Hiện nay đấu giá là một hình thức đã trở nên khá quen thuộc với tất cả chúng ta, đấu giá không chỉ tồn tại trong phạm vi một quốc gia mà nó còn được mở rộng ra phạm vi quốc tế bởi đặc thù của các sản phẩm được đưa ra đấu giá là rất có giá trị và không chỉ thu hút khách hàng trong nội bộ một nước mà còn hấp dẫn với cả các khách hàng nước ngoài chính vì vậy hoạt động đấu giá quốc tế ngày càng hấp dẫn và mang lại rất nhiều nguồn lợi ích cho chủ sản phẩm đấu giá, cho các đơn vị tổ chức cũng như cho cả quốc gia nơi diễn ra cuộc đấu giá đó.
Tại Việt Nam, đấu giá quốc tế cũng ngày càng trở nên quen thuộc vì đã có rất nhiều cuộc đấu giá diễn ra với những sản phẩm được đưa ra đấu giá đặc biệt quý và có giá trị cao. Giới các nhà đầu tư, những nhà sưu tập trên thế giới ngày càng trở nên quan tâm hơn đến các cuộc đấu giá tại Việt Nam – nơi mà họ có thể tìm được cho mình cơ hội để sở hữu các sản phẩm độc nhất vô nhị.
Từ lý thuyết đến việc tìm hiểu thực tế môn học Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, nhóm chúng em đã cùng nhau tìm hiểu và chọn đề tài thảo luận nhóm cho mình là:
“Phân tích đấu giá quốc tế và hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam”
Bài thảo luận của nhóm được chia làm 2 phần:
Phần 1: Phân tích đấu giá quốc tế
Phần 2: Thực trạng hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam
20 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10492 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích đấu giá quốc tế và hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đấu giá là một hình thức đã trở nên khá quen thuộc với tất cả chúng ta, đấu giá không chỉ tồn tại trong phạm vi một quốc gia mà nó còn được mở rộng ra phạm vi quốc tế bởi đặc thù của các sản phẩm được đưa ra đấu giá là rất có giá trị và không chỉ thu hút khách hàng trong nội bộ một nước mà còn hấp dẫn với cả các khách hàng nước ngoài chính vì vậy hoạt động đấu giá quốc tế ngày càng hấp dẫn và mang lại rất nhiều nguồn lợi ích cho chủ sản phẩm đấu giá, cho các đơn vị tổ chức cũng như cho cả quốc gia nơi diễn ra cuộc đấu giá đó.
Tại Việt Nam, đấu giá quốc tế cũng ngày càng trở nên quen thuộc vì đã có rất nhiều cuộc đấu giá diễn ra với những sản phẩm được đưa ra đấu giá đặc biệt quý và có giá trị cao. Giới các nhà đầu tư, những nhà sưu tập trên thế giới ngày càng trở nên quan tâm hơn đến các cuộc đấu giá tại Việt Nam – nơi mà họ có thể tìm được cho mình cơ hội để sở hữu các sản phẩm độc nhất vô nhị.
Từ lý thuyết đến việc tìm hiểu thực tế môn học Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, nhóm chúng em đã cùng nhau tìm hiểu và chọn đề tài thảo luận nhóm cho mình là:
“Phân tích đấu giá quốc tế và hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam”
Bài thảo luận của nhóm được chia làm 2 phần:
Phần 1: Phân tích đấu giá quốc tế
Phần 2: Thực trạng hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam
PHẦN 1: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ
I, Khái niệm, đặc điểm đấu giá quốc tế :
1. Khái niệm:
Đấu giá là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai tại thời gian và địa điểm nhất định, ở đó người mua được xem hàng trước và tự do cạnh tranh giá cả, hàng hóa được bán cho người trả giá cao nhất. Trong đấu giá quốc tế, người tham gia đấu giá bao gồm các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước.
