Đề tài Những giá trị, hạn chế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay

Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay và tồn tại từ rất lâu đời (từ khoảng thế kỷ VI trước công nguyên). Hệ thống giáo lý rất đồ sộ và số lượng Phật tử đông đảo được phân bố trên nhiều nước. Lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo hiện nay được mở rộng, ngoài việc nghiên cứu giáo lý, kinh điển, lịch sử Phật giáo ra còn đề cập đến các lĩnh vực Triết học, Tâm lí học, Khảo cổ học, Xã hội học Phật học đã trở thành một khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội. Hay như Tôn Trung Sơn nói: “Phật học là mẹ của triết học, nghiên cứu Phật học có thể bổ khuyết cho khoa học” [7]. Mặc dù Phật giáo có những giá trị sâu sắc như vậy nhưng cũng có những mặt hạn chế, không phù hợp cần hoàn thiện. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều ăn sâu vào tư tưởng tình cảm của một bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử, giáo lý và sự tác động của đạo Phật vào thế giới quan, nhân sinh quan là rất cần thiết. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỉ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên Chúa. Vậy nên có thể nói quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những ảnh hưởng, mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng.

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8464 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những giá trị, hạn chế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay và tồn tại từ rất lâu đời (từ khoảng thế kỷ VI trước công nguyên). Hệ thống giáo lý rất đồ sộ và số lượng Phật tử đông đảo được phân bố trên nhiều nước. Lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo hiện nay được mở rộng, ngoài việc nghiên cứu giáo lý, kinh điển, lịch sử… Phật giáo ra còn đề cập đến các lĩnh vực Triết học, Tâm lí học, Khảo cổ học, Xã hội học… Phật học đã trở thành một khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội. Hay như Tôn Trung Sơn nói: “Phật học là mẹ của triết học, nghiên cứu Phật học có thể bổ khuyết cho khoa học” [7]. Mặc dù Phật giáo có những giá trị sâu sắc như vậy nhưng cũng có những mặt hạn chế, không phù hợp cần hoàn thiện. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều ăn sâu vào tư tưởng tình cảm của một bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử, giáo lý và sự tác động của đạo Phật vào thế giới quan, nhân sinh quan là rất cần thiết. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỉ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên Chúa. Vậy nên có thể nói quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những ảnh hưởng, mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng. Tóm lại, nghiên cứu: “Những giá trị, hạn chế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay” là rất cần thiết và quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của đại bộ phận người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước. B. NỘI DUNG 1. Sự hình thành và triết lý về bản thể nhân sinh của Phật giáo: 1.1 Sự hình thành của Phật giáo: Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI trước công nguyên. Người sáng lập là Siddharta (Tất Đạt Đa), sinh ra vào khoảng năm 623 trước công nguyên, con trai của Suddhodana (Trịnh Phạn Vương) vua nước Trịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc Ấn Độ (nay thuộc Nepan). Sau này ông được người đời tôn vinh là Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni), là