Việt nam, 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã phát triểnmạnh mẽ, đời sống nhân
dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, vị thế đất nước trên trường quốc tế
được nâng lên v.v. Nền kinh tế tăng trưởng cao và tương đối ổn định, đầu tư và
xuất khẩu hàng năm tăng đều đặn và có chiều hướng tích cực.
Thời kỳ đầu đổi mới, những thay đổi về chính sách vĩ mô và môi trường kinh
tế trong nước đã khơi dậy nguồn lực và đóng góp cho tăng trưởng, phát triển.
Những thuận lợi trước đây không còn nhiều và những khó khăn, thách thức đang
xuất hiện. Đến nay, các nguồn lực vốn, tài nguyên, công nghệ đang dần được sử
dụng hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn trong một nền kinh tế mở. Muốn tăng hiệu
quả và phát triển bền vững, nền kinh tế phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực và
cụ thể là lực lượng lao động có kỹ năng.
Vận động của nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay làm cho lực
lượng lao động bị xáo trộn để thích nghi với những yêu cầu mới. Những thay đổi
nhanh chóng này làm thay đổi hình thức, nội dung vàngay cả tên gọi của việc làm.
Việc làm của lao động qua đào tạo nghề (LĐĐTN) là một bộ phận trong tổng việc
làm của nền kinh tế nó góp phần vào nhóm lao động có CMKT và là nguồn nhân
lực cơ bản để hiện thực hóa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự thay đổi trên thị trường lao động cùng với việc đổi mới các hoạt động đào
tạo đang làm cho sự phù hợp của đào tạo và việc làmtrở thành vấn đề gây tranh
cãi. Đào tạo để làm việc, nếu đào tạo không có việc làm thì là đầu tư lãng phí,
ngược lại việc làm mà không được đào tạo, không "học suốt đời" để nâng cao thì
việc làm sẽ kém đóng góp và năng suất lao động không cao. Đào tạo và việc làm
tương đồng với ý nghĩa của đầu tư cho giáo dục, đàotạo và sử dụng là hai mặt của
quá trình phát triển nguồn nhân lực và nâng cao vốnnhân lực của nền kinh tế.
204 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu việc làm của lao động
qua đào tạo nghề ở Việt Nam
MỤC LỤC
Lời mở đầu ..................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO
TẠO NGHỀ.................................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm về Việc làm và việc làm của lao động qua đào tạo nghề ........7
1.2. Kết cấu việc làm và cung cầu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ............14
1.3. Vai trò và đặc điểm của lao động qua đào tạo nghề .........................................25
1.4. Mối quan hệ giữa đào tạo và việc làm của lao động qua đào tạo nghề .............30
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề ..............37
1.6. Kinh nghiệm của một số quốc gia về việc làm của LĐĐTN ...........................51
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................56
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG QUA
ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM..............................................................................57
2.1. Phát triển kinh tế và vấn đề việc làm ...............................................................57
2.2. Phân tích thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề ..........................64
2.3. Các chính sách giải quyết việc làm của lao động qua đào tạo nghề................109
2.4. Chính sách và hoạt động dạy nghề ...............................................................121
Tóm tắt chương 2.................................................................................................125
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CỦA
LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM..............................................126
3.1. Bối cảnh và định hướng phát triển việc làm...................................................126
3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển việc làm của LĐĐTN ............................137
Tóm tắt chương 3.................................................................................................176
Kết luận ..................................................................................................................178
Danh mục một số công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Hệ số co giãn việc làm giai đoạn 1996-2007 58
Bảng 2.2 Hệ số co giãn và tăng trưởng việc làm theo đầu tư 60
Bảng 2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 61
Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động qua đào tạo nghề 64
Bảng 2.5 Cơ cấu việc làm của lao động qua đào tạo nghề theo vùng 65
Bảng 2.6 Việc làm của lao động qua đào tạo nghề trong các ngành kinh tế 68
Bảng 2.7 Cơ cấu việc làm của lao động theo thành phần kinh tế 70
Bảng 2.8 Vị thế việc làm của lao động qua đào tạo nghề 72
Bảng 2.9 Việc làm phân theo nghề nghiệp 74
Bảng 2.10 Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp phân theo CMKT 76
Bảng 2.11 Cơ cấu CMKT trong doanh nghiệp 78
Bảng 2.12 Cơ cấu CMKT của lao động trong doanh nghiệp 80
Bảng 2.13 Trình độ CMKT của lao động trong nhóm công nghiệp chế biến 81
Bảng 2.14 Việc làm của lao động qua đào tạo nghề phân theo nhóm nghề 86
Bảng 2.15 Các nghề có nhiều việc làm của lao động qua đào tạo nghề 88
Bảng 2.16 Cách thức tuyển dụng và tìm việc làm 90
Bảng 2.17 Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng LĐĐTN 91
Bảng 2.18 Chi phí đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp 94
Bảng 2.19 Xác suất tìm được việc làm của lao động qua đào tạo nghề 97
Bảng 2.20 Tình trạng họat động kinh tế của HSTN 98
Bảng 2.21 Tiền lương theo học vấn và CMKT của lao động 101
Bảng 2.22 Khoảng cách tiền lương 102
Bảng 2.23 Tỷ lệ hoàn trả theo kỹ năng 2002-2004-2006 106
Bảng 2.24 Khác biệt tiền lương do các nhân tố tác động 107
Bảng 2.25 Chênh lệch tiền lương của lao động qua đào tạo nghề 108
Bảng 2.26 Kết quả tạo việc làm giai đoạn 2001-2007 110
Bảng 2.27 Việc làm mới cho lao động qua đào tạo nghề 111
Bảng 2.28 Chuyển biến cơ cấu trong khu vực nông nghiệp 112
Bảng 3.1 Kết quả dự báo việc làm giai đoạn 2010-2020 129
Bảng 3.2 Kết quả dự báo số lượng lao động qua đào tạo nghề 129
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Stt Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 1.1 Quyết định số lượng việc làm của doanh nghiệp 20
Biểu đồ 1.2 Cung cầu kỹ năng trên thị trường lao động 23
Biểu đồ 1.3 Học nghề để có thu nhập cao hơn 34
Biểu đồ 2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động 67
Biểu đồ 2.2 Lao động bị thất nghiệp phân theo trình độ CMKT 75
Biểu đồ 2.3 Xu hướng dãn cách tiền lương giờ 103
Biểu đồ 2.4 Phân bố tiền lương theo tuổi 105
Biểu đồ 3.1 Xu hướng tăng lao động qua đào tạo nghề các cấp trình độ 130
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Stt Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Minh họa phạm vi lao động qua đào tạo nghề 13
Sơ đồ 1.2 Kết cấu một việc làm 17
Sơ đồ 1.3 Chu trình phát triển nguồn nhân lực và tích lũy vốn nhân lực 31
Sơ đồ 3.1 Giải pháp phát triển việc làm của lao động qua đào tạo nghề 137
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Xin đọc là :
CĐ Cao đẳng
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CN Công nghiệp
CNKT Công nhân kỹ thuật
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CSĐT Cơ sở đào tạo
DN Doanh nghiệp
ĐH Đại học
ĐTN Đào tạo nghề
GDKT&DN Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề
HSTN Học sinh tốt nghiệp
HSSV Học sinh – sinh viên
KCN- KCX Khu công nghiệp, khu chế xuất
LĐĐTN Lao động qua đào tạo nghề
N-L-N Nông Lâm Ngư nghiệp
TCDN Tổng cục Dạy nghề
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
1
Lời nói đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt nam, 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân
dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, vị thế đất nước trên trường quốc tế
được nâng lên v.v.. Nền kinh tế tăng trưởng cao và tương đối ổn định, đầu tư và
xuất khẩu hàng năm tăng đều đặn và có chiều hướng tích cực.
Thời kỳ đầu đổi mới, những thay đổi về chính sách vĩ mô và môi trường kinh
tế trong nước đã khơi dậy nguồn lực và đóng góp cho tăng trưởng, phát triển.
Những thuận lợi trước đây không còn nhiều và những khó khăn, thách thức đang
xuất hiện. Đến nay, các nguồn lực vốn, tài nguyên, công nghệ đang dần được sử
dụng hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn trong một nền kinh tế mở. Muốn tăng hiệu
quả và phát triển bền vững, nền kinh tế phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực và
cụ thể là lực lượng lao động có kỹ năng.
Vận động của nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay làm cho lực
lượng lao động bị xáo trộn để thích nghi với những yêu cầu mới. Những thay đổi
nhanh chóng này làm thay đổi hình thức, nội dung và ngay cả tên gọi của việc làm.
