Thành phố Thanh Hoá đang trên đà phát triển mạnh về mọi m ặt, đặc
biệt tốc độ đô thị hoá đang diễn ra ngày càng nhanh. Các khu đô thị, khu dân
cư mới đang được xây dựng và hình thành, nhiều tuyến đường đang đợc cải
tạo mở rộng hoặc làm mới. Các cơ quan công sở, trường học, bệnh viện cũng
được đầu tư xây dựng mới để hướng tới một thành phố Thanh Hóa giàu đẹp
trong tương lai, góp phần nâng cao đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần. Bên
cạnh đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng có một vấn đề nữa mà chúng ta không
thể bỏ qua được, đó là vấn đề môi trường và cây xanh đô thị.
Cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong đời sống con người,
nó không những mang đến nhiều giá trị về mặt tinh thần, đưa con người xích
lại gần với thiên nhiên hơn mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ, cải thiệ n
môi trường. Tuy nhiên hiện nay có nhiều hoạt động của con người đã tác
động không tốt tới môi trường làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Không
giống như môi trường ở vùng nông thôn là nơi có nhiều cây xanh, không khí
trong lành. Người dân sống ở thành phố luôn phải đối mặt với môi trường có
chất lượng ngày càng suy giả m do ô nhiễm nước, khói bụi, nhiệt độ, khí thả i
và tiếng ồn.
Để góp phần tạo một môi trường sống trong lành và xây dựng một
thành phố có cảnh quan đẹp phục vụ cho việc tiến tới đô thị loại 1 của thành
phố Thanh Hóa, tôi đã làm đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh
quan và bảo vệ môi trường cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố
Thanh Hóa” để nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố của
thành phố Thanh Hóa hiện nay, đánh giá một số loài cây trồng được chọn làm
cây bóng mát đường phố từ đó đưa ra đề xuất quy hoạch lại hệ thống cây
xanh đường phố cho phù hợp với mục đích phát triển và hướng vào mục tiêu
bảo vệ môi trường.
62 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5043 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh quan và bảo vệ môi trường cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
----------
Báo cáo thực tập
Đề tà:i Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh
quan và bảo vệ môi trường cho hệ thống
cây xanh đường phố ở thành phố Thanh
Hóa
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................ 3
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH
PHỐ THANH HÓA ..................................................................................... 4
2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 4
2.2 Điều kiện khí hậu .................................................................................. 5
2.3 Dân số, lao động và nguồn nhân lực ...................................................... 6
2.4 Kinh tế và công nghiệp .......................................................................... 6
2.5 Thương mại, dịch vụ và du lịch ............................................................. 7
2.6 Văn Hóa, Giáo Dục ............................................................................... 7
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 8
3.1 Vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi trường đô thị ............. 8
3.2 Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị .................................... 12
3.3 Giá trị tinh thần của cây xanh đô thị .................................................... 13
CHƯƠNG IV: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 15
4.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 15
4.2 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….13
4.3 Nội dung nghiên cứu…………………………………………………..13
4.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 17
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 18
5.1 Hiện Trạng cây xanh đường phố thành phố Thanh Hóa ....................... 18
5.2 Đặc điểm một số loài cây xanh đô thị được trồng tại thành phố Thanh
Hóa ........................................................................................................... 32
5.3 Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh đường
phố tại thành phố Thanh Hóa. ................................................................... 42
5.4 Đề xuất quy hoạch mạng lưới cây xanh đường phố ............................. 46
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .............................. 56
6.1 Kết Luận ............................................................................................. 56
6.2 Tồn Tại ................................................................................................ 57
6.3 Kiến Nghị ............................................................................................ 58
3
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
Thành phố Thanh Hoá đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt, đặc
biệt tốc độ đô thị hoá đang diễn ra ngày càng nhanh. Các khu đô thị, khu dân
cư mới đang được xây dựng và hình thành, nhiều tuyến đường đang đợc cải
tạo mở rộng hoặc làm mới. Các cơ quan công sở, trường học, bệnh viện cũng
được đầu tư xây dựng mới để hướng tới một thành phố Thanh Hóa giàu đẹp
trong tương lai, góp phần nâng cao đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần. Bên
cạnh đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng có một vấn đề nữa mà chúng ta không
thể bỏ qua được, đó là vấn đề môi trường và cây xanh đô thị.
Cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong đời sống con người,
nó không những mang đến nhiều giá trị về mặt tinh thần, đưa con người xích
lại gần với thiên nhiên hơn mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ, cải thiện
môi trường. Tuy nhiên hiện nay có nhiều hoạt động của con người đã tác
động không tốt tới môi trường làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Không
giống như môi trường ở vùng nông thôn là nơi có nhiều cây xanh, không khí
trong lành. Người dân sống ở thành phố luôn phải đối mặt với môi trường có
chất lượng ngày càng suy giảm do ô nhiễm nước, khói bụi, nhiệt độ, khí thải
và tiếng ồn.
Để góp phần tạo một môi trường sống trong lành và xây dựng một
thành phố có cảnh quan đẹp phục vụ cho việc tiến tới đô thị loại 1 của thành
phố Thanh Hóa, tôi đã làm đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh
quan và bảo vệ môi trường cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố
Thanh Hóa” để nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố của
thành phố Thanh Hóa hiện nay, đánh giá một số loài cây trồng được chọn làm
cây bóng mát đường phố từ đó đưa ra đề xuất quy hoạch lại hệ thống cây
xanh đường phố cho phù hợp với mục đích phát triển và hướng vào mục tiêu
bảo vệ môi trường.
4
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ
THANH HÓA
2.1 Điều kiện tự nhiên
1) Vị Trí Địa Lý
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh
Hóa, phía bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam và đông nam
giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía tây bắc giáp
với huyện Thiệu Hóa
Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm bên bờ
sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa.
Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm thành phố dài gần 10 km,
cảng Lễ Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây,
tạo thành một mạng lới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố
Thanh Hóa đã trở thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh
Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả
các tỉnh trong nước.
2) Địa Hình
Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có
nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng không đồng đều nơi
rộng nơi hẹp khác nhau.
Núi
Núi Hàm Rồng án ngữ cửa ngõ phí bắc thành phố, chạy từ làng Dương
Xá xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, men theo hữu ngạn sông Mã về
đến chân cầu Hàm Rồng
Núi Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.
5
Đồi Thông : là quả đồi thấp nằm ở phía tây bắc thành phố. Trên đồi
trồng thông để khai thác gỗ và nhựa.
Sông
Sông Mã: là sông tự nhiên lớn bắt nguồn từ Điện Biên chảy về phí tây
tỉnh Thanh Hóa và chảy qua thành phố. Trong tương lai hệ thống đô thị
thành phố sẽ tập trung hai bên bờ sông Mã
Hệ thống sông đào bao gồm : sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành,
sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc được xây dựng để cung cấp tưới tiêu,
chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phố
2.2 Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ
Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố
Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.
Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian
này trong năm, thời tiết nắng lắm, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán.
Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C.
Mùa lạnh : Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa
này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa
thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C.
Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.
Gió
Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng
năm có 3 mùa gió:
Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào,
gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.
Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào,
mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió
Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung
khác.
6
Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát
mẻ.
Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 - 1980 mm.
2.3 Dân số, lao động và nguồn nhân lực
Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng người đông, thành phố Thanh Hóa
cũng là một thành phố có quy mô tương đối lớn, dân cư đông đúc, đa dạng.
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số thành phố Thanh Hoá khoảng
197,551 nghìn người, mật độ dân số khoảng 3.370 người/km2 (có mật độ gấp
10 lần so với toàn tỉnh - mật độ dân số tỉnh Thanh Hoá là 330 người/km2),
trong đó dân số sống trong nội thị là 143,755 nghìn người, chiếm tỷ lệ 72%,
dân số ở vùng ngoại ô là 53,796 nghìn người, chiếm tỷ lệ 28%.
Dân số nam là 97,799 nghìn người, chiếm tỷ lệ 49% dân số toàn thành
phố; nữ có 100,752 nghìn người, chiếm 51%.
2.4 Kinh tế và công nghiệp
Theo số liệu năm 2009, tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP ước đạt
- Công nghiêp: 49,7%
- Nông nghiệp: 4,6%
- Dịch vụ: 45,7%
- Tăng trưởng kinh tế ước đạt 18,2%.
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 2940,13 tỷ đồng.
