Đề tài Nghiên cứu các tác nhân hại cây cà chua

Khác với nhiều địa phương ở nước ta, cây cà chua (Lycopersicon esculentum) có thể được trồng quanh năm ở Đơn Dương và Đức Trọng/Lâm Đồng do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp. Sự du nhập đến mức không thể kiểm soát được các giống cà chua dại dùng làm gốc ghép trong thời gian gần đây một mặt đã làm tăng sức sống của cây cà chua dẫn đến việc gia tăng năng suất một cách đáng kể; mặt khác do diện tích trồng cà chua tăng đột biến trong thời gian gần đây đã làm bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề cho người trồng trọt. Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng, thiệt hại do thất thu cà chua trong vụ đông xuân 2006 – 2007 đã lên đến trên 10 tỉ đồng. Năm 2006, Chi Cục BVTV Lâm Đồng đã tiến hành khảo sát tác nhân gây hại ban đầu và đã đưa ra kết luận sơ bộ về kết quả giám định virus trên cà chua, tác nhân gây hại chính. Tuy nhiên, người sản xuất tại địa phương lại cho rằng yếu tố đất đai và thuốc diệt cỏ là tác nhân chính. Nông dân địa phương do đó đã sử dụng một lượng lớn thuốc BVTV gây tốn kém và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì lẽ đó mà việc nghiên cứu xác định chính xác các tác nhân gây hại và đưa ra các biện pháp khả thi nhằm giảm thiệt hại cho nền sản xuất tại địa phương và giảm mức độ ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụ cấp thiết. Trường Đại học Đà Lạt đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với các khoa Sinh học và Nông lâm, thiết nghĩ sẽ có đủ năng lực để giải quyết vấn đề nêu trên. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Việc nghiên cứu các tác nhân hại cây cà chua đã được nghiên cứu từ lâu và ở nhiều nơi trên thế giới và ở nước ta. Tuy nhiên, sự bùng phát của các tác nhân nói trên là sự tổ hợp của rất nhiều yếu tố sinh học-môi trường và tập quán canh tác ở địa phương, do đó các nhân tố nói trên cần được xác định cụ thể. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu tổng hợp thuộc lĩnh vực nói trên được tiến hành tại thực địa. Sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu phân tích tại thực địa trong 2 năm; với sự cộng tác của DSMZ (CHLB Đức), đã xác định có tối thiểu 4 loài virus hại cây và 2 loài côn trùng chích hút khác nhau. Chúng đều thay đổi rất nhanh. Vì lẽ đó, cần phải nghiên cứu cụ thể để tìm ra quy luật chuyển hoá của các tác nhân. Từ đó mới có những khuyến cáo chính xác.

docx46 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4186 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các tác nhân hại cây cà chua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao Đặng Nguyệt Loan và các cộng sự Hoá sinh Kiểm tra bệnh học bằng ELISA Nguyễn Thanh Thủy Tiên và các cộng sự Côn trùng học Định loại và xác định mật độ các loại côn trùng chích hút theo mùa Hoàng Thị Như Phương và các cộng sự CNSH thực vật Tuyển chọn và nhân giống cây sạch bệnh Nguyễn Văn Ngọc Thực vật Điều tra, thu mẫu, thử nghiệm thiên địch ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu Họ tên người đại diện đơn vị Trung tâm sưu tập và lưu trữ giống vi sinh và tế bào Liên Bang (DSMZ) , CHLB Đức Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Lâm Đồng Thực hiện các test virus trong mẫu cây và tư vấn về các biện pháp phòng trừ Điều tra, thu mẫu, bố trí thí nghiệm đồng ruộng, áp dụng IPM, tổ chức hội thảo với nông dân Dr. Stephan Winter, Trưởng bộ phận virus thực vật Th.S. Nguyễn Văn Sơn, chi cục phó Mục lục TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: Tìm hiểu các tác nhân gây tổn thất năng suất cây cà chua trồng ở vùng Đơn Dương và Đức Trọng Mã số: B2007-14-18 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Xuân Tùng, Tel.: 0918-525624, E-mail: tungnx@dlu.edu.vn Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Đà Lạt Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Trung tâm sưu tập và lưu trữ giống vi sinh và tế bào Liên Bang (DSMZ) , CHLB Đức (Dr. Stefan Winter, Giám đốc Trung Tâm) và Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Lâm Đồng (Th.S. Nguyễn Văn Sơn, Chi cục phó) Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2009 1. Mục tiêu: - Xác định chính xác các tác nhân chính gây thiệt hại trên diện rộng cây cà chua ghép ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng/Lâm Đồng - Đưa ra được các khuyến cáo có tính khả thi cao để làm giảm thấp mức độ thiệt hại - Đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực bệnh lý thực vật cho địa phương và cho khu vực - Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế. 2. Nội dung chính: - Xác định nguyên nhân, hiện trạng các tác nhân gây hại (trọng tâm là virus) - Xác lập các biện pháp phòng trừ - Thử nghiệm các mô hình phòng tránh các tác nhân gây hại trên quy mô nhỏ và phân tích kết quả - Thử nghiệm quy trình trên ruộng sản xuất và đưa ra khuyến cáo - Báo cáo tổng kết 3. Các kết quả chính đạt được: Vùng trồng cà chua ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) có thể trồng cà chua quanh năm và cho năng suất cà chua khá cao (trên 30 tấn quả/ha). Chỉ riêng huyện Đơn Dương, Tổng diện tích trồng cà chua ước tính là vào khoảng 4000 ha và cung cấp trên 12.000 tấn quả mỗi năm. Mặc dù cây cà chua trồng ở đây bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, bao gồm nấm, vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng virus là tác nhân chủ yếu gây tổn thất năng suất cà chua nghiêm trọng trên diện rộng ở nhiều mùa vụ tại khu vực nghiên cứu. Dựa vào việc phân tích triệu chứng và tìm hiểu ký chủ, bốn loại virus, gồm có virus xoăn lá cà chua (TLCV), virus vàng xoăn lá cà chua (TYLCV), virus khảm dưa leo (CMV) và virus khảm thuốc lá (TMV) được phân lập và xét nghiệm bằng phương pháp DAS-ELISA. Trong khuôn khổ của đề tài, có hơn 500 mẫu được thu thập và xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện được hiện tượng bội nhiễm virus ở nhiều khu vực và mức độ nhiễm cũng như chủng loại virus gây hại cũng thay đổi theo từng mùa vụ. Những khảo sát về vectơ gây nhiễm cũng đã được thực hiện. Kết quả đã chứng minh rằng bọ phấn (Bemisia tabaci) là tác nhân lây truyền bệnh chính ở đây. SUMMARY Project title: Investigation of main factors leading to harvest losses of tomato grown in Don Duong and Duc Trong regions Code Number: B2007-14-18 Coodinator: Dr. Nguyen, Xuan Tung Implementing Institution: Dalat University, Dalat, Vietnam Cooperating Institutions: Plant Virus Division, DSMZ (Germany) and Plant Protection Division of Section for Agriculture and Rural Development (Lamdong Province) Duration: From Juni, 2007 to Juni, 2009 1. Objective: - to identify the main agents causing severe harvest losses of grafted tomatoes in the regions Don Duong and Duc Trong/Lam Dong - to extend highly reliable recomendations for reducing of losses 2. Main contents: - Determination of causes, state-of-the-art of causal agents (focusing on plant viruses) - Building of the preventing and reducing strategies - Examination and analysis of these strategies on mini-scales - Examination of proposed strategies on tomato fields and extending of recomendations. 3. Results obtained: The growing area of tomato in Don Duong and Duc Trong districts (Lam Dong province, Vietnam) is approximately 4000 ha yearly yielding more than 12,000 tons of fruit. Based on the symtomatology and host range analysis, four viruses including tomato leaf curl virus (TLCV), tomato yellow leaf curl virus (TYLCV), tomato mosaic virus (TMV), and cucumber mosaic virus (CMV) were isolated from the leafs of disease plants and identified by DAS-ELISA tests. In three years (2006 – 2008), more than 1000 samples were collected and tested for virus infection. It was examined that virus disease was the main cause of severe harvest losses of tomato in this region. Mixed infection was detected on many fields, and the range and types of infected viruses changed from season to season. The aphid and transmission tests were also carried out, and the results showed that whitefly (Bemisia tabaci) was the major vectơ of virus transmission. Fig. : A virus-infected tomato yield leading to severe harvest loss. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khác với nhiều địa phương ở nước ta, cây cà chua (Lycopersicon esculentum) có thể được trồng quanh năm ở Đơn Dương và Đức Trọng/Lâm Đồng do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp. Sự du nhập đến mức không thể kiểm soát được các giống cà chua dại dùng làm gốc ghép trong thời gian gần đây một mặt đã làm tăng sức sống của cây cà chua dẫn đến việc gia tăng năng suất một cách đáng kể; mặt khác do diện tích trồng cà chua tăng đột biến trong thời gian gần đây đã làm bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề cho người trồng trọt. Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng, thiệt hại do thất thu cà chua trong vụ đông xuân 2006 – 2007 đã lên đến trên 10 tỉ đồng. Năm 2006, Chi Cục BVTV Lâm Đồng đã tiến hành khảo sát tác nhân gây hại ban đầu và đã đưa ra kết luận sơ bộ về kết quả giám định virus trên cà chua, tác nhân gây hại chính. Tuy nhiên, người sản xuất tại địa phương lại cho rằng yếu tố đất đai và thuốc diệt cỏ là tác nhân chính. Nông dân địa phương do đó đã sử dụng một lượng lớn thuốc BVTV gây tốn kém và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì lẽ đó mà việc nghiên cứu xác định chính xác các tác nhân gây hại và đưa ra các biện pháp khả thi nhằm giảm thiệt hại cho nền sản xuất tại địa phương và giảm mức độ ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụ cấp thiết. Trường Đại học Đà Lạt đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với các khoa Sinh học và Nông lâm, thiết nghĩ sẽ có đủ năng lực để giải quyết vấn đề nêu trên. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Việc nghiên cứu các tác nhân hại cây cà chua đã được nghiên cứu từ lâu và ở nhiều nơi trên thế giới và ở nước ta. Tuy nhiên, sự bùng phát của các tác nhân nói trên là sự tổ hợp của rất nhiều yếu tố sinh học-môi trường và tập quán canh tác ở địa phương, do đó các nhân tố nói trên cần được xác định cụ thể. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu tổng hợp thuộc lĩnh vực nói trên được tiến hành tại thực địa. Sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu phân tích tại thực địa trong 2 năm; với sự cộng tác của DSMZ (CHLB Đức), đã xác định có tối thiểu 4 loài virus hại cây và 2 loài côn trùng chích hút khác nhau. Chúng đều thay đổi rất nhanh. Vì lẽ đó, cần phải nghiên cứu cụ thể để tìm ra quy luật chuyển hoá của các tác nhân. Từ đó mới có những khuyến cáo chính xác. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định chính xác các tác nhân chính gây thiệt hại trên diện rộng cây cà chua ghép ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng/Lâm Đồng - Đưa ra được các khuyến cáo có tính khả thi cao để làm giảm thấp mức độ thiệt hại - Đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực bệnh lý thực vật cho địa phương và cho khu vực - Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Hiện tại diện tích trồng cà chua của cả nước dao động từ 12000 đến 14000 ha, trong đó tập trung nhiều nhất ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng) khoảng 4000 đến 4500 ha/năm, năng suất bình quân đạt 35 đến 40 tấn/ha, nhiều diện tích đạt 70 đến 80 tấn/ha nhờ lợi thế nhiệt độ thấp, phù hợp với giống cà chua cộng với nông dân có trình độ kỹ thuật khá, chịu đầu tư và nhanh nhạy với kỹ thuật mới. Theo báo cáo của Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Lâm Đồng, Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng) là hai vùng trọng điểm trồng cà chua của cả nước trong hai năm 2005 và 2006 rơi vào tình trạng khó khăn do bệnh tàn phá hơn 410 ha và đang tiếp tục lan nhanh, tỷ lệ thiệt hại từ 18,5 đến 90%. Các khu vực chịu ảnh hưởng nghiệm trọng của dịch bệnh là Liên Nghĩa (Đức Trọng), Lạc Lâm, Lạc Xuân, Ka Đô, Tu Tra, P’Ró, ….(Đơn Dương). Dịch bệnh gây ra đã khiến nông dân các huyện Đơn Dương, Đức Trọng thiệt hại nghiệm trọng về kinh tế và hiện chưa có biện pháp khắc phục. 2. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Dựa vào những nội dung đã đăng ký, chúng tôi đã lựa chọn những phương pháp tiếp cận cụ thể như sau: Khảo sát, đánh giá hiện trạng dịch bệnh: - Thực hiện 16 đợt khảo sát tình hình dịch bệnh, kết hợp thăm dò người dân về tình trạng dịch bệnh ở cây cà chua trong những năm gần đây cũng như cách khắc phục, phòng trừ dịch bệnh tại vùng Ka Đô (Đơn Dương) và Phú Hội (Đức Trọng). Tổng diện tích trồng cà chua được chọn điều tra là khoảng 60 ha. - Thu thập, phân tích giám định mẫu đối với bệnh do vi khuẩn, virus và nấm: Chọn vùng lấy mẫu mang tính đại diện cho tình trạng bệnh tại khu vực khảo sát, sau đó tiến hành phân thành các ô ngẫu nhiên để xác định tỷ lệ nhiễm và thu mẫu để phân tích, giám định các chủng nấm, vi khuẩn và virus gây hại chủ yếu. - Tìm hiểu ký chủ trung gian lan truyền bệnh virus: Tiến hành quan sát, phát hiện các ký chủ trung gian (vectơ) truyền bệnh virus, tìm hiểu tập quán cũng như điều kiện sống của chúng. Đếm mật độ của các ký chủ trung gian (vectơ) truyền bệnh ở các thời điểm, vị trí khác nhau. Nghiên cứu biện pháp làm giảm tốc độ lây lan của nấm