
- Phản ánh, cung cấp các nội dung văn hóa, đất nước...
- Gây hứng thú cho học sinh làm cho bài học trở nên thú vị và gần với cuộc
sống thật hơn.
* Chú ý tranh ảnh có hiệu qủa lớn trong các trường hợp sau:
- Giới thiệu những từ chỉ đồ vật, đồ dùng, thức ăn, thực phẩm, đồ uống
- Giới thiệu những từ có nghĩa hoặc khái niệm không có trong tiếng việt. (Ví
dụ: computer, carrot) Dùng tranh, ảnh để giới thiệu bài khoá, chủ điểm, nội dung
hoặc tình huống.
- Củng cố (Dùng tranh/ từ gợi ý để nói lại bài)
- Tạo tình huống, ngữ cảnh mới cho học sinh nói hoặc viết.
Tuy nhiên dùng giáo cụ trực quan cũng có những phiền hà nếu giáo viên
chuẩn bị không chu đáo, không có mục đích rõ ràng thì giáo cụ trực quan sẽ làm
bạn mất thời gian và phân tán tiết học.
c) Tổ chức luyện trên lớp
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
10
Một lớp học ngoại ngữ thường có nhiều hình thức tổ chức học tập và luyện
tập như làm việc cả lớp, làm theo nhóm, làm theo cặp và làm việc cá nhân.
Việc lựa chọn cách tổ chức lớp phụ thuộc vào từng nhiệm vụ và mục đích cụ
thể của hoạt động. Vậy khi nào thì nên làm việc theo cặp và nhóm.
Hình thức làm việc theo cặp hoặc nhóm phù hợp với các hoạt động cần có
sự trao đổi, hội thoại. Tôi thường cho học sinh luyện mẫu câu sau khi giới thiệu
ngữ liệu mới và luyện tập cho cả lớp.
Luyện các bài hội thoại ngắn; hoạt động luyện tập giao tiếp như:
Information. gap, role play, interview, questionaire, communicative games.
Cặp ở đây có thể là thầy- trò; trò- trò.
Nhóm có thể là 2, 3,4 học sinh ngồi thay đổi vị trí.
Lưu ý:
Khi điều hành lớp đang hoạt động theo cặp hoặc nhóm, giáo viên phải yêu
cầu học sinh tuân thủ một số quy định như:
- Phải bắt đầu hoặc dừng làm việc khi giáo viên yêu cầu.
- Linh động thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Học sinh phải tự giác, tích cực học tập, không gây ồn ào.
Giáo viên cần hướng dẫn và ra nhiệm vụ cụ thể, khuyến khích học sinh phát
huy tính tự chủ, sáng tạo. Luôn kiểm tra và viết những lỗi thông thường của học
sinh để sửa sai và chấn chỉnh kịp thời.
* Kết quả của sáng kiến
Qua việc sử dụng phương pháp giao tiếp khi dạy môn tiếng Anh, chúng tôi
đã thu được kết quả như sau:
Thứ nhất, giúp giáo viên không phải lo “Cháy giáo án”, học sinh nhớ lâu
kiến thức, tăng thêm vốn từ vựng, có cơ hội giao tiếp, tự tin hơn trong giao tiếp,
đồng thời các em làm tốt bài kiểm tra định kỳ.
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
11
Thứ hai, sử dụng phương pháp giao tiếp để dạy phần ôn tập (Language
focus) làm cho các em hiểu và áp dụng được kiến thức ngôn ngữ vào thức tế, đồng
thời nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bộ
môn.
Kết quả, khảo sát ý kiến của học sinh
Nội dung
Trước khi
sử dụng
Sau khi
sử dụng
1 Nhớ được tất cả từ vựng. 43.3% 79,8%
2 Nắm vững các cấu trúc câu. 50,8% 86.8%
3 Có cơ hội để giao tiếp. 51,5% 85.3%
4 Tự tin khi giao tiếp cùng các bạn và giáo viên. 34,5% 72.2%
5 Có thể giao tiếp bằng tiếng Anh tốt. 44.3% 71.5%
6 Có thể áp dụng kiến thức vào thực tế 53.3% 82,8%
Nhận xét:
Học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong việc tiếp thu bài dạy, khắc phục những hạn
chế ban đầu trong giờ học ôn tập (Language focus) qua áp dụng đề tài này.
Tỉ lệ học sinh nhớ được từ vựng, nắm vững các cấu trúc, có cơ hội được giao
tiếp, học sinh tự tin khi giao tiếp cùng các bạn và cô giáo, có thể giao tiếp bằng
Tiếng Anh tốt hơn, có thể áp dụng kiến thức vào thực tế đều tăng hơn so với trước
khi chưa sử dụng phương pháp giao tiếp.
* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
Tạo ra được phương pháp dạy học mới- theo định hướng giao tiếp, phương
pháp giao tiếp trong dạy học Tiếng Anh nói chung và giờ học ôn tập (Language
focus) lớp 7 nói riêng.
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
12
Tạo ra được những kinh nghiệp, các thủ thuật cơ bản và cách thức tổ chức dạy
học phần ôn tập (Language focus).
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến này, tôi đã triển khai áp dụng để giảng dạy môn Tiếng Anh, trong
đó vận dụng thành công nhất là các tiết dạy phần ôn tập (Language focus) lớp 7 tại
trường PTDT-NT huyện Sông Hinh.
Với nhiều ưu điểm, dễ vận dụng và mang lại nhiều hiệu quả, sáng kiến này
cũng sẽ được áp dụng cho giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại các trường THCS khác
trên địa bàn huyện Sông Hinh.
Bên cạnh đó, sáng kiến này cũng sẽ áp dụng hiệu quả tại các trường có nhiều
học sinh dân tộc, loại hình trường bán trú, nội trú dân tộc trên địa bàn tỉnh Phú
Yên.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
Thứ nhất: Đối với giáo viên
Trong dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS, phần ôn tập (Language
focus) là một phần dạy ngữ liệu. Với khối lượng kiến thức ngôn ngữ khá nhiều,
cùng với kiến thức ngữ pháp và từ vựng cả một chủ đề nhưng yêu cầu giáo viên
phải truyền tải đầy đủ trong một tiết giảng chỉ với 45 phút nên hầu hết giáo viên
thường e ngại hoặc gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp để thiết kế tiết
giảng phần này. Do đó,việc lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng này đã
khắc phục được những trở ngại mà giáo viên thường gặp phải như sau:
- Giáo viên chủ động hơn, không còn tâm lý sợ cháy giáo án, tránh được tình
trạng cung cấp ngữ liệu vội vàng, giáo viên có nhiều thời gian để yêu cầu học sinh
áp dụng vào làm bài tập, làm cho tiết học sôi nổi, hứng thú, hiệu quả sau tiết dạy
cao hơn.
SÁNG KIẾN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT LANGUAGE FOCUS LỚP 7
================================================================
==================================================================
HỒ THỊ OANH VŨ-TRƯỜNG PTDTNT SÔNG HINH- NĂM HỌC 2015-2016
13
- Khi dạy phần ôn tập theo định hướng này, giáo viên sẽ linh hoạt, thiết kế
được nhiều kiểu bài tập ngoài sách giáo khoa, tiết học bớt nặng nề, khô khan,
không bị sa vào rập khuôn, máy móc, cho nên học sinh sẽ tiếp thu kiến thức và áp
dụng vào thực tế nhiều hơn.
- Tuy dung lượng kiến thức phần ôn tập (Language focus) nhiều và áp lực về
thời gian lớn nhưng dạy theo hướng này giáo v