Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong phát triển KT - XH, nâng cao chất lượng cuộc
sống (CLCS) và nỗ lực xóa đói, giảm nghèo. Tỉ lệ nghèo đã giảm mạnh từ hơn 60% vào năm 1990
xuống còn 18,1% vào năm 2004, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8 -
9%/năm trong những năm gần đây và chính sách phát triển kinh tế gắn với giảm đói nghèo của Chính
phủ.
Tuy CLCS của dân cư Việt Nam đã tăng nhanh, chỉ số HDI năm 2007 tăng lên đạt 0,73, xếp
hạng 105 trên 177 quốc gia và lãnh thổ. Nhưng CLCS của dân cư Việt Nam có sự phân hóa mạnh mẽ
theo vùng, miền và theo nhóm dân cư. Để xã hội phát triển văn minh, công bằng, dân chủ, văn minh và
bền vững cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng các yếu tố, các chính sách nhằm đưa ra các giải pháp thích
hợp nâng cao CLCS dân cư, giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng miền, các tỉnh.
CLCS là một khái niệm tổng hợp đo mức sống của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội
loài người, CLCS của con người, cần được quan tâm nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phát triển
kinh tế – xã hội để thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của con người, nâng cao CLCS. CLCS cũng phản
ánh trình độ phát triển về KT - XH của khu vực hay một quốc gia, một vùng, một tỉnh
88 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập – Trường hợp tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
______________
ĐẾ TÀi NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Mã số : B.2006.19.06.
Chủ nhiệm đề tài : TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ
TP. HỒ CHÍ MINH-2008
LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, phòng Khoa học
công nghệ và Sau đại học. Cán bộ giảng dạy khoa Địa lí, với sự nhiệt tình của các
công tác viên và sự cung cấp số liệu của các cơ quan ban ngành liên quan.
Nhân đây, chúng tôi xin cám ơn:
- Ban Giám hiệu
- Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học
- Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận
Đã giúp đỡ vật chất và tinh thần, cung cấp tư liệu quý giá cho nhóm nghiên cứu
thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 4 năm 2008
Chủ nhiệm đề tài
TS. Phạm Thị Xuân Thọ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
Tên đề tài : Nghiên cứu chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và
học tập – Trường hợp tỉnh Bình Thuận.
Mã số : B.2006.19.06
Chủ nhiệm đề tài : TS. Phạm Thị Xuân Thọ.
Tel: 0903.308.425. E-mail: ptxtho@yahoo.com
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Cơ quan và cá nhân phối hợp :
1. ThS. La Nữ Ánh Vân – Trưởng khoa Du lịch Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận.
2. ThS. Phạm Thị Bình - CBGD Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
3. CN. Bùi Vũ Thanh Nhật - CBGD Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện : Từ tháng 4 năm 2006 - tháng 4 năm 2008.
1. Mục tiêu
- Khái quát về chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong tỉnh Bình Thuận nói
riêng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.
- Làm nguồn tư liệu cho các giảng viên, sinh viên Địa lí tham khảo nhằm phục vụ cho công tác
giảng dạy và học tập.
2. Nội dung chính
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ
và tỉnh Bình Thuận.
- Nghiên cứu hiện trạng chất lượng cuộc sống các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình
Thuận.
- Nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân
cư.
3. Kết quả đạt được :
Nghiên cứu thực hiện qua 2 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 : Từ tháng 6 - 2006 đến 5 - 2007
Thu thập tư liệu, thông tin
Thực địa, điều tra xã hội học
Các kết quả cho thấy chất lượng cuộc sống dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình
Thuận thuộc loại trung bình thấp so với nhiều vùng trong cả nước nhưng còn cao hơn vùng Bắc
Trung Bộ, Tây Bắc. Điều này cho thấy, các tỉnh DHNTB đã có nhiều chính sách phát triển KT -
XH và quan tâm đến các chính sách giảm đói nghèo, phát triển văn hóa, y tế, xã hội và bình đẳng
giới.
- Giai đoạn 2 : Từ tháng 6- 2007 đến thàng 2 - 2008
Hoàn thiện cơ sở lí luận, phân tích đánh giá khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
các tỉnh Duyên hải miền Trung và tỉnh Bình Thuận.
