Đề tài Phân tích ảnh hưởng của nhóm tham khảo tới thói quen tiêu dùng sản phẩm cá nhân trong sinh viên nội trú và giải pháp marketing

Trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, những nhu cầu ăn mặc, đi lại vẫn là những nhu cầu cấp thiết của con người.Ngày nay trong một xã hội phát triển thì những nhu cầu đó càng tăng cao cả về chất và lượng.Trước kia, ăn mặc chỉ là những nhu cầu sinh học bình thường, nhưng bây giờ nó còn để thể hiện mình. Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, tiếp xúc với nhiều người, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố nên việc ăn mặc, cư xử làm sao cho hợp lý là một việc phức tạp và quan trọng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của các cá nhân đó là nhóm tham khảo. Ngày nay hoạt động nhóm đã trở nên phổ biến hơn và thường xuyên được nhắc đến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhất là trong học sinh, sinh viên những người trong độ tuổi mới lớn, đang dần hình thành nhân cách, cá tính. Họ sẵn sàng tham gia nhóm các bạn trong lớp, trường có cùng sở thích, đam mê Hơn nữa ở lứa tuổi này, tác động của bạn bè, dư luận có vai trò đáng kể tới hành vi của mỗi cá nhân, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế phát triển, giao lưu văn hoá với phương Tây làm cho tính tự lập của giới trẻ được nâng cao.Họ có quyền tự quyết định về đồ dùng cá nhân của mình (quần áo, dày dép, phương tiện đi lại ). Và do đó nhóm tham khảo có điều kiện để phát huy vai trò của mình đó là tạo ra ảnh hưởng tới các quyết định của mỗi thành viên trong nhóm. Đối với sinh viên nội trú là những người sống xa nhà, xa gia đình thì nhóm tham khảo lại có vai trò cực kì quan trọng. Trước kia, gia đình có vai trò quyết định nhất đối với mỗi cá nhân, nhưng nay do không còn ở gần gia đình nữa thì nhóm tham khảo (bạn cùng phòng, cùng lớp ) trở nên có ảnh hưởng lớn hơn do sự tiếp xúc và gần gũi thường xuyên hơn. Do đó nhóm tham khảo có thể coi là gia đình thứ hai của mỗi sinh viên nội trú.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8289 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của nhóm tham khảo tới thói quen tiêu dùng sản phẩm cá nhân trong sinh viên nội trú và giải pháp marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu. Hành vi người tiêu dùng là một phần quan trọng của bộ môn Marketing. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì nghiên cứu hành vi người tiêu dung để hiểu rõ hơn về động cơ, thái độ của người tiêu dùng là rất quan trọng. Xem xét các ảnh hưởng từ môi trường đến hành vi mua của người tiêu dùng, thông qua đó để có những biện pháp Marketing phù hợp. Nhóm tham khảo là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới các quyết định mua của người tiêu dùng, chính vì vậy, nghiên cứu về nhóm tham khảo là việc làm cần thiết. Trong phạm vi đề tài này, em sẽ phân tích ảnh hưởng của nhóm tham khảo tới thói quen tiêu dùng sản phẩm cá nhân trong sinh viên nội trú. Đây là một đề tài có nội dung thiết thực, gần gũi với sinh viên. Mặc dù đã cố gắng trong việc hoàn thiện đề án, tuy nhiên, do điều kiện về thời gian, tài chính, nhân lực hạn chế nên chắc chắn đề án sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bạn trong khoa. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thày cô trong khoa, đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. I, Mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. Trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, những nhu cầu ăn mặc, đi lại … vẫn là những nhu cầu cấp thiết của con người.Ngày nay trong một xã hội phát triển thì những nhu cầu đó càng tăng cao cả về chất và lượng.Trước kia, ăn mặc chỉ là những nhu cầu sinh học bình thường, nhưng bây giờ nó còn để thể hiện mình. Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, tiếp xúc với nhiều người, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố nên việc ăn mặc, cư xử làm sao cho hợp lý là một việc phức tạp và quan trọng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của các cá nhân đó là nhóm tham khảo. Ngày nay hoạt động nhóm đã trở nên phổ biến hơn và thường xuyên được nhắc đến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhất là trong học sinh, sinh viên những người trong độ tuổi mới lớn, đang dần hình thành nhân cách, cá tính. Họ sẵn sàng tham gia nhóm các bạn trong lớp, trường có cùng sở thích, đam mê…Hơn nữa ở lứa tuổi này, tác động của bạn bè, dư luận có vai trò đáng kể tới hành vi của mỗi cá nhân, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế phát triển, giao lưu văn hoá với phương Tây làm cho tính tự lập của giới trẻ được nâng cao.Họ có quyền tự quyết định về đồ dùng cá nhân của mình (quần áo, dày dép, phương tiện đi lại…). Và do đó nhóm tham khảo có điều kiện để phát huy vai trò của mình đó là tạo ra ảnh hưởng tới các quyết định của mỗi thành viên trong nhóm. Đối với sinh viên nội trú là những người sống xa nhà, xa gia đình thì nhóm tham khảo lại có vai trò cực kì quan trọng. Trước kia, gia đình có vai trò quyết định nhất đối với mỗi cá nhân, nhưng nay do không còn ở gần gia đình nữa thì nhóm tham khảo (bạn cùng phòng, cùng lớp…) trở nên có ảnh hưởng lớn hơn do sự tiếp xúc và gần gũi thường xuyên hơn. Do đó nhóm tham khảo có thể coi là gia đình thứ hai của mỗi sinh viên nội trú. Từ đó có thể thấy rằng nhóm tham khảo có vai trò quan trọng trong thói quen sử dụng sản phẩm tiêu dùng mang tính cá nhân. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm tham khảo tới thói quen tiêu dùng sản phẩm mang tính cá nhân trong sinh viên nội trú là rất cần thiết. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá có ý nghĩa cho hoạt động marketing của doanh nghịêp. Hơn nữa, trong điều kiện thời gian hạn chế và hoàn cảnh hiện tại thì việc nghiên cứu vấn đề này là rất phù hợp với khả năng và trình độ của bản thân em. 2. Mục đích của đề tài. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa nhóm tham khảo và thành viên trong nhóm, giữa các thành viên trong nhóm để biết rõ hơn về vai trò của nhóm đối với mỗi cá nhân . Nhóm có vai trò như thế nào đối với các cá nhân trong việc mua sắm và sử dụng đồ dùng cá nhân. Nhóm có được đề cập đến như một phần tất yếu của các quyết định hay không. Bên cạnh đó những tư tưởng, xu hướng trong nhóm có ảnh hưởng như thế nào tới ý nghĩ, hành động của các thành viên trong nhóm. Ảnh hưởng đó là tốt hay xấu, mạnh hay yếu. Những tác động của nhóm tới các thành viên có được cụ thể hoá bằng các kết quả mua sắm hay ko. Vị thế của nhóm trong việc ra quyết đinh của mỗi thành viên nhóm. Từ các nghiên cứu, phân tích trên đưa ra một số đề xuất về các biện pháp marketing nói chung cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về các tác động đối với hành vi tiêu dùng sản phẩm của sinh viên nói chung. 3. Phạm vi nghiên cứu. Sinh viên nội trú (sống trong kí túc xá) các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. II, Nội dung phân tích. 1. Khái quát chung. 1.1 Nhóm tham khảo. - Khái niệm nhóm tham khảo. Trước khi phân tích ảnh hưởng của nhóm tham khảo tới thói quen sử dụng sản phẩm cá nhân trong sinh viên nội trú, chúng ta đi tìm hiểu về nhóm tham khảo theo quan điểm xã hội học. Nhóm tham khảo là một tập hợp nhóm người có cùng chung về đặc điểm, hành vi, thói quen và phải dựa trên những tiêu chí phân loại nhất định. Họ có tác động qua lại với nhau trong những hoàn cảnh cụ thể, tạo ra những ảnh hưởng tới một cá nhân hoặc một nhóm. Một nhóm tham khảo ở đây có thể là những người bạn cùng lớp, cùng trường, nhóm người thích chơi cùng một môn thể thao, nhóm những người sưu tập đồ cổ, hội đồng hương… Đó là những người có chung sở thích, đam mê, có thể cùng sinh hoạt trong cùng một môi trường nào đó (lớp học, trường học, quê hương…). Họ đến với nhau do có cùng những đặc điểm chung, có cùng đam mê (chơi thể thao, đồ cổ…), từ đó có điều kiện để giúp đỡ nhau trong cuộc sống…Do họ cùng hoạt động với nhau như vậy nên sẽ chịu ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên tầm ảnh hưởng đó còn phụ thuộc vào mức độ thân thiết, sự liên hệ giữa các thành viên trong nhóm và vai trò của nhóm đối với mỗi thành viên. Nếu nhóm là rất thân thiết, có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ quan trọng tới các thành viên thì tất yếu ảnh hưởng của nhóm đối với từng thành viên là rất lớn. Ngựơc lại, nếu nhóm chỉ mang tính chất lễ nghi, xã giao hay ép buộc thì vai trò, ảnh hưởng của nhóm tới các thành viên và của các thành viên trong nhóm là rất hạn chế. Trong mỗi nhóm tham khảo sẽ có những tiêu chuẩn, giá trị, chuẩn mực nhất định. Những tiêu chuẩn, giá trị này có thể do các thành viển trong nhóm tự quy định hoặc do thời gian chúng dần dần hình thành mang tính chất quy ước trong nhóm. Đây được coi là những luật lệ trong nhóm giúp duy trì, phát triển nhóm một cách bền vững. Khi có một thành viên muốn gia nhập nhóm thì ngoài việc phải được sự đồng ý của các thành viên trong nhóm ra còn phải thoả mãn những tiêu chuẩn, giá trị này. Không một cá nhân hay một thành viên nào được tự ý phá vỡ những giá trị, chuẩn mực này. Những giá trị đó sẽ trở thành hệ thống quan điểm tác động tới suy nghĩ và hành vi của các cá nhân trong nhóm. Nó có thể điều chỉnh những hành vi, lối sống của các thành viên trong nhóm theo hướng tích cực hay tiêu cực tuỳ theo bản chất của nhóm. Mỗi nhóm theo đặc thù riêng và hoàn cảnh của mình có thể có tổ chức chặt chẽ, có nhóm trưởng, quỹ nhóm …(như hội đồng hương, hội sinh vật cây cảnh …) …hoặc chỉ là một nhóm bạn đơn thuần (nhóm bạn cùng lớp…). Do đó sợi dây liên kết giữa các thành viên trong nhóm có thể khác nhau, tuỳ theo lợi ích mà các thành viên được hưởng lợi từ nhóm. - Vai trò của nhóm tham khảo. Nhóm tham khảo có vai trò định hướng hành vi, thái độ, quan điểm cho mỗi cá nhân trong nhóm. Nhóm tham khảo có vai trò quan trọng đối với các thành viên trong nhóm thì tất yếu, những giá trị, tư tưởng trong nhóm sẽ có tác dụng định hướng hành vi, thái độ quan điểm cho mỗi cá nhân trong nhóm thông qua những tiêu chuẩn, khuôn khổ của mình. Nếu nhóm tham khảo hoạt động lành mạnh và mang ý nghĩa tích cực thì đây sẽ là một điều rất tốt vì khi đó những tư tưởng và quan điểm tốt đẹp của nhóm sẽ tác động tốt tới các thành viên trong nhóm, giúp cho mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu nhóm không mang bản chất tốt, hoạt động vì mục đích không trong sáng thì tác động sẽ ngược lại. Các thành viên trong nhóm sẽ bị ảnh hưởng không tốt, mang tính chất tiêu cực. Đã là một thành viên của bất kì một nhóm nào đó thì mỗi cá nhân sẽ luôn cố gắng xây dựng nhóm của mình, giúp cho nó trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Họ sẽ bảo vệ cho những giá trị và tiêu chuẩn của nhóm bởi vì đó cũng chính là bảo vệ cho danh dự và tên tuổi của chính bản thân họ. Giữa mỗi thành viên và nhóm luôn có sự quan hệ qua lại, giá trị và lợi ích của hai bên luôn được đảm bảo thì nhóm mới tồn tại lâu dài. Một người vì mọi người và mọi người vì một người. Nhóm tham khảo còn là một nguồn thông tin, vừa là một kênh truyền tin. Là nơi các cá nhân chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà mọi người cùng quan tâm. Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ tiếp xúc với những kênh thông tin khác nhau, vì vậy khi tham gia nhóm, lượng thông tin được chia sẻ tới từng thành viên sẽ nhiều hơn so với khi không tham gia nhóm. Những thông tin được đưa ra ở đây có thể là về các lĩnh vực chuyên môn hay các kiến thức xã hội, văn hoá… tuỳ theo mục đích của nhóm. Ví dụ trong nhóm các bạn học cùng lớp thì thông tin có thể về môn học nào đó, về tài liệu ôn thi, về buổi picnic của các bạn trong lớp…, còn hội những người chơi đá bóng thì thông tin có thể về một trận cầu đỉnh cao trên tivi, hay một thông tin chuyển nhượng cầu thủ đắt giá nào đó…Tất cả những thông tin đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các thành viên trong nhóm khi giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Một ví dụ đơn giản đó là, nếu bạn nào có theo giõi tivi hoặc đi qua đường Điện Biên Phủ trước ngày 14 tháng 11 năm 2006 thì sẽ thấy thông báo cấm đường trong 5 ngày diễn ra hội nghị cấp cao APEC kể từ ngày 14 đến ngày 19 tháng 11 năm 2006 . Thông tin này sẽ được báo cho các bạn trong cùng nhóm biết, nó sẽ giúp ích cho ai đó chưa biết tuyến đường này đã bị cấm mà lại có việc phải đi qua đường Điện Biên Phủ trong các ngày từ 14 đến 19 tháng 11 năm 2006. Nếu bạn nào mà chưa biết thông tin trên, nhưng lại phải có việc trên đường Điện Biên Phủ vào những ngày đó thì qủa là sẽ phiền phức vì công việc có thể sẽ không hoàn thành như dự kiến. Đây chỉ là một ví dụ đơn giản, nhưng cũng cho thấy tầm quan trọng của thông tin trong nhóm. Bên cạnh đó, nhóm tham khảo còn là nơi đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề của một cá nhân hay của cả nhóm. Mỗi vấn đề được đưa ra có thể sẽ được giải quyết ổn thoả và nhanh chóng hơn khi một cá nhân tự đi tìm câu trả lời của vấn đề đó. Nhóm còn là chỗ dựa tinh thần cho những lúc vui buồn của các thành viên trong điều kiện mối quan hệ trong nhóm là rất tốt. Một vai trò nữa trong việc thông tin đó là chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm. Đối với nhóm tham khảo mang tính chuyên môn cao hay hoạt động vì mục đích chuyên môn, công việc thì đây là một điều rất bổ ích. Qua việc chia sẻ kinh nghiệm các thành viên sẽ có thêm nhiều kĩ năng cần thiết cho công việc của mình. Giúp họ giải quyết những vướng mắc trong công việc chuyên môn. Từ đó mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên ta cũng phải đề cập đến một vấn đề đó là những thông tin xấu được lan truyền trong nhóm rất nhanh, nhanh hơn cả những thông tin tốt. Khi một thành viên nhóm không hài lòng về một sản phẩm nào đấy thì ngay lập tức họ sẽ thông tin đến cho bạn của mình để họ không mua sản phẩm đó nữa. Đây chính là một mối nguy hiểm cho các nhà sản xuất vì độ tin cậy của thông tin được đánh giá là rất cao. Và các thành viên khác rất có thể sẽ không mua hàng nữa. Do đó các hãng sản xuất phải rất cẩn thận, phải xây dựng một kế hoạch marketing mix cụ thể cho nhóm khách hàng là nhóm tham khảo và phải hiểu rõ về ảnh hưởng của nhóm tham khảo tới hành vi mua của người tiêu dùng. Vai trò nữa của nhóm tham khảo đó là một hệ tiêu chuẩn, định ra những khuôn khổ, giới hạn mà các thành viên trong nhóm phải tuân theo. Mỗi nhóm sẽ có những giá trị riêng, những quy định riêng của mình. Việc tuân theo các quy định đó gần như là bắt buộc đối với các thành viên nếu muốn tham gia vào nhóm. Mỗi thành viên sẽ phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy các giá trị đó của nhóm. Hệ tiêu chuẩn đó sẽ hướng các thành viên nhóm tới những điều mà nhóm mong muốn. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra với nhóm tham khảo có vai trò quan trọng tới các thành viên nhóm còn đối với nhóm không có ảnh hưởng lắm thì còn cần phải xem xét. Khi một cá nhân muốn gia nhập nhóm thì cần phải tuân theo những chuẩn mực đó. Còn đối với thành viên cũ của nhóm, khi họ không còn tuân thủ những quy tắc của nhóm thì cũng sẽ bị đào thải. Và khi những giá trị, chuẩn mực của nhóm không còn được tôn trọng thì có thể nhóm sẽ giải tán. Bởi lẽ khi đó lợi ích của các thành viên không được đảm bảo, nhóm không còn ý nghĩa nữa. Suy cho cùng thì vai trò của nhóm tham khảo là rất lớn đối với mỗi thành viên nhưng khi lợi ích không còn được đảm bảo thì các thành viên cũng không còn gắn bó nữa. - Phân loại nhóm tham khảo. Có nhiều cách phân loại nhóm tham khảo khác nhau, tuỳ nheo những tiêu thức nhất định. Có thể theo cấu trúc, tổ chức của nhóm, theo quy mô và tính chất phức tạp, theo tính chất pháp lý, theo thời gian và tần suất tiếp xúc, theo tính chất và mức độ ảnh hưởng. Dưới đây là hai cách phân loại phổ biến. Theo thời gian và tần suất tiếp xúc, người ta chia làm hai loại đó là nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp. Nhóm sơ cấp: Được hiểu là nhóm có ảnh hưởng mạnh nhất, quan trọng nhất, sự liên kết giữa các thành viên trong nhóm rất chặt chẽ, cùng dựa vào những giá trị chuẩn mực, cùng theo đuổi niềm tin, hành vi cư xử tương tự nhau và các thành viên trong nhóm có mối liên hệ chặt chẽ. Sự giao tiếp giữa các thành viên là thường xuyên. Giữa các thành viên có mối liên quan về lợi ích rất chặt chẽ do đó mối liên hệ giữa họ là rất khó để phá vỡ. Một ví dụ dễ thấy nhất về nhóm sơ cấp đó là gia đình. Gia đình được coi là nhóm sơ cấp đầu tiên của mỗi người, các thành viên trong gia đình có mối quan hệ chặt chẽ về hôn nhân và huyết thống, mỗi gia đình đều có những giá trị chuẩn mực về đạo đức, lối sống và nề nếp riêng. Và khi đó giữa các thành viên trong gia đình có mối liên hệ về lợi ích là rất chặt chẽ. Nhóm sơ cấp có tác động ảnh hưởng, phát triển và định dạng và làm sắc nét những mô hình hành vi, thói quen. Khi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cụ thể thì bạn sẽ mang những tính cách, hành vi của gia đình đó. Môi trường đã ảnh hưởng tới tính các, lối sống của bạn. Sống trong môi trường nào đó thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng theo môi trường đó. Nhóm sinh viên trong cùng một phòng của kí túc xá có thể coi là một nhóm sơ cấp. Các cá nhân trong một phòng sống cùng với nhau một thời gian dài, có sự gặp gỡ tiếp xúc với nhau thường xuyên. Mỗi phòng lại có những đặc điểm khác nhau, những tiêu chuẩn khác nhau do đó có thể ảnh hưởng tới các thành viên trong phòng về tính cách, lối sống. Tuy nhiên, do sự tiếp xúc giữa các thành viên trong nhóm này nhiều lắm chỉ là vài năm và trong điều kiện cá tính, nhân cách của các thành viên đã hình thành khá đầy đủ từ trước nên tầm ảnh hưởng của nhóm này tới cá tính, nhân cách con người không rõ rệt như gia đình- cái nôi của mọi người, nơi họ gắn bó từ 15 đến 20 năm trước đó. Nhóm thứ cấp: Là một nhóm tham khảo mà trong đó các thành viên có sự giao tiếp ít thường xuyên hơn, mối quan hệ rời rạc. Tầm ảnh hưởng của nhóm là không mạnh tới các thành viên, nhóm chỉ mang tính phong trào, tự nguyện. Giữa các thành viên trong nhóm không có nhiều mối quan hệ ràng buộc về lợi ích, các thành viên gia nhập nhóm cũng không quan tâm nhiều đến những giá trị mà họ được hưởng. Nhóm cũng không có những giá trị, chuẩn mực hay hệ tiêu chuẩn nổi bật như nhóm sơ cấp. Việc thay đổi các thành viên trong nhóm cũng diễn ra thường xuyên hơn nhóm sơ cấp. Do tất cả những đặc điểm trên nên nhóm thứ cấp cũng không có tác động lớn trong việc định hướng hành vi, lối sống của các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm cũng không quan tâm nhiều đến việc giữ gìn những giá trị của nhóm. Theo tầm ảnh hưởng thì người ta chia ra làm hai loại nhóm là nhóm hướng tâm và nhóm ly tâm. Nhóm hướng tâm: Là nhóm tham khảo mà những cá nhân muốn gia nhập nhóm thì chấp nhận những giá trị, chuẩn mực hành vi của các thành viên khác trong nhóm đã đề ra từ trước. Có thể hiểu là các thành viên mới bị hút vào nhóm, bị những giá trị chuẩn mực của nhóm thu hút và chinh