Búa gỗ dụng cụ quen thuộc trong các phiên đấu giá
Đặc điểm của đấu giá quốc tế:
Được tiến hành có tổ chức tại một điểm nhất định và trong thời gian nhất định (trung tâm đấu giá chuyên nghiệp, trung tâm đấu giá của một tập đoàn, trung tâm đấu giá trong nội bộ một công ty).
Các điều kiện mua bán đều được quy định sẵn trong điều lệ mua bán đấu giá.
Đấu giá là một loại hình giao dịch hàng giao ngay, cạnh tranh mua công khai.
Các phương pháp đấu giá quốc tế:
Đấu giá tăng giá: Bên bán đưa ra giá thấp nhất dự định, sau đó người mua lần lượt ra giá, cạnh tranh giá.
Đấu giá giảm giá: Bên bán đưa ra giá cao nhất sau đó giảm dần giá tới khi một người cạnh tranh mua nào đó cho rằng đã thấp tới mức có thể chấp nhận được, tỏ ra ý muốn mua thì thôi.
Đấu giá đưa giá kín: người bán công bố tình hình cụ thể của lô hàng và điều kiện đấu giá, sau đó bên mua sẽ đưa giá của mình nộp kín cho người đấu giá trong thời gian quy định.
II. Các hình thức đấu giá.
Theo mặt hàng đấu giá.
Đấu giá trao đổi: gồm những người mua rất chuyên nghiệp, họ giám sát lẫn nhau để không ai có thể "lừa lọc" được.
Đấu giá lẻ: dành cho tác phẩm nghệ thuật hay các món hàng riêng rẽ.
Đấu giá sỉ: dành cho các bộ sưu tập.
2. Theo hình thức đấu giá.
Đấu giá kiểu Anh: Đây là hình thức được nhiều người biết đến nhất. Người tham gia trả giá công khai với nhau, giá đưa ra sau bao giờ cũng cao hơn giá đưa ra trước đó. Cuộc đấu giá kết thúc khi không ai đưa ra giá cao hơn hoặc khi đạt tới giá "trần", khi đó người ra giá cao nhất sẽ được mua món hàng đó với giá mình đã trả. Người bán có thể đặt ra giá sàn, nếu người điều khiển không thể nâng giá cao hơn mức sàn thì việc đấu giá có thể thất bại.
Đấu giá kiểu Hà Lan: trong một sàn đấu giá kiểu Hà Lan truyền thống, người điều khiển ban đầu sẽ hô giá cao, rồi thấp dần cho tới khi có người mua chấp nhận mức giá đó hoặc chạm đến mức giá sàn dự định bán ra. Người mua đó sẽ mua món hàng với mức giá đưa ra cuối cùng. Hình thức này đặc biệt hiệu quả khi cần đấu giá nhanh món hàng nào đó, vì có những cuộc mua bán không cần đến lần trả giá thứ hai, một ví dụ tiêu biểu là việc bán hoa tulip. Kiểu đấu giá này còn được sử dụng để mô tả đấu giá trực tuyến khi một số món hàng đồng nhất được bán đồng thời cho một số người cùng ra giá cao nhất.
Đấu giá kín theo giá thứ nhất: tất cả mọi người cùng đặt giá đồng thời, không ai biết giá của ai, người ra giá cao nhất là người được mua món hàng.
Đấu giá kín theo giá thứ hai (đấu giá Vickrey): tương tự như đấu giá kín theo giá thứ nhất, tuy nhiên người thắng chỉ phải mua món hàng với mức giá cao thứ hai chứ không phải giá cao nhất mình đặt ra.
Đấu giá câm: đây là một biến thể của đấu giá kín, thường dùng trong các cuộc đấu giá từ thiện, liên quan tới việc mua một tập các món hàng giống nhau, người tham gia sẽ đặt giá vào một tờ giấy đặt kế món hàng, họ có thể được biết hoặc không được biết có bao nhiêu người tham gia và giá mà họ đưa ra. Người trả cao nhất sẽ mua món hàng với giá mình đã đặt.