Viết báo cáo về chất lượng cuộc sống dân cư, sử dụng GIS và phần mềm Mapinfo, thành lập
bản đồ chất lượng cuộc sống dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Bình Thuận. Qua
đó thấy rõ mối tương quan giữa các yếu tố KT - XH với việc nâng cao chất lượng cuộc sống và
đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
SUMMARY
Project Title : Researching living quality of Middle Southern Coastal Area for teaching and studying
purposes - Binh Thuan Case
Code number : B.2006.19.06
Coordinator : Pham Thi Xuan Tho Ph.D
Tel: 0903.308.425. E-mail: ptxtho@yahoo.com
Implementing Institution : Hochiminh City University of Pedagogy
Cooperating Institution :
Individuals to anttend the subject :
1. La Nu Anh Van – Dean of the faculty of Faculty of tourism – Binhthuan Junior College of
Community.
2. Pham Thi Binh – Lecturer of the faculty of Geography - Hochiminh City University of Pedagogy.
3. Bui Vu Thanh Nhat - Lecturer of the faculty of Geography - Hochiminh City University of
Pedagogy.
.Duration : From April, 2006 to April, 2008.
1. Objectives:
Overview about the living quality of Middle Southern Coastal province.
- Solutions proposed to improve the living quailty of the people of Middle Southern Coastal in
general and Binhthuan province in particular.
- Materials for Geography lecturers and students in studying and teaching
2. Main content :
Understanding factors to living quality of Middle Southern Coastal provinces
Researching current living quality of Middle Southern Coastal provinces
Researching, proposing solutions to develop the economy to improve living condition
3. Result obtained:
- 1th period : From April, 2006 to May. 2007
- Collect data and information
- Carry out sociological field research, investigation
- Results show that inhabitants living quality of Middle Southern Coastal and Binh Thuan
provinces is the average low among provinces in the country, yet still is higher than that of Middle
Northern Area, North West Area. This shows that Middle Southern Coastal provinces have got
many policies to develop sociology economy and concern about policies to reduce poor, drive
away hunger, improve sociology, hospitality, and sex equality.
- 2th period : From June, 2007 to February. 2008
Complete basic theory, analyse ability to upgrade living quality of inhabitants in Middle
Southern Coastal and Binh Thuan provinces
- Report about living quality, using GIS and Mapinfo software, creating living quality map of
Middle Southern Coastal and Binh Thuan provinces. Therefore we can observe the relationships of
socio-economical elements to living quality improvements and propose solutions to improve
inhabitants living quality.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
- ANTT : An ninh trật tự
- BHYT : Bảo hiểm y tế
- BVMT : Bảo vệ môi trường
- BVTV : Bảo vệ thực vật
- CĐ : Cao đẳng
- CLCS : Chất lượng cuộc sống
- CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- CNKT : Công nhân kỹ thuật
- CN-XD : Công nghiệp-xây dựng
- CNXH : Chủ nghĩa xã hội
- ĐH : Đại học
- DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ
- DV : Dịch vụ
- GD – ĐT : Giáo dục và đào tạo
- GDP : Tổng thu nhập quốc nội
- GTSX : Giá trị sản xuất
- GTTN : Gia tăng tự nhiên
- GV : Giáo viên
- HĐND : Hội đồng nhân dân
- KHCN & MT : Khoa học công nghệ và môi trường
- KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
- KT – XH : KT - XH
- LT – TP : Lương thực thực phẩm
- LHQ : Liên Hiệp Quốc
- PCTP : Phòng chống tội phạm
- SX : Sản xuất
- THCN : Trung học chuyên nghiệp
- THCS : Trung học cơ sở
- THPT : Trung học phổ thông
- TM-DV : Thương mại-dịch vụ
- TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
- UBND : Ủy ban nhân dân
- VAC : Vườn – Ao - Chuồng
- VRAC : Vườn - Rừng - Ao - Chuồng
- XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
- XH : Xã hội
- XHCN : Xã hội chủ nghĩa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong phát triển KT - XH, nâng cao chất lượng cuộc
sống (CLCS) và nỗ lực xóa đói, giảm nghèo. Tỉ lệ nghèo đã giảm mạnh từ hơn 60% vào năm 1990
xuống còn 18,1% vào năm 2004, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8 -
9%/năm trong những năm gần đây và chính sách phát triển kinh tế gắn với giảm đói nghèo của Chính
phủ.
Tuy CLCS của dân cư Việt Nam đã tăng nhanh, chỉ số HDI năm 2007 tăng lên đạt 0,73, xếp
hạng 105 trên 177 quốc gia và lãnh thổ. Nhưng CLCS của dân cư Việt Nam có sự phân hóa mạnh mẽ
theo vùng, miền và theo nhóm dân cư. Để xã hội phát triển văn minh, công bằng, dân chủ, văn minh và
bền vững cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng các yếu tố, các chính sách nhằm đưa ra các giải pháp thích
hợp nâng cao CLCS dân cư, giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng miền, các tỉnh.
