Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM

Bước vào đầu năm 2012 kinh tế thế giới bộc lộ những dấu hiệu không bền vững, suy thoái kép làm tăng trưởng kinh tế diễn ra chậm, khủng hoảng nợ ở Châu Âu diễn ra phức tạp, nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng chậm. Tại Việt Nam lạm phát chóng mặt của năm 2011 đã được kiểm soát. Để có được điều này Chính phủ đã chấp nhận chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến tăng trưởng tín dụng trong năm chỉ đạt 7% giảm 50% so với năm 2011, tăng trưởng kinh tế dừng lại ở mức 5,03% và gần 55.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong năm 2012. Mức lạm phát 18,3% trong năm 2011 đã tạm thời được kiểm soát vào năm 2012, tuy nhiên các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu, dịch vụ y tế vẫn tăng giá. Trước tình hình khó khăn như vậy việc giúp doanh nghiệp đứng vững thật sự không phải là một điều dễ dàng. Các chi phí đầu vào tăng lên do lạm phát, kèm theo đó là việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí để giữ ổn định mức tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp để tồn tại trên thị trường thì việc phân tích hoạt động kinh doanh thật sự cần thiết trong lúc khó khăn này, bởi vì khi phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì chúng ta mới thấy được đâu là nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh vấn đề để từ đó chúng ta có thể đưa ra hướng khắc phục kịp thời và hiệu quả. Vì những lý do đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM” để làm đề tài tốt nghiệp.

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3444 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 …………………………………………………………………………………...12 Bảng 4.1 DOANH THU CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 15 Bảng 4.2 GIÁ BÁN VÀ SỐ LƯỢNG THUỐC CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 17 Bảng 4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA 2 NHÂN TỐ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN ĐẾN DOANH THU BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM 20 Bảng 4.4 CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 22 Bảng 4.6 LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 ĐẦU NĂM THÁNG 2013 25 Bảng 4.7 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013……………………………..27 Bảng 4.8 TỔNG HỢP NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013…………....33 Bảng 4.9 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 34 Bảng 4.10 TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM 37 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ quản lý công ty: ………………………………………………..11 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào đầu năm 2012 kinh tế thế giới bộc lộ những dấu hiệu không bền vững, suy thoái kép làm tăng trưởng kinh tế diễn ra chậm, khủng hoảng nợ ở Châu Âu diễn ra phức tạp, nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản tăng trưởng chậm. Tại Việt Nam lạm phát chóng mặt của năm 2011 đã được kiểm soát. Để có được điều này Chính phủ đã chấp nhận chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến tăng trưởng tín dụng trong năm chỉ đạt 7% giảm 50% so với năm 2011, tăng trưởng kinh tế dừng lại ở mức 5,03% và gần 55.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong năm 2012. Mức lạm phát 18,3% trong năm 2011 đã tạm thời được kiểm soát vào năm 2012, tuy nhiên các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu, dịch vụ y tế vẫn tăng giá. Trước tình hình khó khăn như vậy việc giúp doanh nghiệp đứng vững thật sự không phải là một điều dễ dàng. Các chi phí đầu vào tăng lên do lạm phát, kèm theo đó là việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí để giữ ổn định mức tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp để tồn tại trên thị trường thì việc phân tích hoạt động kinh doanh thật sự cần thiết trong lúc khó khăn này, bởi vì khi phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì chúng ta mới thấy được đâu là nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh vấn đề để từ đó chúng ta có thể đưa ra hướng khắc phục kịp thời và hiệu quả. Vì những lý do đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM” để làm đề tài tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho Công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Phương Nam. Mà cụ thể hơn là tại phòng kế toán của Công ty vì số liệu thu thập để sử dụng cho phân tích là do phòng chức năng này cung cấp. 1.3.2 Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được chia thành các mốc thời gian như từ 2011 đến năm 2012, sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 là đủ để chúng ta có thể thấy được sự biến động và thay đổi của kết quả hoạt động qua các thời kỳ. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi và tình hình các khoản phải thu của Công ty. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động trong kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 9) 2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: 2.1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 65) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu: - Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: + Doanh thu bán hàng: là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền) - Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC và Thông tư 89/2002/TT-BTC doanh thu thuần của doanh nghiệp được xác định theo công thức: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 66) - Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ các hoạt động liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu) hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết. - Thu nhập khác: là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu như: thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu hồi được, hoàn nhập các khoản giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi năm trước nhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất thường khác. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 69) 2.1.2.2 Chỉ tiêu chi phí: Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 157) Chi phí hoạt động kinh doanh: gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 158) + Giá vốn hàng bán phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất và thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 291] + Chi phí bán hàng: chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiêu, bảo hành sản phẩm. Chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 159) + Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí này phản ánh các chi phí quản lí chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế, phí và lệ phí, … (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 160) + Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: chi phí cho thuê tài sản, chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, dự phòng giảm giá chứng khoán, chi phí khác lien quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, chi phí nghiệp vụ tài chính. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 161) Chi phí khác: là các khoản chi phí xảy ra không thường xuyên như chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thất thường khác. (Phạm Thị Gái, 1997, trang 158) 2.1.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có 2 phần: + Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm (bao gồm giá vốn hàng hóa và chi bán hàng và quản lý doanh nghiệp). + Lợi nhuận hoạt động tài chính là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 247) Lợi nhuận khác: là khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hang tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành. (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006, trang 248) 2.1.3 Phân tích khả năng sinh lợi (Trần Ngọc Thơ, 2003, trang 128): 2.1.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận 2.1.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Tổng tài sản Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty 2.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty. 2.1.4 Phân tích tình hình công nợ: 2.1.4.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn: Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 312) 2.1.4.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu: Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, và được xác định bằng công thức: Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu 2.1.4.3 Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu. (Phạm Thị Gái, 1997, trang 217] Thời gian của kỳ phân tích Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoản phải thu 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp thông qua: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán qua các năm 2010 - 2013 do phòng kế toán của công ty cung cấp. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: 2.2.2.1 Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ trước được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: tài liệu năm trước, nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu; các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Các chỉ tiêu kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được, hoặc có thể chỉ tiêu kế hoạch hướng đến tương lai. Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu, phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu, phải cùng một đơn vị tính. Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 17) a. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. Phạm Văn Dược, 2008, trang 19) b. Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 19) 2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: - Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý: nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau. Nguyễn Thị Mỵ - Phan Đức Dũng, 2006, trang 24 – 25). Trong đề tài này, hai nhân tố số lượng tiêu thụ và giá bán ảnh hưởng đến doanh thu được phân tích bằng phương pháp này. Đối tượng phân tích: rI = I1 – I0 Trong đó: rI là mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. I1: Doanh thu kỳ phân tích; I0: Doanh thu kỳ gốc Ảnh hưởng của nhân tố số lượng: (Q1 – Q0) x P0 Trong đó: Q1 và Q0 là số lượng tiêu thụ kỳ phân tích và kỳ gốc P0 là giá bán sản phẩm kỳ gốc Ảnh hưởng của nhân tô giá bán: (P1 – P0) x Q1 Trong đó: P1 và P0 là giá bán sản phẩm kỳ phân tích và kỳ gốc Q1 là sản lượng tiêu thụ kỳ phân tích CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Lịch sử hình thành: - Tên tiếng việt: Công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam - Địa chỉ: 366 CMT8, P. Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ - Tel: 0710) 3 822 212  - Fax: (0710) 3 844 121 - Website: www.newgel.vn Năm 1995: Thành lập Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam, đặt văn phòng tại 366, đường CMT8, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ Năm 2005: Xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm Phương Nam đạt chuẩn GMP, tại 300C, đường Nguyễn Thông, phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm 2007: Công ty Dược phẩm Phương Nam nhận giấy chứng nhận đạt chuẩn GMP, GLP, GSP. Năm 2013: Công ty TNHH Dược phẩm Phương Nam đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. 3.1.2 Ngành nghề kinh doanh: - Thuốc sát trùng ngoài da - Mỹ phẩm Phó giám đốc Phòng kinh doanh Xưởng sản xuất Nhân viên Nhân viên Phòng Kế toán Nhân viên Giám đốc 3.1.3 Cơ cấu tổ chức: Hình 3.1 Sơ đồ quản lý công ty - Phòng giám đốc: đứng đầu là giám đốc cũng là người có quyền hạn cao nhất chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các trưởng phòng của các phòng ban và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình trước pháp luật. - Phòng kinh doanh: phụ trách công tác marketing như quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa của công ty, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển của công ty phù hợp với xu hướng phát triển xã hội. - Phòng kế toán: tổ chức công tác hạch toán kế toán của đơn vị theo đúng chế độ và điều lệ kế toán hiện hành của Bộ tài chính quy định, theo dõi ghi chép tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ đó đề xuất với ban giám đốc phương hướng khắc phục những khó khăn, khuyết điểm, phát huy và khai thác những khả năng tiềm tàng để có những quyết định đúng đắn. - Phân xưởng sản xuất: là bộ phận sản xuất trực tiếp giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý và điều hành sản xuất, quản lý vận hành máy móc, thiết bị của phân xưởng, hệ thống thiết bị phụ trợ an toàn, bố trí đầy đủ hợp lý nhân lực, thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế. 3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG NAM QUA 2 NĂM 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 06 Tháng 2012 06 Tháng 2013 So sánh 2012/ 2011 06 Tháng 2013 /06 Tháng 2012 +/- % +/- % DT thuần bán hàng 6.864 11.147 4.504 5.489 4.283 62,40 985 21,87 DT bán hàng 6.867 11.148 4.505 5.489 4.281 62,34 984 21,84 Các khoản giảm trừ 3 1 1 - (2) (66,67) - - GVHB 4.891 8.384 3.445 4.254 3.493 71,42 809 23,48 Lợi nhuận gộp 1.973 2.763 1.059 1.235 790 140,04 176 16,62 DT tài chính - - - - - - - - CP tài chính - - - - - - - - CP QLDN 1.968 2.595 1.101 1.461 627 31,86 360 32,70 LN từ HĐKD 5 168 (42) (226) 163 3.360 - - Thu nhập khác 5 35 18 41 30 600 23 127,78 CP khác 0 1 1 0 1 - - - Lợi nhuận khác 5 34 17 41 29 680 24 141,18 LNTT 10 202 (25) (185) 192 1.920 - - Thuế TNDN 1,75 35,35 - - 33,6 1.920 0 - LNST 8,25 166,65 (25) (185) 158 1.920 - - Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Dược Phẩm Phương Nam Từ bảng số liệu 3.1 ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động và đang có chiều hướng không tốt cho lắm. Doanh thu năm 2011 là 6.867 triệu đồng, sang năm 2012 doanh thu đạt mức 11.147 triệu đồng, một mức tăng rất là cao là do trong năm năm này lượng hàng của công ty bán ra rất là cao, chủ yếu là khoảng thời điểm gần cuối năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu đạt 5.489 triệu đồng tăng 985 triệu đồng, tương ứng tăng 21,84% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng lên của doanh thu trong khoảng thời gian gần đây thấp hơn tốc độ tăng lên của giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán năm 2012 là 8.384 triệu đồng, tăng 3.493 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 71,42%, trong khi đó doanh thu năm này chỉ tăng 4.281 triệu đồng, tương ứng tăng 62,34% so với năm 2011, điều này công ty cần nên xem xét lại. Giá vốn trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 23,48%, tăng cao hơn tốc độ tăng lên của doanh thu (21,84%) so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Cùng với đó là việc chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng qua các năm, điều này đã
Luận văn liên quan