Việc làm của lao động qua đào tạo nghề (LĐĐTN) là một bộ phận trong tổng việc
làm của nền kinh tế nó góp phần vào nhóm lao động có CMKT và là nguồn nhân
lực cơ bản để hiện thực hóa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự thay đổi trên thị trường lao động cùng với việc đổi mới các hoạt động đào
tạo đang làm cho sự phù hợp của đào tạo và việc làm trở thành vấn đề gây tranh
cãi. Đào tạo để làm việc, nếu đào tạo không có việc làm thì là đầu tư lãng phí,
ngược lại việc làm mà không được đào tạo, không "học suốt đời" để nâng cao thì
việc làm sẽ kém đóng góp và năng suất lao động không cao. Đào tạo và việc làm
tương đồng với ý nghĩa của đầu tư cho giáo dục, đào tạo và sử dụng là hai mặt của
quá trình phát triển nguồn nhân lực và nâng cao vốn nhân lực của nền kinh tế.
Thực tiễn của hoạt động đào tạo nghề hiện nay đang là tâm điểm của nhiều ý
kiến liên quan đến vấn đề làm thế nào để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế.
Việc sử dụng lao động kỹ thuật, lao động qua đào tạo nghề hiện nay cũng còn nhiều
2
bất cập, chưa thể hiện vai trò là 'cầu kéo' , 'sức hút', đầu ra 'hấp dẫn' cho đào tạo.
Vấn đề việc làm của lao động qua đạo nghề không chỉ đơn thuần là việc làm hay
đào tạo hoặc sử dụng, mà cả ba yếu tố này đều góp phần tạo nên.
Vấn đề đặt ra là phải tạo ra và giải quyết việc làm, vừa phải phát triển đội ngũ
lao động cũng như có những chính sách sử dụng và tạo môi trường cho phát triển
việc làm của lao động qua đào tạo nghề. Vừa giải quyết việc làm cho đối tượng này
trong sự cân đối dài hạn vừa phải đổi mới sử dụng sao cho hiệu quả đồng thời vừa
thúc đẩy phát triển đào tạo đáp ứng đủ, phù hợp nhu cầu là một câu hỏi lớn đặt ra
cho cả vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt nam.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu
thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển việc làm cho lao động qua đào tạo
nghề. Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn trên, đặt ra sự cần thiết để lựa chọn
đề tài: "Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam".
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về việc làm của LĐĐTN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm hiểu những vấn đề chủ yếu hiện nay về
việc làm của lao động qua đào tạo nghề.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển việc làm của LĐĐTN ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Việc làm của lao động qua đào tạo nghề, trong đó chủ yếu tập trung vào các
vấn đề liên quan đến việc làm, sử dụng và giải quyết việc làm của LĐĐTN.
4. Tổng quan nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu của nước ngoài
Các nghiên cứu của nước ngoài về vấn đề lao động qua đào tạo nghề được
nhìn nhận trên giác độ và tên gọi khác. Nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này chủ
yếu đề cập đến việc cải cách hệ thống đào tạo nghề như một liệu pháp chủ chốt để
giải quyết vấn đề cung lao động qua đào tạo nghề cho các nền kinh tế.
3
Điển hình một trong những công trình đó là tác phẩm của Ngân Hàng Thế
giới có tên gọi: "Cải cách Giáo dục và đào tạo nghề"[128], công trình đề cập rất
nhiều kinh nghiệm của các nước phân ra làm các khối khác nhau như các nước
chậm phát triển, các nước phát triển và các nước đang chuyển đổi. Trong đó vấn đề
cốt lõi được giải quyết là làm thế nào để cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp
hiện nay phù hợp với thị trường lao động. Mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế có những
điều kiện cụ thể khác nhau nên có những bài học khác nhau về cải cách hệ thống
dạy nghề. Trong đó công trình cũng có đề cập đến những chính sách, mô hình khác
nhau của các nền kinh tế trong giải quyết mối quan hệ giữa đào tạo và thị trường
lao động, vấn đề việc làm cho đối tượng đầu ra của hệ thống đào tạo trong tương
quan với hoạt động kinh tế.
Một ấn phẩm được coi là có nhiều liên quan đến các vấn đề việc làm của lao
động kỹ thuật nghề nghiệp của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB): "Giáo dục kỹ
thuật và Dạy nghề" [115] xuất bản năm 1990, về các vấn đề đào tạo nghề cho người
lao động, kinh nghiệm của các nước. Trong ấn phẩm này nội dung chủ yếu đi sâu
vào các chức năng, đặc điểm của hệ thống dạy nghề, các chính sách của các quốc
gia trong việc đào tạo nghề. Ngoài ra có đi sâu vào việc đào tạo nghề đáp ứng các
nhu cầu của các khu vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế. Đặc điểm cơ bản của
nội dung ấn phẩm này khác với các ấn phẩm khác là đi sâu vào phân tích kết cấu hệ
thống giáo dục và dạy nghề với kinh nghiệm của nhiều nước có mô hình đào tạo
nghề khác nhau.
Nghiên cứu của nước ngoài còn rất nhiều ấn phẩm và công trình khác đề cập
đến những tính toán hiệu quả cá nhân thu được từ việc đi học và tìm việc làm đối
với đối tượng theo học các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Đồng thời
có những nghiên cứu sâu liên quan đến cơ hội việc làm cho lao động và phân tích
lựa chọn cơ hội học nghề cho người học. Tuy nhiên đến nay, chưa có công trình
nào nghiên cứu sâu về việc làm của nhóm đối tượng là lao động qua đào tạo nghề.
4.2. Một số nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề lao động kỹ
thuật đó là nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Minh Cương có tựa đề: “Phát triển lao
4
động kỹ thuật ở Việt Nam- Lý luận và thực tiễn” [30]. Nghiên cứu này đã đi sâu
vào phân tích lực lượng lao động kỹ thuật nói chung trong đó có đề cập sâu đến hệ
thống đào tạo nghề hiện nay và sản phẩm, kết quả của quá trình đào tạo. Nghiên
cứu này tập trung vào khía cạnh cung lao động kỹ thuật trong nền kinh tế và các
giải pháp chủ yếu để phát triển đào tạo nghề thúc đẩy cung lao động kỹ thuật cho
nền kinh tế, trong đó đã đề cập đến việc làm như kết quả của quá trình đào tạo
nhưng không tập trung vào LĐĐTN mà toàn bộ nhóm lao động kỹ thuật.
Nghiên cứu thứ hai có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu trên đó là đề tài
KX-05-10 do GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường làm chủ nhiệm: "Thực trạng và giải
pháp đào tạo lao động kỹ thuật (Từ sơ cấp đến trên đại học) đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế" [38]. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào nhóm lao
động kỹ thuật và nội dung cơ bản đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và năng lực đào
tạo của các cơ sở đào tạo, các chính sách đào tạo lao động kỹ thuật và những vấn đề
kỹ thuật của hoạt động đào tạo (nội dung đào tạo, cơ sở vật chất, chương trình, giáo
trình, giáo viên v.v...). Nghiên cứu này cũng đã đề cập đến thực trạng lực lượng lao
động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng không giải
quyết các vấn đề liên quan đến việc làm.
Nghiên cứu khác có liên quan đó là Luận án Tiến sỹ của TS. Phan Chính
Thức với đề tài: "Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu
cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [85]. Công trình này đề
cập đến hệ thống đào tạo nghề trên giác độ hệ thống cung ứng nhân lực lao động
qua đào tạo nghề cho nền kinh tế và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và các vấn đề
của hệ thống đào tạo nghề của Việt nam. Một số giải pháp mà công trình này đưa ra
tập trung vào phát triển hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước.
Một ấn phẩm khác đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực lao động tốt
nghiệp đại học của tác giả Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan [29], trong đó đề
cập nhiều đến các vấn đề hệ thống đào tạo đại học hiện nay và các vấn đề về chính
sách và hoạt động đào tạo đại học nhằm phát triển đội ngũ lao động trí thức phục
5
vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
Một công trình trực tiếp giải quyết vấn đề việc làm đó là:"Về chính sách giải
quyết việc làm ở Việt nam" của tác giả Nguyễn Hữu Dũng [32]. Nghiên cứu này đi
sâu và phân tích toàn diện các chính sách giải quyết việc làm trong nền kinh tế
trong những năm cuối thế kỷ 20. Tác giả đã trình bày phủ rộng hầu hết các vấn đề
liên quan đến các chính sách giải quyết việc làm và đề xuất các giải pháp giải quyết
việc làm ở nước ta. Tuy nhiên công trình này không đề cập riêng cho việc làm của
nhóm đối tượng lao động qua đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến nhóm đối
tượng này.
Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu khác cũng gần gũi với chủ đề việc
làm của lao động qua đào tạo nghề là công trình "Về xu hướng công nhân hóa ở
nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn An Ninh [60] đặt ra và giải quyết các vấn đề
phát triển mang tính giai cấp của đội ngũ công nhân công nghiệp ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu có đề cập đến số lượng, chất lượng, đào tạo, và sử
dụng lao động là đội ngũ công nhân kỹ thuật nhưng chủ yếu trên giác độ phát triển
và củng cố đội ngũ để giai cấp công nhân trở nên đội tiền phong vững mạnh.
