Đề tài Phân tích động thái giá cổ phiếu và tính thanh khoản của một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán VN
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy trẻ, nhưng trong 6 năm qua đã trải qua nhiều thăng trầm. Sau sự bùng nổ khi thị trường mở cửa năm 2001 (chỉ số VN- Index đạt 570 điểm sau 6 tháng), chỉ số chứng khoán rơi xuống điểm xuất phát và đạt mức thấp nhất là 130 điểm vào năm 2003. Chu kỳ mới đang hình thành và chỉ số VN-Index đang tăng tốc về phía đỉnh cao và xu thế này còn nhiều khả năng tiếp tục tăng. Có thể nói sự khởi sắc của thị trường chứng khoán có nền tảng kinh tế vững chắc và phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, nhu cầu đầu tư tăng mạnh phản ánh tình hình khả quan của nền kinh tế và mức sống ngày càng được nâng cao. Đồng thời tại thời điểm hiện tại với mức tiết kiệm 30% GDP, trong khi các thị trường đầu tư truyền thống đang gặp nhiều bất ổn (thị trường đất đai ảm đạm, giá vàng biến động khó lường, tiền gửi tiết kiệm bị bào mòn bởi lạm phát), thì càng nhiều người tìm đến thị trường chứng khoán. Thứ hai, sau 6 năm ra đời, kiến thức về thị trường chứng khoán từng bước được nâng cao. Xu hướng cổ phần hoá qua đấu giá đã tạo một kênh quan trọng cho người dân tiếp cận với cổ phiếu qua đó từng bước tham gia vào thị trường giao dịch. Một điều cần nhấn mạnh rằng sự sôi động của thị trường HCM chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, nó chỉ phản ánh một phần (thậm chí là một phần nhỏ) của mức độ tham gia vào giao dịch chứng khoán của người dân (giới đầu tư hoạt động mạnh ở thị trường OTC và thị trường không chính thức vì quy mô lớn hơn, các hàng chất lượng cao như cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu ngành dầu khí, điện, đều chưa được niêm yết trên thị trường tập trung).