Đấu giá kiểu thầu (đấu thầu): hình thức này tráo đổi vai trò người bán và người mua. Người mua đưa ra bản yêu cầu báo giá cho một loại hàng nào đó và các nhà cung cấp sẽ đưa ra giá thấp dần với mong muốn dành lấy gói thầu đó. Vào cuối buổi đấu giá, người ra giá thấp nhất sẽ thắng cuộc.
Đấu giá nhượng quyền: đây là hình thức đấu giá dài vô hạn định, dành cho những sản phẩm có thể được tái bản (bản thu âm, phần mềm, công thức làm thuốc), người đấu giá đặt công khai giá lớn nhất của họ (có thể điều chỉnh hoặc rút lại), người bán có thể xem xét kết thúc cuộc đấu giá bất cứ lúc nào khi chọn được mức giá vừa ý. Những người thắng cuộc là những người đặt giá bằng hoặc cao hơn giá được chọn, và sẽ nhận được phiên bản của sản phẩm.
Đấu giá ra giá duy nhất: Trong hình thức này, người đấu giá sẽ đưa ra giá không rõ ràng, và được cung cấp một phạm vi giá mà họ có thể đặt. Một mức giá duy nhất có thể cao nhất hoặc thấp nhất từ các các mức giá được ra giá sẽ thắng cuộc. Ví dụ, nếu một cuộc đấu giá quy định mức giá cao nhất là 10; năm giá cao nhất là 10, 10, 9, 8, 8 thì 9 sẽ là giá thắng cuộc vì là người ra giá duy nhất đạt giá cao nhất. Hình thức này phổ biến trong các cuộc đấu giá trực tuyến.
Đấu giá mở: đây là hình thức được sử dụng trong thị trường chứng khoán và trao đổi hàng hoá. Việc mua bán diễn ra trên sàn giao dịch và người giao dịch đưa ra giá bằng lời ngay tức thì. Những giao dịch có thể đồng thời diễn ra ở nơi khác trong sàn mua bán. Hình thức này dần được thay thế bởi hình thức thương mại điện tử.
Đấu giá giá trần: có giá bán ra định trước, người tham gia có thể kết thúc cuộc đấu giá bằng cách đơn giản chấp nhận mức giá này. Mức giá này do người bán định ra. Người đấu giá có thể chọn để ra giá hoặc sử dụng luôn mức giá trần. Nếu không có người chọn giá trần thì cuộc đấu giá sẽ kết thúc với người trả mức cao nhất.
Đấu giá tổ hợp: trong một số trường hợp, sự định giá của người mua là một tập món hàng với số lượng và chủng loại khác nhau (gọi là tổ hợp).
Ví dụ, nếu bánh xe đạp và khung xe được bán rời ra trong một cuộc đấu giá, thì đối với người ra giá 1 tổ hợp bao gồm 1 bánh xe hoặc 1 khung xe chẳng có giá trị gì cả, nhưng 2 bánh xe và 1 khung xe thì lại đáng giá đến $200. Nếu bị buộc phải mua từng phần trong những cuộc đấu giá khác nhau, người ra giá có thể gặp trường hợp oái oăm: thắng được một số món được rao bán trước nhưng lại thua khi đấu những món được rao bán sau; mặt khác, thua ngay trong cuộc đấu giá đầu tiên thì chắc chắn anh ta sẽ không có được tổ hợp mong muốn. Tình thế này có để được giải quyết bằng cách bán tất cả các món đồng thời và cho phép người mua đăng ký ra giá cho một tổ hợp các món hàng. Sự ra giá theo tổ hợp như vậy sẽ đề nghị một giá để trả cho tất cả các món trong tổ hợp, nếu thắng thì có được tổ hợp, ngược lại sẽ không phải mua bất cứ món gì trong tổ hợp.
III. Quy trình đấu giá quốc tế
1. Giai đoạn chuẩn bị:
Chuẩn bị hàng hóa.
Đăng quảng cáo.
Xây dựng thể lệ đấu giá.
Trưng bày hàng hóa để người mua có thể xem hàng hóa.
2. Đấu giá chính thức:
Cuộc đấu giá bắt đầu tại thời gian và địa điểm quy định.
Trong khi đấu giá người mua có thể rút lại giá đã trả trước khi hàng hóa được ấn định bán và người bán cũng vậy.
3. Ký kết hợp đồng và giao hàng:
Sau khi kết thúc người mua sẽ ký hợp đồng và trả một phần tiền hàng. Công ty đấu giá sẽ công bố phiếu đấu giá (khái quát hàng hóa, giá ký kết…).
Người bán thường phải trả một khoản phí cho công ty phục vụ đấu giá.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
I. Đấu giá ở Việt Nam.
Đấu giá trực tiếp:
Hiện nay, trong cả nước đã có 64 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản ở 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do UBND tỉnh thành lập và 104 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhưng chưa có cơ sở nào có thể trở thành nơi đấu giá quốc tế.
Đấu giá quốc tế tại Việt Nam:
a, Xét bên công ty trung gian đấu giá:
Để so sánh giữa các công ty trung gian đấu giá Việt Nam với những công ty trung gian đấu giá trên thế giới thì đó sẽ là một trời một vực về cả quy mô lẫn danh tiếng. Ví dụ như Sotheby’s được thành lập từ năm 1744 tại LonDon (Anh); hay Christie’s 1766 của London (Anh), ...
Kinh nghiệm và cơ sở tổ chức đấu giá quốc tế tại Việt Nam chưa phát triển.
b, Xét về bên bán:
Do ý thức, thói quen đem đấu giá của người Việt Nam không như những nước trên thế giới.
Sự hiểu biết của người Việt Nam về đấu giá quốc tế còn non kém.
Việc tham gia đấu giá quốc tế theo phong trào và hầu hết đều không am hiểu về các quy định về đấu giá quốc tế.
c, Xét về bên mua:
Với đấu giá quốc tế chủ yếu nằm đến đối tượng tài sản văn hóa nghệ thuật (tranh, cổ vật…) hướng tới những người thực sự quan tâm và trả giá cao nên người Việt khó có thể mua được.
Một số biện pháp cải thiện.
Bên công ty trung gian
Các công ty đấu giá của Việt Nam cần phải tự tạo cho mình uy tín, điều này đòi hỏi các công ty phải tự tin vào bản thân, nâng cao chuyên ngành nghiệp vụ của các nhân viên trong công ty: thẩm định giá, marketing…
Liên kết, hợp tác với các công ty đấu giá nổi tiếng và có kinh nghiệm trên thế giới.
Bên bán
Bên bán cần phải tự củng cố cho mình về kiến thức trong đấu giá, đấu giá quốc tế để có đủ tự tin tham gia vào các sàn giao dịch.
Một số phiên đấu giá quốc tế của Việt Nam.
a, Đấu giá cổ vật Cà Mau :
76.000 món hàng hóa gồm: bình, ấm, chén, đĩa, thìa, tượng... có chất liệu gốm, sứ được Việt Nam mang đi bán đấu giá tại Nhà đấu giá Sotheby’s ở Amsterdam, Hà Lan vào cuối tháng 1-2007 vốn được khai quật vào các năm 1998, 1999 từ một chiếc tàu cổ bị chìm tại vùng biển Cà Mau. Thông qua nhà môi giới là Công ty Unicom (Mỹ), việc đấu giá lô cổ vật khổng lồ trên được ủy thác cho Công ty đấu giá quốc tế Sotheby’s.
Do giá trị cao của các món cổ vật được chế tác bởi những lò gốm sứ nổi tiếng thời nhà Thanh như lò của Cảnh Đức Trấn nên mặc dù buổi đấu giá được tổ chức vào thời điểm chưa phải là thuận lợi nhất nhưng đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà kinh doanh, sưu tập đồ cổ đến từ các nước Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Nga, Monaco, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Úc, Trung Quốc, Nam Phi... Ngay trong cuộc đấu giá này, một nhà doanh nghiệp đến từ Việt Nam, Giám đốc Công ty Đoàn Ánh Dương, cũng đã trực tiếp đấu giá tham gia.