CLCS là một khái niệm tổng hợp đo mức sống của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội
loài người, CLCS của con người, cần được quan tâm nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phát triển
kinh tế – xã hội để thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của con người, nâng cao CLCS. CLCS cũng phản
ánh trình độ phát triển về KT - XH của khu vực hay một quốc gia, một vùng, một tỉnh.
Đối với giáo viên, sinh viên ngành Địa lí, việc nghiên cứu CLCS, hiểu rõ bản chất, cách tính, các
nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư và tình hình biến chuyển CLCS dân cư một nước, một vùng cụ
thể có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. Nhằm ứng dụng lí luận vào thực tiễn để nâng cao hơn nữa
CLCS cho dân cư địa phương và đây cũng là mục tiêu hướng tới của đất nước ta cũng như của các
quốc gia khác.
Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm 8 tỉnh thành có những đặc điểm tương đồng nhau về mặt tự
nhiên, do đó có nhiều điểm tương đồng trong quá trình phát triển KT - XH và CLCS. Bình Thuận là
tỉnh cực Nam Trung Bộ, tiếp giáp vùng kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với vùng kinh tế Đông Nam Bộ
năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tạo điều kiện cho tỉnh
Bình Thuận đã phát triển, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhưng tốc độ phát
triển kinh tế như vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao CLCS cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt
cuộc sống của dân cư các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn nhiều khó khăn. Sự cách biệt về CLCS
của dân cư giữa các địa phương còn khá lớn. Ở TP. Phan Thiết và các thị trấn kinh tế phát triển nhanh,
CLCS được nâng cao rõ rệt, trong khi các vùng nông thôn, miền núi của tỉnh còn nhiều xã nghèo, hộ
nghèo, CLCS còn thấp kém.
Tỉnh Bình Thuận cũng có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng CLCS dân cư chưa
cao. Làm thế nào để nâng cao CLCS của dân cư Bình Thuận cũng như cho dân cư các tỉnh Duyên hải
Nam Trung Bộ? Tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ và tỉnh Bình Thuận.
Nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư các tỉnh Duyên hải
Nam Trung Bộ phục vụ giảng dạy và học tập - Trường hợp tỉnh Bình Thuận” với mong mỏi tìm kiếm
một số giải pháp nâng cao CLCS của dân cư. Ở đây, tỉnh Bình Thuận được lựa chọn là một trường hợp
điển cứu có nhiều yếu tố nổi bật về tự nhiên còn khó khăn, nhưng cũng có nhiều ưu đãi trong phát triển
KT - XH của một tỉnh cực nam của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,
2. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
- Tổng quan có chọn lọc lí luận về CLCS.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư các tỉnh DHNTB và tỉnh Bình Thuận.
- Tìm hiểu khái quát thực trạng CLCS dân cư các tỉnh DHNTB và thực trạng CLCS dân cư tỉnh
Bình Thuận.
- Phân tích sự biến động CLCS của dân cư các tỉnh trong vùng và CLCS của các nhóm dân cư
trong tỉnh.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS và giảm sự cách biệt giữa các nhóm dân cư ở Bình
Thuận nói riêng và các tỉnh DHNTB nói chung.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu :
Chất lượng cuộc sống của dân cư là vấn đề rộng lớn, phức tạp và biến đổi theo không gian, thời
gian, trong đó các tiêu chí để đánh giá CLCS rất đa dạng, trong đó có thể dựa vào chỉ số cơ bản nhất là
chỉ số phát triển con người (HDI).
Chỉ số HDI cho biết một cách tổng quát về sự phát triển con người: Sống cuộc sống khoẻ mạnh
và lâu dài (đo bằng tuổi thọ, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,7 tuổi); được học hành (đo
bằng tỉ lệ biết chữ ở người lớn và tổng tỉ lệ đi học tiểu học, trung học, đại học - của Việt Nam là 90,3%
và 63,9%); có mức sống hợp lí (thu nhập GDP/đầu người theo sức mua tương đương - của Việt Nam
là 3.071 USD). Ngoài ra, còn phải tính đến những mặt khác như nhu cầu sống tốt hơn được đáp ứng
các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác như: cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, về nhà ở, điện nước,
giao thông đi lại, y tế và sống trong một môi trường tự nhiên không ô nhiễm, môi trường xã hội, an
toàn, lành mạnh,
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm 8 tỉnh thành giáp biển là một địa bàn rộng lớn. Do
vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu khái quát về DHNTB và
điển cứu tỉnh Bình Thuận từ đó có những giải pháp có tính chất tương đồng để nâng cao CLCS cho
vùng, cũng như đề ra các giải pháp riêng cho tỉnh Bình Thuận.