Buddha (Phật)… [8] Sau khi Siddharta mất, Phật giáo đã chia thành hai bộ phận: Thượng tọa và Đại chúng. Phái Thượng tọa bộ (Theravada) chủ trương duy trì giáo lý cùng cách hành đạo thời Đức Phật tại thế; phái Đại chúng bộ (Mahasamghika) với tư tưởng cải cách giáo lý và hành đạo cho phù hợp với thực tế. [14,31] Sau một vài thế kỷ nữa, Phật giáo được phân chia thành hai tông phái lớn là tiểu thừa giáo và đại thừa giáo. Tiểu thừa giáo phát triển về phía Nam Ấn Độ rồi truyền bá sang Xerilanca, Philippin, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam… Đại thừa giáo phát triển mạnh ở Bắc Ấn Độ, truyền bá vào Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Bắc Việt Nam… Tư tưởng triết lý Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh điển rất lớn, được tổ chức thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm: [13] - Tạng Luật: Gồm toàn bộ những giới luật của Phật giáo quy định cho cả năm bộ phái Phật giáo như: “Tứ phần luật” của Thượng tọa bộ, “Maha tăng kỷ luật” của Đại chúng bộ, căn bản nhất “Thiết hữu bộ luật”… Sau này còn thêm các Bộ luật của Đại thừa như “An lạc”, “Phạm võng”. - Tạng Kinh: Chép lời Phật dạy, trong thời kỳ đầu tạng kinh gồm nhiều tập dưới dạng các tiền đề, mỗi tập được gọi là một Ahàm. - Tạng Luận: Gồm những bài bình chú, giải thích về giáo pháp của Phật giáo. Tạng luận gồm bảy bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về giáo pháp của Phật giáo. 1.2 Triết lý về bản thể nhân sinh của Phật giáo: Triết lý về bản thể nhân sinh của Phật giáo là một trong hai vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo nguyên thủy (sơ kỳ). Cũng như nhiều trường phái khác của triết học Ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự “giải thoát” khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết Bàn. Tính quần chúng của luận điểm nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nâng cao tinh thần “bình đẳng giác ngộ”, tức là quyền thực hiện sự giải thoát là cho tất cả mọi người mà cao hơn nữa là của mọi “chúng sinh”. Điều này mang tính nhân bản sâu sắc, vượt qua giới hạn đẳng cấp khắc nghiệt. Nó nói lên khát vọng “tự do cho tất cả mọi người”. Nhưng đó không phải kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng về mặt chính trị mà là bình đẳng trong sự mưu cầu giác ngộ. Nội dung triết học nhân sinh của Phật giáo tập trung ở bốn luận điểm (gọi là “tứ diệu đế” hay “tứ chân đế”, “tứ thánh đế”). Tứ đế là đạo lý căn bản của Thanh Văn Thừa, đồng thời cũng là cơ sở của các thuyết khác trong giáo lý Phật. Tứ đế được Phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại về cuộc sống nhân sinh cho bất cứ cuộc sống nhân sinh nào thuộc đẳng cấp nào. Tứ đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, và Đạo đế. - Luận điểm thứ nhất - Khổ đế (Duhkha – satya): Sự thật nơi cuộc sống nhân sinh không có gì khác ngoài sự đau khổ, ràng buộc hệ lụy, không có tự do. Đó là tám nỗi khổ (bát khổ) trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu: 1/Sinh; 2/Lão (già); 3/Bệnh (ốm đau); 4/Tử (chết); 5/Thụ biệt ly (yêu thương nhau phải chia lìa); 6/Oán tăng hội (oán ghét nhau nhưng phải sống với nhau); 7/Sở cầu bất đắc (mong muốn nhưng không đạt được); 8/Ngũ thụ uẩn (năm yếu tố vô thường nung nấu làm khổ). [14,30] - Luận điểm thứ hai - Nhân đế (samudayya – satya): Phật giáo cho rằng cuộc sống đau khổ là có nguyên nhân. Để cắt nghĩa nỗi khổ của nhân loại, Phật giáo đưa ra thuyết “thập nhị nhân duyên” - đó là mười hai nguyên nhân và kết quả nối