Ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, hàng năm đóng góp một phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo số liệu đã công bố của Cục Thống kê, GDP của ngành Thủy sản giai đoạn 1995-2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Đến năm 2003, đã đưa vào sử dụng 612.778 ha diện tích nước lợ, mặn và 254.835 ha nước ngọt để nuôi trồng thủy sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Nuôi trồng thủy sản đang góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo. đồng thời cũng đã giải quyết việc làm cho không ít người lao động.[6], [26]
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển từ rất lâu đời. Trong đó, Phú Vang là huyện có nhiều lợi thế về nuôi trồng thủy sản, huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã, 1 thị trấn ven biển, đầm phá với diện tích 20.635 ha, chiếm 73,6% diện tích đất tự nhiên. Huyện có trên 35 km chiều dài bờ biển, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như Đầm Sam, Đầm Chuồn, Đầm Thanh Lam, Đầm Hà Trung, Đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước. Đây là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng, là lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Tổng diện tích nuôi trồng năm 2009 của huyện là 2.125,7 ha; tổng sản lượng 2.843,4 tấn; tổng giá trị đạt hơn 155 tỷ đồng.(IMOLA, 2006)
Chính sự phát triển mạnh mẽ này đã cho ra đời hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh, thâm canh. và sự chuyển đổi phương thức nuôi từ quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh làm cho nhu cầu về tôm giống rất cao và cấp thiết, đặc biệt là tôm sú giống.
Mặc dù đã sinh sản nhân tạo thành công loài này từ lâu với số lượng hàng năm rất lớn.[10], [11], [12] Song tôm sú giống thường bị rất nhiều bệnh do vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng gây nên.[7], [14] Để phòng và trị bệnh cho tôm giống người ta sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Tuy nhiên do việc sử dụng không đúng cách và quá liều các loại thuốc kháng sinh đã gây nên hiện tượng kháng thuốc làm cho việc chữa trị không có hiệu quả hoặc rất thấp. Vì vậy xu hướng mới hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là sử dụng những chế phẩm sinh học, thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng trị được bệnh cho vật nuôi đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm lẫn môi trường.[18], [19], [25], [29], [33]
Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Khoa Thủy sản, Bộ Môn Ngư Y cùng Giáo viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập được từ tôm sú giống (Penaeus monodon) nuôi ở Phú Hải - Phú Vang - Thừa Thiên Huế”
56 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5116 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập được từ tôm sú giống (Penaeus monodon) nuôi ở Phú Hải - Phú Vang - Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, hàng năm đóng góp một phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo số liệu đã công bố của Cục Thống kê, GDP của ngành Thủy sản giai đoạn 1995-2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Đến năm 2003, đã đưa vào sử dụng 612.778 ha diện tích nước lợ, mặn và 254.835 ha nước ngọt để nuôi trồng thủy sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Nuôi trồng thủy sản đang góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo... đồng thời cũng đã giải quyết việc làm cho không ít người lao động.[6], [26]
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển từ rất lâu đời. Trong đó, Phú Vang là huyện có nhiều lợi thế về nuôi trồng thủy sản, huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã, 1 thị trấn ven biển, đầm phá với diện tích 20.635 ha, chiếm 73,6% diện tích đất tự nhiên. Huyện có trên 35 km chiều dài bờ biển, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như Đầm Sam, Đầm Chuồn, Đầm Thanh Lam, Đầm Hà Trung, Đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước. Đây là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng, là lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Tổng diện tích nuôi trồng năm 2009 của huyện là 2.125,7 ha; tổng sản lượng 2.843,4 tấn; tổng giá trị đạt hơn 155 tỷ đồng.(IMOLA, 2006)
Chính sự phát triển mạnh mẽ này đã cho ra đời hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh, thâm canh... và sự chuyển đổi phương thức nuôi từ quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, thâm canh làm cho nhu cầu về tôm giống rất cao và cấp thiết, đặc biệt là tôm sú giống.
Mặc dù đã sinh sản nhân tạo thành công loài này từ lâu với số lượng hàng năm rất lớn.[10], [11], [12] Song tôm sú giống thường bị rất nhiều bệnh do vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng gây nên.[7], [14] Để phòng và trị bệnh cho tôm giống người ta sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Tuy nhiên do việc sử dụng không đúng cách và quá liều các loại thuốc kháng sinh đã gây nên hiện tượng kháng thuốc làm cho việc chữa trị không có hiệu quả hoặc rất thấp. Vì vậy xu hướng mới hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là sử dụng những chế phẩm sinh học, thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng trị được bệnh cho vật nuôi đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm lẫn môi trường.[18], [19], [25], [29], [33]
Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Khoa Thủy sản, Bộ Môn Ngư Y cùng Giáo viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập được từ tôm sú giống (Penaeus monodon) nuôi ở Phú Hải - Phú Vang - Thừa Thiên Huế”
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu:
- Phân lập, định danh một số chủng vi khuẩn gây bệnh trên tôm sú giống (Penaeus monodon).
- Thử nghiệm một số thảo dược có khả năng phòng trị bệnh vi khuẩn trên tôm sú giống (Penaeus monodon).
- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tôm sú (Penaeus monodon)
2.1.1.1. Hệ thống phân loại
Phân loại theo hệ thống phân loại của Holthuis, LB 1980.
Ngành: Anthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ bơi lội: Natantia
Phân bộ tôm he: Penaeidea
Tổng bộ tôm he: Penaeoidea
Họ tôm he: Penaeidae
Giống tôm he: Penaeus
Loài tôm sú: Penaeus monodon
Tên tiếng Anh: Giant Tiger Shrimp
Black Tiger Shrimp
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Chuỷ: nằm ngang, phần cuối hơi dày và hơi cong lên, dài đến cuối cuống râu I. Mép trên có 7- 8 răng, mép dưới có 2- 3 răng, phần sau gờ chuỷ có rãnh giữa.[1]
Vỏ đầu ngực: gờ sau chuỷ hầu như kéo dài đến mép sau vỏ đầu chuỷ, gờ bên chuỷ thấp, kéo dài đến phía dưới gai trên dạ dày. Gờ gan rõ thẳng.[1]
Phần bụng: từ giữa đốt bụng thứ IV đến cuối đốt VI có gờ lưng. Đốt đuôi dài hơn đốt VI, không có gai bên.[1]
Các chi: gai cuống râu I kéo dài đến giữa đốt thứ I, nhánh phụ trong đến hoặcvượt quá đốt I cuống râu I. Sợi ngọn râu I ngắn, sợi ngọn dưới bằng khoảng 2/3 vỏ đầu ngực, sợi cong trên ngắn hơn sợi cong dưới.[1]
Thelycum: nằm ở giữa đôi chân bò IV, vôi hoá, viền quanh có nhiều lông cứng. Túi nhận tinh dạng đĩa, chiều rộng lớn hơn chiều dài, mép rãnh giữa dày hình thành môi.[1]
Petasma: u đỉnh phiến lưng giữa nhỏ, phiến bên tương đối rộng và vượt quá đỉnh phiến giữa, đỉnh tròn có gai nhỏ.[1]
Màu sắc: thân có màu nâu nhạt, các vân ngang màu vàng, chân bơi màu cam nhạt, viền lông màu hồng.[1]
Kích thước: là loài có kích thước và khối lượng lớn nhất trong họ tôm he, con lớn nhất đạt kích thước 320 mm, nặng 380g.[1]
2.1.1.3. Phân bố
Theo địa lí:
- Trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Ấn Độ…..
- Ở Việt Nam: có mặt hầu hết các vùng biển, nhưng nhiều nhất là ở ven biển miền Trung.[1]
Theo môi trường sống:
- Tôm sú thích hợp với môi trường sống với các yếu tố :
+ Nhiệt độ: 20 – 30oC.
+ Độ mặn: tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, ở giai đoạn trưởng thành độ mặn 15 – 25% là tốt nhất.
+ DO: 4 – 7mg/l.
+ pH: 7.5 – 8.5.
2.1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng qua các giai đoạn
Trong tự nhiên nhu cầu dinh dưỡng của tôm sú thay đổi qua từng giai đoạn phát triển. Cụ thể:
Giai đoạn ấu trùng
Giai đoạn Nauplius: Ở nhiệt độ 28 -30oC trứng sẽ nở sau 12 -14h. Ở giai đoạn này Nau chủ yếu tự dưỡng bằng noãn hoàng.[1], [29]
Giai đoạn Zoea: Bắt đầu lấy thức ăn từ bên ngoài, thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là các loài tảo, bao gồm: tảo khuê (Skeletonema costatum, Chaetoceros sp), tảo lục (Chlorella), tảo lam (Spirulina), ngoài ra còn có ấu trùng của các loài động vật thân mềm.[1], [29]
Giai đoạn Mysis: Thức ăn chủ yếu là Nauplius của Artemia, trùng bánh xe, luân trùng, và một số loài tảo (tảo khuê, tảo lục).[1], [29]
Giai đoạn Postlarvae: Thức ăn chủ yếu là các loài động vật phù du như: artemia, ấu trùng hai mảnh vở, nauplius của Copepoda.[1], [29]
Cuối giai đoạn này chúng chuyển dần sang ăn thức ăn của loài (mùn bã hữu cơ có chứa xác động vật, động vật phù du cỡ nhỏ).[1], [29]
Giai đoạn tôm trưởng thành: Ở giai đoạn này tôm chuyển sang sống đáy và ăn các loại mùn bã hữu cơ, tảo, động vật phù du, giun nhiều tơ, giáp xác…[1], [29]
2.1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
2.1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành, phân biệt rõ đực, cái thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
- Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.[1], [29]
- Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.[1], [29]
2.1.2. Một số loại vi khuẩn thường gặp ở tôm sú giống
- Vi khuẩn Vibrio spp thuộc họ Vibrionaceae
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, thuộc loại Gram âm. Hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3 - 0,5 x 1,4 - 2,6 µm.[20], 29], [30], [31], [32], [33]
Trong vòng đời không có sự hình thành bào tử, chuyển động nhờ tiên mao mảnh. Tất cả đều thuộc loại yếm khí tuỳ tiện và hầu hết là oxy hoá và lên men trong môi trường O/F Glucose.[20], 29], [30], [31], [32], [33]
TCBS (Thiosulphate Citrat Bile Salt agar) là môi trường chọn lọc của Vibrio. Hầu hết các loài đều phát triển trong môi trường nước biển cơ bản, ion Na+ kích thích cho sự phát triển của tất cả các loài Vibrio và đối với nhiều loài là nhu cầu tuyệt đối, chúng sẽ không phát triển nếu như trong môi trường không có muối (NaCl), không sinh H2S, mẫn cảm với Vibriostat 2,4 diamino -6,7, diisopropyl pteridine phosphate.[20], 29], [30], [31], [32], [33]
Theo Lightner và cộng sự (1995), trong thành phẩn Vibrio tổng số ở ao nuôi tôm sú thì hai chủng Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus chiếm ưu thế. Đây là hai chủng có khả năng gây ra hiện tượng phát sáng trong nước.
Đa số Vibrio sống trong môi trường nước, đặc biệt là nước biển và cửa sông, liên quan đến các động vật biển, một số là tác nhân gây bệnh cho người và động vật biển như V.alginolyticus, V.anguillarium, V.ordalii, V.samonicida, V.parahaemolyticus, V. harvey, V.vulnificus… Chúng thường gây bệnh nặng cho động vật thuỷ sản khi cơ thể vật chủ có sức đề kháng yếu (Bùi Quang Tề, 1998).
2.1.3. Một số thảo dược được sử dụng phổ biến trong phòng trị bệnh thủy sản
2.1.3.1. Tỏi (Allium sativum L)
Tỏi có nguồn gốc từ Trung Á, hiện nay được trồng khắp thế giới để làm gia vị. Tỏi cũng là một dược liệu được biết từ lâu, hiện nay trong y học hiện đại đang khai thác để sử dụng.[2], [3], [4], [5], [8], [19]
Thành phần chủ yếu là chất alicin (C6H10OS2) có khả năng diệt khuẩn mạnh, ở động vật thủy sản nó có tác dụng rất tốt với các vi khuẩn gam (-). Trong tỏi tươi không có chất alicin nó chỉ được hình thành khi tỏi đã được phơi khô. Trong tỏi tươi có chứa aliin dưới tác dụng alinase có trong tỏi để tạo thành alicin.[2], [3], [4], [5], [6], [8], [16], [19]
2.1.3.2. Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L)
Chúng là các loài cỏ dại mọc quanh năm, cao thường 30cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng mang cành, thường có màu đỏ nâu. Lá mọc so le, lưỡng bộ trong như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5 - 15mm, rộng 2 - 5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên thủy như hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới lá màu xanh lơ, không cuống. Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính, hoa đực, hoa cái cùng gốc, đực ở đầu cành, cái ở dưới. Hoa không có cuống hoặc có cuống rất ngắn. Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thành phần hoá học: Chúng chứa chất Phyllanthin (C24H34O6), Niranthin (C24H32O7), Nirtetralin (C24H30O7), Phylteralin (C24H34O6), Hypophyllathin (C24H30O7). Đây là những chất có tính kháng vi sinh vật rất cao.[2], [3], [4], [5], [8], [19].
2.1.3.3. Rau diếp cá (Houttuynia cordata Thumb)
Rau diếp cá còn có tên là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, tên khoa học là Houttuynia cordata Thumb, mọc chủ yếu tại các nước châu Á, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp nơi, thường ở các vùng đất ẩm, được trồng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc. Theo nghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây diếp cá có chất decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, e.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Một nghiên cứu tại Viện đại học Y dược Toyama, Nhật Bản, đã cho thấy tác dụng chống oxy hóa của 12 loại dược thảo và hợp chất được chiết xuất từ chúng. Diếp cá là một trong 4 chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất. Hợp chất quercetin của diếp cá loại trừ được các gốc tự do "cứng đầu" nhất.[2], [3], [4], [5], [6], [8], [19]
2.1.3.4. Cây thuốc cá (Derris spp)
Dùng cây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó té đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3-5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.[2], [3], [5], [8]
.2.1.3.5. Cây xoan (Melia azedarach)
Cây xoan có tên khoa học: Melia azedarach L. còn có tên là Xoan ta, Sầu đông, Sầu đâu.
Lá, vỏ, quả, rễ đều có thể làm thuốc sát trùng. Dùng lá xoan để diệt trùng mỏ neo, trùng bánh xe ở cá đều mang lại hiệu quả cao. Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá, lấy lá xoan non bó thành từng bó, ngâm trong ao cá đang bị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe. Nên ngâm ở đầu nguồn nước hoặc 4 góc ao với lượng 150 - 200kg cành, lá xoan /1.000m2 ao có mức nước 1,5 - 2m hoặc 20-25kg lá xoan/lồng cá 8m2.[2], [3], [4], [5], [8], [16], [19]
2.1.3.6. Cây thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake)
Quả khi già hạt có chứa 30 - 40% dầu và chất gây độc (như rotenon, sapotoxin) đối với cá. Có thể dùng hạt thàn mát để diệt cá tạp trong ao nuôi tôm.[14], [21]
Cách dùng: nghiền nát hạt rồi hoà vào nước, dùng nước đó tưới đều lên ao; hoặc đập nát cho vào bao tải ngâm ở ao, tác dụng chậm hơn. Liều lượng cứ 0,5-1kg hạt dùng cho một ao 1.000m2 ở mức nước 15-20cm.[2], [3], [4], [5], [8], [19]
.