Thời gian nghiên cứu :
Nghiên cứu CLCS dân cư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, điển cứu CLCS dân cư tỉnh Bình
Thuận trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2006.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vấn đề nghiên cứu CLCS dân cư đã được nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ rất sớm nhưng ở
các khía cạnh khác nhau như : mức sống, chỉ số phát triển con người nhưng chưa thật đầy đủ với nghĩa
CLCS. Kể từ khi cách mạng công nghiệp hình thành và phát triển đã nâng cao mức sống của con người
và tạo nên sự phân hóa sâu sắc giữ nhóm người giàu và nhóm người nghèo.
Ngày nay, trên thế giới người ta thường dùng chỉ số phát triển con người (HDI) để so sánh mức
sống của con người giữa các nước. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan ban ngành trung ương và địa phương
có các đề tài liên quan đến CLCS dân cư như đánh giá mức sống dân cư, các báo cáo phát triển con
người. Chương trình phát triển của LHQ tham gia cùng tiến hành nghiên cứu mức sống trong cả nước
vào các năm 1992-1993 và 1997-1998, năm 2004. Năm 1996, Viện kinh tế TP. HCM tiến hành đề tài
“Phân hóa giàu nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế TP. HCM”, năm 2000 tiếp tục đề tài
“Nghiên cứu diễn biến mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo tại TP. HCM”. Ngoài ra còn có đề tài
: “Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa ở TP. HCM” của: Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường,
Nguyễn Quang Vinh. Báo có phát triển con người năm 2007 của UNDP.
Nhưng thực tế CLCS còn được thể thiện bằng nhiều tiêu chí khác ngoài mức sống và chỉ số HDI
như được sống trong môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn lành mạnh. Do vậy, nhóm đề tài
muốn nghiên cứu sâu hơn về CLCS dân cư phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy địa lí.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Các tỉnh DHNTB và Bình Thuận là đơn vị lãnh thổ tự nhiên, KT - XH trong tổng thể tự nhiên và
KT - XH của Việt Nam nói chung. Nghiên cứu CLCS gắn với sự phát triển KT - XH của từng tỉnh, của
vùng và cả nước. Để nâng cao CLCS cho nhân dân các tỉnh DHNTB và Bình Thuận cần phải đặt trong
bối cảnh chung của sự phát triển KT - XH và CLCS của cả nước.
CLCS thay đổi theo hướng nào liên quan đến sự phát triển KT - XH của đất nước, của tỉnh, việc
sử dụng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đường lối chính sách của Nhà nước và tỉnh. Do vậy, nghiên
cứu CLCS các tỉnh DHNTB và Bình Thuận phải đứng trên quan điểm hệ thống, xét Bình Thuận trong
vùng DHNTB, trong hệ thống KT - XH cả nước để đưa ra các giải pháp phù hợp tác động vào hệ
thống nhằm nâng cao CLCS một cách bền vững.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là quan điểm quan trọng, đặc trưng trong quá trình thực hiện các
công trình nghiên cứu Địa lí học. Các đối tượng địa lí không tồn tại đơn độc trên một lãnh thổ, mà
chúng tồn tại trong mối quan hệ tương tác có những tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển của nhau, tạo nên những nét đặc thù riêng về mặt lãnh thổ KT - XH. Chẳng hạn như giữa
các tỉnh DHNTB có những nét tương đồng về mặt tự nhiên và KT - XH nên có những điểm khá tương
đồng về CLCS. Nhưng giữa các tỉnh cũng có những nét khác biệt và trong một tỉnh cũng có sự khác
biệt về mức sống. Ví dụ, ở Bình Thuận có mức sống trung bình, nhưng TP. Phan Thiết có CLCS cao
hơn so với Tánh Linh, huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam...
Vì vậy, trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ có thể đánh giá tổng hợp các yếu tố tự nhiên, KT - XH
tạo nên CLCS với nét đặc trưng riêng của lãnh thổ, đồng thời cũng khái quát được những nét tương
đồng cho những lãnh thổ lớn hơn. Từ đó đưa ra các giải pháp chung cho cả vùng cũng như các giải
pháp đặc thù cho từng địa phương.