Một cảnh đấu giá của nhà Sotheby’s.
Toàn bộ lô hàng trên được các nhà sưu tầm mua lại với giá trên 3,046 triệu euro (tương đương 3,9 triệu USD). Sau khi trừ thuế thu nhập ở đất nước tổ chức bán đấu giá, con số này còn khoảng 2,536 triệu euro, tiếp tục chúng ta phải trích 20% hoa hồng cho Công ty Sotheby’s theo hợp đồng. Ngoài ra còn các chi phí khác như: Chi phí cho cuộc khai quật khảo cổ dưới nước tại khu vực tàu đắm là trên 15,5 tỉ đồng; trong đó chi phí cho đơn vị trực tiếp trục vớt là 11 tỉ đồng; 4,5 tỉ đồng dành cho việc bảo vệ, xử lý kỹ thuật và bảo quản cổ vật. Như vậy, trong việc bán lô cổ vật này nhà nước ta chỉ thu về ngót ngét hơn 1 triệu euro! Điều đó cũng đồng nghĩa với chi phí của việc khai quật và bán đấu giá đã chiếm gần 2/3 trị giá lô cổ vật này.
MỘT SỐ CỔ VẬT ĐƯỢC ĐẤU GIÁ
Nguyên nhân và kinh nghiệm đấu giá quốc tế cho Việt Nam:
Dưới đây là một số nguyên nhân và kinh nghiệm do vnlawfin.com.vn đặt ra:
Vấn đề lựa chọn nhà đấu giá: Hiện nay ngoài các nhà đấu giá nổi tiếng như Christie’s, Sotheby’s còn có nhiều nhà đấu giá và các trung tâm đấu giá khác tập trung ở các trung tâm thương mại, tài chính trên thế giới và có thể dễ dàng liên hệ với họ qua Internet, điện thoại, fax. Thực hiện được điều này sẽ giúp chủ tài sản giảm bớt các khoản chi phí trung gian, đồng thời lựa chọn được nhà đấu giá có năng lực phù hợp với yêu cầu của mình.
Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác đấu giá, chủ tài sản cần lưu ý các điều khoản chủ yếu: tỷ lệ hoa hồng cho nhà đấu giá; phân chia trách nhiệm, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm; phương thức xác định giá hàng hóa, doanh thu thuần; phương thức chuyển trả doanh thu thuần cho chủ tài sản; cách thức xử lý các trường hợp đặc biệt bao gồm ngừng bán đấu giá theo yêu cầu của bên chủ tài sản hoặc của nhà đấu giá, bán không được hoặc bán không hết hàng, người mua có khiếu nại về chất lượng hàng...; lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng và cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Cần chú ý đến các bước chuẩn bị trước đấu giá của nhà đấu giá. Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đấu giá và kế hoạch chuẩn bị của nhà đấu giá đính kèm hợp đồng, chủ tài sản có quyền yêu cầu nhà đấu giá phải thường xuyên cung cấp thông tin cho mình. Trường hợp phát hiện và có chứng cứ cho thấy nhà đấu giá không thực hiện đúng theo thỏa thuận thì chủ tài sản có quyền yêu cầu bằng văn bản ngưng bán đấu giá tài sản.
Do nhóm đặt ra : do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm cho việc đấu giá quốc tế nên mắc phải những sai lầm đáng tiếc như trên là không tránh khỏi, vậy nhà nước lên có những chính sách khuyến khích phát triển đấu giá, ra tăng thêm kiến thức về đấu giá quốc tế và tạo điều kiện cho các chuyên gia kiểm định trong nước có cơ hội đến những nước đã phát triển đấu giá quốc tế để học hỏi thêm kinh nghiệm tránh phụ thuộc vào các nước khác. Bên cạnh đó việc xây dựng một khung hành lang pháp lý cũng như đưa ra các hướng dẫn thi hành cũng rất quan trọng để cho việc đấu giá quốc tế nằm trong khuôn khổ của Luật và Nhà nước có thể tham gia công tác quản lý với hoạt động này được dễ dàng hơn.