Có thể khẳng định, cho đến thời điểm này chưa có công trình nào, gồm cả
quốc tế và trong nước, đề cập cụ thể đến vấn đề việc làm của lao động qua đào tạo
nghề. Những nghiên cứu đã có có thể hoặc là tập trung vào giải quyết vấn đề việc
làm nói chung hoặc là giải quyết vấn đề đào tạo nghề. Sự khác biệt của nghiên cứu
này với các nghiên cứu trước đây và đang có hiện nay ở hai đặc điểm chính: (i) tiếp
cận sâu về đặc điểm và cấu trúc việc làm của nhóm đối tượng lao động qua đào tạo
nghề và (ii) nghiên cứu vấn đề việc làm như một kết quả đầu ra của đào tạo nghề.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt nam.
- Không gian: Trên phạm vi cả nước, có sử dụng kết quả khảo sát thực tiễn tại
một số tỉnh/thành phố, Bộ/ngành, cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp.
- Thời gian: Thực trạng hiện nay và đề xuất giải pháp cho thời kỳ 2011-2020.
6
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng.
- Phương pháp thống kê, hồi cứu tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong
và ngoài nước về việc làm, đào tạo, thị trường lao động, nguồn nhân lực;
- Phương pháp khái quát hóa, quy nạp, nội suy, so sánh đối chiếu v.v..
- Phương pháp mô hình kinh tế lượng.
7. Đóng góp của luận án
7.1. Về lý luận, luận án:
- trình bày một cách hệ thống lý luận về việc làm của LĐĐTN;
- phân tích, tính toán cơ hội việc làm, khác biệt thu nhập của LĐĐTN và lý
giải mối quan hệ biện chứng giữa việc làm với đào tạo nghề; vận dụng khái
niệm vốn nhân lực phân tích việc làm của LĐĐTN.
7.2. Về thực tiễn, luận án:
- phân tích và chỉ rõ thực trạng việc làm của LĐĐTN, qua đó, việc sử dụng,
đào tạo và giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động qua đào tạo nghề hết sức
có ý nghĩa với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- đề xuất những giải pháp mang tính đột phá cho việc đào tạo và giải quyết
việc làm cho LĐĐTN trong giai đoạn 2011-2020.
8. Cấu trúc của Luận án
Luận án gồm các phần: Lời nói đầu; nội dung; kết luận, danh mục các công
trình của tác giả, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung luận án có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về việc làm của lao động qua đào tạo nghề
- Chương 2: Phân tích thực trạng việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở
Việt Nam
- Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển việc làm của lao động qua
đào tạo nghề ở Việt nam
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM
CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1. Một số khái niệm liên quan đến việc làm của lao động qua đào tạo nghề
1.1.1. Việc làm
a. Khái niệm
Theo khái niệm được đưa ra trong từ điển tiếng Việt "Việc làm là công việc
được giao cho làm và được trả công" [65, tr.1076]. Khái niệm này tương đối rộng,
tuy nhiên còn một thuật ngữ chưa mang tính phổ biến đó là tính chất công việc
"được giao". Người lao động hoàn toàn có thể tự tạo ra việc làm để có thu nhập mà
không cần phải ai giao việc cho.
Theo giáo trình Kinh tế lao động của Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà
nội, khái niệm việc làm được hiểu là: "trạng thái phù hợp về mặt số lượng và chất
lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, để tạo ra hàng hóa theo nhu cầu của
thị trường". Hiểu rộng ra có thể gọi việc làm là hoạt động có ích (sản xuất, dịch vụ,
nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật quản lý v.v..) tạo ra/có thu nhập [71,
tr.19].
Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: "Việc làm là hành vi của nhân viên, có
năng lực lao động thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để
được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh"[71]. Thực chất là người lao động và tư liệu
sản xuất kết hợp. Trong chế độ Xã hội chủ nghĩa, người lao động là chủ tư liệu sản
xuất, việc làm có nghĩa là thực hiện quyền làm chủ, vừa là lao động cho cá nhân
người lao động, cũng lại là lao động xã hội. Khu vực làm việc có thể là các cơ sở
sản xuất kinh doanh Nhà nước, tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài v.v…
Phân theo tính chất công việc có thể chia ra nhân công ổn định, nhân công hợp
đồng, tạm thời.
Theo một quan điểm khá tổng quát về việc làm: "…Việc làm là một phạm trù
kinh tế, tồn tại ở tất cả mọi hình thái xã hội, đó là một tập hợp những mối quan hệ
8
kinh tế giữa con người về việc đảm bảo chỗ làm việc và tham gia của họ vào hoạt
động kinh tế…." [26, tr.313]. Việc làm cũng là một phạm trù của thị trường khi
thuê một chỗ làm v