Đề tài ODA - Một trong những nguồn lực phát triển của Việt Nam

Những năm gần đây, nước ta liên tục đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tếchính trịxã hội. Trong năm 2009, tốc độtăng trưởng kinh tế đạt 5,2%, nguồn lực đầu tưphát triển tăng trong điều kiện kinh tếthếgiới suy giảm (tổng vốn đầu tưtoàn xã hội bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 2008), bảo đảm được ổn định kinh tếvĩmô và kiềm chếlạm phát. Trong các nguồn vốn đầu tưcho phát triển xã hội, nguồn viện trợphát triển chính thức – ODA là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần hiện đại hóa và nâng cấp cơsởhạtầng kinh tế- xã hội, thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập của Việt Nam. Việt Nam bắt đầu chính thức nhận được sựhỗtrợcủa cộng đồng quốc tếcho mục tiêu phát triển thông qua nguồn viện trợphát triển chính thức (ODA) từnăm 1993. Tuy là quốc gia không phụthuộc vềviện trợnhưng cũng nhưcác nước đang phát triển khác, ODA là nguồn ngoại lực bổsung quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tếxã hội tại Việt Nam. Thật vậy, hơn 60% khối lượng ODA được giải ngân đã đổvào đầu tưcho cơsởhạtầng chính yếu, lĩnh vực được coi là cốt lõi đểgiúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng cao và giảm nghèo nhiều hơn. Cùng với sự đóng góp cho đầu tư, ODA chảy vào Việt Nam với nhiều chương trình, dựán liên quan đến cải cách thểchếvà chính sách, tạo điều kiện cải cách bộmáy hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, . Không những thế, các chương trình liên quan đến giáo dục, sức khỏe và bệnh tật, bình đẳng giới, bảo vệtài nguyên và môi trường cũng là những nội dung mà ODA đóng góp nhằm thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷtại Việt Nam. Với gần 17 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA, Việt Nam tỏra làm một quốc gia nhận nhiều viện trợvà sửdụng viện trợtương đối hiệu quả. Tuy nhiên, nếu xét vềgiá trịgiải ngân thực tế, tổng giá trịnguồn vốn ODA đã được giải ngân vẫn chưa tương xứng so với giá trịcam kết của các nhà tài trợ. Năm 2010, Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người vượt 1.000USD/năm, hay nói cách khác, Việt Nam đã chính thức gia nhập cộng đồng các quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này tiếp tục đặt ra nhiều thửthách cho Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tưnước ngoài mà đặt biệt là nguồn ODA – một nguồn vốn giá rẻ.

pdf32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài ODA - Một trong những nguồn lực phát triển của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................ 1 LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................... 5 I. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN VỐN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ..................................................................................................................5 1.Tiết kiệm trong nước:........................................ 5 2.Nguồn vốn huy động từ nước ngoài:................. 5 1. Hỗ trợ phát triển chính thức-ODA( Official Development Assistance)..................................... 6 2. Phân loại nguồn vốn ODA................................. 9 3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA................................10 3.1. Các nhân tố tác động đến nguồn vốn ODA từ phía các nhà tài trợ: ...........................................10 3.2. Các nhân tố tác động đến nguồn vốn ODA từ phía nhận tài trợ.................................................11 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM12 I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM............12 1. Quy trình vận động, đàm phán và ký kết ODA tại Việt Nam........................................................12 2. Quản lý nhà nước về ODA tại Việt Nam ..........13 II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM:......................................................................................................................14 1. Tình hình thu hút – vận động nguồn vốn ODA tại Việt Nam: ......................................................14 ...........................................................................17 2. Tình hình sử dụng và hiệu quả của nguồn vốn ODA tại Việt Nam................................................18 2.1. Công tác quản lý các dự án ODA còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ .......................................21 2.2. Công tác huy độngODA còn chủ quan và thiếu chiến lược..................................................22 2.3. Công tác triển khai các dự án ODA còn nhiều bất cập: ..............................................................22 3. Nguyên nhân của những hạn chế...................23 3.1. Về phía nhà tài trợ:.....................................23 3.2. Về mặt chủ quan.........................................23 CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM............................................................................................ 24 1.Giải pháp thu hút vốn ODA..............................24 2.Sử dụng ...........................................................25 3.Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quan hệ với các nhà tài trợ ....................................................26 4.Chính sách:......................................................27 5.Đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng ..........28 6.Con người ........................................................28 Mặc dù, nhóm hết sức cố gắng nhưng trình độ có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong những góp ý quý báu từ cô.....29 ..........................................................................29 PHỤ LỤC: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA .........................................30 LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây, nước ta liên tục đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội. Trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,2%, nguồn lực đầu tư phát triển tăng trong điều kiện kinh tế thế giới suy giảm (tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 2008), bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Trong các nguồn vốn đầu tư cho phát triển xã hội, nguồn viện trợ phát triển chính thức – ODA là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần hiện đại hóa và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy tiến trình phát triển và hội nhập của Việt Nam. Việt Nam bắt đầu chính thức nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho mục tiêu phát triển thông qua nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ năm 1993. Tuy là quốc gia không phụ thuộc về viện trợ nhưng cũng như các nước đang phát triển khác, ODA là nguồn ngoại lực bổ sung quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. Thật vậy, hơn 60% khối lượng ODA được giải ngân đã đổ vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng chính yếu, lĩnh vực được coi là cốt lõi để giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng cao và giảm nghèo nhiều hơn. Cùng với sự đóng góp cho đầu tư, ODA chảy vào Việt Nam với nhiều chương trình, dự án liên quan đến cải cách thể chế và chính sách, tạo điều kiện cải cách bộ máy hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, ... Không những thế, các chương trình liên quan đến giáo dục, sức khỏe và bệnh tật, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên và môi trường… cũng là những nội dung mà ODA đóng góp nhằm thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ tại Việt Nam. Với gần 17 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA, Việt Nam tỏ ra làm một quốc gia nhận nhiều viện trợ và sử dụng viện trợ tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị giải ngân thực tế, tổng giá trị nguồn vốn ODA đã được giải ngân vẫn chưa tương xứng so với giá trị cam kết của các nhà tài trợ. Năm 2010, Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người vượt 1.000USD/năm, hay nói cách khác, Việt Nam đã chính thức gia nhập cộng đồng các quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này tiếp tục đặt ra nhiều thử thách cho Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà đặt biệt là nguồn ODA – một nguồn vốn giá rẻ. Chính vì những lý do trên, nhóm đã chọn đề tài “Các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế”. Trong đó, nhóm đặt biệt đi sâu phân tích về nguồn ODA – một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, nhóm xin đổi tên đề tài thành “ODA – Một trong những nguồn lực phát triển của Việt Nam” cho phù hợp với nội dung đề tài. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN I. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN VỐN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Các nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế bao gồm hai nguồn chính là tiết kiệm trong nước và vốn từ nước ngoài: 1. Tiết kiệm trong nước: Nguồn vốn trong nước chủ yếu được hình thành từ nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế như: ngân sách, doanh nghiệp, các hộ gia đình, … Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia, nó ổn định và bền vững. Sử dụng nguồn vốn trong nước sẽ giảm thiểu được rủi ro và hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài. 1.1. Tiết kiệm của ngân sách nhà nước: Tiết kiệm của ngân sách nhà nước là phần tiết kiệm hình thành nên nguồn vốn đầu tư của nhà nước và được xác định bằng chênh lệch dương giữa tổng các khoản thu ngân sách nhà nước với tổng chi thường xuyên. Cơ chế hình thành tiết kiệm của ngân sách nhà nước bao gồm tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước. 1.2. Tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp: Tiết kiệm của doanh nghiệp là số lãi ròng có được từ kết quả kinh doanh. Đây là nguồn tiết kiệm cơ bản để các doanh nghiệp tạo vốn tái đầu tư. Quy mô của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố trực tiếp như: chi phí, thu nhập, thuế. 1.3. Tiết kiệm của dân cư: Tiết kiệm của dân cư là số tiền còn lại của thu nhập sau khi đã phân phối và sử dụng cho mục đích tiêu dùng. 2. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài: Nguồn vốn huy động từ nước ngoài có ba loại nguồn chính: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) - Nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI - Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.3. Nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance) là nguồn vốn vay ưu đãi từ các cơ quan chính thức bên ngoài hỗ trợ cho các nước đang phát triển hoặc cho các nước đang gặp khó khăn về kinh tế tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của các nước này Đối với các nước đang phát triển, nguồn viện trợ phát triển chính thức là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đầu tư cho phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn lâu nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. II. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC 1. Hỗ trợ phát triển chính thức-ODA( Official Development Assistance). 1.1. Nguồn gốc của nguồn hỗ trợ phát triển chính thức trên thế giới Viện trợ nước ngoài khởi đầu bằng hoạt động tái thiết châu Âu sau thế chiến thứ hai với kế hoạch Marshal của Mỹ và các khoản vay của Ngân hàng Thế giới vào năm 1947. Năm 1969, Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) đã đưa ra mục tiêu huy động viện trợ (còn gọi là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)) là 0.7% GNI. Đến năm 2005, tỷ lệ ODA/GNI là 0,33% có mức ngang bằng với tỷ lệ này vào năm 1990. 1.2. Khái niệm Nguồn viện trợ phát triển chính thức là nguồn vốn vay ưu đãi từ các cơ quan chính thức bên ngoài hỗ trợ cho các nước đang phát triển hoặc cho các nước đang gặp khó khăn về kinh tế tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của các nước này. Mức độ ưu đãi của dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức được đo lường từ chênh lệch hiện giá giữa khoản vay ưu đãi với khoản vay thương mại và ít nhất là 25%. 1.3. Đặc điểm: Ngay tên gọi của nguồn vốn này thể hiện ba đặc tính cơ bản của ODA là: - Đây là nguồn vốn chính thức (Official) do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nước. - Nguồn ODA phục vụ cho phát triển (development) không cấp cho chương trình, dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ nhằm hỗ trợ vì mục đích phát triển, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội của nước nhận viện trợ. - Nguồn ODA là nguồn hỗ trợ (Assistance) dưới hình thức phổ biến là viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi với thành tố hỗ trợ (còn gọi là yếu tố không hoàn lại) phải chiếm từ 25% giá trị của khoản vốn vay trở lên. Trong đó, tính ưu đãi là một chỉ số tổng hợp từ 3 yếu tố : Lãi suất, thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn trong tương quan so sánh với các yếu tố tương tự của ngân hàng thương mại. Ví dụ : Viện trợ không hoàn lại trong ODA có tính ưu đãi là 100%, còn tính ưu đãi chung cho ODA Nhật năm 1994 là 76,6%. Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài hỗ trợ cho các nước đang và kém phát triển hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính thông qua các cơ quan chính thức, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của các nước đó. ) Tính hai mặt của việc sử dụng nguồn vốn ODA Tác dụng của nguồn vốn ODA Thứ nhất, nguồn vốn ODA mang lại nguồn lực cho đất nước thông qua những tác động tích cực của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở những nước chậm và đang phát triển, đáp ứng những nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách và cán cân xuất nhập khẩu của các nước nghèo - Đối với những dự án phát triển hạ tầng cơ sở, ODA giúp nước nhận viện trợ có điều kiện tốt hơn để xây dựng những công trình đòi hỏi vốn lớn, mức sinh lời thấp như đướng xá, cầu, cảng, sân bay…nhưng lại là những dự án mang lại lợi ích kinh tế- xã hội lớn, tạo nền móng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho đầu tư lâu dài, tạo ra sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế - Nguồn vốn ODA trực tiếp giúp cải thiện điều kiện vệ sinh, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần tích cực trong việc phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo Thứ hai, ODA là nguồn vốn quan trọng giúp các nước lâm vào tình trạng khủng khoảng có thể phục hồi giá trị đồng nội tệ thông qua khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế, như viện trợ khẩn cấp của IMF cho Mêxico 40tỷ USD đã cứu nước này thoát khỏi khủng khoảng nghiêm trọng vào năm 1994. năm 1998 các tổ chức tài chính quốc tế cũng đã hỗ trợ giúp Thái Lan, Hàn Quốc vượt qua khủng khoảng tài chính nặng nề. Thứ ba, ODA giúp các nước nhận viện trợ nhập khẩu thiết bị từ các nước phát triển, thông qua kỹ thuật viện trợ ODA, nước nhận viện trợ có cơ hội tiếp xúc, sử dụng những thiết bị mới. Thứ tư, ODA giúp các nước nghèo cải cách hành chính kinh tế thông qua các chương trình viện trợ dự án, làm cho cơ chế quản lý kinh tế ở những nước này tiếp cận với những chuẩn mực chung quốc tế. Thứ năm, lượng vốn ODA nhận được từ các tổ chức tài chính quốc tế càng cao, càng chứng tỏ độ tin cây của cộng đồng quốc tế đối với nước tiếp nhận viện trợ càng lớn. Và thông qua bên cung cấp ODA, nước nhận viện trợ có thêm cơ hội tham gia vào các tổ chức tài chính quốc tế, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. Nước viện trợ ODA đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa nước cần vốn với các tổ chức quốc tế. Thứ sáu, ở các nước mới phát triển, tình trạng nợ tồn đọng do những khoản vay từ trước đã tới thời hạn hoàn trả, nhưng chính phủ chưa có đủ khả năng chi trả sẽ được ODA giúp đỡ, tạo điều kiện để các nước này có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ đến hạn. Thứ bảy, đối với người nghèo, thông qua chính phủ nước tiếp nhận, ODA sẽ là những khoản tài trợ giúp cho họ thoát khỏi cảnh nghèo đói, ví vụ : những chương trình viện trợ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam do các nhà tài trợ quốc tế thực hiện đã tham gia vào giúp Việt nam giảm tỷ lệ đói nghèo trong thời gian vừa qua và được tổ chức Quốc tế đánh giá cao. Hạn chế đối với nguồn vốn viện trợ ODA: Thứ nhất, nước tài trợ đưa ra những ràng buộc về chính sách tài trợ: những ràng buộc về chính trị như nước tài trợ muốn nước tiếp nhận đưa ra đường lối đối nội, đối ngoại theo một hoạch định có sẵn. Những ràng buộc về kinh tế chính trị: nước tài trợ đưa ra những ràng buộc tác động đến chính sách kinh tế xã hội của nước tiếp nhận theo hướng mà nước tài trợ mong muốn như nước tiếp nhận phải cam kết tự do hóa thị trường, cam kết đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, từng bước giảm độc quyền trong cung cấp điện, nước, hàng không, hoặc công khai các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (dự trữ ngoại tệ, nợ quốc gia…). Những ràng buộc về kinh tế: ràng buộc đưa ra nhằm mang lại lợi ích cho nước tài trợ như nước tiếp nhận sử dụng hàng hóa, thiết bị, dịch vụ, chuyên gia nước ngoài… từ nước tài trợ. Thứ hai, vay mượn ODA sẽ tăng nợ quốc gia. Bản chất của ODA là khoản vay có tính ưu đãi. Nếu chính phủ sử dụng tốt và đúng mục đích nguồn này sẽ đóng góp rất lớn vào tiến trình phát triển, tạo hành lang môi trường cho khu vực kinh tế hoạt động, giảm bất bình đẳng giữa các vùng….từng bước tăng trưởng, giảm nghèo và tăng tính khả thi về khả năng hoàn trả nợ vay. Ngược lại, nếu chính phủ sử dụng nguồn này sai mục đích, thất thoát và lãng phí sẽ là gánh nặng nợ cho thế hệ mai sau. Theo kinh