b, Đấu giá tranh Việt Nam:
Tranh Việt Nam xuất hiện đầu tiên ở các kệ đấu giá của Sotheby’s vào khoảng năm 1997, với những tên tuổi như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Bùi Xuân Phái… Ngay những năm sau đó tranh Việt Nam đã có một vị trí không thể thiếu được ở những phiên đấu giá, bởi sự hâm mộ của nhiều nhà sưu tập, nhà đầu tư nghệ thuật đến từ Pháp, Singapore…
Tranh Việt Nam đã đóng góp vào sự thành công về doanh thu của nhà đấu giá, rất nhiều các tác phẩm đưa ra chào bán, đã vượt xa sự phỏng đoán của giới chuyên môn, kéo theo đó là hàng loạt các danh họa được biết đến, như Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên… Và những danh họa này trở thành đối tượng săn lùng của nhiều người nước ngoài, và được hâm mộ rất cao ở nhiều phiên đấu giá tiếp theo.
Năm 2006 tại Singapore, Sotheby’s đã bán tác phẩm Nostalgie (Hoài cố hương, 60,5 x 46cm, lụa, 1938) của Lê Phổ (1907-2001) được hơn 300.000 USD. Tính đến nay, đây có thể là tác phẩm đắt giá nhất của Việt Nam tại một phiên đấu giá nghệ thuật chuyên nghiệp.
Phiên đấu giá mùa Thu của Larasati (Singapore), thuộc Những nhà đấu giá liên hiệp châu Á (mã số UAA 004), đã diễn ra vào ngày 27/11/2010 tại Trung tâm triển lãm Hong Kong, với 183 tác phẩm lên sàn. Tác phẩm Phố Hàng Bạc (sơn dầu trên vải, 47x57cm, 1968, mã số 135) của Bùi Xuân Phái được dự đoán giá sàn từ 80.000 - 120.000 HKD (đô-la Hong Kong), kết quả bán được 156.000 HKD, tương đương 19.900 USD. Tác phẩm Trong vườn (sơn dầu trên lụa bọc ván, 55x46cm, 1953, mã số 136) của Vũ Cao Đàm được dự đoán từ 200.000 - 300.000 HKD, kết quả bán được 240.000 HKD. Tác phẩm Con đường sống (sơn dầu trên vải, 110x210cm, 2007, mã số 159) của Hồng Việt Dũng được dự đoán từ 120.000 - 170.000 HKD, kết quả bán 120.000 HKD.
Tác phẩm “Phố Hàng Bạc” của họa sỹ Bùi Xuân Phái
Rất nhiều người hâm mộ nước ngoài có thời kỳ lùng sục để mua bằng được tranh của các tác giả vừa kể trên, mua ngay ở trong nước, chứ không thông qua quy trình chuyên môn của nhà đấu giá, và cũng từ đó, tranh giả đã xuất hiện rất nhiều, rồi lần lượt có mặt trên những kệ đấu giá danh tiếng tại khu vực. Và điều này đã góp phần vào việc “đóng lại cửa”, khiến cho tranh Việt có thể mất nguy cơ được đấu giá.
Chính vì thế chuyện họa sĩ Bùi Thanh Phương phát đơn kiện hãng đấu giá Sotheby's ở Hồng Công năm 2008 gây xôn xao dư luận, khi họ rao bán một số bức tranh giả mang tên thân phụ ông - họa sĩ Bùi Xuân Phái là do - trên trang web trước khi vào phiên đấu giá. Với những lập luận và dẫn chứng xác đáng, họa sĩ Bùi Thanh Phương đã làm ông chủ hãng đấu giá choáng váng, vội xóa bỏ những thông tin về phiên đấu giá và các bức tranh giả nói trên. Họ dám đấu giá tranh "cop", bởi trên thực tế, không ít các sàn đấu giá khác cũng đã từng bán tranh Bùi Xuân Phái giả và đều trót lọt. Vụ kiện của họa sĩ Bùi Thanh Phương tuy gây chấn động cho các sàn đấu giá trên thế giới, nhưng quả rất đơn độc, và hành trình tiếp sẽ đi tới đâu, thì đến nay vẫn còn là dấu hỏi.
