Đề tài Ngoại giao Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế đất nước những năm đầu thế kỷ XXI

Chưa bao giờ Việt Nam có được quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi và bình đẳng với các nước ở khắp các châu lục như ngày nay. Vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Từ chỗ bị coi là một dân tộc “ nhược tiểu ” , không có tên trên bản đồ thế giới, giờ đây Việt nam đã có quan hệ ngoại giao với 172 nước, quan hệ thương mại với 150 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế, liên khu vực và khu vực. Lịch sử hơn 60 năm qua đã chứng minh những thành tựu của ngoại giao Việt Nam luôn gắn liền với những chiến công, kỳ tích của cả dân tộc. Trên con đường đi lên của đất nước, ngành ngoại giao Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một “ binh chủng ” đặc biệt, một nguồn lực quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, phấn đấu vì mục tiêu: hòa bình, ấm no, hạnh phúc của cả dân tộc như ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1985, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công tác ngoại giao phục vụ kinh tế được chính thức xác định là nhiệm vụ chính của ngành ngoại giao. Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới và mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh ” được coi là lợi ích cao nhất. Từ đó đến nay công tác ngoại giao phục vụ kinh tế luôn được thảo luận tại các hội nghị của ngành và tập trung hướng vào việc đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, phá thế bao vây cấm vận của phương Tây, mở rộng thị trường tranh thủ viện trợ, đầu tư, công nghệ và từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Qua những hoạt động thực tế, những năm gần đây nhận thức của ngành về ngoại giao phục vụ kinh tế đã được nâng cao thêm một bước, đặc biệt là tính cấp bách của công tác này cũng như nội dung phương hướng của hoạt động ngoại giao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại hội nghị lần thứ 23 tháng 12/2001 của ngành, thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh “ Trong thời gian rất dài, xây dựng kinh tế luôn luôn là nhiệm vụ trung tâm; do đó phục vụ kinh tế phải thực sự là trọng tâm công tác của ngành ngoại giao ” Chính vì hoạt động ngoại giao có ý nghĩa to lớn và thiết thực phục vụ phát triển kinh tế đất nước trước mắt cũng như lâu dài; nên tôi đã chọn lấy đề tài này làm báo cáo thực tập tốt nghiệp đại học. Khi nghiên cứu tôi đã vận dụng kiến thức đã học trong chương trình đại học, sưu tầm và xử lý các thông tin trên sách, báo, internet đồng thời liên hệ với thực tế đời sống xã hội để phân tích, lý giải những vấn đề cụ thể Báo cáo gồm: Lời nói đầu; kết luận; và hai chương nội dung chính như sau:

doc26 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngoại giao Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế đất nước những năm đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan