I. KHÁI NIỆM
Tại Khoản 1, điều 73- Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH một thành viên được định nghĩa như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ( sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
- Về chủ sở hữu: ( Khoản 1, điều 73 - Luật Doanh nghiệp 2014)
Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
- Về vốn điều lệ: ( Khoản 1, điều 74 - Luật Doanh nghiệp 2014)
Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty
15 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những quy định pháp lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
********************
BÀI TẬP NHÓM
MÔN : PHÁP LUẬT KINH DOANH
CHỦ ĐỀ:
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Lớp tín chỉ: Pháp luật kinh doanh(116)_14
MỤC LỤC
A. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) MỘT THÀNH VIÊN _________________________________________3
I. Khái niệm: ________________________________________________________3
II. Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên_____________________________3 III. Điều kiện đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên ________________4
IV. Trình tự thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên __________________4 V. Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty TNHH một thành viên __________________6
B. TÌNH HUỐNG____________________________________________________8
Câu 1 ______________________________________________________________8
Câu 2 _____________________________________________________________10
TÀI LIỆU THAM KHẢO____________________________________________13
A. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH) MỘT THÀNH VIÊN
I. KHÁI NIỆM
Tại Khoản 1, điều 73- Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH một thành viên được định nghĩa như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ( sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
- Về chủ sở hữu: ( Khoản 1, điều 73 - Luật Doanh nghiệp 2014)
Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
- Về vốn điều lệ: ( Khoản 1, điều 74 - Luật Doanh nghiệp 2014)
Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty
- Về tư cách pháp lý: ( Khoản 2, điều 73 - Luật Doanh nghiệp 2014)
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Về giới hạn chịu trách nhiệm:
+, Công ty chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi tài sản riêng
+, Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty giới hạn trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.
- Về chuyển nhượng vốn: ( Mục h, khoản 1, điều 74 - Luật Doanh nghiệp 2014)
Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
- Về phát hành chứng khoán: ( khoản 3, điều 73 - Luật Doanh nghiệp 2014)
Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phần.
III. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Đảm bảo các điều kiện sau theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014
Điều kiện về tài sản
Điều kiện ngành nghề kinh doanh:
Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp
4. Điều kiên về tư cách pháp lý cuả người thành lập, quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp
5. Bảo đảm các số lượng thành viên và cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp
IV. TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Ở đây loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên.
Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
Lựa chọn đặt tên công ty (Điều 38, 39, 40, 42 - Luật doanh nghiệp 2014)
Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. (Điều 43 - Luật doanh nghiệp 2014)
Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 22 - Luật doanh nghiệp 2014
Nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh (Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014)
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Làm con dấu pháp nhân
Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
Nhận con dấu pháp nhân - Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.
Bước 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số
Đăng bố cáo
Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014
Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở công ty.
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
V. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY THNN MỘT THÀNH VIÊN
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được quy định tại Điều 78 - Luật Doanh nghiệp 2014
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này.
* Quy định về Hội đồng thành viên : Điều 79 - Luật Doanh nghiệp 2014
Chủ tịch công ty: Điều 80 - Luật Doanh nghiệp 2014
Giám đốc, Tổng giám đốc: Điều 81 - Luật Doanh nghiệp 2014
Kiểm soát viên: Điều 82 - Luật Doanh nghiệp 2014
Trách nhiệm của các thành viên: Điều 83 - Luật Doanh nghiệp 2014
Thù lao, tiền lương và lợi ích của người quản lý và kiểm soát viên: Điều 84 - Luật Doanh nghiệp 2014
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được quy định tại Điều 85 - Luật Doanh nghiệp 2014:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
3. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.
B. TÌNH HUỐNG
“ Ông Nghiêm Văn A muốn tận dụng tay nghề chuyên môn và 800 triệu đồng là tài sản riêng của mình để lập một cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng và văn phòng tại phố X quận Hai Bà Trưng,TP Hà Nội.
Câu 1:
a, Ông A có thể thành lập doanh nghiệp được không?
b, Nguyện vọng của Ông là muốn giảm thấp nhất rủi ro khi kinh doanh, với tư cách là một chuyên viên am hiều pháp luật bạn hãy tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nguyện vọng của Ông? Nêu rõ căn cứ pháp lý giải thích rõ vì sao?
c, Trình bày các thủ tục để Ông A đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Câu 2: Ông A muốn mở rộng kinh doanh, cơ hội lại có một người bạn là công nhân nghỉ hưu muốn chung vốn làm ăn. Hãy cho biết Ông A cần làm thủ tục pháp lý gì để 2 Ông cùng chung vốn làm ăn? Giải thích? ”
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Câu 1:
a, Dựa vào khái niệm nêu tại điều 73- Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH một thành viên mang một số đặc điểm pháp lý: có một thành viên duy nhất trong suốt quá trình thành lập và hoạt động; chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong phạm vi vốn điều lệ của công ty
Để xác định ông Nghiêm Văn A có thể thành lập doanh nghiệp hay không cần căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể thành lập doanh nghiệp. Tại Khoản 1- Điều 18- Luật doanh nghiệp 2014 có quy định “cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều luật này” .Vì vậy, ông Nghiêm Văn A có thể đáp ứng điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều luật này.
Thứ hai, về ngành nghề kinh doanh, theo quy định của pháp luật, ngành nghề mà ông A muốn kinh doanh là vật liệu xây dựng và văn phòng không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh.
Thứ ba, về vốn pháp định. Với ngành nghề mà ông A lựa chọn kinh doanh không có quy định cụ thể về vốn pháp định. Do vậy chỉ cần khai báo với cơ quan có thẩm quyền về mức vốn điều lệ do người thành lập tự quyết định.
