Đề tài Phân tích đặc điểm của ít nhất 3 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm

Là một trong những quốc gia đang từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế của nước ta đang ngày một phát triển, cơ chế thị trường đã dần dần được định hình, trong đó quy luật cạnh tranh là nền tảng cho sự vận hành các hoạt động thị trường. Các hành vi cạnh tranh là các hành vi nhằm thúc đẩy thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy vậy hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và nền kinh tế. Để hiểu rõ và tránh những tác động xấu của các hành vi này, ta cần phải tìm hiểu những đặc điểm của nó. Vì vậy bài tập lớn lần này em xin chọn đề tài “Phân tích đặc điểm của ít nhất 3 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm”

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích đặc điểm của ít nhất 3 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................................1 1. Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh trong.....................................1 lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế 1.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh................................................1 1.2. Mối quan hệ giữa quảng cáo hội chợ triển lãm.......................................2 và hành vi cạnh tranh không lành mạnh 2. Phân tích đặc điểm của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế..................................3 2.1. Hành vi so sánh trực tiếp..........................................................................3 2.2. Hành vi bắt chước để gây nhầm lẫn........................................................4 2.3. Hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn...............................6 2.4. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh..................................7 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.................................................................................9 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Là một trong những quốc gia đang từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế của nước ta đang ngày một phát triển, cơ chế thị trường đã dần dần được định hình, trong đó quy luật cạnh tranh là nền tảng cho sự vận hành các hoạt động thị trường. Các hành vi cạnh tranh là các hành vi nhằm thúc đẩy thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy vậy hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và nền kinh tế. Để hiểu rõ và tránh những tác động xấu của các hành vi này, ta cần phải tìm hiểu những đặc điểm của nó. Vì vậy bài tập lớn lần này em xin chọn đề tài “Phân tích đặc điểm của ít nhất 3 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái quát về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế 1.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh Để hiểu rõ về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế, trước hết ta cần phải làm rõ khái niệm thế nào là cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay trên thế giới, định nghĩa được thừa nhận rộng rãi nhất là định nghĩa được quy định tại Điều 10 bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Theo khoản 1 Điều 10 bis: “Bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”[Giáo trình Luật cạnh tranh Đại học Luật Hà Nội trang 287 ]. Luật cạnh tranh Việt Nam đưa ra định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 4 Điều 3 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”.[Giáo trình Luật cạnh tranh Đại học Luật Hà Nội trang 291 ] Cho đến nay, vai trò của cạnh tranh trong việc cân bằng cung cầu trên thị trường, tạo động lực đổi mới và phát triển cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên, để đem lại những lợi ích như vậy, hoạt động cạnh tranh cần được duy trì trong khuôn khổ lành mạnh và tuân theo những nguyên tắc nhất định. Có thể hiểu đơn giản cạnh tranh không lành mạnh là thứ cạnh tranh quá mức và vì thế gây tác dụng ngược[Giáo trình Luật cạnh tranh Đại học Luật Hà Nội trang 288 ]. 1.2. Mối quan hệ giữa quảng cáo hội chợ triển lãm và hành vi cạnh tranh không lành mạnh Quảng cáo và hội chợ triển lãm với tư cách là những luồng thông tin chủ yếu và mạnh mẽ nhất trên thị trường giúp các chủ thể thị trường, cả người mua và người bán, thực hiện quyền quyết định của họ. Chính vì vậy khi luồng thông tin thị trường này không chính xác, gian dối hoặc sai lệch sẽ ảnh hưởng đến sự vẫn hành của cả cơ chế. Do đó hoạt động quảng cáo và hội chợ triển lãm tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh rất cao. Xuất phát từ đặc điểm, chức năng của quảng cáo và hội chợ triển lãm nói chung, đó là tính chất một chiều, không đầy đủ, nội dung do nhà quảng cáo, nhà tổ chức hội chợ triển lãm bỏ tiền ra và tổ chức để chi phối, mục đích dẫn dắt tiêu dùng của khách hàng hướng tới dịch vụ, sản phẩm của mình…Và đó là một trong những nguy cơ gây ra cạnh tranh không lành mạnh. Về mặt thông tin, quảng cáo và hội chợ triển lãm có thể sử dụng nhiều các phương tiện thông tin để tiếp cận công chúng do đó khó có thể điều chỉnh nó bằng các quy định về tính trung thực, chính xác của thông tin báo chí. Có thể thấy không thể trông đợi nhà cung cấp quảng cáo bỏ ra một chi phí quảng cáo lớn để thông báo tường tận cho người tiêu dùng những hạn chế, thiếu sót trong hàng hóa, dịch vụ của họ hay những nhà tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu những thiếu sót của sản phẩm của mình. Chính vì thế, có thể khẳng định rằng quảng cáo và hội chợ triển lãm là một hoạt động mang bản chất cạnh tranh, luôn tiềm ẩn những yếu tố phát sinh cạnh tranh không lành mạnh và cần thiết phải sử dụng pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh nhất là những hoạt động quảng cáo và hội chợ triển lãm mang tính quốc tế[Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam, luận án thạc sĩ luật học, Trịnh Thị Liên Hương ]. 2. Phân tích đặc điểm của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế 2.1. Hành vi so sánh trực tiếp Có thể hiểu hành vi so sánh trực tiếp trong quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế là quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế trong đó có nội dung so sánh một cách trực tiếp giữa hàng hóa, dịch vụ, khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp với đối tượng cùng loại của một hay một số doanh nghiệp cạnh tranh khác. Hành vi quảng cáo hội chợ triển lãm bị quy kết là quảng cáo hội chợ triển lãm so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh khi thỏa mãn hai dấu hiệu: Một là, thông tin trong sản phẩm quảng cáo, hội chợ triển lãm giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo bằng cách so sánh với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Dấu hiệu của sự so sánh là các thông tin mà sản phẩm quảng cáo và hội chợ triển lãm đưa ra không chỉ nói về sản phẩm được quảng cáo hôi chợ triển lãm mà còn đề cập đến sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác (sản phẩm bị so sánh), khẳng định sản phẩm được quảng cáo hội chợ triển lãm có chất lượng, mẫu mã, cung cách phục vụ… ngang bằng hoặc tốt hơn sản phẩm bị so sánh. Nội dung thông tin khẳng định bản chất cạnh tranh và bản chất so sánh của hoạt động quảng cáo hội chợ triển lãm. Có hai nội dung cần xác định: - Sản phẩm được quảng cáo hội chợ triển lãm và sản phẩm bị so sánh phải là những sản phẩm cùng loại. Các sản phẩm chỉ có thể coi là cạnh tranh khi chúng cùng loại và các thông tin trong quảng cáo hội chợ triển lãm khi nói đến hai sản phẩm cùng loại của hai doanh nghiệp khác nhau mới là so sánh. Ngược lại, một sản phẩm quảng cáo hội chợ triển lãm đưa ra những thông tin nói về hai loại hàng hóa, dịch vụ không cùng loại thì hành vi đó được kinh tế học coi là quảng cáo liên kết chứ không phải so sánh. (Ví dụ quảng cáo về sản phẩm bột giặt Omo có sử dụng nước xả vải hương Downy…). - Sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuất hoặc kinh doanh. Nếu nội dung quảng cáo hội chợ triển lãm so sánh các sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo hội chợ triễn lãm kinh doanh như: so sánh sản phẩm mới và sản phẩm trước đây để cho khách hàng thấy được tính năng của sản phẩm mới thì việc quảng cáo hội chợ triễn lãm đó không coi là quảng cáo hội chợ triển lãm so sánh. Hai là, hành vi quảng cáo hội chợ triển lãm so sánh phải là so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. So sánh trực tiếp có thể là việc doanh nghiệp vi phạm điểm mặt, chỉ tên sản phẩm và doanh nghiệp cụ thể mà nó muốn so sánh đến (xâm phạm trực tiếp đến đối thủ cụ thể). Với khả năng này, các trường hợp quảng cáo hội chợ triển lãm so sánh với những thông tin chung chung như so sánh kem đánh răng Colgate với hình ảnh mờ mờ của loại kem đánh răng khác nhưng không xác định là sản phẩm nào có thể sẽ không bị coi là vi phạm. Bên cạnh đó, sự so sánh sẽ là trực tiếp nếu như những thông tin đưa ra làm cho khách hàng có khả năng xác định được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không cần phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào. Hiện tại thì hành vi trên đã được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật cạnh tran trong pháp luật cạnh tranh của Việt Nam tuy vậy như trên thế giới thì đôi khi hành vi này không bị coi là vi phạm pháp luật và có nhiều nước không cấm hành vi này, ví dụ như Samsung thường lấy sản phẩm của mình so sánh trực tiếp với các sản phẩm cùng loại của Apple[ ]. Pepsi so sánh trực tiếp với Coca cola. Có thể thấy một quảng cáo nổi tiếng của hãng Pepsi là một cậu bé mua lon Coca tại máy bán nước tự động chỉ để kê chân để với được lên chỗ bán Pepsi.v.v. 2.2. Hành vi bắt chước để gây nhầm lẫn Ở pháp luật Việt Nam,Khoản 2 điều 45 của Luật cạnh tranh quy định đơn giản về quảng cáo bắt chước như sau: Cấm doanh nghiệp bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng . Về hội chợ triển lãm có thể suy rộng ra từ quảng cáo. Để hiểu rõ quy định này, cần phân tích dưới các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, về sản phẩm quảng cáo hội chợ triển lãm bị bắt chước Việc bắt chước sản phẩm quảng cáo hội chợ triển lãm có thể diễn ra trong cùng một loại hình ví dụ như giữa phim quảng cáo với phim quảng cáo, giữa quảng cáo báo chí với quảng cáo báo chí. Tuy nhiên, vẫn có thể xác định sự bắt chước giữa các loại hình quảng cáo hội chơ triễn lãm khác nhau, ví dụ trường hợp quảng cáo báo chí khai thác hình ảnh trong một phim quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này, phải xác định được hình ảnh bị khai thác có vai trò quan trọng, gây ấn tượng khiến người xem nhớ tới toàn bộ phim quảng cáo hay không. Trên thực tế, có thể thấy loại hình quảng cáo (cũng như trong hội chợ triển lãm) bắt chước phổ biến nhất là quảng cáo trên bao bì sản phẩm. Các loại sản phẩm nhái bao bì xuất hiện trên thị trường với số lượng lớn gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Bên cạnh quy định về quảng cáo so sánh, Luật cạnh tranh còn cung cấp một điều khoản khác điều chỉnh hành vi này là quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn được quy định tại điều 40 Luật cạnh tranh 2004 : “Chỉ dẫn gây nhầm lẫn 1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh. 2. Cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này.” Thực tế xử lý các loại bao bì bắt chước cho thấy rõ ranh giới giữa bắt chước tuyệt đối và bắt chước tương đối. Trong trường hợp sản phẩm có bao bì giống hệt nhau, cơ quan có thẩm quyền sẽ coi đó là hàng giả và xử lý theo các quy định về hàng giả, có thể dẫn đến truy tố hình sự . Pháp luật cạnh tranh không xử lý vấn đề hàng giả, do đó chỉ giới hạn xem xét hành vi sử dụng các bao bì tương tự gây nhầm lẫn cho khách hàng. Thứ hai, về vấn đề gây nhầm lẫn cho khách hàng do bắt chước Nhầm lẫn trong trường hợp quảng cáo (hay trong hội chợ triển lãm) bắt chước thường không phản là dạng nhầm lẫn sản phẩm, dịch vụ này với sản phẩm, dịch vụ khác theo cách hiểu là hàng giả mà gây nhầm lẫn cho khách hàng trong việc nhận thức về người sản xuất hàng hóa, dịch vụ đó. Người quảng cáo hội chợ triển lãm bắt chước cố tình tạo ấn tượng cho công chúng về sự liên hệ với chủ thể bị bắt chước, thông qua đó để khai thác uy tín, danh tiếng của chủ thể này. Ở đây, đáp ứng điều kiện về động cơ “ gây nhầm lẫn cho khách hàng”, người bắt chước và người bị bắt chước thường là thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại. Ví dụ cho hành vi này như bao bì của bánh Phaner Pie của Việt Nam rất giống với loại bánh Chocopie nổi tiếng của Hàn Quốc. Trung Quốc có rất nhiều thương hiệu bắt chước với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới ví dụ như Iped bắt chước Ipad, gà KLC bắt chước KFC, Kuma bắt chước Puma, Nibe bắt chước Nike v.v.[ ]. 2.3. Hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn Quy định về quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn trong pháp luật Việt Nam nằm tại khoản 3 điều 45 Luật cạnh tranh 2004, theo đó cấm doanh ngiệp đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây : a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam không có quy định về các vấn đề này trong lĩnh vực hội chợ triển lãm nhưng ta có thể suy rộng ra từ quảng cáo vì xét cho cùng tính chất của chúng có nhiều nét tương đồng. Hành vi quảng cáo này là hành vi quảng cáo vi phạm phổ biến nhất, thường gặp nhất. Việc điều chỉnh quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn động chạm đến vấn đề cốt lõi của quảng cáo với tư cách là một loại hình thông tin đặc biệt, đó là vấn đề về tính trung