- GDP bình quân đầu người 1520 USD. Đến cuối năm 2009 thu nhập bình
quân đầu người đã đạt tới con số 1910 USD/năm
Thành phố có 2 khu công nghiệp chính :
- Khu công nghiệp Lễ Môn: Là khu công nghiệp tập trung lớn nằm cách
trung tâm thành phố Thanh Hóa 5km về phía đông, trên quốc lộ 47 nối liền
thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87ha. Đã có
hơn 30 doanh nghiệp đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với số vốn hơn 700
tỉ đồng.
7
- Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga
Khu công nghiệp này có diện tích 150ha, nằm ở phía bắc thành phố
Thanh Hóa. Đây là khu công nghiệp mới hình thành chưa lâu và vẫn đang quá
trình thu hút đầu tư mạnh mẽ. Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là sản xuất lắp
ráp hàng điện tử, viễn thông; may mặc, bao bì; sản xuất đồ gia dụng,thủ công
mỹ nghệ, chế biến nông lâm thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành
cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ
2.5 Thương mại, dịch vụ và du lịch
Hệ thống siêu thị bao gồm : Trung tâm thương mại Thanh Hoa Plaza là
trung tâm thương mại lớn nhât nằm ngay trung tâm thành phố, siêu thị Thanh
Hoa là siêu thị lớn thứ hai với nhiều loại mặt hàng phong phú đa dạng, Trung
tâm thương mại Lê Hoàn nằm trên đường Lê Hoàn p.Ba Đình.
Hệ thống chợ bao gồm các chợ: Chợ Vườn Hoa, chợ Phú Sơn, chợ Tây
Thành, chợ Nam Thành, chợ Đông Thành, chợ Điện Biên...với nhiều mặt
hàng đa dạng, phong phú.
Ngành du lịch của thành phố Thanh Hóa vẫn còn ở dạng tiềm năng.
Trong tương lai với việc khu du lịch Hàm Rồng được xây dựng hoàn thiện,
cùng với những sự đầu tư có hiệu quả vào thị xã biển Sầm Sơn,hứa hẹn ngành
du lịch - dịch vụ sẽ đóng góp nhiều hơn trong cơ cấu GDP của thành phố.
2.6 Văn Hóa, Giáo Dục
Thành phố Thanh Hóa có:
- 5 trường đại học, cao đẳng ( Đh Hồng Đức, CĐ Y Thanh Hóa, CĐ
TDTT, CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Thanh Hóa, CĐ Nghề ), 8 trường THPT
19 trường THCS, 22 trường tiểu học.
8
CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 Vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi trường đô thị
1). Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí
Không khí giữ vai trò cực kì quan trọng trong sự tồn tại của mọi hình
thức sống trên hành tinh chúng ta. Khí quyển bao quanh quả đất và được chia
thành nhiều lớp, nhưng 95% khối lượng không khí nằm ở lớp đối lưu từ độ
cao 0 – 10 km trên bề mặt trái đất. Còn lại ở các lớp bình lưu từ độ cao 10 –
50 km, trong đó lớp ozon xuất hiện ở độ cao 18 – 30 km. Lớp trung lưu ở độ
cao trên 50 – 90 km và lớp ngoài.
Trong lớp đối lưu thì tới 99% thể tích không khí sạch chứa 2 loại khí
N2 (78%), O2 (21%). 1% còn lại là các khí khác như argon (0,93%), CO2
(0,03%), hơi nước… Các thành phần này hầu như không đổi.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của các hoạt động xã hội loài
người, và do sự phân giải tự nhiên của sinh vật nhất là tại các đô thị, qúa trình
ô nhiễm không khí đã không ngừng tăng lên. Đặc biệt nặng nề ở những khu
vực trong tình trạng công nghiệp lạc hậu, phương tiện kiểm soát và giám sát ô
nhiễm không khí thiếu thốn.
Sự ô nhiễm không khí diễn ra do khói thải, khí thải từ các nhà máy,
giao thông, khí thải của con người ở mật độ cao. Biểu hiện nặng nề nhất là
các khí SOx, NOx, COx và những khí gây hiệu ứng nhà kính, khí gây thủng
tầng ozon: CO2, NO, CFC…
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, súc
vật, cây cối và các vật chất khác.
Đối với con người, súc vật có thể gây nên các bệnh ung thư da, mù dác
mạc, hen suyễn… hay như làm chết cây, biến đổi sắc tố khác thường cho cây
cối…
9
Để khống chế ô nhiễm không khí người ta tiến hành nhiều giải pháp,
trong đó vấn đề tăng cường trồng cây xanh ở khu vực đô thị là một trong
những giải pháp hữu hiệu.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang được các quốc gia và các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm và tập trung nghiên cứu các giải pháp có tính chất tòan
cầu. Sự nóng lên toàn cầu tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các
hệ sinh thái.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là sự tăng
lên của khí thải nhà kính. Theo IPCC (Intergovernmental Panel on Climate
Change) (2000) thì khí carbonic (CO2) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự
nóng lên toàn cầu. Nồng độ CO2 trong không khí đã tăng 28% từ 288 ppm
lên 366 ppm kể từ năm 1850 tính tới năm 1998.
Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn
khí CO2, giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng làm
gia tăng lượng khí O2 cho khí quyển.
Tuy nhiên tác dụng này có hiệu qủa rõ ràng khi cây trồng trên những
mảng lớn và ở khắp nơi như các khu công viên, đường phố, khu rừng du lịch,
các rừng phòng hộ ngoại thành. Theo các tài liệu cho biết 1 ha cây xanh có
khả năng hấp thu 8 kg CO2 /h = lượng CO2 do 200 người thải ra /h.
Bên cạnh đó cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự
hấp thụ hay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như
SO2, chì, các monoxít carbon, oxít azot…, các hạt bụi mù khói công nghiệp.
Nó còn ngăn cản di chuyển đi xa gây mưa acid ở các vùng ven và vùng xa
hơn.
2). Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè thường rất nóng, nhiệt độ
không khí có khi tới 34 – 350c hay cao hơn (nhất là ở các vùng có gió Lào
phải chịu nhiệt độ cao, khô khan). Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể
giảm từ 2 đến 4oC bằng cách tiết hơi nước qua khí khổng của lá, ngăn cản
10
không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt
trên nhựa.
Trong khu vực đô thị nhiệt độ còn thường tăng cao do hoạt động của
các khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do sự bê tông hóa qúa cao, do
mật độ dân cư cao.
Nhiệt độ không khí tốt nhất đối với con người từ 16 – 200c, vì vậy điều
hòa nhiệt độ ở khu vực đô thị là rất cần thiết.
Các đô thị được xây dựng bằng các vật liệu như gạch, bê tông, nhựa
đường, tole… được xem là những ốc đảo nhiệt (Moll, 1991) nhất là khi thiếu
cây xanh. Nhiệt độ trong thành phố thường cao hơn nhiệt độ ở những vùng
đất quanh thành phố, độ chênh lệch nằm trong khoảng 3 – 50C .
Các vườn cây, rừng cây, rặng cây, bồn hoa, bãi cỏ… trong đô thị góp
phần tạo nên không khí mát mẻ trong lành cho nhân dân nghỉ ngơi, tránh tạo
nên những khu vực ẩm thấp, mất vệ sinh. Tán cây làm giảm bức xạ mặt trời
chỉ còn 5 – 40%. Nhất là che chắn bức xạ nhiệt trên các nền bê tông, tường bê
tông. Cây xanh làm tăng sự lưu thông không khí nhờ sự trao đổi khí mát dưới
tán cây và bên ngoài, tạo thành gió cục bộ, hay các luồng gió nhờ các hàng
cây trồng dọc ven đường
Ở các khu trường học, bệnh viện, cơ quan, bến tàu xe, công viên…
những tán cây xanh tạo nên một vòm trời im mát, giúp cho con người nghỉ
ngơi, hoạt động tốt hơn. Cây xanh cũng góp phần làm giảm mệt nhọc trong
sản xuất hay đi đường cho con người, từ đó tăng sức bền bỉ dẻo dai trong sản
xuất và tăng sức khỏe cho con người.
Những khoảng không gian xanh đó có tác dụng tích cực đối với vấn đề
làm giảm hiệu ứng “nhà kính” cho môi trường.
3). Cây xanh cản bớt tiềng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kì khác
nhau hay nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát sinh từ
những chấn động không tuần hòan.
11
Bất kì loại tiếng ồn nào cũng có thể gây hại tới sức khỏe con người.
Các nhà nghiên cứu cho thấy, những người làm việc lâu trong những điều
kiện ồn ào thường lười suy nghĩ, dễ nôn nóng, chóng mỏi mệt.