5.1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
CLCS dân cư không chỉ thay đổi theo không gian mà còn thay đổi theo thời gian. Đánh giá các
tác động đến CLCS dân cư trong qua khứ và hiện tại, chúng ta có thể dự báo được sự gia tăng hay suy
giảm CLCS trong tương lai. Trong các công trình nghiên cứu Địa lí nói chung và nghiên cứu CLCS nói
riêng, cần vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh để dự báo và có các chính sách, giải pháp phù hợp
nhằm biến đổi CLCS dân cư theo chiều hướng tích cực.
5.1.4. Quan điểm sinh thái, phát triển bền vững
CLCS dân cư chịu tác động mạnh mẽ của hai yếu tố tự nhiên, tài nguyên môi trường và KT - XH.
Việc gia tăng sản xuất, khai thác tài nguyên mạnh mẽ sẽ làm tăng thu nhập, góp phần nâng cao CLCS,
nhưng khi tài nguyên cạn kiệt, thu nhập sẽ giảm, hoặc phát triển kinh tế không chú ý đến việc bảo vệ
môi trường, con người không được sống trong môi trường trong sạch thì CLCS sẽ bị giảm. Do vậy, để
nâng cao CLCS cần chú ý đến phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường, tạo điều kiện tăng
trưởng, phát triển kinh tế liên tục gắn với nâng cao CLCS. Vì vậy, khi nghiên cứu CLCS cần xem môi
trường trong sạch, có thể khai thác, sử dụng lâu bền là bộ phận quan trọng để nâng cao CLCS.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thống kê
Các số liệu CLCS được thu thập từ các cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương như:
Niên giám thống kê, tư liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp
Quốc, cục Thống kê, báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Lao động - Thương binh Xã hội và
thống kê từ các phiếu điều tra xã hội học, từ đó nhóm tác giả phân loại, thống kê theo các tiêu chí
CLCS.
5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Trên cơ sở các nguồn tư liệu, nhóm tác giả phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến CLCS dân
cư các tỉnh DHNTB và Bình Thuận. Đồng thời so sánh các chỉ tiêu CLCS Việt Nam với một số nước
trên thế giới, so sánh CLCS dân cư giữa các vùng, giữa vùng DHNTB với các vùng và CLCS dân cư
Bình Thuận với cả nước và một số tỉnh để thấy được nét tương đồng và di biệt giữa các vùng, các tỉnh
với nhau, phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp chung cho vùng, giải pháp riêng cho tỉnh Bình
Thuận.
5.2.3. Phương pháp thực địa, điều tra xã hội học
Điều tra thực địa nhằm kiểm chứng các số liệu thống kê, đảm bảo tính xác thực của số liệu về
CLCS ở địa bàn nghiên cứu. CLCS dân cư được thể hiện qua nhiều mặt vật chất và tinh thần, qua thực
địa nhóm nghiên cứu có nhận định tổng hợp, chính xác hơn về CLCS. Điều tra xã hội học và phỏng
vấn các nhà quản lí, lãnh đạo các ban ngành và dân cư địa phương để thấy được tâm tư nguyện vọng,
phương hướng phát triển kinh tế, dự án và các giải pháp nâng cao CLCS dân cư.
5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ là phương tiện ban đầu cho nhóm nghiên cứu đánh giá khái quát về các nguồn lực phát
triển KT - XH và các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của dân cư. Đồng thời, bản đồ cũng là phương tiện
thể hiện sinh động kết quả nghiên cứu sự phát triển và phân hóa CLCS. Biểu đồ dùng để thể hiện các
mối liên hệ giữa các chỉ tiêu về CLCS. các chỉ tiêu CLCS thể hiện bằng biểu đồ dễ dàng so sánh, phân
tích mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành CLCS, giữa các địa phương.
5.2.5. Hệ thống thông tin Địa lí GIS và MapInfo
Sử dụng hệ thống thông tin đia lí chồng xếp các lớp thông tin, cho phép tổng hợp các yếu tố tạo
thành CLCS dân cư. Sử dụng phần mềm MapInfo cho phép thành lập bản đồ CLCS dân cư một cách
sinh động, các tiêu chí đánh giá CLCS phân hóa theo vùng lãnh thổ được thể hiện rõ nét trên bản đồ.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Nâng cao CLCS dân cư là mục tiêu phấn đấu của thế giới nói chung cũng như các quốc gia,
các vùng nói riêng, đặc biệt là những vùng còn nghèo, khó. Nhưng quan niệm về CLCS cũng chưa thật
thống nhất. Trong thực tế có thể hiểu CLCS một cách chung nhất là sự thỏa mãn nhu cầu cuộc sống
của con người.
CLCS không chỉ là mức sống của người dân về phương diện vật chất mà CLCS còn thể hiện sự
cảm nhận hạnh phúc của một cá nhân ha