Sở dĩ có vấn nạn trên là do Việt Nam chưa có một đội ngũ thẩm định tranh nước nhà thực sự tốt, nền hội họa của nước ta còn yếu kém, mỗi lần đem tranh đi đấu giá đều phụ thuộc vào chuyên gia kiểm định của nước ngoài.
Đấu giá tại quốc gia Việt Nam.
1.Về đối tượng đem đấu giá:
Thị trường bán đấu giá ở nước ta đã hình thành chủ yếu là: tang vật thi hành án, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; tài sản cầm cố thế chấp được ngân hàng cho phát mại…
Ngoài ra còn có đấu giá quyền sử dụng đất cũng khá phổ biến. Thường là đấu giá đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước cho người dân sử dụng. Các phiên đấu giá đều được UBND của các tỉnh ấn định về giá sàn, diện tích lô đất được đấu giá... Người dân tham gia đấu giá phải nộp hồ sơ mới được tham gia phiên đấu giá.
Các dự án được đấu giá đều được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng với đường giao thông, điện sinh hoạt, chiếu sáng... nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt của các hộ gia đình.
Một khu đất được đem đấu giá.
2. Về mức phí đấu giá :
Người bán đem sản phẩm ra đấu giá phải đặt trước 1 khoản phí là từ 5% - 15% giá sàn tài sản đưa ra nhằm khắc phục tình trạng những người tham gia đấu giá liên kết với nhau để dìm giá hoặc họ sẵn sàng chịu mất số tiền đặt trước trong trường hợp từ chối mua tài sản với mục đích gây khó khăn cho người có quyền và lợi ích liên quan hoặc vì mục đích vụ lợi.
=>Những tài sản do cá nhân, tổ chức uỷ quyền bán đấu giá còn hạn chế và điều này phần nào giải thích được lý do tại sao thị trường bán đấu giá tài sản của nước ta chưa thực sự phát triển.
3. Trình tự thực hiện thực hiện đấu giá tài sản :
Công dân đến đăng ký đi xem xét hiện trạng tài sản tại Trung tâm (khi đi mang theo chứng minh nhân dân phôtô).
Đi xem xét hiện trạng tài sản theo hướng dẫn của Trung tâm hoặc của bên có tài sản bán…
Mua hồ sơ đăng ký tham dự đấu giá, nộp tiền đặt cọc tham dự đấu giá theo hướng dẫn của Trung tâm hoặc của bên có tài sản bán.
Đến tham dự đấu giá.
Nộp tiền mua tài sản nếu trúng đấu giá và được trả lại tiền đặt cọc nếu không trúng đấu giá (theo hướng dẫn của Trung tâm).
4. Hoạt động bán đấu giá ở nước ta hiện nay còn nhiều vướng mắc và khó khăn:
Lệ phí bán đấu giá bị khống chế, thường chưa đáp ứng nhu cầu. Mặc dù pháp luật quy định mức lệ phí do thoả thuận giữa chủ tài sản và doanh nghiệp đấu giá, nhưng tài sản chủ yếu thuộc quyền của cơ quan Nhà nước, nên những người thi hành không dám thoả thuận, bởi họ sợ bị nghi ngờ là không minh bạch. Họ thường đưa ra mức thù lao thấp nhất.
Muốn bán được tài sản thì phải truyền thông quảng cáo cho sản phẩm, trong khi đó các trung tâm giao dịch phải chi phí cho khâu tuyên truyền quảng cáo, trong khi thù lao trả cho doanh nghiệp đấu giá quá thấp, buộc các trung tâm giao dịch p