theo nhau, cuối cùng dẫn đến các đau khổ của con người: 1/Vô minh; 2/Hành; 3/Thức; 4/Danh sắc; 5/Lục nhập; 6/Xúc; 7/Thụ; 8/Ái; 9/Thủ; 10/Hữu; 11/Sinh; 12/Lão – Tử. Trong đó “vô minh” là nguyên nhân đầu tiên, thâu tóm tất cả. Bởi vậy diệt trừ “vô minh” là diệt trừ tận gốc rễ sự đau khổ nhân sinh. Dưới góc độ nhận thức, “vô minh” là “ngu tối”, “không sáng suốt”, “thiếu giác ngộ chân lý”. [14,30] - Luận điểm thứ ba - Diệt đế (Nirodha - satya): là luận điểm về khả năng có thể tiêu diệt được sự khổ nơi cuộc sống nhân sinh, đạt tới trạng thái Niết Bàn, cứu cánh của hành động tự do. Luận điểm này cũng bộc lộ tinh thần lạc quan tôn giáo của Phật giáo, cũng thể hiện khát vọng nhân bản của nó muốn hướng con người đến niềm hạnh phúc “tuyệt đối”, khát vọng chân chính của con người tới Chân - Thiện - Mỹ. [14,30] - Luận điểm thứ tư - Đạo đế (Marga - satya): là luận điểm về con đường thể hiện sự diệt khổ, đạt tới giải thoát. Đó không phải là con đường sử dụng bạo lực mà là con đường “tu đạo”. Thực chất của con đường này là hoàn thiện đạo đức cá nhân. Sự giải phóng mang ý nghĩa của sự thực hiện cá nhân, không mang ý nghĩa của những phong trào cách mạng hay cải cách xã hội. Đây là nét đặc biệt của “tinh thần giải phóng nhân sinh của Phật giáo”. Con đường “giải phóng cá nhân” này gồm tám quy tắc (bát chính đạo): 1/Chính kiến (hiểu biết đúng tứ đế, sự thật nhân sinh); 2/Chính tư duy (suy nghĩ đúng đắn); 3/Chính ngữ (nói lời đúng đắn); 4/Chính nghiệp (giữ nghiệp không tác động xấu); 5/Chính mệnh (giữ ngăn dục vọng); 6/Chính tinh tiến (rèn luyện tu lập không mệt mỏi); 7/Chính niệm (có niềm tin bền vững vào sự giải thoát); 8/Chính định (tập trung tư tưởng cao độ). Tám nguyên tắc trên có thể thâu tóm vào “Tam học”, tức ba điều kiện cần học tập và rèn luyện là Giới – Định – Tuệ. Giới là giữ cho thân, tâm thanh tịnh, trong sạch. Định là thu tâm, nhiếp tâm để cho sức mạnh của tâm không bị ngoại cảnh làm xáo động. Tuệ là trí tuệ. Phật giáo coi trọng khai mở trí tuệ để thực hiện giải thoát. [14,30] 2. Những giá trị và hạn chế của Phật giáo: 2.1 Những giá trị của Phật giáo: 2.1.1 Giá trị khoa học của Phật giáo: Trong thế kỷ XVII, Rene Des Cartes - nhà toán học người Pháp đã chia vũ trụ thành hai phần: vật chất và ý thức. Khoa học chỉ nghiên cứu “vật chất” nên bị giới hạn trong các đối tượng thuộc phạm vi nhận thức bằng các giác quan con người. Điều này làm hạn chế khoa học trên con đường tìm kiếm tri thức để nhận thức bản chất của tự nhiên.[6] Năm 1905, Albert Einstein đã phá vỡ rào chắn không gian ba chiều, đưa khoa học vượt qua giới hạn của không gian ba chiều. Điều này đã phá đổ sự phân chia giả định của Des Cartes và chủ nghĩa duy vật cực đoan trong khoa học. Vào giữa thế kỷ XX, khoa học đã gặt hái được nhiều thành công. Sự phát triển vượt bậc của khoa học thế kỷ XX cho phép chúng ta thẩm định một cách khoa học các khái niệm như vô thường, vô ngã do Đức Phật dạy là đúng với tự nhiên, vượt qua không gian ba chiều, vượt qua khoa học cổ điển. Những gì được khoa học khám phá ra cho là mới, thật ra trên 2.500 năm trước Đức Phật đã biết. Điều này đã được xác nhận bằng những lời phát biểu của các nhà khoa học hàng đầu thế kỷ XX. Triết gia Derek Parfit ở Đại học Oxford chấp nhận quan niệm của Phật giáo về đời sống và vô ngã. Derek Parfit, Fritj of Capra (nhà vật lý hạch tâm nổi tiếng) và Gary Zukav chấp nhận quan niệm của Phật giáo về vật chất và tin chắc rằng cần phải giải phóng bản thân chúng ta khỏi ngục tù của các phân tử vật