phục. Họ chấp nhận tham gia vào nhóm, tuân theo những hệ tiêu chuẩn đã được đề ra từ trước. Trong nhóm hướng tâm thì các thành viên phải cố gắng duy trì, phát huy những giá trị của nhóm đã được đề ra từ trước. Tuy nhiên, khi động cơ của một cá nhân trở thành hành sự tự nguyện khiến họ thực sự cảm thấy cần thiết trong việc gia nhập nhóm thì cá nhân đó mới trở thành thành viên thực sự của nhóm. Nếu họ chỉ học theo những giá trị hay chuẩn mực một cách đơn thuần thì không thể trở thành thành viên của nhóm được. Khi đó chỉ có thể coi đó là hành động học theo, nhưng người theo đuôi. Việc gia nhập nhóm phải xuất phát từ bên trong con người cá nhân, không phải do môi trường bên ngoài tác động vào. Nhóm hướng tâm gần như nhóm sơ cấp về bản chất, nhưng khác về số lượng, nhóm sơ cấp thường có ít thành viên hơn nhóm hướng tâm. Một nhóm hướng tâm phổ biến đó là các đảng phái chính trị ở các nước. Những giá trị của nhóm này là hệ tư tưởng của đảng, là lý tưởng của đảng. Ví dụ như đảng Cộng sản Việt Nam. Các thành viên mới muốn gia nhập đảng phải tuân theo những cái mà những người đi trứơc đề ra. Mọi thành viên trong nhóm đều sống và chiến đấu và lý tưởng của Đảng. Nhóm ly tâm: Là nhóm tham khảo mà gần như trái ngược với nhóm hướng tâm. Xuất hiện thành viên có xu hướng tách ra khỏi nhóm hơn là cùng chung một lý tưởng, chuẩn mực với các thành viên khác. Họ muốn tách ra có thể do nhiều lý do khác nhau, muốn khẳng định mình, muốn chứng tỏ cho nhóm thấy nếu thiếu họ thì nhóm sẽ không thể hoạt động được hay đơn giản chỉ vì thích đứng một mình. Tính bền vững và mối quan hệ giữa các thành viên là không cao. Nhóm không có những hệ tiêu chuẩn xác định… Tóm lại, nếu theo hai cách phân loại trên thì có thể thấy được có hai đặc điểm lớn của nhóm tham khảo đó là có sự liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm hay không và số lượng thành viên của nhóm. -Tầm ảnh hưởng của nhóm tham khảo tới các thành viên. Như đã trình bày ở trên, do tính chất và cấu trúc của các nhóm nên tầm ảnh hưởng tới các thành viên là sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nói chung thì tầm ảnh hưởng của nhóm tới các thành viên có thể theo 3 kiểu: tính hãnh diện, tính thiết thực, tính thông tin. Thường thì mỗi thành viên trong nhóm sẽ hãnh diện, tự hào về nhóm hay tổ chức mà mình tham gia. Họ cố gắng bảo vệ, phát huy những giá trị của nhóm. Đối với nhóm có ảnh hưởng lớn tới các thành viên như nhóm gia đình hay đảng phái chính trị thì việc giữ gìn hình ảnh nhóm là hết sức quan trọng. Mọi hành vi, suy nghĩ của cá nhân phải phù hợp với những giá trị chuẩn mực của nhóm mà mình tham gia. Nếu thành viên nhóm vi phạm nhữg giá trị đó thì có thể bị khiển trách, kỷ luật thậm chí khai trừ khỏi tổ chức (đối với đảng chính trị). Bởi lẽ những gía trị cả về mặt vật chất và tinh thần đó không phải dễ gì có được, nó phải trải qua nhiều thời gian, công sức xây dựng mới có được. Mỗi cá nhân trong tổ chức, nhóm đó phải ý thức được hành động và lời nói của mình, bởi mỗi cá nhân đó có thể coi là hình ảnh của tổ chức. Tính thiết thực của nhóm có thể hiểu là những lợi ích của các thành viên được hưởng khi tham gia nhóm. Những lợi ích có thể là về mặt tinh thần hay vật chất, vô hình hay hữu hình. Khi tham gia vào một nhóm nào đó, thường thì ai cũng sẽ tính đến lợi ích mà mình được hưởng. Đó cũng có thể coi là mục đích của mỗi thành viên hay của nhóm. Khi mà mỗi thành viên nhận được lợi ích từ nhóm của mình thì họ sẽ cố gắng đền đáp lại những lợi ích đó của nhóm bằng cách này hay cách khác. Khi đó, mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm và giữa nhóm với các thành viên sẽ trở nên gắn bó hơn. Lợi ích không còn đảm bảo thì sẽ khó có thể gắn bó lâu dài. Nhóm sơ cấp và nhóm hướng tâm có thể cho là những
Luận văn liên quan