nghiệm của Ngân hàng Thế giới, giới hạn an toàn cho phép dư nợ nước ngoài của quốc gia là dưới 60%GDP. Thập niên 90, IMF và WB cho rằng nước đang phát triển được xem là nước nghèo mắc nợ cao (HIPCs) nếu thỏa hai điều kiện: NPVnợ/Xuất khẩu ≥150% và NPVnợ/thu ngân sách ≥ 250%). Những năm gần đây, thực tế các khoản nợ quốc gia được qui về giá trị hiện tại có mức thấp hơn Thứ ba, nước tiếp nhận nguồn ODA bổ sung vào đầu tư qua các dự án đầu tư công cộng nếu không hiệu quả sẽ gây tác động chèn lấn đầu tư tư nhân. Thứ tư, nguồn ODA không ổn định và khó có thể dự báo được: do mức tài trợ thường phụ thuộc vào cảm tính của nhà tài trợ mặc dù các nhà tài trợ có dựa trên những tiêu chí nhất định để đưa ra mức cam kết tài trợ hàng năm. Do đó, nguồn ODA chảy vào các nước nghèo và đang phát triển không đồng đều giữa các vùng trên thế giới. Thứ năm, thủ tục giải ngân phức tạp: mặc dù có những ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn nhưng trở ngại của việc huy động nguồn ODA là thủ tục giải ngân. Thủ tục giải ngân giữa các nhà tài trợ có điểm khác nhau, trình tự các bước và quy trình thực hiện dự án cũng khác nhau giữa nhà tài trợ với nước tiếp nhận viện trợ. Nếu như một quốc gia nhận viện trợ với số lượng các nhà tài trợ quá nhiều sẽ dẫn đến việc giải ngân chậm và phức tạp. Do vậy, trên thực tế, các bên ngồi lại với nhau để hài hòa hóa thủ tục hoặc giảm bớt số lượng nhà tài trợ. 2. Phân loại nguồn vốn ODA 2.1. Dựa vào nhà tài trợ: 1 • ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước khác thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ. 2 • ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của các định chế tài chính quốc tế và các quỹ như Ngân hàng thế giới(WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á(ADB), … hay các tổ chức quốc tế và liên chính phủ như Ủy ban châu Âu, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)... Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cũng cung cấp ODA cho các nước nghèo và đang phát triển. Hoạt động của NGOs chủ yếu mang tính nhân đạo và chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. 2.2. Dựa vào tính chất khoản viện trợ: 3 • ODA không hoàn lại: là khoản chuyển giao bằng tiền hoặc hiện vật sao cho bên nhận viện trợ sẽ không chịu khoản nợ pháp lý nào, bao gồm các khoản xóa nợ, hỗ trợ dưới hình thức các Quỹ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật; hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ; và các chi phí trong quá trình thực hiện chương trình. 1 • ODA vay ưu đãi: là khoản chuyển giao mà bên nhận viện trợ phải chịu khoản nợ mang tính pháp lý với điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay. Các nhà tài trợ cung cấp ODA vay ưu đãi thông qua các khoản vay: rút vốn nhanh bằng tiền, vay theo dự án, chương trình ngành. 2 • ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản chuyển giao bằng tiền hoặc hiện vật kết hợp một phần ODA không hoàn lại và ODA vay ưu đãi theo các điều kiện của nhà tài trợ. 2.3. Dựa vào loại hình hỗ trợ: 3 • Cứu trợ và viện trợ khẩn cấp: cung cấp nguồn lực cứu trợ khẩn cấp, giảm nhẹ tác động và nâng cao mức sống cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai hay thảm họa do con người gây ra. Hỗ trợ này chỉ tập trung vào viện trợ nhân đạo, không tập trung vào hỗ trợ hợp tác phát triển. 4 • Hỗ trợ lương thực: cung cấp lương thực để tiêu dùng theo các Chương trình Quốc gia và quốc tế với mục tiêu phát triển bao gồm viện trợ không hoàn lại và viện trợ cho vay. 5 • Hỗ trợ hợp tác kỹ thuật độc lập: là hoạt động cung cấp nguồn lực với mục tiêu chuyển giao công nghệ và năng lực quản lý, kỹ năng sản xuất và bí quyết công nghệ theo các mục tiêu tăng cường năng lực tiến hành các hoạt động phát triển, không liên quan đến việc thực hiện một dự án đầu tư cụ thể nào. Hỗ trợ này bao gồm chi phí nhân sự, đào tạo và nghiên cứu, cũng như chi phí hành chính và trang thiết bị. 6 • Hỗ trợ ngân sách/ chương trình hoặc hỗ trợ cán cân thanh toán: Hỗ trợ trong trường hợp chương trình phát triển mở rộng và theo các mục tiêu kinh tế vĩ mô, với mục đích cụ thể hỗ trợ cán cân thanh toán của nước tiếp nhận và cung cấp dự trữ ngoại hối. Hỗ trợ này cũng bao gồm các khoản hỗ trợ nhằm cắt giảm nợ chính phủ. 7 • Hỗ trợ dự án: là hỗ trợ tài chính bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho các dự án đầu tư vốn cụ thể
Luận văn liên quan