2.1.3.7. Cây sở (Cammellia sasanqua)
Sở là cây ép lấy dầu, bã làm thành bánh (khô dầu sở) có chứa chất saponozit gây độc làm chết cá và có tác dụng diệt khuẩn. Khô dầu sở có tác dụng để cải tạo ao đầm nuôi tôm. Khi dùng, cần nghiền nát khô dầu sở rồi rải xuống ao, hay ngâm trong nước.[3], [4], [5], [8], [16]
2.1.3.8. Cây bồ hòn (Sapindus mukorossi Gaetrn)
Quả bồ hòn có nhân, hạt rất độc. Người nuôi cá, tôm dùng hạt để diệt cá tạp khi cải tạo ao đầm. Khi dùng, giã hạt thật nhỏ, hoà tan với nước, dùng nước này té đều khắp ao với liều lượng 0,5 - 1kg hạt/1.000m2 ao có mức nước 15 - 20cm.[3], [4], [5], [8], [19]
2.1.3.9. Cây thầu dầu tía (Ricinus communis L)
Lá thầu dầu có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: lấy lá thầu dầu bó thành từng bó ngâm xuống ao với lượng 250-300kg lá thầu dầu/ha ao, với mức nước sâu.[3], [4], [5], [8], [16]
2.1.3.10. Cây nghể (Polygonum hydropipe L)
Nghể là cây có vị cay nóng, hắc. Dùng cây này chữa bệnh viêm ruột, loét mang cho cá trắm cỏ, rô phi, có hiệu quả nhất đối với cá giống: lấy thân cây và lá băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn, với liều lượng 3kg thân lá nghể tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục từ 3-6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, 1-2kg nghể khô/100kg cá giống.[3], [4], [5], [8], [19]
2.1.3.11. Cây rau sam (Portulacaoler acea L)
Dùng rau sam để chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn đối với cá trắm cỏ. Khi dùng, rửa sạch rau rồi vô trùng bằng nước muối 3%, rải rau trong khung nổi ở ao hoặc trong lồng cá, mỗi ngày cho ăn một lần, liên tục trong 6 ngày với liều lượng 1,5-3kg rau sam/100kg cá. Đối với cá giống cần băm nhỏ rau, rắc đều trên mặt ao hoặc trong lồng cá.[3], [4], [5], [8]
2.1.3.12. Cây tía đỏ (Ricinus communis L)
Cây tía đỏ thường được dùng để chữa bệnh đường ruột cho động vật thuỷ sản. Khi dùng lấy thân và lá cây băm nhỏ, nấu kỹ, lấy nước trộn với thức ăn tinh rồi cho ăn lượng 0,2-0,5kg lá/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3-5 ngày.[3], [4], [5], [8], [16]
2.1.3.13. Cây hoàn ngọc (Pseuderanthemum palatiferum)
Cây hoàn ngọc còn có nhiều tên gọi khác như xuân hoa, tú linh, con khỉ, nhật nguyệt... Kết quả kiểm tra độc tính cấp của dịch chiết lá Hoàn Ngọc khô dùng làm trà tại Viện Kiểm nghiệm, Bộ Y tế cho thấy lá Hoàn Ngọc không độc và có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn gram âm và gram dương ở đường tiêu hóa và kháng nấm.
2.1.3.14. Cây khế (Averrhoa carambola L)
Cây khế có tên khoa học Averrhoa carambola L. Vào thế kỷ thứ 12 Averhoes là một thầy thuốc kiêm triết gia Ả rập đã phát hiện cây khế là một dược liệu quý nên khế đã mang tên của ông. Tên Hán là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử (quả cắt ngang có 5 cánh như ngôi sao, có tính năng thu vào).
Cây khế có nhiều tác dung dược lý như: Chữa dị ứng do tiếp xúc với sơn ta, rửa vết thương lở loét, chữa nước ăn chân, cảm cúm, sốt, đau mình, hắt hơi sổ mũi, ho, chữa phong nhiệt mẩn ngứa mày đay, viêm họng , cảm nắng, khát nước, nhức đầu...
2.1.3.15. Cây ổi (Psidium guajava)
Tên khoa học của ổi là Psidium guajava L., trong dân gian còn có tên phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử...
Đa số các nghiên cứu khoa học và dược học được thực hiện tại các viện khảo cứu, các đại học tại Nam Mỹ. Tại Á Châu, Thái Lan là quốc gia chú trọng nhiều nhất về dược tính của ổi. Nhiều bộ phận của loại cây này như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân... đã được dùng để làm thuốc.
2.1.3.16. Củ riềng (Alpinia galanga)
Riềng còn gọi là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương. Cây riềng mọc hoang và được trồng để làm gia vị và làm thuốc, thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu, mùa đông, đầu mùa xuân trước khi có mưa phùn để dễ phơi, sấy khô.
Riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền để làm thuốc kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, chữa đầy hơi, các chứng đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy. Riềng có tác dụng chữa khi bị sốt rét do hàn hoặc sốt rét, sốt nóng, đau răng, các chứng trúng gió, làm ấm tỳ vị, đi lỵ lâu ngày, thổ tả, chuột rút.
2.1.3.17. Cây cau (Areca catechu)
Chất arecolin trong hạt cau có tác dụng oxy hoá protein của tế bào kí sinh trùng làm tê liệt thần kinh của giun sán, làm tê liệt cả cơ trơn làm giun sán không bám vào thành ruột được nên dễ bị đẩy ra ngoài Dùng hạt cau với liều lượng 4g hạt cau/ 1kg cá/ 1 ngày, cho ăn trong 3 ngày để trị giun tròn kí sinh trong ruột cá trê (Spinitectus clariasi).
2.2. Hiện trạng nghề sản xuất giống tôm sú ở nước ta
Đầu năm 1974 với sự giúp đỡ của FAO và Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản nước lợ Hải Phòng, trại tôm giống Quy Nhơn đã cho đẻ thành công trên đối tượng P.merguiensis và P.monodon (Nguyễn Trọng Nho, 1990).[29], [30], [32]
Năm 1981- 1982 được sự giúp đỡ của FAO nghiên cứu thủy sản nước lợ Hải Phòng, trại tôm giống Quy Nhơn đã cho đẻ thành công trên đối tượng P.merguiensis và P.monodon.[29], [30], [31], [32], [33]
Năm 1983 trại thực nghiệm Cửu Bé, trường Đại Học Thủy sản Nha Trang đã cho đẻ thành công đối tượng P.merguiensis và P.monodon.[29], [30], [32]
Đến năm 1986 cả nước sản xuất được 3,3 triệu Postlarvae của các loài tôm he và đã xây dựng các trại có quy mô lớn như: Bãi Cháy, Kim Quý…[29], [30], [31], [32]
Năm 1989 cả nước có 28 trại sản xuất tôm giống và sản xuất được 20 triệu Postlarvae/năm, đến năm 1994 cả nước có 49 trại, sản xuất được 200 triệu Postlarvae/năm chủ yếu là tôm sú (Bài giảng sản xuất tôm sú, Tôn Thất Chất, 2002). Tiếp đó phong trào sản xuất giống tôm sú đã phát triển và lan rộng khắp các tỉnh ven biển miền Trung như: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận…[29], [30], [31], [32]
Theo Phan Lương Tâm (1994) hầu hết sản xuất giống tôm sú xây dựng không theo quy hoạch, mật độ trại giống có nơi dày đặc. Trong từng trại sản xuất giống không xây dựng đúng theo quy trình kỹ thuật, không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải xả trực tiếp ra biển làm gia tăng sự nhiễm bệnh và mầm bệnh trong nguồn nước biển. Tính bình quân tỷ lệ cảm nhiễm MBV của đàn tôm giống 46,48%, nhưng tôm giống ở Nha Trang tỷ lệ cảm nhiễm khá cao 70- 100%. Ở Bà Rịa Vũng Tàu tỷ lệ cảm nhiễm thấp hơn 5,55- 31,59%. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chất lượng tôm giống kém là: tôm bố mẹ có chất lượng kém, cắt mắt cho đẻ nhiều lần, trong sản xuất giống sử dụng nhiều loại hóa chất và thuốc kháng sinh để xử lý tôm bố mẹ, tôm bột và tôm giống. Do đó dẫn tới tôm giống sản xuất ra có chất lượng thấp, một trong các nguyên nhân tôm nuôi bị bệnh, giảm hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm thịt.[29], [30], [31], [32]
2.3. Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế
Hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích 22.000 ha nên Thừa Thiên Huế rất có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng.[23], [24], [25], [26], [27], [29] Ngay từ những năm 89, 90 của thập niên trước, người dân Thừa Thiên Huế đã chắn phá, đắp đập, vây lưới nuôi tôm. Tại thời điểm này cho đến hết năm 1997 môi trường đầm phá hầu như chưa chịu tác động xấu nào, chất lượng nguồn nước còn chưa bị ô nhiễm, diện tích nuôi tôm chưa đáng kể, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi tôm.(IMOLA, 2006) Nhưng đến năm 1998 - 1999, dịch bệnh xảy ra tràn lan, môi trường ô nhiễm trầm trọng, làm cho nghề nuôi tôm điêu đứng và bắt đầu gặp khó khăn. Tuy nhiên cơn lũ lịch sử năm 1999 đã giúp cải tạo môi trường cho vùng nuôi tôm tỉnh Thừa Thiên Huế.[29], [30] Cũng trong thời gian này giá tôm thế giới tăng đột biến, cùng với sự khuyến khích của chính quyền địa phương, nghị quyết 09 của Chính phủ cho phép chuyển đổi diện tích hoang hóa, n