Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã và đang trở thành xu hướng phổ
biến của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, đặc biệt là với những nước đang phát
triển khi mà nền tảng, quy mô, nguồn lực không lớn, chưa có đủ th ế mạnh trong việc
xây dựng những điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện đại. Đối
với nước ta, du lịch văn hóa cũng được xác định là một trong những loại hình du lịch
đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển phong phú.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, có tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng.
Hiện nay, loại hình du lịch văn hóa là thế mạnh của tỉnh. Theo thống kê, Thái Bình có
hơn 2000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có gần 100 di tích được xếp hạng Di tích
lịch sử và Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, gần 400 di tích cấp tỉnh. Các di
2
tích lịch sử - văn hóa được phân bố ở khắp các huyện, thị trong tỉnh là cơ sở để tạo nên
nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách.
Tuy nhiên, thực tế phát triển cho thấy sản phẩm du lịch ở đây còn nghèo, đơn
điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính đặc trưng của địa phương, chưa
tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì thế chưa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du
khách. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư
phát triển dẫn tới việc chưa thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Thái
Bình.
Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình” nhằm tìm ra những định
hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa
của tỉnh trong thời gian tới, đưa du lịch văn hóa thành loại hình chủ đạo đem lại nhiều
lợi ích về kinh tế và xã hội cho Thái Bình
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6975 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Thái Bình
Phạm Thị Bích Thủy
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Du lịch học
Chuyên ngành: Du lịch; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như: tài nguyên du lịch nhân
văn, điểm đén du lịch văn hóa, thị trường, nguồn khách .... để từ đó xây dựng sản
phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện và quản lý nhằm mục đích
phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa. Đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch
văn hóa của tỉnh Thái Bình. Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa
và bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thái Bình.
Keywords. Du lịch; Du lịch văn hóa; Thái Bình ; Phát triển du lịch
Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã và đang trở thành xu hướng phổ
biến của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, đặc biệt là với những nước đang phát
triển khi mà nền tảng, quy mô, nguồn lực không lớn, chưa có đủ thế mạnh trong việc
xây dựng những điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện đại. Đối
với nước ta, du lịch văn hóa cũng được xác định là một trong những loại hình du lịch
đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển phong phú.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, có tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng.
Hiện nay, loại hình du lịch văn hóa là thế mạnh của tỉnh. Theo thống kê, Thái Bình có
hơn 2000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có gần 100 di tích được xếp hạng Di tích
lịch sử và Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, gần 400 di tích cấp tỉnh. Các di
1
tích lịch sử - văn hóa được phân bố ở khắp các huyện, thị trong tỉnh là cơ sở để tạo nên
nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách.
Tuy nhiên, thực tế phát triển cho thấy sản phẩm du lịch ở đây còn nghèo, đơn
điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính đặc trưng của địa phương, chưa
tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì thế chưa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du
khách. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư
phát triển dẫn tới việc chưa thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Thái
Bình.
Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình” nhằm tìm ra những định
hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa
của tỉnh trong thời gian tới, đưa du lịch văn hóa thành loại hình chủ đạo đem lại nhiều
lợi ích về kinh tế và xã hội cho Thái Bình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn khi thực hiện là góp phần phát triển du lịch văn hóa
tỉnh Thái Bình cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch của
tỉnh.
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
chính là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như: tài nguyên du lịch nhân văn,
điểm đến du lịch văn hóa, thị trường, nguồn khách… để từ đó xây dựng sản phẩm văn hóa
thành sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện và quản lý chúng nhằm mục đích phát triển du
lịch và bảo tồn văn hóa.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Thái
Bình.
- Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn di sản
văn hóa tỉnh Thái Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là:
○ Các di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn
tỉnh Thái Bình (di tích lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích cách mạng, lễ
hội dân gian…).
2
○ Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình trong vai trò là cơ quan chủ
quản để thực hiện, quản lý các hoạt động du lịch văn hóa, xúc tiến, quảng bá và phát
triển loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh.
○ Các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong mục đích đưa di sản văn hóa
thành một trong những nguồn tài nguyên du lịch ở Thái Bình, phát triển du lịch văn
hóa trở thành một loại hình du lịch chủ đạo của tỉnh.
○ Các kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phục hồi, khai thác tài nguyên văn hóa
vào mục đích kinh doanh du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu:
○ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm
du lịch văn hóa trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình.
○ Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm năm 2000 đến
nay, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh và các giải pháp
được đưa ra cho thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
- Phương pháp thông kê, phân loại, so sánh
- Phương pháp khảo sát thực địa
5. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 116 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa và nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh
Thái Bình.
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn
hóa tỉnh Thái Bình.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa.
- Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.
- Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh. Trên cơ sở
đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.
3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ NGHIÊN
CỨU DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH THÁI BÌNH
1.1. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
1.1.1. Du lịch văn hóa
Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa
bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục…, du lịch văn hóa, gần đây, đang là xu
hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi đem lại giá trị lớn cho cộng đồng
xã hội.
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích
và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu,
bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo
đap ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội”
(ICOMOS).
Ở nhiều nước, nhất là ở Đông Nam Á (theo SEAMEO SPAFA), về mặt lý thuyết
người ta xếp loại hình du lịch văn hóa (Cultural Tourism) vào loại hình du lịch sinh thái
(Eco Tourism) bởi cho rằng sinh thái học (Escology) bao gồm cả sinh thái học nhân văn
(Human Ecology).
Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì du lịch văn hóa cũng là một lĩnh vực hoạt
động của du lịch, lấy việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn là mục đích để tạo ra
sản phẩm đáp ứng nhu cầu thưởng thức những giá trị văn hóa của du khách.
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Du lịch văn hóa sử dụng văn hóa như là nguồn lực, hay nói cách khác, văn hóa
là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, là “nguyên liệu” để hình thành nên hoạt động
du lịch. Không có tài nguyên du lịch văn hóa thì không có loại hình du lịch văn hóa.
Các tài nguyên này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tuyến du lịch,
các điểm du lịch và khơi gợi trí tò mò của du khách.
Tài nguyên du lịch văn hóa gồm 2 loại cơ bản: tài nguyên vật thể và tài
nguyên phi vật thể. Tài nguyên văn hóa vật thể là những sáng tạo của con người tồn
tại, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng các giác quan như thị giác,
xúc giác. Chẳng hạn, đó là những di tích lịch sử văn hóa, những mặt hàng thủ công,
các công cụ trong sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân tộc… Tài nguyên văn hóa phi
4
vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp… lại được cảm
nhận một cách gián tiếp và “vô hình” hơn.
Tài nguyên du lịch nhân văn có những tính chất chung là: Đa dạng (làm phong
phú sản phẩm du lịch), Hấp dẫn (thu hút du khách), Độc đáo (là nét riêng có, đặc
trưng), Không dịch chuyển (ngay cả khi có các sản phẩm mô phỏng cũng không thay
thế được), và Dễ tổn thất. Trong khi tài nguyên du lịch tự nhiên tạm coi là vô hạn (tất
nhiên, vô hạn tương đối) thì tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội lại là hữu hạn (cần
bảo vệ để khai thác lâu dài). Tài nguyên du lịch nhân văn còn mang những đặc điểm
chung như có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, với các
điều kiện kinh tế - xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật văn
hóa… Vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương thường hiện hữu tài nguyên du
lịch nhân văn mang tính đặc sắc, độc đáo riêng để hấp dẫn du khách. Tính chất của tài
nguyên du lịch nhân văn là tạo nên sự hứng thú đối với du khách về nhu cầu tìm hiểu
lịch sử, tìm về cội nguồn, góp phần làm nảy sinh, thúc đẩy động cơ đi du lịch nói
chung, du lịch văn hóa nói riêng.
1.1.3. Điểm đến du lịch văn hóa
Theo M.Buchvarov (1982) điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân
vị du lịch gồm 5 cấp: điểm du lịch - hạt nhân du lịch - tiểu vùng du lịch - á vùng du
lịch - vùng du lịch. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, “là nơi tập trung một
loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại
công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ”.
Như vậy, có thể hiểu điểm đến du lịch văn hóa là nơi tập trung một loại tài
nguyên du lịch nhân văn nào đó phục vụ du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa; và có
nguồn thu từ du lịch. Điểm đến du lịch văn hóa cũng cũng có vòng đời như một điểm
đến du lịch.
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa
Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các
phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác tài nguyên du
lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu của du khách
trong chuyến hành trình của họ. Theo cách hiểu này, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
bao gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ
thuật của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như mạng lưới và phương tiện
5
giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, công trình cung cấp điện nước… Những
yếu tố này được gọi chung là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội, giữ vai trò đảm bảo
điều kiện chung cho việc phát triển du lịch.
Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương
tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch xây dựng nhằm khai thác tiềm năng du lịch,
tạo ra và làm mới lại các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa, làm thỏa mãn nhu cầu của du
khách. Chúng bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, phương tiện
vận chuyển… và các công trình bổ trợ. Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp tới số lượng
và chất lượng dịch vụ du lịch.
Khi xem xét cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần chú ý các thành phần sau:
- Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú như khách sạn, nhà khách, nhà hàng, camping,
bungalow…
- Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp: bao gồm mạng lưới cửa hàng thuộc các
trung tâm du lịch và mạng lưới thương nghiệp địa phương.
- Cơ sở thể thao: gồm công trình thể thao, phòng thể thao, trung tâm thể
thao…
- Cơ sở y tế: gồm phòng y tế, trung tâm chữa bệnh… nhằm phục vụ du lịch
chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch.
- Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa như trung tâm văn hóa,
rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm…
- Ngoài ra còn có các công trình bổ trợ khác.
Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa chính là cơ sở vật chất
của các điểm du lịch văn hóa, di sản văn hóa, doanh nghiệp kinh doanh về du lịch văn
hóa…
1.1.5. Sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch. Ở đâu có con người, ở
đó có văn hóa, có sản phẩm văn hóa.
“Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang
tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những
nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề
nghiệp theo thông lệ quốc tế; đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản
địa, đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức
6
và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”. Sản phẩm du lịch
trước hết là sản phẩm văn hóa và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.1.6. Khách du lịch văn hóa
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến”.
Từ định nghĩa về khách du lịch nói chung có thể hiểu rằng khách du lịch văn
hóa là người từ nơi khác đến với mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất,
tinh thần, hữu hình hay vô hình của các di sản văn hóa của một cộng đồng xã hội nhất
định. Giống như các loại hình du lịch khác, khách du lịch văn hóa có thể đi với động
cơ là nghỉ ngơi, giải trí phục hồi tâm sinh lý; hay đi với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu,
học tập; hoặc đi du lịch kết hợp với mục đích công vụ, hội nghị, hội thảo. Với mỗi
mục đích khác nhau thì du khách có những nhu cầu, sở thích khác nhau tương ứng.
1.1.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:
○ Xây dựng và tổ chức quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch
văn hóa.
○ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tiêu chuẩn
định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa.
○ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa.
○ Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch văn
hóa; nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ.
○ Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng quy
hoạch phát triển du lịch văn hóa, xác định tuyến du lịch văn hóa, điểm du lịch văn
hóa…
○ Tổ chức hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa ở trong và ngoài
nước.
○ Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan
nhà nước trong việc quản lý du lịch văn hóa.
○ Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa.
○ Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch
văn hóa.
- Đối với chính quyền địa phương:
7
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du
lịch văn hóa tại địa phương; cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát
triển du lịch văn hóa phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch văn hóa, điểm du lịch
văn hóa, tuyến du lịch văn hóa…
- Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch:
Thực hiện các hoạt động của đơn vị, tuân thủ các quy định của nhà nước và
hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đó.
1.1.8. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
Giữa văn hóa và du lịch luôn luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp. Sự
phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các
di sản văn hóa bằng nguồn thu từ hoạt động du lịch. Nhưng sự bùng nổ số lượng khách
tham quan, sự phát triển các dịch vụ thiếu kiểm soát, sự buôn bán trái phép đồ cổ, sự
mai một văn hóa truyền thống do giao lưu, tiếp xúc… đang là mối nguy cơ đối với các
di sản này.
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng quy trình bảo tồn di sản. Và trong kinh doanh
du lịch, việc bảo tồn di sản cần phải được xác định là trách nhiệm của các bên tham gia
vào hoạt động du lịch; đó là: Chính quyền địa phương, Doanh nghiệp kinh doanh du
lịch, du khách và người dân địa phương.