chất. [6] Khoa học đã mở ra con đường thích ứng với thời đại, khẳng định giá trị thực tiễn của nhân sinh quan. Nếu thế giới công nhận sự thành tựu của khoa học, tức là họ đã đi vào quỹ đạo của Phật giáo. Bởi vì Phật giáo không phải là tôn giáo thuần tín ngưỡng, mà là tôn giáo của lý trí. Cho nên nghiên cứu Phật giáo trên lập trường khoa học, có thể soi sáng cho nhân loại trên hành trình tìm chân lý. Đại sư Thái Hư từng nói: “Khoa học càng phát triển, tức là hiển bày ý nghĩa chân thật của Phật giáo”. [6] 2.1.2 Giá trị thiết thực của Phật giáo: Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con người và con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống nào thì con người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối tượng hay một sự vật nào cả. “Làm chủ không có nghĩa là nêu cao bản ngã, nuôi dưỡng bản ngã hay độc quyền, độc đoán. Mà làm chủ có nghĩa là tự làm chủ mình trước mọi hoàn cảnh, trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh”. Muốn thành công trên đường đời phải làm chủ chính mình. Muốn độ người, độ đời, trước tiên nhất thiết phải độ mình, tự quay lại với chính mình, soi rọi tận tâm để tu tập, để sửa đổi, chuyển hóa tâm thức của mình, nên nói: “Phương châm hướng nội, quay về với chính mình, với con người thật của mình…là phương châm sống động nhất và thiết thực nhất để cải tạo xã hội và xây dựng Niết Bàn ngay trên thế gian này”. [1,210] Đức Phật luôn quan tâm đến hạnh phúc thực tại của người đệ tử. Lời dạy của Người không phải là lời hứa hẹn về cuộc sống tốt đẹp trong tương lai mà là những phương pháp tu tập để có cuộc sống hạnh phúc ngay trong hiện tại. Lời nhận định sau nói rất rõ ý nghĩa ấy: “Đức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ ngay đến hạnh phúc thực tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực, được ứng dụng ngay trong hiện tại. Ngài không đề cập đến những triết lí mơ hồ, trừu tượng, viển vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với cuộc sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại”. [2,26] Sống với hiện tại là cách sống tốt nhất, thiết thực nhất đối với vấn đề đoạn tận khổ đau, xây dựng cuộc sống hạnh phúc. 2.1.3 Giá trị giáo dục của Phật giáo trong xã hội hôm nay: Tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ hòa, góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta” rộng lớn của toàn thể vũ trụ vô biên. * Giá trị giáo dục của Phật giáo - một giá trị nhân bản sâu sắc: Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn minh Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để san bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Ngay từ khởi thủy tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo đã mang trong mình những giá trị nhân bản chung toàn nhân loại. Đặc trưng cơ bản nhất đó là tính toàn vũ trụ, toàn diện, tổng hợp. Trong đó lòng Từ bi – Bình đẳng – Vô ngã cùng sự hướng thiện mà đạo Phật muốn giáo dục con người với mục đích “cứu khổ” là quan trọng nhất. Theo đạo Phật, chính “chấp ngã” đã gây ra cho loài người những cuộc chiến tranh núi xương sông máu, chiến tranh tội ác và bạo lực đã và đang là điều nhức nhối  của toàn nhân loại. Trong tình hình này Phật giáo kêu gọi mọi người hãy dứt các việc làm ác mà hãy hành thiện, khuyên con người dang rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và đừng bao giờ khép kín tâm tư lại. Hãy phát triển nhân đạo và từ bi quên đi những cái “ta” ích kỷ, nhỏ hẹp. Vì thế tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ hòa, góp phần hình thành nên đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta rộng lớn” của toàn thể vũ trụ vô biên, Đức Phật đã từng dạy: “Một hạnh phúc vĩnh cửu chỉ sống mạnh trong một tâm hồn giải thoát và tâm hồn giải thoát chỉ có thể thực hiện một khi cá nhân chịu nhường bước”. Đó là mục đích giáo dục con người hoàn thiện cả về tài lẫn đức trong một xã hội văn minh. [11] Nội dung giáo dục của triết lý Phật giáo chẳng khác gì lời kêu gọi hòa bình - một nhu cầu luôn cần cho mọi người, mọi nhà, và là tài sản quý báu nhất của nhân loại. Đây là giá trị nhân đạo nhất, khác với mọi tôn giáo khác, trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển Phật giáo luôn xuất hiện và thâm nhập vào các dân tộc như sứ giả của hòa bình, an lạc. * Giáo dục con người sống có đạo đức và đạt được hạnh phúc: Để giáo dục đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân, si cùng với lý luận về thập nhị nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”,“bát chính đạo”... chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với  nhau. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Đây là động lực nảy sinh mọi điều tốt lành. [11] Phật giáo khẳng định tất cả mọi người đều có “Phật tính” sẽ đạt được nếu thực hành đúng theo giáo lý trao dồi đạo đức trong cuộc sống của chính mình sẽ được hạnh phúc. Từ đó ta thấy giá trị tinh thần đạo đức toàn diện của giáo dục Phật giáo là trình bày sự thật về những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu trong cuộc đời để giúp con người có được chính kiến để tạo lập cuộc sống của mình và chuyển đổi hoàn cảnh, để có thể chinh phục và cảm hóa được mọi người xung quanh. * Xây dựng một xã hội văn minh và tự do: Thế giới này đang sôi sục chiến tranh, mọi bảng giá trị hầu như được con người quy chiếu bằng thước đo đồng tiền. Thái độ “chấp thủ” của từng cá nhân ngày càng nhân lên, thay vì “xả ly” họ lại tự trói mình bằng gông cùm trong hiện hữu. Con người hiện đại ít nhiều đã tự đánh mất phẩm chất cao quý của mình để chạy theo lợi  nhuận. Dù vậy, Đạo Phật đã dạy một đời sống tốt đẹp không chỉ tạo bằng thức ăn ngon, áo mặc đẹp, mái nhà xinh xắn, mà còn được sinh động bởi ý định trong sạch, một lòng từ bi không giáo điều cũng không triết lý bác học. Mà đó là lòng kính trọng phẩm giá quyền lợi của mọi người. Để hết chiến tranh, xây dựng xã hội văn minh, con người phải hết tham lam, thù hận cố chấp. Muốn sống hòa bình an lạc, con người phải có tình thương và hiểu biết. Hòa bình không thể có được chỉ bằng cầu nguyện, ký tên, hay hội thảo kêu gọi suông mà phải làm sao cho mọi người thức tỉnh và chuyển hóa. Những lời kêu gọi đó hết sức có giá trị và nhắc nhở cảnh tỉnh nhân loại hãy đoàn kết góp phần tích cực vào công cuộc giữ gìn hòa bình. [11] Mặt khác trong điều kiện sản xuất chưa phát triển mạnh, nhu cầu vật chất ngày càng cao, nên cuộc sống con người gặp khó khăn, cái khổ vẫn là điều tất yếu, đôi khi con người cảm thấy bi quan thất vọng. Do vậy, sự giải thích cuộc đời con người chỉ quẩn quanh trong “nhân sinh là khổ”. Việc đưa ra con đường diệt khổ, tự giải thoát mà không chờ bất kỳ cứu nhân độ thế nào đã trở thành tư tưởng giáo dục đầy khích lệ hấp dẫn, mang tính nhân văn sâu sắc. Tư tưởng giáo dục này cũng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mà trong đó quần chúng nhân dân là hạt nhân cơ bản để xây dựng nên tòa lâu đài văn minh của xã hội, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân dân ta. 2.1.4 Giá trị của Phật giáo trong thế giới hiện đại: Qua bức thông điệp của Đức Phật, chúng ta thấy rằng điều thiết yếu hiện nay là phải có một cách nhìn đúng đắn về các vấn đề cá nhân, xã hội và quốc tế. Sự tiến bộ của khoa học đã mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại, nhưng đôi khi sự tiến bộ ấy cũng dẫn đến những hiểm họa khôn lường. Có một yếu tố tinh thần có thể khôi phục lại những sức mạnh mà những khám phá khoa học không thể tìm ra. Yếu tố tinh thần hay con đường tâm linh ấy đã được Jawaharlal Nehru, vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đề cập như sau: “từ xung đột và chiến tranh người ta không thể tìm ra một con đường mới để cứu độ nhân loại ngoại trừ con đường mà ngày xưa một bậc đạo sư vĩ đại nhất đã chỉ ra cho thế giới. Vị đạo sư ấy chính là Đức Phật Gotama”. [3] Phật giáo luôn nỗ lực xây dựng những mối quan hệ của nhân loại bằng cách khơi nguồn những giá trị luân lý đạo đức cao đẹp của loài người. Phật giáo giúp chúng ta khám phá ra bản chất đặc trưng của thế giới là vô thường, vô ngã và khổ đau. Một khi con người không nhận thức đúng đắn ba nguyên lý này của thế giới thì họ vẫn còn khao khát về một đời sống vĩnh cửu ảo tưởng tách biệt bản chất của sự vật. Khát vọng viển vông đó không những tạo nên khổ đau cho người ấy mà còn khiến người khác cũng bị đau khổ theo. Làm sao khổ đau của nhân loại có thể tan biến? Làm sao có thể mang lại nền hòa bình và niềm hạnh phúc trường cửu cho xã hội hôm nay? Những câu hỏi muôn thưở này chính là những thao thức của Phật giáo. Phật giáo đã đưa ra lời giải đáp thỏa đáng cho những vấn đề này qua 84.000 pháp môn được giảng dạy trong các kinh điển, các pháp thoại, các thi kệ. Trong thế giới tăm tối sầu khổ, giáo lý của Đức Phật luôn tỏa sáng rực rỡ suốt hai mươi năm thế kỉ qua. Giờ đây vẫn chưa phải là muộn để chúng ta thực nghiệm giáo lý ấy nhằm xây dựng tương lai chúng ta tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Giáo pháp của Như Lai đặt trên nền tảng của bản thể tự nhiên, được thừa nhận là có giá trị vượt thời gian và không gian. Ngày nay, điều đó đã trở nên thật rõ ràng, Phật giáo ngày càng góp phần giải quyết những vấn nạn của nhân loại như: vấn đề gia tăng bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, nghiện ma túy và sự hủy hoại bản thân. Những vấn nạn đó là hệ quả của lối sống buông thả quá độ, sự cạnh tranh khốc liệt và lòng ham muốn được trường sinh. Rõ ràng, Phật giáo đang được cả thế giới thừa nhận như là lối sống của những con người trí thức trong thiên niên kỷ thứ ba. [15] 2.2 Những hạn chế của Phật giáo: 2.2.1 Quan điểm về con người trong xã hội: Học giả Hà Thúc Minh khẳng định: “Hạn chế của Phật giáo chính là ở chỗ không thấy được bản chất xã hội nơi con người”. Theo quan điểm của tác giả Hà Thúc Minh, Phật giáo có một hạn chế quan trọng chính là không thấy được “con người xã hội”, do đó không chủ trương “cải tạo” bản thân hay cải tạo xã hội. [4,17] Phật giáo chỉ thấy con người cá thể, tách khỏi xã hội, không xem xét trên góc độ con người xã hội, chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người, chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người của giai cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây, không thừa nhận đấu tranh trong giai cấp xã hội. Đây là quan điểm duy tâm tách khỏi hiện thực. Phật giáo quá đề cao cái Tâm, đề cao tính hướng thiện, sự tu tập của mỗi con người trong xã hội. Do đó không thấy được nguyên nhân khổ ải của con người, không thấy được sự cần thiết phải chống áp