Thứ tư, về điều kiện năng lực chuyên môn. Điều kiện về năng lực chuyên môn được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên ngành nghề mà ông A dự định kinh doanh không cần phải có chứng chỉ hành nghề.
à Từ những điều kiện nêu trên, ông Nghiêm Văn A có thể thành lập doanh nghiệp nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2- Điều 18- Luật doanh nghiệp 2014
b, Vì ông Nghiêm Văn A muốn tự mình thành lập doanh nghiệp nên ông A có thể chọn một trong hai loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Doanh nghiệp tư nhân:
Theo pháp luật hiện hành, tai Khoản 1- Điều 18- Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: “doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
Lợi thế: Ông A có toàn quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp và toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận.
Nhược điểm: Ông A phải gánh chịu toàn bộ rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh, phải chịu trách nhiệm vô hạn về mặt tài sản mà không bị giới hạn bởi mức vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu trong quá trình làm ăn bị thua lỗ, ông A phải đem toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình(cả tài sản thương sự và dân sự) để trả nợ, do trong doanh nghiệp tư nhân, tài sản đầu tư tại doanh nghiệp và tài sản riêng của chủ doanh nghiệp không có sự tách bạch rõ ràng. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Trách nhiệm vô hạn không thể tránh được rủi ro cho nhà đầu tư. Vì vậy, ông A có thể phải chịu rủi ro cao khi lựa chọn loại hình này
Công ty TNHH một thành viên:
Theo pháp luật hiện hành, tại Khoản 1- Điều 73- Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ của công ty”.
Lợi thế: Ông A có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty với tư cách chủ sở hữu.
Ngoài ra, về trách nhiệm tài sản, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giúp chủ sở hữu có thể tránh chịu rủi ro một cách cao nhất, ông A chỉ phải chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi vốn góp vào công ty mà không cần chịu trách nhiệm về tài sản đối với tài sản dân sự của mình.
à Như vậy cùng là loại hình doanh nghiêp một chủ nhưng doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên cũng có sự khác biệt. Ông A nên chọn loại hình công ty TNHH một thành viên để tránh rủi ro một cách cao nhất.
c, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Ông A phải đáp ứng các quy định về trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Điều 27- Luật doanh nghiệp 2014
- Khoản 1 Điều luật này quy định: “Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định cho cơ quan đăng ký kinh doanh”. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty TNHH được quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp 2014, gốm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên, bản sao một số giấy tờ.
- Tại khoản 2 có quy định cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 3 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận phải thông báo bằng văn bản cho ông A, nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Ông A sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Điều 33 - Luật Doanh nghiệp 2014 và cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Điều 24 - Luật Doanh nghiệp 2014.
Câu 2: Thủ tục pháp lý để 2 ông cùng chung vốn làm ăn:
Việc góp vốn làm ăn của một cá nhân đối với công ty TNHH một thành viên không khả thi do đó ông A cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (Theo Khoản 3, điều 87- Luật Doanh nghiệp 2014)
à Việc đầu tiên ông A cần làm là chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 78/2015/-CP:
Trường hợp chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, hồ sơ đăng kí chuyển đổi bao gồm:
Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp...
Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014
Danh sách thành viên và bản sao hợp lệ....
Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng.
Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, ông A cần làm các bước thủ tục pháp lý sau để 2 ông có thể chung vốn làm ăn
1, Bước 1: Xác định đối tượng góp vốn:
Theo Khoản 1, điều 25 - Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại Điều 13 của Luật Doanh nghiệp đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ thêm các trường hợp sau đây:
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ/chồng của người đó không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý (cơ quan nhà nước), đối với ngành nghề khác thì có quyền góp vốn.
– Công chức không thể góp vốn vào công ty TNHH vì người góp vốn thì đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên và được coi là người quản lý công ty;
– Công chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông mà không được tham gia Hội đồng quản trị, được góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thanh viên góp vốn.
Trường hợp ông B là công nhân đã nghỉ hưu nên theo luật pháp ông có quyền góp vốn cùng làm ăn với ông A.
2, Bước 2 : Xác định tài sản góp vốn:
Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
à Ở đây ông A cần xác định tài sản mà ông B góp vốn là gì.
3, Bước 3: Định giá tài sản vốn góp:
- Tất cả các thành viên sáng lập có quyền tự định giá, định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc theo một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng.
- Khi có thành viên mới góp vốn hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn, người định giá phải là Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
- Nếu định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn, người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.
à Ông A cần xác định mức giá tài sản mà ông B góp vào công ty.
4, Bước 4: Cấp giấy chứng nhận góp vốn.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: sau khi góp đủ vốn của mình vào công ty, thành viên được công ty cấp Giấy Chứng nhận phần vốn góp. Nếu bị mất, bị rách, cháy, hoặc bị thiêu hủy dưới bất kỳ hình thức nào thì thành viên được cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp và phải trả chi phí do công ty quy định.
à Người đại diện theo pháp luật của công ty ông A phải thông báo văn bản tiến độ góp vốn đăng kýtheo đúng quy định pháp luật.
à Sau khi góp đủ vốn của mình vào công ty, ông B được công ty cấp Giấy Chứng nhận phần vốn góp.
***********************
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Pháp luật kinh tế”.
NSB: Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Luật Doanh nghiệp 2014
3. Nghị định 78/2015/NĐ-CP
4.
Thủ tục thành lập Doanh nghiệp
Nhận đc giấy Chứng nhận DN, công bố -> khắc dấu -> làm thủ tục Chuyển quyền sở hữu tài sản.
Điều 33,34. Hồ sơ đăng kí điều 22,24.
- Cơ cấu tổ chức của loại hình Cty TNHH môt thành viên. (2 mô hình: khoản 1,2 điều 78 Luật Doanh nghiệp 2014).