bệnh: Chọn vùng khảo nghiệm mà dịch bệnh cụ thể là do nấm mới bắt đầu phát triển để có kết quả chính xác, vì trong điều kiện thời tiết ẩm ướt nấm bệnh phát triển rất nhanh và dễ lây lan. 2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Nội dung 1: Xác định nguyên nhân, hiện trạng các tác nhân gây hại a) Mục tiêu: Tìm hiểu các bệnh phổ biến để khuyến cáo biện pháp phòng trừ kịp thời. b) Sản phẩm phải đạt: kết quả phân tích và định loại. c) Phương pháp: Tiến hành khảo sát trên 4 khu vực được đánh giá là có tính đại diện cho tình hình dịch bệnh tại vùng Ka Đô (Đơn Dương Lâm Đồng) và 2 khu vực thuộc huyện Đức Trọng. Tại mỗi khu vực điều tra , tiến hành chọn mẫu khảo sát theo mô hình ô ngẫu nhiên. Đối với những loại bệnh không phổ biến và không gây tổn thất nghiêm trọng, chúng tôi không tiến hành chọn mẫu thống kê định lượng mà chỉ xác định tổng quát giá trị ngưỡng để tiến hành đánh giá bán định lượng. Ví dụ: <5% hoặc Trên các cây cà chua có biểu hiện bệnh lý, chúng tôi tiến hành những phần việc cụ thể như sau: Nhận diện sơ bộ bệnh thông qua biểu hiện hình thái, phải phân biệt rõ bệnh do từng đối tượng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus,…) và phân biệt giữa các bệnh do cùng một nhóm vi sinh vật (ví dụ: thán thư, mốc sương, mắt cua,…). Tiến hành thu mẫu có triệu chứng để giám định bệnh. Tổ chức thu mẫu vào các tháng 3-4; 6-7, 11-12. Khi thu mẫu, đưa các mẫu bệnh khác nhau vào trong các túi giấy khác nhau, đánh số ký hiệu mẫu và điền các thông tin cần thiết vào phiếu điều tra mẫu bệnh. Tùy thuộc vào thời gian vận chuyển mẫu mà xác định cần sử dụng hay không sử dụng thùng đá để bảo quản mẫu. Khi lấy mẫu ở thân và lá thì lấy ở vị trí bao gồm cả mô khỏe và mô bệnh. Đối với quả hay thân/lá mọng nước thì chọn những mẫu mới xuất hiện triệu chứng hay triệu chứng đang ở giai đoạn giữa của sự phát triển. Trên mỗi phiếu điều tra mẫu bệnh có ghi rõ các thông tin sau: - Tên cây chủ và bộ phận cây bị nhiễm. - Địa điểm chính xác nơi lấy mẫu ( xã, thị xã, thị trấn, huyện, tỉnh,…). Dùng máy định vị vệ tinh (GPS) để xác định tọa độ. - Ngày lấy mẫu. - Tên người lấy mẫu, ký hiệu mẫu. - Triệu chứng bệnh và mức độ bệnh. Việc giám định bệnh được thực hiện như sau: Đối với vi khuẩn và nấm: Tiến hành nuôi cấy, phân lập, quan sát hình thái và định loại theo tài liệu hướng dẫn [10]. Thực hiện 2 đợt giám định trong 2 năm, mỗi đợt giám định 12 mẫu bệnh. Đối với mẫu bệnh virus: Đây là nội dung trọng tâm của đề tài. Phương pháp thực hiện và phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: Tiến hành giám định virus bằng hai phương thức: a) Giám định bằng phương pháp DAS-ELISA: Để phát hiện TMV và CMV, chúng tôi sử dụng KIT của hãng Biorad. Đối với TYLCV (serotype Sardinia và Malaga), chúng tôi nhờ đối tác DSMZ giám định mẫu sau khi chiết xuất virus theo quy trình hướng dẫn của bộ kit. Việc chiết xuất từng loại virus dùng trong các thử nghiệm lây nhiễm được thực hiện theo quy trình mô tả trong ngân hàng dữ liệu virus thực vật của Hiệp hội Vi sinh ứng dụng (www.dpvweb.net). Trong thời gian tiến hành đề tài, chúng tôi đã tiến hành giám định 4 đợt, mỗi đợt chọn 24 mẫu đại diện thuộc phạm vi nghiên cứu nói trên. b) Giám định bằng kính hiển vi điện tử: Dựa vào các triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus đã được mô tả trong các chuyên khảo, chúng tôi đã thu thập 9 mẫu bệnh và gửi đến DSMZ (Đức) để tiến hành soi kính hiển vi điện tử. Để xác định vectơ truyền bệnh, chúng tôi sử dụng phương pháp lây nhiễm chủ động bằng vectơ: Tiến hành bắt loại côn trùng chích hút có mặt phổ biến là bọ phấn (Bemisia tabaci) trên các ruộng cà chua bị thiệt hại nặng, bỏ đói 2 – 3 giờ, sau đó thả vào các cây cà chua ghép đã test sạch bệnh trước đó theo tỷ lệ 10 con/cây. Cây thử nghiệm được trồng trong lưới chống muỗi trong suốt thời gian tiến hành thử nghiệm. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm này trên 3 giống trồng phổ biến tại địa phương là Kim cương đỏ, Ana và 386, mỗi giống 10 cây. Thử nghiệm được tiến hành 2 đợt. Để khảo sát mật độ vectơ truyền bệnh, chúng tôi tiến hành đếm các loại côn trùng chích hút trên cây khoai tây liên tục trong 5 ngày tại các thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa, chiều, …) bẳng cách chia khu vực đếm theo hình zích zắc và khoanh thành các ô ngẫu nhiên, mỗi ô gồm 3 cây và tiến hành đếm số lượng vectơ trên 1 cây đại diện, sau đó dựa trên diện tích và số lượng cây của mảnh vườn tính ra số lượng vectơ trên mảnh vườn tại các thời điểm khác nhau trong ngày. Nội dung 2: Xác lập các biện pháp phòng trừ, thử nghiệm các mô hình phòng tránh các tác nhân gây hại trên quy mô nhỏ và phân tích kết quả a) Mục tiêu: Đưa ra khuyến cáo có tính khả thi để hướng dẫn nông dân thực hiện nhằm hạn chế mức độ thiệt hại. b) Phương pháp: Dựa vào việc nghiên cứu tài liệu về nguyên nhân bệnh sinh, kết hợp với nông dân và các cán bộ khuyến nông ở địa phương, chúng tôi chỉ tiến hành thử nghiệm các mô hình phòng tránh bệnh hại trên cây cà chua phi hóa học, gồm có các biện pháp sau: - Đối với tác nhân virus: + Sử dụng các giống được xác nhận là có tính kháng virus + Dùng lưới chắn côn trùng để ngăn chặn sự phát tán của bệnh + Phủ luống trồng cà chua bằng bạt phản quang để giảm sự thâm nhập của bọ phấn - Đối với tác nhân nấm bệnh: Dùng biện pháp ngắt bỏ các lá chân (các lớp lá nằm sát vị trí tiếp đất) nhằm mục đích tạo vi môi trường thông thoáng cho cây phát triển, làm cho đất bớt ẩm ướt , do đó môi trường trở nên ít thuận lợi cho bào tử nấm phát triển, giúp ngăn cản sự lây lan của nấm bệnh. Ngoài ra, việc ngắt bỏ lá còn giúp cho thuốc trừ nấm dễ dàng tiếp xúc với các bộ phận khác của cây làm tăng hiệu quả của thuốc. Trong thời gian tiến hành đề tài, chúng tôi Chọn hai thời điểm nấm bệnh trở nên phổ biến (chiếm tỷ lệ trên 10%) để thử nghiệm và đánh giá tính hiệu quả của mô hình theo cách tiếp cận cụ thể như sau: Tại các thửa ruộng tiến hành chọn mẫu theo phương thức ô ngẫu nhiên. Ngắt lá nền ngay tại vị trí tiếp đất, nhưng ngắt theo phương pháp gián đoạn có nghĩa là luống ngắt bỏ, luống để nguyên để làm đối chứng xác định hiệu quả của phương pháp. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 1. Xác định nguyên nhân, hiện trạng các tác nhân gây hại GIÁM ĐỊNH BỆNH DO VIRUS GÂY RA TRÊN CÂY CÀ CHUA: Đã phát hiện được các loại virus gây bệnh quan trọng trên tất cả các mẫu lá bị bệnh, trong đó có nhiều trường hợp bội nhiễm, tức là nhiễm nhiều virus cùng lúc (bảng 1). Bảng 1. Kết quả giám định virus trên các mẫu bệnh bằng DAS-ELISA Thời điểm khảo sát Tình trạng nhiễm TMV CMV TYLCV Bội nhiễm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 8/ 2007 2 8% 12 50% 16 67% 6 25% Dec-07 1 4% 8 33% 20 83% 5 21% 4/ 2008 2 8% 12 50% 18 75% 8 33% 8/ 2008 1 4% 10 42% 19 79% 6 25% Kết quả cho thấy, vào năm 2007, tại hai thời điểm khảo sát là tháng 8 và tháng 12, tất các mẫu nghi ngờ nhiễm virus đều cho kết quả dương tính với ít nhất một loại virus, trong đó tỷ lệ cây bị nhiễm CMV hoặc TYLCV khá cao. Cụ thể: CMV chiếm 12/24 (50%) vào tháng 8 và giảm nhẹ vào thời điểm tháng 12 (8/24); tỷ lệ nhiễm TYLCV duy trì ở mức từ 67% (16/24) đến 83% (20/24). Hình 1. Cây cà chua nhiễm TYLCV biểu hiện triệu chứng điển hình: lá ngả vàng lan rộng vào bên trong, mép lá cong lên trên. Cây bị nhiễm nặng phát triển thấp bất thường và cho năng suất quả kém. Hình 2. Cây nhiễm CMV nặng biểu hiện triệu chứng điển hình: lá biến dạng tạo nên các dạng “là hình dây giày” và “lá dương xỉ”. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng nhiễm thuốc diệt cỏ 2-4 D. Cần lưu ý rằng tỷ lệ bội nhiễm dao động từ 20% đến 33% trường hợp. Trên những thửa ruộng bị bội nhiễm nặng, cây cà chua cho năng suất rất thấp và quả thu hoạch hầu như không thể bán được do phẩm chất kém. Nông dân thường gọi những quả cà chua này là quả sượng (hình 3). Hình 3. Quả cà chua sượng không bán được do cây bị nhiễm virus Như vậy, có thể xác định được rằng: tác nhân chính gây tổn thất năng suất cà chua nghiêm trọng trên địa bàn khảo sát chính là virus. Trong đó có hai loại virus gây tác hại chủ yếu là TYLCV và CMV. Các khảo sát về bệnh virus của chi cục BVTV trước đây chỉ đề cập chủ yếu đến hai loại chính là TMV và TYLCV. Vì vậy việc phát hiện tác nhân CMV là một kết quả mới. Các mẫu bệnh đã được gửi sang DSMZ (Đức) giám định bằng kính hiển vi điện tử. Kết quả giám định cũng đã khẳng định sự hiện diện của CMV trong mẫu. Sau khi giám định chính xác tác nhân gây bệnh trên các mẫu, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm lây nhiễm bằng vectơ truyền bệnh trung gian để xác định nguồn gốc và tác nhân lây nhiễm virus trên diện rộng. Kết quả khảo sát được trình bày trên bảng 2. Có tất cả 3 giống cà chua được đưa vào thử nghiệm. Kết quả cho thấy rằng tất cả các giống cà chua ở đây đều mẫn cảm với hai loại virus là CMV và TYLCV. Tuy tỷ lệ cây bị nhiễm có sự dao động nhỏ trong hai đợt thử nghiệm nhưng hầu như không có sự khác biệt đáng kể giữa các giống. Bảng 2. Số lượng cây bị nhiễm virus do sử dụng bọ phấn làm tác nhân truyền bệnh Giống cây/loại virus Thời điểm thử nghiệm Ana* Red Diamond* 386* CMV TYLCV Bội nhiễm CMV TYLCV Bội nhiễm CMV TYLCV Bội nhiễm Tháng 12/07 1 3 0 1 4 0 2 4 1 Tháng 4/08 2 4 1 2 3 2 1 2 1 * Số cây thử nghiệm của mỗi giống: 10 cây. Tỷ lệ nhiễm chung của cả hai đợt là 9/60 đối với CMV và 20/60 với TYLCV. Hiện tượng bội nhiễm do tác nhân chích hút cũng được khẳng định qua thử nghiệm này: Trong hai đợt thử nghiệm, đã xác định được 5/60 cây bị nhiễm cùng lúc hai loại virus nói trên. Trên cơ sở đó, có thể khẳng định rằng: Bọ phấn chính là tác nhân truyền bệnh virus CMV và TYLCV trên cây cà chua. Do đó, nếu tác nhân này được khống chế hiệu quả thì tỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao cao tong ketde tai ca chua2009lastversionin.docx
  • docxBIA BAO CAOtom tata5.docx
  • docdiem moi cua de tai.doc
Luận văn liên quan