1.2. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa
1.2.1. Bài học kinh nghiệm nước ngoài
Du lịch văn hóa, ngày nay đang trở thành xu hướng phát triển của nhiều quốc gia
trên thế giới. Loại hình du lịch này được coi là mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng xã
hội theo định hướng phát triển bền vững đồng thời làm hồi sinh các di sản và sống lại
nhiều phong tục, truyền thống tốt đẹp cổ xưa. Việc tìm hiểu cách thức tổ chức du lịch văn
hóa của những địa phương, quốc gia trên thế giới sẽ là bài học quý cho việc tiến hành,
triển khai du lịch ở nước ta. Như khai thác du lịch văn hóa và việc giữ gìn văn hóa dân
gian của người dân các bộ lạc vùng Iqaluit - Canada; hay việc chấn hưng văn hóa truyền
thống và bảo tồn kiến trúc ở cố đô Luang Prabang ở Lào; hoặc việc phát triển mô hình
làng văn hóa dân tộc ở Hàn Quốc… sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho những quốc gia
đang phát triển lấy du lịch văn hóa làm thế mạnh như Việt Nam.
8
1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong nước
Ở Việt Nam cũng có những địa phương thực hiện thành công việc đưa văn hóa
trở thành sản phẩm du lịch, nâng cao giá trị của sản phẩm và thu hút khách. Huế, phố
cổ Hội An là hai trong số những địa phương đã xây dựng được hình ảnh, bản sắc của
mình trong phát triển du lịch văn hóa. Mặc dù là những địa danh có tài nguyên nhân
văn phong phú, có di sản văn hóa thế giới song vẫn ngừng tự làm mới mình, lạ hóa các
sản phẩm du lịch quen thuộc. Đó chính là cách làm du lịch hiệu quả và bền vững, là
bài học kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, thực hiện du lịch cho nhiều địa phương
khác của cả nước, trong đó có Thái Bình.
1.3. Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
Từ những nghiên cứu lý thuyết về du lịch văn hóa và gìn giữ văn hóa cho phát
triển du lịch theo định hướng bền vững, từ bài học kinh nghiệm tổ chức, thực hiện sản
phẩm du lịch văn hóa ở các quốc gia trên thế giới cũng như các địa phương trong
nước, khi nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình cần quan tâm tới các vấn đề sau
đây:
- Tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình
- Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
- Nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch văn hóa
- Thị trường của du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
- Sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình
- Tổ chức, quản lý, quy hoạch phát triển du lịch văn hóa
- Các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa
- Những ảnh hưởng, tác động của du lịch tới các di sản văn hóa.
Tiểu kết chương 1
Du lịch văn hóa đang là xu thế, là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế
giới. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa đã và đang là vấn đề thời sự,
có ý nghĩa, nhằm giải quyết cả hai mục tiêu phát triển và bảo tồn. Điều đó góp phần
làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận về du lịch.
Trong mục tiêu đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện thành công
việc khai thác tối ưu nguồn tài nguyên nhân văn nhằm phát triển du lịch văn hóa.
Mặc dầu, mỗi mảnh đất, mỗi địa phương đều có những yếu tố khác biệt nhất định
làm nên bản sắc riêng; song đó vẫn là những kinh nghiệm quý báu, những định
9
hướng có giá trị khoa học và thực tiễn cho Thái Bình trong quá trình phát triển.
Đây cũng là chương viết hình thành cơ sở lý luận, soi sáng những nội dung nối tiếp
ở những chương sau của đề tài.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Khái quát về Thái Bình
Thái Bình nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà
Nội hơn 100km, là tỉnh đồng bằng ven biển, Thái Bình có diện tích 1545km2, với dân
số trên 1.785.000 người. Mảnh đất này được coi là địa linh nhân kiệt. Trải qua bề dày
lịch sử, người dân Thái Bình đã tạo dựng hàng ngàn di sản văn hóa. Thái Bình hiện
còn 2176 di tích văn hóa, bao gồm: 601 ngôi đình, 738 ngôi chùa, 538 miếu thờ, 22
văn chỉ, 26 lăng mộ, 173 từ đường nhà thờ họ, 7 nhà lưu niệm, 59 phủ điện và quán,
12 địa danh lịch sử. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội cùng nguồn tài