Tiếng ồn là đặc điểm của các đô thị, nhất là các đô thị có nhiều nhà
máy, lò cao, các phương tiện giao thông, công tác xây cất nhà, dụng cụ sinh
hoạt trong gia đình (máy giặt, máy hát, radio…).
Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác
hại của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác
dụng như vật liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó
làm giảm được khoảng 30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn
5 – 6 lần so với đường không có cây. Theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng
Hoa Kỳ, nếu trồng đai rừng rộng 30 m và cây cao 12 m có thể giảm 50%
tiếng ồn.
Tuy nhiên hiệu qủa này còn phụ thuộc vào loài cây trồng, bố trí, mật
độ, diện tích trồng cây.
4). Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực
Các khu công viên, vườn hoa, thảo cầm viên… không chỉ tạo nên bầu
không khí mát mẻ, trong lành cho mọi người nghỉ ngơi mà ở đó còn là nơi để
thưởng thức, nghiên cứu các bộ sưu tập nhiều loài cây phong phú từ mọi miền
đất nước và của thế giới. Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được các nghệ
nhân sưu tầm và lai tạo, sáng tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn của thiên nhiên.
5). Cây xanh với các tác dụng phòng hộ cho đô thị
- Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão
Những hàng cây, rặng cây, đặc biệt những rừng cây phòng hộ, rừng cây
cảnh quan du lịch nằm ở xung quanh các đô thị góp phần quan trọng, cản trở
tốc độ gió bão, hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên.
Hiệu lực phòng hộ này tùy thuộc giống cây, bố trí, số lượng cây trồng.
Những cây có thân cao, gỗ tốt, sức chịu đựng gió khỏe, có bạnh vè, trồng
thành nhiều lớp sẽ có hiệu quả cao, không chỉ ngăn cản bớt tốc độ gió mà còn
12
hạn chế được những luồng gió lạnh như ở phía bắc vào các thời kì có gió mùa
đông bắc.
- Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn đất và
các công trình kiến trúc khác
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nắng to, mưa nhiều lại tập trung
vào một số tháng trong năm. Có những trận mưa lớn làm hư hỏng đường sá,
gây xói mòn, sụt lở đường đi, ảnh hưởng xấu tới các công trình xây dựng. Đặc
biệt ở những nơi có địa hình dốc như nhiều thành phố ở nước ta, việc trồng
cây phân tán và tập trung sẽ có tác dụng chế ngự dòng chảy rất lớn.
3.2 Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị
Từ xa xưa cây xanh đã được đưa vào trồng ở đô thị xen các kiến trúc
nhà ở, vườn, ở các đình chùa như ở Trung Quốc, Hy Lạp, Tây á, trong đó phải
kể tới công trình nổi tiếng là vườn treo Babylon cách đây 600 năm TCN.
Bây giờ không ai còn bàn cãi gì nữa về vấn đề cây xanh làm tăng mĩ
quan chung của đô thị, mà chỉ còn bàn về nghệ thuật sắp xếp cây thế nào cho
được hài hòa giữa chúng với nhau, giữa chúng với các công trình khác tại
từng khu vực. Cây xanh trồng 2 bên đường phố, tại các khu nhà tập thể, cơ
quan, trường học, công viên… không chỉ góp phần vào cải thiện môi trưòng
sinh thái mà rõ ràng nó đã tạo nên nét đẹp mới, độc đáo riêng cho mỗi thành
phố, công trình kiến trúc. Việc chọn lựa loài cây, bố trí cây trồng, chăm sóc
cây cảnh… là những công trình nghệ thuật thực sự. Nó không chỉ mang đến
gía trị về tính đa dạng sinh học quí báu, mà còn thể hiện nghệ thuật thẩm mĩ
phong phú của mỗi đô thị, mỗi dân tộc, thậm chí của từng nhà sáng tạo.
Những công trình cây xanh thực sự làm tăng nét văn hóa – nghệ thuật
của đô thị. Con người luôn vươn tới cái hoàn mĩ hơn, vì vậy họ luôn luôn cải
thiện, sáng tạo từ những nền tảng cũ. Mặc dù vấn đề cây trồng đô thị diễn ra ở
mọi nơi trên thế giới, nhưng các nhà chuyên môn vẫn luôn mong muốn gìn
giữ nét văn hóa nghệ thuật độc đáo riêng của mỗi vùng, mỗi con đường, mỗi
vườn hoa, mỗi dân tộc …có sự kết