thực của thông tin. Bản chất của gian dối và gây nhầm lẫn Gian dối hoặc gây nhầm lẫn có thể hiểu là tạo ra một ấn tượng sai về hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Hành vi lừa dối, dù có thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng chống lại một nguyên tắc cơ bản đặt ra cho mọi giao dịch thương mại hay dân sự nói chung, đó là nuyên tắc trung thực. Quy định về quảng cáo (hay trong hội chợ triển lãm)lừa dối hoặc gây nhầm lẫn không chỉ được áp dụng trong những trường hợp quảng cáo dưa ra những nội dung thông tin sai sự thật mà còn cần tính cả những trường hợp quảng cáo tuy nội dung không có vấn đề những vẫn có thể tạo nên ấn tượng sai lệch trong nhận thức của người tiêu dùng. Nhận định lỗi của người quảng cáo hội chợ triển lãm Rất khó xem xét yếu tố chủ quan trong việc thực hiện hành vi về quảng cáo. Một thương gia cẩn thận nhất vẫn có thể đưa ra những tuyên bố khiến công chúng hiểu nhầm mà anh ta không lường trước được. Do đó, nội dung gây nhầm lẫn hoàn toàn có thể xuất hiện một cách ngay tình. Tuy nhiên, dù không có yếu tố lỗi hay bất kì sai sót nào từ phía người quảng cáo thì những hành vi gây nhầm lẫn cũng cần bị ngăn chặn và loại bỏ. Trong thực tiện thực thi pháp luật cạnh tranh, các cơ quan tài phán ngày càng ít xem đến yếu tố chủ quan của nhà quảng cáo trong việc thực hiện hành vi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi lien quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng chế tài để xử lý, việc xác minh yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm là cần thiết. Ví dụ cho trường hợp này là quảng cáo về Vòng của titan Công ty TNHH SPECAL - TV - SHOPPING (STV SHOPPING) - địa chỉ tại khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông (Hà Nội) - nhập khẩu và phân phối độc quyền. Theo quảng cáo: “Sản phẩm có chứa 99,99% titan và germanium, đã được hãng SGS của Thụy Sĩ kiểm định và chứng nhận có tác dụng tăng khả năng lưu thông máu, chống bức xạ”. Tuy nhiên sự thật thì vòng này chỉ chứa có 2.8% là titan[ ]. Hay mới đây là công ty Best Buy của Trung quốc có rất nhiều quảng cáo gian dối phát trên truyền hình . Nổi bật là thiết bị Pest Reject với công dụng đẩy lùi côn trùng[ ]. 2.4. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Điều 88 Luật thương mại đã quy định như sau: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Vậy thế nào là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Theo quy định Điều 46 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây: - Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng; - Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng; - Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại; - Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình; - Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm. Ví dụ cho trường hợp này là việc Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì Công ty Massan đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại TP. Hồ Chí Minh.   Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất”. Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại[ ]. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Là các biện pháp xúc tiến thương mại, lĩnh vực quảng cáo đang ngày một phát triển sâu rộng trên thị trường và ảnh hưởng tới nền kinh tế. Do vậy, pháp luật Việt Nam cần can thiệp sâu hơn nữa tới việc các cá nhân, tổ chức kinh doanh lợi dụng quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh để hạn chế tình trạng này. Trong bài viết em đã nêu lên 4 hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến tuy vậy vẫn còn nhiều hành vi khác nữa mà trong phạm vi bài tập không thể nêu hết. Mong rằng trong tương lai pháp luật sẽ hoàn thiện hơn góp phần đẩy lùi dần những hành vi này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập slide bài giảng môn học Pháp luật về quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế của Nguyễn Quỳnh Trang và Nguyễn Thị Thu Hiền. Luật cạnh tranh năm 2004 Luật Thương mại năm 2005 Giáo trình Luật cạnh tranh năm 2011, trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội, tạp chí Luật học số 6 năm 2006- Chuyên đề về Luật cạnh tranh, Hà Nội Một số vấn đề về hành vi quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam, Trương Hồng Quang Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam, luận án thạc sĩ luật học, Trịnh Thị Liên Hương Và các trang báo điện tử như đã đặt footnote. Phân tích đặc điểm của ít nhất 3 loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế